Biết về nguyên lý và cấu tạo của tủ lạnh bạn sẽ sử dụng tốt nhất

Hiện nay tủ lạnh là thiết bị không thể nào thiếu trong các gia đình để bảo quản thực phẩm.Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về những cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tủ lạnh để sử dụng tủ lạnh sao cho thật đúng cách và an toàn nhé !

Về cấu tạo của tủ lạnh

Dàn ngưng

Dàn ngưng là thiết bị tráo đổi nhiệt giữa chất lạnh ngưng tụ và môi trường làm mát.

Nhiệm vụ của dàn ngưng chính là thải nhiệt của môi chất ngưng của tủ ra bên ngoài môi trường.

Vì thế, nó thường được lắp đặt như sau : một đầu (đầu vào) sẽ được lắp vào đầu đẩy của máy nén, còn đầu kia (đầu môi chất lỏng ra) thì được lắp vào phin sấy lọc trước khi đem nối với ống mao.

Dàn ngưng thì thường được làm bằng sắt hoặc đồng và có cánh tản nhiệt.

Máy nén (Block)

Tủ lạnh dùng chủ yếu là loại máy nén có một hoặc hai pittong, dùng cơ cấu quay tay thanh truyền để biến chuyển động quay sang thành chuyển động tịnh tiến qua lại của pittong.

Nhiệm vụ của máy nén chính là : hút hết hơi môi chất lạnh được tạo ra ở dàn bay hơi đồng thời duy trì đầy đủ áp suất cần thiết cho sự bay hơi khi ở nhiệt độ thấp và nén hơi từ áp suất bay hơi lên thành áp suất ngưng tụ rồi đẩy vào dàn ngưng.

Chất làm lạnh(Gas)

Đây là chất lỏng dễ bay hơi được đặt trong tủ lạnh để tạo ra nhiệt độ lạnh. Có nhiều hệ thống đã lắp đặt công nghệ có sử dụng amoniac tinh khiết như là chất làm lạnh. Nhiệt độ bay hơi của nó rơi vào  khoảng -27 độ C (khoảng -32 độ C).

Dàn bay hơi

Đây là thiết bị tráo đổi nhiệt giữa chất lạnh ngưng tụ và môi trường làm mát. Và nhiệm vụ của dàn bay hơi chính là thu nhiệt từ môi trường lạnh cấp sang môi chất lạnh sôi ở nhiệt độ thấp. Và dàn này được lắp đặt phía sau ống mao hoặc van tiết lưu, phía trước máy nén bên trong hệ thống lạnh.

Về nguyên lý hoạt động của tủ lạnh

Tủ lạnh sử dụng hơi nước khô để có thể hấp thụ nhiệt. Nghe thì tưởng chừng đơn giản nhưng cơ chế làm việc của tủ lạnh lại tương đối phức tạp, bởi với những cấu thành khác nhau thì giữ vai trò quan trọng  khác nhau trong chu trình làm lạnh.

Nguyên lý hoạt động của tủ lạnh sẽ trải qua 4 bước như dưới đây:

Bước 1: Nén khí gas (môi chất lạnh) tại vị trí máy nén:

Tủ lạnh sẽ có một máy nén dùng để nén môi chất làm lạnh lên phía áp suất cao và nhiệt độ cao và lúc này trạng thái môi chất sẽ ở thể khí.

Bước 2: Ngưng tụ tại vị trí dàn nóng :

Sau khi đã đi qua máy nén, các môi chất được đẩy tới dàn nóng và tại đây môi chất sẽ ở áp suất và nhiệt độ cao và được không khí làm mát cũng như ngưng tụ thành các chất lỏng có áp suất cao cùng nhiệt độ thấp.

Bước 3: Giãn nở :

Tiếp theo môi chất lỏng ở áp suất cao sẽ đi qua thiết bị dãn nở (Van tiết lưu) và dưới tác dụng của van tiết lưu môi chất sẽ biến từ áp suất cao cùng nhiệt độ thấp thành áp suất thấp cùng nhiệt độ thấp

Bước 4: Hóa hơi tại dàn lạnh:

Ở đây môi chất lạnh sẽ nhận được nhiệt nóng từ không khí bên trong tủ lạnh để có thể hóa hơi, trong quá trình hóa hơi thì môi chất sẽ thu nhiệt của không khí bên trong tủ lạnh và làm lạnh môi trường ở trong tủ lạnh. Sau khi đã hóa hơi thì môi chất lạnh ( khí gas) sẽ trở về với máy nén để có thể tiếp tục một chu kỳ mới

Những lưu ý cần biết khi sử dụng tủ lạnh 

Khi đã sử dụng tủ lạnh thì bạn cần lưu ý tới những điều sau để có thể đảm bảo an toàn, tiết kiệm điện năng và tăng tuổi thọ của tủ lạnh:

-Nên đặt tủ lạnh cách tường tối thiểu là 10 cm để có thể đảm bảo lưu thông không khí làm mát dàn lạnh.

-Nên vệ sinh tủ lạnh thường xuyên, thường là khoảng nửa tháng một lần hoặc ít nhất là 1 lần mỗi tháng để tránh tạo cho vi khuẩn điều kiện sinh sôi và phát triển. Khi vệ sinh bạn hãy vặn nút điều chỉnh để tắt nguồn điện của tủ lạnh hoặc rút nguồn ra cho an toàn. Tiếp đó lấy toàn bộ thực phẩm, giá đỡ bên trong tủ lạnh ra ngoài. Hãy mở cửa tủ ngăn đông để đá có thể tan chảy. Khi làm dã đông thì để tự nhiên không dùng dao, hay vật cứng để cạy tuyết trên ngăn tủ đá. Sau khi tuyết tan bạn hãy dùng khăn mềm lau khô đi.

Khi cọ rửa tủ lạnh thì cần tránh tình trạng để nước còn đọng lại ở dưới đáy tủ. Nên để cho tủ lạnh trở lại rồi mới đặt thực phẩm vào bên trong.

Cứ khoảng 1 tháng thì hãy 1 lần cho tủ lạnh được nghỉ ngơi 30 phút bằng cách vặn nút điều chỉnh (thermostat) về vị trí (ON) hoặc (OFF), sau đó hãy để tủ chạy lại bình thường.

Cũng  không nên nhồi nhét quá nhiều thực phẩm vào tủ lạnh vì tủ cần có đủ không gian để cho không khí trong tủ lạnh được lưu thông tốt.

Hãy hạn chế mở cửa tủ lạnh nhiều lần hay thời gian mở lâu quá so với mức cần thiết. Làm như vậy sẽ khiến tiêu hao một lượng điện năng đáng kể.

Không nên để những thức ăn còn nóng vào trong tủ lạnh, vì như thế sẽ làm ảnh hưởng đến dàn làm mát của tủ và làm giảm tuổi thọ của tủ lạnh.

Khi mà tủ lạnh tắt hoặc lúc khởi động mà nghe có tiếng kêu thì có thể các vít bắt của dàn lạnh đã bị lỏng. Nên rút điện ra và đệm thêm miếng cao su vào, xiết chặt lại.

Nên làm sạch tất cả các loại đồ ăn thức uống trước khi cho vào tủ. Các loại thực phẩm mà có mùi đặc trưng, hay thức ăn mặn thì nên bỏ vào túi bảo quản hay hộp kín rồi mới đem cho vào tủ lạnh để tránh tình trạng phát tán mùi và bay hơi mặn gây ra hiện tượng ăn mòn tủ lạnh.

Khi tủ lạnh đã không lạnh nữa thì có thể là do tủ lạnh chứa quá nhiều thực phẩm hoặc núm công tắc (rơ le) để không được phù hợp. Vậy thì hãy lấy bớt thực phẩm ra ngoài, rồi vặn núm công tắc lên nhiệt độ lạnh hơn. Và nhớ kiểm tra lại độ lạnh sau khi điều chỉnh.

Trên đây là những điều căn bản nên biết về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tủ lạnh cũng như những hướng dẫn sử dụng tủ lạnh sao thật đúng cách và an toàn nhất cho các bạn tham khảo !

Có thể bạn quan tâm
Alternate Text Gọi ngay
XSMB