Bạn sẽ thành thợ chuyên nghiệp khi biết các lưu ý lắp thiết bị gia dụng
Hiện nay những căn bếp hiện đại thường có nhiều thiết bị gia dụng hiện đại. Do đó thường phải nhờ đến thợ để lắp đặt thiết bị đó cho chuẩn xác. Thế nhưng nếu bạn đọc hết các lưu ý trong bài viết dưới đây chúng tôi đảm bảo bạn sẽ trở thành thợ chuyên nghiệp lắp đặt các thiết bị nhà bếp khoa học nhất nhé.
Những lưu ý khi lắp đặt thiết bị nhà bếp
Các Phần Chính Bài Viết
Hiện trong căn bếp có rất nhiều thiết bị nhà bếp như tủ lạnh, bếp gas, bếp điện, tủ lạnh, chậu rửa, bếp nướng… cần lắp đặt khoa học đúng nơi đúng chỗ thậm trí cần coi phong thủy cho từng loại thiết bị để vị trí chúng đặt trong bếp phát huy được tác dụng như mong muốn.
Vậy hãy theo dõi cách sắp xếp từng loại đồ dưới đây để bạn tham khảo và áp dụng vào gia đình mình nhé. Nếu bạn thuộc làu những cách làm dưới đây thì chắc chăn bạn sẽ trở thành thợ chuyên nghiệp của gia đình mình nhé.
Lắp đặt bếp gas
Đây là thiết bị đầu tiên cần tính đến khi lắp đặt đồ trong bếp nhà bạn. Đối với bếp gas bạn cần chuẩn bị nguồn điện và phích cắm 3 chấu cho bếp ga vì bếp ga đánh lửa bằng điện.
Việc lắp đặt bếp gas cần là nơi kín gió lại có thể thông khí giúp cho việc nấu nướng thuận tiện và vượng khí trong gia đình.
Vị trí đặt bếp chắc chắn, khô ráo không bị gió lùa trực tiếp vào bếp. Bếp ga rất cần không gian thông thoáng và không khí, ít nhất cách tường 15 cm và cách trần nhà 100 cm. Nếu nhỏ hơn, cần đặt các tấm cách nhiệt vào tường (mua ở cửa hàng bán đồ nhà bếp).
Lắp đặt bếp điện, lò nướng
Nguồn điện cho bếp, lò nướng, lò viba phải đủ tải để đảm bảo nguồn điện cho các thiết bị, phải có biến áp riêng cho thiết bị để tắt điện khi không sử dụng hoặc có hưng hỏng.
Bếp từ chuẩn bị dây điện 3.0 mới đủ tải, các sản phẩm còn lại chuẩn bị dây điện 2.4.
- Để sử dụng thiết bị thuận tiện, hãy lắp đặt thiết bị ở độ cao cho phép, điều này giúp bạn dễ dàng cho vào và lấy khay thức ăn ra khỏi lò nướng.
- Để đảm bảo sự thông gió, cần có không gian ở phía dưới cùng của tủ. Cạnh tủ ở mặt sau lò nướng cũng cần phải có khe thông gió, không được bịt kín lò nướng.
- Chiều dài cáp kết nối điện: 1,2 m cho đường dây nối trực tiếp với các loại thiết bị có công suất điện trên 3000 W.
Lắp bếp điện cần chú ý đến vị trí lắp và đảm bảo độ thẩm mỹ cho bếp điện.
Lắp đặt Máy hút mùi
Chuẩn bị nguồn điện cho máy hút mùi, mua ống dẫn ruột gà Ø 130 – 150, hoặc ống dẫn Bình Minh.
Khoảng cách từ mặt đá lên tim Máy hút mùi là 1.3 – 1.6m.
Máy hút mùi quan trọng nhất là hệ thống hút mùi, khí nên khi lắp cần đặc biệt chú ý đến vị trí này.
Lắp đặt chậu rửa bát
Thông thường, chậu rửa có đường thoát Ø60 dưới đất, cách tường 10cm, chừa ống thoát nước cao khỏi mặt đất 20cm.
Vòi chậu: Đường nước nóng, lạnh cấp cho vòi cao từ 50 đến 55cm cách nhau từ 10 đến 20cm tính từ mặt đất lên tim vị trí lắp đặt vòi và phải có van khoá riêng.
Lắp đặt chậu rửa cần gần nơi chế biến để thuận tiện trong mọi hoạt động nấu nướng của bạn.
Lắp máy rửa bát
Nguồn điện cho máy rửa chén phải đủ áp lực máy mới hoạt động. Đường nước cấp, thoát của máy rửa chén đặt bên phải hoặc bên trái tuỳ vào thiết kế tủ bếp, không đượcđặt phía sau máy.
Có thể sử dụng chung đường cấp thoát nước của chậu rửa chén nếu máy lắp đặt cạnh bên chậu rửa. Phải có van khoá cho máy.
Máy rửa bát cần lắp gần nguồn nước để đảm bảo nước đủ áp suất cho máy hoạt động tốt nhất.
Lắp đặt tủ lạnh
Nguồn điện cho tủ lạnh phải có ổn áp riêng để ổn định dòng điện tránh trường hợp quá yếu sẽ ảnh hưởng đến bo mạch của tủ lạnh.
Sau đó bạn cần lựa chọn một vị trí đặt tủ lạnh phù hợp. Tốt nhất là trên mặt phẳng, đảm bảo sự chắc chắn. Khi thực hiện lắp đặt, người dùng nên tham khảo tài liệu hướng dẫn lắp đặt đi kèm với tủ lạnh hoặc nhờ sự trợ giúp của nhân viên kỹ thuật.
Không nên lắp đặt tủ lạnh ở những nơi gần bình gas, không khí ẩm thấp nhiều bụi hoặc tiếp xúc trực tiếp với nước để tránh khỏi những sự cố rò rỉ điện gây giật điện hay cháy nổ.
Nên đặt tủ lạnh cách tường phía sau khoảng 10 cm và hai bên là 2 cm để đảm bảo không khí đối lưu xung quanh vì tủ lạnh cần tỏa nhiệt.
Nên thực hiện nối đất cho tủ lạnh khi đặt ở những nơi có độ ẩm cao để tránh khỏi nguy cơ bị điện giật hoặc nhiễu sóng âm.
Một số lưu ý khi sử dụng điện lắp đặt các thiết bị điện tử trong gia đình
Trong gia đình bạn nếu bạn muốn trở thành thơ chuyên nghiệp chuyên sửa chữa các thiết bị điện trong gia đình thì việc đầu tiên bạn cần biết nguy cơ mất an toàn điện. Từ đó có sử dụng, lắp đặt thiết bị gia dụng an toàn nhất nhé.
Nguy cơ mất an toàn điện như sau:
Sửa chữa điện khi chưa đóng/ngắt nguồn điện
Kiểm tra các thiết bị điện nhưng không dùng dụng cụ hỗ trợ, bảo vệ
Tiếp xúc trực tiếp với các vật mang điện
Sử dụng các thiết bị đang bị rò rỉ điện
Chạm tay trực tiếp vào ổ điện, dây điện trần hoặc dây dẫn điện bị hở
Tiếp xúc với các phần tử đã được tách ra khỏi nguồn điện nhưng vẫn còn đang tích điện
Phóng điện hồ quang khi đóng cắt các cầu dao điện có tải lớn hay khi ngắn mạch,… các tia hồ quang sinh ra có nhiệt độ rất cao. Hồ quang điện sẽ gây bỏng nặng và bỏng sâu đối với những người ở trong phạm vi ảnh hưởng, vết thương này rất khó chữa trị.
Vi phạm khoảng cách an toàn với trạm biến thế và lưới điện cao áp. Đối với điện cao áp hay đường dây cao áp, điện sẽ bị phóng ra ngoài không khí, dù bạn chỉ đến gần chứ không tiếp xúc trực tiếp thì vẫn rất nguy hiểm. Ở khoảng cách tiếp xúc đủ nhỏ sẽ có hiện tượng phóng điện cao áp, dòng điện lớn đi qua cơ thể và dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Hi vọng những lưu ý trên sẽ giúp ích cho việc lắp đặt tủ bếp của gia đình bạn trở nên hoàn hảo.
Chúc các bạn thành công!
Có thể bạn quan tâm
- Lỗi H-29 tủ lạnh Sharp Side by Side dẫn đến hỏng toàn diện (27/11/2024)
- 12 Cách Để Giấy Dán Trần Có Độ Bền Lâu Nhất Luôn Mới (23/11/2024)
- Lỗi E-45 Máy Giặt Electrolux Nguy Hiểm Cho Bo Mạch! (21/11/2024)
- Tủ lạnh Sharp lỗi H-28 Những bước cần làm ngay (16/11/2024)
- Lỗi H27 tủ lạnh Sharp và các bước sửa đơn giản (07/11/2024)
- Giải mã lỗi E-42 máy giặt Electrolux ai cũng hiểu (01/11/2024)