Nghề thợ hàn – những khó khăn và mối nguy


Mặt nạ hàn giấy???

Điều gì bạn nên biết trước khi tìm hiểu về nghề nghiệp này?
Bài viết này tóm tắt các vấn đề chung và nhiệm vụ cơ bản của người thợ hàn. Thợ hàn có thể làm việc ở nhiều môi trường khác nhau. Mỗi nơi có đặc thù riêng, vì vậy không có cách nào để dự đoán tất cả các nguy cơ có thể xảy ra với họ. Bài viết này tập trung vào các công việc chủ yếu, phổ biến mà hầu hết các thợ hàn đều phải làm.
Câu hỏi: Thợ hàn làm gì?
Thợ hàn là người sử dụng một thiết bị chuyên dụng để “gắn kết” các mảnh kim loại lại với nhau. Người ra, họ cũng làm công việc cắt những vật kim loại thành các phần nhỏ hơn.
Có nhiều kiểu hàn khác nhau, bao gồm:
• Hàn TIG (GTAW).
• Hàn MIG/MAG (GMAW).
• Hàn điện cực lõi thuốc (FAW).
• Hàn Plasma (PAW).
• Hàn que (SMAW).
• Hàn điện áp lực.
• Hàn chìm (SAW).
Nhiều thợ hàn phải vừa hàn vừa mài, các thiết bị cắt bằng ngọn lửa hàn, máy tạo hình kim loại (như kéo, duỗi, uốn) cũng được người thợ hàn sử dụng.
Thợ hàn phải chuẩn bị các nguyên liệu để hàn hoặc cắt. Họ phải biết các kiểu hàn nào là phù hợp, làm thế nào để sử dụng thiết bị một cách an toàn, làm thế nào để làm việc theo quy trình công nghệ, và những kỹ thuật hàn để kiểm soát chất lượng mối hàn.
Thợ hàn có thể làm việc ở các nhà máy sản xuất kết cấu thép, nồi hơi, máy móc hạng nặng, tàu thủy, máy bay. Họ cũng làm việc trong nhiều ngành công nghiệp như ô tô, dầu khí, cơ khí chế tạo, lâm nghiệp, khai thác mỏ, xây dựng, vv

Các mối nguy đối với sức khỏe và an toàn của người thợ hàn là gì?
Mối nguy thường rơi vào 1 trong 6 loại chính được liệt kê dưới đây:
1. Mối nguy sinh học
Phụ thuộc vào đặc thù của môi trường hàn, tuy nhiên đa số thợ hàn thường ít gặp phải mối nguy hiểm về sinh học.
2. Mối nguy hóa học
Hàn có thể tạo ra khói hàn, là một hỗn hợp phức tạp của các oxit kim loại, silicat và florua. Khói hàn được hình thành khi kim loại hoặc các vật liệu khác như sơn hoặc dung môi được làm nóng đến nhiệt độ trên điểm sôi, bay hơi và hơi của nó ngưng tụ thành các hạt rất mịn (hạt rắn) có kích thước rất nhỏ. Khói hàn thường chứa oxit của các vật liệu hàn và điện cực được sử dụng. Nếu kim loại có một lớp phủ bảo vệ hoặc sơn, những thứ này cũng có thể bị phân hủy ở nhiệt độ hàn và trở thành một phần của khói hàn. Nên cẩn thận khi làm việc gần loại khói hàn mà thành phần của nó có thể gây ảnh hưởng cấp tính hoặc mãn tính đến sức khỏe.
Thợ hàn cũng thường xuyên phải làm việc với:
• Chất lỏng dễ cháy.
• Khí nén.
• Amiăng.
3. Mối nguy đến từ tư thế làm việc (ergonomic)
Nhiều chấn thương của thợ hàn là kết quả của căng giãn cơ, bong gân và rối loạn cơ xương khớp. Do thợ hàn thường phải:
• Nâng hoặc di chuyển các vật nặng.
• Làm việc kéo dài ở một tư thế khó.
• Giữ và di chuyển súng hàn nặng trong thời gian dài.
• Động tác lặp đi lặp lại.


Hàn đúng cách chưa???


Mặt nạ hàn giấy???

Điều gì bạn nên biết trước khi tìm hiểu về nghề nghiệp này?
Bài viết này tóm tắt các vấn đề chung và nhiệm vụ cơ bản của người thợ hàn. Thợ hàn có thể làm việc ở nhiều môi trường khác nhau. Mỗi nơi có đặc thù riêng, vì vậy không có cách nào để dự đoán tất cả các nguy cơ có thể xảy ra với họ. Bài viết này tập trung vào các công việc chủ yếu, phổ biến mà hầu hết các thợ hàn đều phải làm.
Câu hỏi: Thợ hàn làm gì?
Thợ hàn là người sử dụng một thiết bị chuyên dụng để “gắn kết” các mảnh kim loại lại với nhau. Người ra, họ cũng làm công việc cắt những vật kim loại thành các phần nhỏ hơn.
Có nhiều kiểu hàn khác nhau, bao gồm:
• Hàn TIG (GTAW).
• Hàn MIG/MAG (GMAW).
• Hàn điện cực lõi thuốc (FAW).
• Hàn Plasma (PAW).
• Hàn que (SMAW).
• Hàn điện áp lực.
• Hàn chìm (SAW).
Nhiều thợ hàn phải vừa hàn vừa mài, các thiết bị cắt bằng ngọn lửa hàn, máy tạo hình kim loại (như kéo, duỗi, uốn) cũng được người thợ hàn sử dụng.
Thợ hàn phải chuẩn bị các nguyên liệu để hàn hoặc cắt. Họ phải biết các kiểu hàn nào là phù hợp, làm thế nào để sử dụng thiết bị một cách an toàn, làm thế nào để làm việc theo quy trình công nghệ, và những kỹ thuật hàn để kiểm soát chất lượng mối hàn.
Thợ hàn có thể làm việc ở các nhà máy sản xuất kết cấu thép, nồi hơi, máy móc hạng nặng, tàu thủy, máy bay. Họ cũng làm việc trong nhiều ngành công nghiệp như ô tô, dầu khí, cơ khí chế tạo, lâm nghiệp, khai thác mỏ, xây dựng, vv

Các mối nguy đối với sức khỏe và an toàn của người thợ hàn là gì?
Mối nguy thường rơi vào 1 trong 6 loại chính được liệt kê dưới đây:
1. Mối nguy sinh học
Phụ thuộc vào đặc thù của môi trường hàn, tuy nhiên đa số thợ hàn thường ít gặp phải mối nguy hiểm về sinh học.
2. Mối nguy hóa học
Hàn có thể tạo ra khói hàn, là một hỗn hợp phức tạp của các oxit kim loại, silicat và florua. Khói hàn được hình thành khi kim loại hoặc các vật liệu khác như sơn hoặc dung môi được làm nóng đến nhiệt độ trên điểm sôi, bay hơi và hơi của nó ngưng tụ thành các hạt rất mịn (hạt rắn) có kích thước rất nhỏ. Khói hàn thường chứa oxit của các vật liệu hàn và điện cực được sử dụng. Nếu kim loại có một lớp phủ bảo vệ hoặc sơn, những thứ này cũng có thể bị phân hủy ở nhiệt độ hàn và trở thành một phần của khói hàn. Nên cẩn thận khi làm việc gần loại khói hàn mà thành phần của nó có thể gây ảnh hưởng cấp tính hoặc mãn tính đến sức khỏe.
Thợ hàn cũng thường xuyên phải làm việc với:
• Chất lỏng dễ cháy.
• Khí nén.
• Amiăng.
3. Mối nguy đến từ tư thế làm việc (ergonomic)
Nhiều chấn thương của thợ hàn là kết quả của căng giãn cơ, bong gân và rối loạn cơ xương khớp. Do thợ hàn thường phải:
• Nâng hoặc di chuyển các vật nặng.
• Làm việc kéo dài ở một tư thế khó.
• Giữ và di chuyển súng hàn nặng trong thời gian dài.
• Động tác lặp đi lặp lại.


Hàn đúng cách chưa???

4. Mối nguy vật lý
Thợ hàn có thể bị phơi nhiễm bởi:
• Tiếng ồn lớn quá mức.
• Nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh.
• Trường điện và từ.
• Tia sáng độc hại.
• Bức xạ.
Hàn hồ quang và hàn khí gas có thể sinh ra các tia sáng nhìn thấy được (VIS), tia cực tím (UV) và tia hồng ngoại (IR). Tia gamma hay tia X có thể sinh ra từ các thiết bị kiểm tra mối hàn hoặc hàn bằng máy. Da và mắt có thể bị tổn thương như bệnh “mắt thợ hàn” hoặc đục thủy tinh thể do một số loại bức xạ từ ánh sáng hàn.
5. Mối nguy liên quan đến điều kiện môi trường làm việc
Thợ hàn thường phải làm việc:
• Ở độ cao.
• Trong không gian hạn chế.
• Tiếp xúc với điện và các vật liệu dễ dẫn điện.
Các mối nguy hiểm khác bao gồm:
• Vật bay vào mắt hoặc da.
• Bị cứa hoặc đâm phải bởi các cạnh kim loại sắc nhọn.
• Chấn thương bởi các thiết bị khác (ví dụ: sử dụng các công cụ điện như máy mài, máy cắt gọt, máy khoan, vv.)
• Trượt chân, vấp, ngã.
• Bị bỏng bởi các bề mặt nóng, ngọn lửa hàn, hoặc tia lửa văng bắn, vv
• Cháy do tia lửa văng bắn, ngọn lửa trần hoặc kim loại nóng (trường hợp này xảy ra khi bầu không khí xung quanh giàu oxy, kết hợp nhiệt độ cao, do đó dễ dàng bắt cháy.) Cháy cũng có thể xảy ra do chập, cháy thiết bị điện. Lưu ý rằng quần áo dính dầu mỡ rất dễ bắt cháy. Ngoài ra, tay áo hay cổ tay áo được gấp hoặc xắn lên cũng có thể dễ “bắt” các tia lửa văng bắn và làm tăng nguy cơ cháy.
6. Về tâm lý
Yêu cầu và thời hạn hoàn thành công việc làm người thợ hàn dễ bị áp lực. Ngoài ra, một số thợ hàn có thể được yêu cầu phải làm việc đổi ca hoặc làm thêm giờ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của họ.


Những bông hoa lửa…

Xem thêm:
http://www.ccohs.ca/oshanswers/occup_workplace/welder.html
www.baohonamson.vn

Các loại mặt nạ hàn cần thiết cho người thợ?
——–
Bảo hộ lao động Nam Sơn
Mang niềm tin đến mọi người


Những bông hoa lửa…

Xem thêm:
http://www.ccohs.ca/oshanswers/occup_workplace/welder.html
www.baohonamson.vn

Các loại mặt nạ hàn cần thiết cho người thợ?
——–
Bảo hộ lao động Nam Sơn
Mang niềm tin đến mọi người

Có thể bạn quan tâm
Alternate Text Gọi ngay
XSMB