Cách cứu đồ điện tử bị ngập nước sau mưa

Hiện nay thời tiết biến đổi không ngừng, chỉ trong tháng 7 và đầu tháng 8 rất nhiều nơi trên cả nước trời mưa to đến rất to có nơi đo được lượng mưa lên tới trên 400 mm gây ra ngập úng. Ngoài việc bảo vệ tính mạng thì chúng ta cần bảo vệ tài sản trong đó có các thiết bị điện tử như tủ lạnh, tivi, máy giặt…Sau đây là những hướng dẫn cụ thể từ các chuyên gia về cách cứu đồ điện tử trước khi bị nước ngập để cứu vãn được phần nào tài sản của người dân. 

Cách cứu đồ điện tử trước khi bị ngập nước

Để không bị ngập hoặc hạn chế bị nước vào những thiết bị điện tử thì các bạn hãy thực hiện tốt nhất những khuyến cáo như sau:

+ Thường xuyên nghe bản tin dự báo thời tiết để có biện pháp phòng tránh

+ Rút kinh nghiệm những lần ngập trước hoặc những trận mưa trước ảnh hưởng gì đến gia đình hay hàng xóm hay không?

+ Nếu gia đình mình thường xuyên bị ngập thì nên nâng nền nhà hay kê những thiết bị điện tử lên cao để phòng ngập

+ Nên chọn những vị trí cao nhất trong nhà để thiết bị điện tử như tủ lạnh, tivi, máy giặt khi thấy trời mưa bão và có dự báo mưa rất to như những lần ngập trước.

+ Chuẩn bị cả những cái che chắn phòng khi bị mưa dớt vào thiết bị

+ Khi mưa to gió lớn tuyệt đối không cắm nguồn điện vào những thiết bị trên để phòng cháy chập

Các cách cứu đồ điện tử bị ngập nước sau lụt lội

Hong khô thiết bị

Trước tình trạng ngập nước vào các căn nhà tất yếu các thiết bị điện, điện tử như quạt, tivi, tủ lạnh… cũng bị chìm trong nước. Đây là tài sản lớn của người dân đã dành dụm từ mồ hôi, nước mắt mới sắm được. Vì thế, nguy cơ bị hư hỏng rất cao, nhưng nếu biết cách sẽ khắc phục được.  Do đó cần có những cách cứu những thiết bị đó.

Tuyệt đối không cắm bất cứ thiết bị điện tử nào khi bị ngập nước thậm trí bị ướt do mưa. Nếu cố tình làm như vậy thì thiết bị của bạn vô phương cứu chữa. Do đó các bạn cần thực hiện tốt việc hong khô bằng cách cách như sau:

  • + Đối với thiết bị điện, điện tử bị ngập trong nước, bước đầu tiên cần làm là rửa sạch. Bởi sau khi bị chìm ngập trong nước lũ, đồ điện sẽ tích bùn đất bẩn. Vì thế, cần mở vỏ thiết bị, sử dụng nước sạch dội nhẹ hoặc cần thiết dùng khăn lau mềm để lau các vết bùn đất bám vào linh kiện.
  • + Sau đó để thiết bị thoát hết nước bằng cách cho nước chảy ra tự nhiên hoặc dùng quạt thổi gió giúp bay hơi nước. Nếu được, dùng quạt thổi gió là yếu tố tốt nhất cho đồ dùng. Tuyệt đối không sử dụng các thiết bị sấy có nhiệt độ cao để làm khô như máy sấy tóc nó sẽ làm thiết bị hỏng hóc nhiều hơn thậm trí bỏ đi nhiều mạch điện tử.
  • + Bởi thiết bị điện tử không chịu được nhiệt độ cao nên khi dùng máy sấy sẽ tạo ra nhiệt độ dao động từ 70 – 80 độ C khiến linh kiện bị hư hỏng. Trong khi đó, quạt thổi vẫn cho nhiệt độ môi trường bình thườn.
  • + Để tiếp tục sấy khô bên trong linh kiện nhằm đảm bảo sự chắc chắn rằng máy đã hoàn toàn kiệt nước bằng nhiệt độ cao hơn, cách làm như sau: Đóng hộp gỗ hoặc bìa cứng, cho thiết bị điện, điện tử vào trong, bật sáng khoảng 2 – 3 bóng đèn sợi đốt (bóng đèn tròn) vào hộp và để khoảng 8 giờ. Lúc này nhiệt độ bóng đèn tỏa ra khoảng 600 độ C sẽ làm khô thiết bị sâu từ bên trong.
  • + Nguồn thiết bị rất quan trọng và không chịu được ẩm và nhiệt độ cao. Vì thế, bằng cách sấy từ từ sẽ giúp thiết bị khô đều và an toàn.

Kiểm tra thiết bị trước khi cắm điện

Sau khi hong bạn chắc chắn thiết bị đã khô thật thì mới tiến hành kiểm tra điện trở của thiết bị để đảm bảo cách điện tốt.

Điện trở cách điện là điện trở đo giữa một cực của nguồn và vỏ máy. Thiết bị đo là đồng hồ đo vạn năng, sử dụng thang đo điện trở hoặc Mêgôm kế. Có thể đo tại các cửa hàng điện tử, sửa chữa đồ điện. Điện trở cách điện đảm bảo cỡ khoảng 0,5M   mới được đóng điện.

Trong trường hợp bạn không biết cách hong khô hay đo điện trở để đảm bảo thiết bị an toàn thì mới đóng điện thì tốt nhất các bạn nên mang các thiết bị đó đến với các chuyên gia, thợ sửa chữa chuyên nghiệp nhờ họ sửa chữa giúp. Bởi nếu chúng ta cứ làm nhưng không nắm được kỹ thuật thì vô hình chung chúng ta tiếp tục làm hại các thiết bị đó. Lúc đó thì không thể cứu vãn được nhé.

Kinh nghiệm bảo vệ thiết bị ngày mưa

Để đảm bảo các thiết bị hoạt động tốt sau những trận mưa nhất là khi mưa tó, gió lớn các thiết bị điện sẽ bị ảnh hưởng và việc sử dụng điện của người dân cũng cần được chú trọng.

Sử dụng nguồn điện an toàn

Khi mưa bão hạn chế cắm điện các thiết bị điện và sử dụng điện thật an toàn. Vì vậy bạn cần sử dụng nguồn điện thật an toàn phòng chống chập cháy, rò rỉ điện năng.

Ngắt tất cả các thiết bị điện không cần thiết để bảo vệ không bị chập cháy do nước.

Lắp đặt các thiết bị điện đúng cách

Nên đặt các thiết bị điện như máy giặt, tủ lạnh, lò vi sóng… ở những nơi khô thoáng, tránh để nước mưa tạt vào. Nên đặt các thiết bị điện tử cao hơn mặt đất và cách tường; tránh xa nguồn nước và các thiết bị sinh nhiệt khác.

Trường hợp những nhà ở dọc theo khu vực bờ kênh rạch hay khu vực gần sông nước, khi sử dụng đồ điện tử nên có túi hút ẩm và lót giấy báo để hạn chế khả năng ẩm mạch cho các thiết bị điện tử.

Vệ sinh, bảo dưỡng các thiết bị điện định kỳ

Vào đầu mùa mưa điều bạn cần làm là kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị điện để nắm bắt tình hình sử dụng. Khi phát hiện các hư hỏng cần kịp thời sửa chữa.

Tránh sử dụng các thiết bị điện khi chưa được khắc phục những hư hỏng. Không tự ý sửa chữa các thiết bị điện khi không có tay nghề hay đầy đủ các thiệt bị chuyên dụng.

Trên đây là những cách cứu thiết bị điện tử trong mùa mưa. Hi vọng gia đình bạn không phải gặp những cảnh như vậy. Còn nếu bị ngập hãy thực hiện tốt những hướng dẫn bên trên để không phải mất tiền thay mới các thiết bị điện nhé.

Chúc các bạn thành công!

Có thể bạn quan tâm
Alternate Text Gọi ngay
XSMB