Giáo án Hoạt động trải nghiệm Khối 2 (Sách Chân trời sáng tạo) – Tuần 18
Bạn đang xem tài liệu “Giáo án Hoạt động trải nghiệm Khối 2 (Sách Chân trời sáng tạo) – Tuần 18”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 18 Hoạt động trải nghiệm Tiết 52: SINH HOẠT DƯỚI CỜ TÌM HIỂU PHONG TỤC ĐÓN NĂM MỚI CỦA ĐỊA PHƯƠNG (Tổng phụ trách Đội tổ chức, Giáo viên chủ nhiệm tham gia, hướng dẫn HS) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức kĩ năng: - Tích cực tham gia các hoạt động “Chào đón năm mới” của nhà trường. 2. Năng lực: - Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động: tham gia vào các hoạt động trang trí lớp, Hội chợ Xuân của nhà trường tổ chức. 3. Phẩm chất - Phẩm chất chăm chỉ, nhân ái. Hình thành được trách nhiệm trong công việc và sự tuân thủ các quy định. II. CHUẨN BỊ: - Hình ảnh/ Tranh: Cả nhà gói bánh tét, nấu bánh tét, sắm sửa đồ Tết, trang trí cây mai, bao lì xì ..các hình ảnh hoặc tranh học sinh vẽ về các hoạt động vào ngày Tết ở miền Nam. - Cây hoa dân chủ III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: 1. Nghi lễ: - Ổn định tổ chức: Liên đội trưởng - Nghi lễ chào cờ. Đội nghi lễ nhà trường thực hiện 2. Nhận xét công tác tuần: - Liên đội trưởng sơ kết tuần, thông báo điểm trừ và xếp hạng các lớp. - Lớp trực tuần nhận xét hoạt động trong tuần của toàn trường, kế hoạch tuần tới. - Nhận xét của Ban giám hiệu. 3. Sinh hoạt theo chủ đề: - TPTĐ cho trưng bày các tranh/ ảnh về các hoạt động “Chào đón năm mới” được lựa chọn. - TPTĐ giới thiệu chủ đề sinh hoạt “Tìm hiểu phong tục đón năm mới của địa phương” - Gọi các em có tranh/ảnh trưng bày lên trình bày về sản phẩm của mình - TPTĐ bình chọn các tranh/ảnh theo các giải nhất, nhì, ba bằng cách cho các em giơ tay. - Mời HT, HP trao thưởng cho các em có sản phẩm đạt giải. - TPTĐ mời 1, 2 HS chia sẻ về các hoạt động ở nhà khi Xuân về, Tết đến. - Trò chơi “Hái Hoa dân chủ”: GV chuẩn bị một số câu đố gắn vào các bông hoa, gọi HS lên hái bông hoa và đọc câu đố sau đó trả lời. 1) Mùa gì cho lá xanh cây Cho bé thêm tuổi má hây hây hồng? (Mùa xuân) 2) Hoa gì tượng trưng cho mùa xuân ở miền Nam? (Hoa mai) 3) Tên ba vị thần tượng trưng cho sự giàu sang, hạnh phúc, sức khỏe? (Ông Phúc, Lộc, Thọ) 4) Đây là nghi lễ phong tục mà khi gặp nhau vào ngày tết thường thực hiện và chào hỏi nhau. (Chúc Tết) 5) Cái gì khiến hầu hết mọi người đều xem vào đêm giao thừa? (Pháo bông) 6) Theo truyền thuyết dân gian, Ông Táo về trời bằng cá chép, máy bay, tàu lượn siêu tốc hay phi thuyền? (Cá chép) - TPTĐ nhận xét, phát động các Hội thi của nhà trường đến HS. (HS lắng nghe và chuẩn bị). 4. Giao nhệm vụ: - TPTĐ giao nhiệm vụ cho GVCN và HS các lớp chuẩn bị trang trí lớp để chấm điểm. Hoạt động trải nghiệm Tiết 53: HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức kĩ năng: - HS hiểu được mối quan hệ giữa người mua – người bán trong hoạt động mua bán. - Nhận diện được giá trị của các loại tiền ở Việt Nam với các mệnh giá khác nhau. - Nhận biết được đồng tiền được sử dụng trong trao đổi hàng hóa. 2. Năng lực: - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Nói lời phù hợp khi giao tiếp với bạn, khi trình bày sản phẩm của nhóm. - Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động 3. Phẩm chất: - Phẩm chất chăm chỉ, chăm học. - Hình thành và phát triển phẩm chất nhân ái vui vẻ, thân thiện với bạn bè. Hợp tác chia sẻ với bạn khi tham gia công việc chung của lớp. II. CHUẨN BỊ: - Bộ tranh trang 14, bút lông, nam châm, thẻ từ ghi người mua, thẻ từ ghi người bán, quả bóng, các tờ tiền có giá trị từ 1 nghìn đến 500 nghìn, bảng nhóm cho HĐ 4. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS 1. Nhận diện – Khám phá: * Hoạt động 1: Khởi động * Mục tiêu: Tạo tâm thế, hứng thú cho HS vào học bài mới * Cách tiến hành: GV cho HS hát, vận động theo bài hát (Sắp đến Tết rồi) * Hoạt động 2: Kể tên một số việc đã làm để xây dựng hình ảnh cá nhân * Mục tiêu: HS ôn lại nội dung bài cũ, kết nối kiến thức vào bài học mới * Cách tiến hành: Gọi HS chia sẻ việc em được sủ dụng tiền trong tuần vừa rồi. - GV nhận xét, khen ngợi HS, dẫn dắt vào bài học 2. Tìm hiểu – mở rộng: * Hoạt động 3: Tìm hiểu hoạt động mua bán hàng hóa * Mục tiêu: Giúp HS hiểu được rõ về người mua và người bán. - Nhận biết được đồng tiền được sử dụng trong trao đổi hàng hóa. * Cách tiến hành: - GV tổ chức trò chơi “Người ấy là ai?”. Mỗi nhóm nhận 4 bức tranh, thảo luận và dán thẻ “Người mua”, “Người bán” vào các nhân vật trong tranh. - GV mời đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét. - GV yêu cầu HS giải thích vì sao biết đó là người mua và người bán - GV nhận xét và rút kết luận *Kết luận: Người bán là người có hàng hóa và là người nhận tiền; người mua là người trả tiền để lấy hàng hóa. Trong đời sống, mọi người dùng tiền để mua bán trao đổi hàng hóa. * Hoạt động 4: Nhận biết tiền Việt Nam * Mục tiêu: Giúp HS nhận biết các mệnh giá của tiền. * Cách tiến hành: - GV giới thiệu cho HS 3 mệnh giá tiền Việt Nam (một nghìn đồng, hai nghìn đồng, năm nghìn đồng) - GV phát cho mỗi nhóm 4 với 3 mệnh giá, yêu cầu HS quan sát tờ tiền và điền vào bảng sau: 1 nghìn 2 nghìn 5 nghìn Màu sắc Chất liệu Hình in ở mặt trước Hình in ở mặt sau - GV mời đại diện nhóm lên trình bày - GV chốt lại và cho HS nêu lại giá trị của các tờ tiền - GV cho HS thảo luận nhóm đôi nêu thêm các đồng tiền Việt Nam khác mà HS biết. - GV tổ chức trò chơi “Chuyền bóng”, cả lớp cùng nhau hát và chuyền bóng. Khi GV yêu cầu dừng bóng ở chỗ học sinh nào thì HS đó đúng dậy đọc lên mệnh giá tiền mà GV đang cầm trên tay. - Kết thúc trò chơi GV hỏi: + Trong các đồng tiền chúng ta vừa tìm hiểu đồng tiền nào có giá trị nhỏ nhất? + Thế đồng tiền nào có giá trị lớn nhất? + Giữa 2 đồng tiền đó có điểm gì khác nhau? - GV nhận xét và rút kết luận: * Kết luận: Các đồng tiền khác nhau có giá trị lớn nhỏ khác nhau. - GV nhận xét, đánh giá chung, dặn HS chuẩn bị đồ dùng để làm sản phẩm cho Hội chợ Xuân trong tiết SHL. - HS hát, vận động theo bài hát - HS chia sẻ trước lớp: Mẹ cho tiền để mua đồ dùng học tập, mua bánh kẹo, nước trong trường,nuôi heo đất trong lớp, .. - HS thảo luận nhóm và thực hiện - Đại diện nhóm trình bày và nhận xét - HS giải thích - HS lắng nghe - HS quan sát và thảo luận - HS trình bày, nhận xét, bổ sung - HS nêu - HS chơi trò chơi “ Chuyền bóng” - HS trả lời: + 1 nghìn +500 nghìn + Khác nhau về: màu sắc, kích thước, hình vẽ, con số. - HS nghe, ghi nhớ Hoạt động trải nghiệm Tiết 54: SINH HOẠT LỚP: THAM GIA HỘI CHỢ XUÂN Ở LỚP I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức, kĩ năng: - HS biết cách tổ chức buổi sơ kết lớp - Thể hiện được sự khéo léo, cẩn thận khi tham gia hoạt động làm sản phẩm cho Hội chợ Xuân của lớp - Tham gia được các hoạt động chung của lớp. 2. Năng lực: - Năng lực giao tiếp, hợp tác với bạn khi tham gia hoạt động. - Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động 3. Phẩm chất: - Phẩm chất chăm chỉ, chăm học. - Hình thành và phát triển phẩm chất nhân ái vui vẻ, thân thiện với bạn bè. Hợp tác chia sẻ với bạn khi tham gia công việc chung của lớp. II. CHUẨN BỊ: - Chuẩn bị giấy mùa, hồ, kéo để hỗ trợ khi HS cần làm sản phẩm. III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Báo cáo công tác sơ kết tuần: * Hoạt động 1: Sơ kết tuần 18 * Mục tiêu: HS nhận xét được các hoạt động trong tuần, biết được các ưu điểm và tồn tại, hướng khắc phục * Cách tiến hành: - GV mời lớp trưởng, lớp phó sơ kết tuần 18 * Hoạt động 2: Chia sẻ * Mục tiêu: HS nhớ và chia sẻ những hoạt động trong tuần qua * Cách tiến hành: - Lớp trưởng mời các thành viên trong lớp chia sẻ lại một số nội dung, bài học trong tuần. + Bạn đã học được gì qua các hoạt động đó? + Hoạt động nào trong tuần bạn thấy ấn tượng nhất? + Nhớ lại cảm xúc lúc đó của bạn thế nào? 2. Sinh hoạt theo chủ đề:Làm sản phẩm chuẩn bị cho Hội chợ Xuân * Mục tiêu: Giúp HS làm các sản phẩm mà nhóm mình đã thống nhất ở tiết học trước để chuẩn bị cho Hội chợ Xuân. * Cách tiến hành: - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS về nguyên liệu làm sản phẩm . - GV tổ chức cho HS thực hiện sản phẩm mà nhóm đã chọn - GV theo dõi các nhóm làm sản phẩm, hỗ trợ các nhóm khi cần thiết. - GV tổng kết hoạt động Sản phẩm của nhóm hoàn thành được lưu giữ trong hộp riêng. Nếu sản phẩm nào chưa xong, thì HS tiếp tục hoàn thành và mang tới lớp Vào Hội chợ Xuân ở tiết Hoạt động giáo dục của tuần 20. * Hoạt động: Phương hướng kế hoạch tuần 19 * Mục tiêu: HS nắm phương hướng, thông báo mới cho HĐ tuần sau. * Cách tiến hành: - GV thông qua phương hướng, kế hoạch tuần tới: Thi đua học tốt, tích cực tham gia hoạt động của trường. - YCHS thảo luận nhóm 4 nêu các biện pháp để thi đua học tốt, tích cực tham gia các hoạt động, hát, múa về mái trường . - GV nhận xét, yêu cầu HS thực hiện tốt các kế hoạch đề ra. - Nhận xét giờ học, khen ngợi HS tích cực - Ban cán sự lớp nhận xét ưu điểm, tồn tại trong tuần và đưa ra hướng khắc phục. - HS nối tiếp chia sẻ các hoạt động diễn ra trong tuần. - HS chia sẻ ý kiến cá nhân - HS để nguyên liệ lên bàn cho GV kiểm tra - HS thực hiện làm sản phẩm - HS lắng nghe - HS nghe - HS thảo luận nhóm 4 - HS chia sẻ trước lớp: Tích cực học tập, ôn tập và chuẩn bị cho kì kiểm tra cuối HK I, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, sách vở. - HS lắng nghe và thực hiện
Source: https://suachuatulanh.org
Category : Tư Vấn
Có thể bạn quan tâm
- 12 Cách Để Giấy Dán Trần Có Độ Bền Lâu Nhất Luôn Mới (23/11/2024)
- Lỗi E-45 Máy Giặt Electrolux Nguy Hiểm Cho Bo Mạch! (21/11/2024)
- Tủ lạnh Sharp lỗi H-28 Những bước cần làm ngay (16/11/2024)
- Lỗi H27 tủ lạnh Sharp và các bước sửa đơn giản (07/11/2024)
- Giải mã lỗi E-42 máy giặt Electrolux ai cũng hiểu (01/11/2024)
- Thực hiện bảo trì tủ lạnh Sharp lỗi H12 (27/10/2024)