Bảo vệ thiết bị điện trong nhà khi mùa mưa như thế nào?

Mùa mưa đến gia đình nào cũng lo lắng trước tình trạng nước thấm, dột hay ẩm mốc thậm trí ngập úng do mưa sẽ ảnh hưởng đến các thiết bị điện tử. Đặc biệt những thiết bị điện tử đắt tiền như Tivi, Tủ lạnh, máy giặt, lò nướng…nếu gặp nước rất dễ bị hư hỏng. Vậy làm thế nào để bảo vệ thiết bị điện tử trong mùa mưa? Hãy cùng chúng tôi phân tích trong bài viết dưới đây.

Kiểm tra tất cả nguồn cấp điện trước mùa mưa

Thứ nhất: Kiểm tra hệ thống điện

Trước mùa mưa hay trước những ngày diễn ra mưa to các bạn nên”phòng bệnh hơn chữa bệnh” đó là kiểm tra toàn bộ hệ thống điện trong gia đình đặc biệt là hệ thống điện âm trong gia đình.

Ngày nay, nhiều gia đình thích lắp điện âm tường để gọn gàng và tăng sự thẩm mỹ cho ngôi nhà. Tuy nhiên việc sử dụng lâu năm sẽ dễ dẫn đến tình trạng chập điện khi tường ẩm, ngập lụt do mưa bão. Bởi lẽ đó, bạn cần thường xuyên kiểm tra lại đường dây điện trong nhà.

Để đảm bảo an toàn bạn cần lắp đặt cầu dao riêng biệt mỗi tầng để dễ kiểm soát điện cũng như giúp ngôi nhà an toàn hơn.

Kiểm tra những nơi nào dễ bị ngập nước hay dột vào làm ẩm thiết bị hay nguồn thì di chuyển nó ra chỗ khác.

Thứ hai: Ngắt những nguồn điện không cần thiết

Với những ngày mưa, hay nghe dự báo thời tiết có mưa điều đầu tiên nên làm chính là hãy đi kiểm tra một vòng quanh nhà và tắt những thiết bị điện không sử dụng. Máy tính, tivi, điện thoại đang sạc, tivi hay bình siêu tốc, là những thiết bị dễ thu hút điện nên nguy cơ hỏng hóc, thậm chí là cháy nổ khi mưa bão cao.

Những cơn mưa đến thường bất chợt, bạn nên lường trước và tắt các thiết bị đó nếu phải đi ra khỏi nhà nhé! Nếu gia đình hiện đại thì cần trang bị hệ thống điện tự ngắt khi ra khỏi nhà để đảm bảo an toàn cho các thiết bị khác.

Thứ ba: Sắp xếp các thiết bị điện ở nơi cao

  • Phải khẳng định với nhau rằng khi trời mưa mà trước đó gia đình bạn đã  bị ngập do mưa quá lớn thì việc sắp xếp các  thiết bị điện ở nơi cao là việc làm cần thiết nhất.
  • Bởi mùa mưa không chỉ gây “thất thủ” ngoài đường mà còn ảnh hưởng đến cả trong nhà, rất có thể nhà bạn bị ngập nước mưa. Khi ấy, các thiết bị điện sẽ hư hỏng, cháy nổ, vừa tiêu hao về của vừa không an toàn cho tính mạng. Do đó, để đón đầu mùa mưa, bạn nên lắp những thiết bị điện cao hơn mực nước thường ngập lụt.
  • Những vật dụng nhà bếp như lò vi sóng, bếp điện…bạn cần đặt ở vị trí cao, khô thoáng nếu nó bị ẩm mốc thì rất nhanh bị hỏng hóc nhé.
  • Nếu chẳng may thiết bị điện nhà bạn bị ngấm nước, hãy lập tức ngắt nguồn điện, làm khô chúng hoặc đem đến các các trung tâm uy tín để sửa. Song song đó, bạn không nên dùng tay ướt để điều khiển các thiết bị điện để tránh các tai nạn đáng tiếc xảy ra.
  • Bạn có thể lắm thêm các thiết bị tự động đóng ngắt điện có chức năng chống rò rỉ (ELCB) để đảm bảo gia đình bạn luôn an toàn khi sử dụng điện.

Khắc phục sự số ngập nước các thiết bị điện

Nếu chẳng may khi mưa to nhà bạn bị ngập nước thì chắc chắn rằng tất cả các thiết bị điện sẽ bị chìm trong nước. Thế nhưng bạn không biết cách nào để cứu lấy thiết bị điện trong gia đình? Hãy đọc hết những lưu ý  dưới đây để chúng ta cứu lấy thiết bị điện nhé.

Kiểm tra và làm sạch thiết bị

  • Khi bị ngập nước, việc đầu tiên cần chuyển thiết bị đến những vị trí cao hơn càng nhanh càng tốt, tránh bị ngập nước.
  • Bước đầu tiên, mỗi gia đình cần kiểm tra và làm sạch lại các thiết bị.
  • Đầu tiên, cần kiểm tra các thiết bị như dây dẫn có vỏ bọc bằng nhựa, các bản mạch và thiết bị ngắt điện, hộp cầu chì và cầu chì, công tắc, ổ cắm ngoài… Nếu có hiện tượng hư, hỏng thì cần thay thế hoặc khắc phục ngay.
  • Các đường ống khí đốt (gas), đường nước cũng có nhiều nguy cơ bị hỏng hoặc rò rỉ trong mưa bão, do đó người dân cần chú ý quan sát nếu thấy vị trí các thiết bị đã bị thay đổi hoặc không khí có mùi lạ cần rời khỏi nhà ngay và báo cho cảnh sát hoặc cứu hỏa. Nếu vẫn còn nước ở trong nhà và điện vẫn được cung cấp, hãy liên hệ với công ty điện lực để ngắt điện.
  • Đối với các thiết bị, nước ngập thường làm cho bùn đất bám vào vật dụng. Do đó, cần phải làm sạch bằng cách tháo vỏ thiết bị ra, dùng nước sạch rửa vết bẩn và dùng khăn sạch lau khô. Nếu để còn bùn, sau một thời gian bùn sẽ hút ẩm và làm hỏng thiết bị.

Làm khô đúng cách

  • Để làm khô các thiết bị điện tử bị ngập nước, cần trải qua các bước như dùng quạt máy, thổi luồng gió mạnh vào thiết bị đang bị ẩm để nước bốc hơi.
  • Khi thiết bị đã tương đối khô, dùng máy sấy để sấy khô. Cần chú ý, linh kiện điện tử chỉ chịu được nhiệt độ 50 – 60 độ C, nên để máy sấy ở nhiệt độ thấp nhất và cứ 2-3 phút nên nghỉ 1 lần rồi lại sấy tiếp, cho đến khi thiết bị khô hẳn.
  • Nếu không dùng máy sấy, có thể làm theo cách sau: Đóng hộp gỗ hoặc bìa cứng, cho thiết bị điện, điện tử vào trong, bật sáng khoảng 2 – 3 bóng đèn sợi đốt (bóng đèn tròn) đặt vào hộp và để khoảng 8 giờ. Nhiệt độ bóng đèn tỏa ra khoảng 50 – 60 độ C có thể giúp làm khô thiết bị từ sâu bên trong.

Đo cách điện trước khi cắm

  • Sau khi làm khô thiết bị điện, không nên cắm điện chạy thử hay sử dụng ngay. Bởi nếu cắm điện vội vàng, thiết bị sẽ có nguy cơ bốc khói, cháy, nổ do có thể giữa các chi tiết máy vẫn còn ẩm. Vì vậy, các gia đình cần đo điện trở cách điện, đảm bảo độ cách điện tốt. Sử dụng đồng hồ đo vạn năng, điện trở cách điện đảm bảo khoảng 0,5M mới được đóng điện.
  • Nếu không tự tin về về kết quả sấy khô thiết bị và không biết rõ về cách dùng đồng hồ đo vạn năng, nên mang các thiết bị đến các trạm sửa chữa, bảo hành để được tư vấn, sửa chữa.
  • Ngoài ra, đối với các thiết bị nhiệt như tủ lạnh, lò nướng, lò vi sóng… ngoài việc sấy khô hoàn toàn, đo lại cách điện cần kiểm tra thêm độ cách nhiệt. Nếu bộ phận cách nhiệt bị ẩm, cần phải sấy khô.

Như vậy bạn đã biết được cách bảo vệ thiết bị điện khi bị ướt do mưa cũng như cách xử lý khi bị ngập úng. Hãy liên hệ ngay tới các Trung tâm để được hỗ trợ nếu như bạn không biết cách khắc phục nhé.

Chúc các bạn thành công!

Có thể bạn quan tâm
Alternate Text Gọi ngay
XSMB