Cách sử dụng nồi áp suất đúng cách và an toàn, bạn đã biết chưa ?

Bạn cần có những cách sử dụng nồi áp suất đúng cách để đảm bảo an toàn, tôi sẽ chỉ cho bạn cách sử dụng nồi áp suất hiệu quả, an toàn, tiết kiệm cho bạn. Với nhiều tính năng như nấu cơm, cháo, hầm xương, ninh thịt…

Một cách an toàn và nhanh chóng nên sử dụng nồi áp suất đang dần được rất nhiều các bà nội trợ lựa chọn sử dụng nồi áp suất. Tuy nhiên với những người lần đầu tiên sử dụng thường không tránh khỏi những bỡ ngỡ không biết dùng nồi áp suất như nào cho đúng cách để tránh tình trạng bị nổ hay bỏng hơi. Vậy nên hãy cùng tin tức điện gia dụng chúng tôi chia sẻ về cách dùng nồi áp suất đúng cách sao cho hiệu quả và an toàn nhất dưới bài viết này nhé !

Nồi áp suất hoạt động như thế nào?

  • Nồi áp suất khi hoạt động sẽ sản sinh một lượng nhiệt lớn (đạt mốc nhiệt độ sôi) làm chín thức ăn cực kỳ nhanh. Có 2 loại nồi áp suất phổ biến, loại thứ nhất thuộc về thế hệ đầu tiên của nồi áp suất, sử dụng van quả tạ và loại thứ 2 thuộc thế hệ mới hơn, sử dụng van nhảy.

Sử dụng chỉ khi nồi không bị nứt vỡ hoặc biến dạng

  • Hãy luôn giữ cho chiếc nồi được sạch sẽ, không còn thức ăn thừa bên trong và nồi phải nguyên vẹn, không nứt vỡ trước khi nấu. Trong quá trình nấu hơi nóng nhiệt độ cao bên trong nồi có thể tràn ra ngoài qua các khe nứt gây bỏng cho bạn.

Không được đổ nước vào quá 2/3 dung tích của nồi

Một điều chắc chắn là sẽ có rất nhiều món ăn có nước khi nấu, nhưng bạn hãy lưu ý không đổ nước quá 2/3 dung tích nồi để có đủ không gian cho hơi nước bốc lên, nếu không có thể dẫn đến hư hại nồi, thậm chí có thể dẫn đến những sự cố ngoài ý muốn.

  1. Đối với nồi van quả tạ: Bạn luôn phải cho vào nồi ít nhất 1 cốc nước khi nấu.
  2. Đối với nồi van nhảy: Bạn luôn phải cho vào nồi ít nhất ½ cốc nước khi nấu.

Những mẹo vặt chuẩn bị thực phẩm trước khi nấu

  1. Đối với thịt, gia cầm: Bạn có thể ướp thịt trước khi nấu. Đảo sơ bằng chảo dầu để làm thịt thơm hơn, bạn cũng có thể dùng nồi áp suất để đảo, nhưng nhớ đừng đậy nắp.
  2. Đối với hải sản: Rửa sạch, cho vào rổ hấp, thêm vào tối thiểu 175ml nước. Bạn cũng có thể rưới một ít dầu lên trên rổ hấp để thực phẩm không bị dính vào rổ.
  3. Đối với các loại đậu khô: Ngâm nước từ 4 đến 6 giờ, nhớ đừng cho muối vào khi ngâm. Để ráo nước và cho vào nồi. Nếu như bạn luộc đậu với nồi áp suất van quả tạ, có thể thêm vào khoảng 15-30ml dầu ăn khi luộc.
  4. Đối với gạo: Đối với gạo trắng và gạo lúa mạch, ngâm trong nước ấm 4 giờ trước khi nấu.
  5. Đối với các loại rau củ: Xả đông nếu như có đông lạnh, sau đó rửa sạch, cho vào rổ hấp. Hầu hết các loại rau củ thường nấu với 125ml nước và chỉ trong chừng 5 phút là đã chín. Nếu bạn muốn nấu lâu hơn, khoảng từ 5 đến 10 phút, tăng lượng nước từ 125ml đến 250ml, và tăng lượng nước lên 500ml nếu bạn muốn nấu trong khoảng 20 phút.
  6. Đối với trái cây: Rửa sạch, cho vào rổ hấp. Nếu là trái cây tươi thì hấp với 125ml nước và 250ml với trái cây khô.

Lượng nước mỗi lần cho vào nồi là bao nhiêu?

  • Bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng vì mỗi loại nồi thường có giới hạn về lượng nước và thực phẩm khác nhau, và mỗi loại thực phẩm cũng thường được nấu với lượng nước nhất định, bạn cũng có thể tham khảo hướng dẫn sử dụng trên website của nhà sản xuất.

Sử dụng nồi áp suất đúng cách nhất

  1. Bước 1: Cho thực phẩm vào nồi, sau đó thêm vào lượng nước phù hợp với loại thực phẩm bạn đang định chế biến.
  2. Bước 2: Mở van an toàn hoặc van quả tạ, đậy kín nắp.
  3. Bước 3: Áp suất trong nồi sẽ gia tăng dần dần trong nồi. Khi áp suất đạt ngưỡng tối đa, nồi sẽ bắt đầu làm thức ăn sôi lên.

Đối với nồi dùng van quả tạ, khi áp suất trong nồi đạt ngưỡng tối đa sẽ làm cho quả tạ trên nắp rung và phát ra tiếng động. Đối với nồi van nhảy thì hơi nước sẽ bốc ra qua vòi trên nắp. Một số nồi áp suất hiện đại hơn sẽ có những vạch trên thân van, áp suất trong nồi sẽ được biểu hiện qua các vạch đó.

  • Bước 4: Giảm nhiệt độ xuống mức thấp để tiếp tục nấu

Đối với các món ăn cần nấu theo thời gian nhất định theo đúng công thức nấu thì bạn có thể giảm lửa xuống các mức thấp để tiếp tục nấu. Hơi nóng trong lo áp suất sẽ giúp thức ăn nhanh chính, nhanh mềm hơn mà không cần to lửa.

Cách lấy thức ăn ra khỏi nồi áp suất an toàn nhất

  1. Bước 1: Tắt lửa trước khi lấy thức ăn ra khỏi nồi.
  2. Bước 2: Giảm áp suất xuống thấp nhất, đừng bao giờ mở nồi ngay khi vừa tắt lửa, điều này rất nguy hiểm. Bạn phải xả áp suất xuống mức thấp nhất trước khi mở nắp. Có 3 cách để bạn giảm áp suất trong nồi:

Phương pháp tự nhiên nhất: Để nguội, và áp suất trong nồi sẽ giảm từ từ xuống mức thấp nhất, thường áp dụng khi chế biến các món nướng. Đây là phương pháp chậm nhất, thường khoảng từ 10 đến 20 phút.

Phương pháp giảm áp suất nhanh: Các sử dụng nồi áp suất cả kiểu cũ và mới đều có nút xả áp trên nắp, khi bạn vặn nút này lỏng ra, áp suất trong nồi sẽ triệt thoái từ từ qua lỗ thoát hơi trên nút.

Giảm áp suất bằng nước lạnh: Đây là cách giảm áp suất nhanh nhất và không áp dụng cho nồi áp suất điện tử. Đặt nồi dưới vòi nước. Xả nước lên trên nắp và tránh xả nước trực tiếp vào van an toàn hay nút xả áp.

  • Bước 3: Chỉ mở nắp khi trong nồi không còn áp suất

Lắc nhẹ núm nhỏ phía trên van quả tạ. Nếu như bạn không nghe thấy hơi nước thoát ra, tức là áp suất trong nồi đã không còn. Với một số nồi kiểu mới, bạn hãy lắc cuống van.

  • Bước 4: Mở nắp cẩn thận tránh làm hư các khớp giữa nắp và thân, sau đó lấy thức ăn ra ngoài

Nồi áp suất chính là một vật dụng nhà bếp vô cùng tiện lợi. Mong rằng bài viết của dịch vụ chúng tôi sẽ đem lại cho bạn thêm nhiều kiến thức về cách sử dụng nồi áp suất đúng cách và đạt được hiệu quả cũng như sự an toàn .Và đừng quên chia sẻ bài viết này cho những người xung quanh bạn nữa nhé !

Có thể bạn quan tâm
Alternate Text Gọi ngay
XSMB