Làm thế nào để đánh giá một chiếc tủ lạnh cũ còn tốt và đáng mua?

Làm thế nào để đánh giá một chiếc tủ lạnh cũ còn tốt và đáng mua?

Khi mua bất kỳ sản phẩm nào, tâm lý đều muốn được mua mới và chọn được sản phẩm tốt nhất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp kinh tế eo hẹp khiến chúng ta phải lựa chọn hàng “secondhand” và tủ lạnh cũng là một trong số những sản phẩm được nhiều người quan tâm. Điều đáng lo ngại nhất khi mua những chiếc tủ lạnh cũ đấy chính là chất lượng của sản phẩm có còn tốt và sử dụng được không. Hiểu những tâm tư đó, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách làm thế nào để đánh giá một chiếc tủ lạnh cũ còn tốt và đáng mua.

Khi bạn có nhu cầu chọn mua một chiếc tủ lạnh cũ, cần phải hết sức lưu ý đến những yếu tố sau đây:

Tuổi đời của máy

Tuổi đời của máy là thông số cho biết sản phẩm có hoạt động ổn đinh và bền lâu hay không. Trung bình với máy nén khí, thời gian hoạt động tốt và bền nhất là 10 năm. Qua thời gian này, máy sẽ gặp nhiều vấn đề khi vận hành như phát ra nhiều tiếng ồn, khả năng làm lạnh kém, dễ bị đóng tuyết, dễ bị hư hỏng…

Theo kinh nghiệm mua tủ lạnh cũ, nên chọn mua các tủ lạnh có tuổi đời không quá 10 năm để đảm bảo hiệu quả khi vận hành.

Thông tin sản phẩm

Các tủ lạnh được sản xuất chính hãng sẽ có thông tin về model, ngày sản xuất, mã sản phẩm… Việc xác minh độ tin cậy của các thông tin này sẽ dễ dàng hơn. Tủ lạnh cũ chính hãng sẽ đảm bảo cho bạn về nguồn gốc và chức năng của sản phẩm.

Các tủ lạnh không có thông tin, nhãn mác có thể là các sản phẩm hàng giả, hàng, nhái, hàng được sản xuất trôi nổi trên thị trường. Khi mua các tủ lạnh cũ này bạn có nguy cơ gặp nhiều rủi ro hơn, công suất làm lạnh kém, tốn nhiều điện năng và dễ hư hỏng hơn.

Kiểm tra dây điện

Tủ lạnh cũ thường hay bị chuột cắn phá dây điện kết nối ở phía sau hoặc cũng có thể là sử dụng trong thời gian dài, dây bị hỏng hóc, cháy chập. Theo kinh nghiệm mua tủ lạnh cũ, để đảm bảo lợi ích lớn nhất cho bản thân, bạn hãy kiểm tra kỹ các dây điện ở phía sau.

Kiểm tra hệ thống đèn chiếu sáng trong tủ

Kiểm tra hệ thống đèn xem có còn hoạt động không, hoạt động có bình thường không, có bị hư hỏng gì không. Nếu không sáng thì có nghĩa là bóng đèn tủ lạnh đã bị cháy, cần cân nhắc khi mua.

Kiểm tra hệ thống tản nhiệt đằng sau

Hệ thống tản nhiệt thường gồm nhiều lá nhôm kết nối lại với nhau, làm nhiệm vụ tản nhiệt, làm mát, phục vụ cho hệ thống làm lạnh hoạt động bình thường. Nếu hệ thống tản nhiệt bị bám bụi nhiều hoặc hư hỏng sẽ ảnh hưởng đến chức năng làm mát, làm mát kém hơn và tiêu tốn nhiều điện năng hơn. Kinh nghiệm mua tủ lạnh cũ cho thấy không nên mua tủ lạnh có hệ thống tản nhiệt hư hỏng hoặc kém hoạt động.

Kiểm tra bên trong tủ

Kiểm tra bên trong tủ bao gồm các công việc kiểm tra ngăn tủ có bị hư hỏng không, các ngăn kệ có hoạt động bình thường hay không, có bị kẹt khi kéo ra kéo vào hay không. Ngoài ra, còn cần kiểm tra xem nút chỉnh nhiệt độ tủ lạnh có hoạt động bình thường hay không, điều chỉnh nhiệt độ có còn nhạy hay không.

Mẹo kiểm tra: Bạn hãy dùng tay ấn nhẹ. Nếu nó hoàn toàn cứng cáp thì an toàn. Còn nếu là chất liệu nhựa dẻo thì sẽ có độ đàn hồi nhất định. Nhưng khi kệ có độ đàn hồi và xuất hiện thêm các vết nứt thì bạn không nên chọn nó.

Kiểm tra vỏ tủ lạnh

Nên kiểm tra xem vỏ tủ lạnh có bị méo mó, biến dạng gì không, có các vết nứt vớ hay không. Để an toàn cho bản thân hơn, nên dùng bút thử điện kiểm tra mặt ngoài tủ lạnh có bị rò điện hay không, nếu bị rò điện thì nên loại bỏ chúng khỏi danh sách.

Kiểm tra cánh cửa tủ lạnh

Theo kinh nghiệm mua tủ lạnh cũ thì việc kiểm tra này hết sức quan trọng. Kiểm tra để xem cửa tủ khi đóng vào có khít hay không, có bị lọt hơi lạnh ra ngoài hay không.  Nếu có, việc làm lạnh sẽ không tối ưu và gây lãng phí điện năng tiêu thụ.

Mẹo kiểm tra: Để kiểm tra lực hít của miếng đệm bít viền quanh tủ lạnh, bạn hãy dùng một tờ giấy kẹp giữ và đòng tủ lạnh lại sau đó cố gắng kéo tờ giấy đó ra. Nếu cảm giác nó lỏng lẻo, dễ ra thì đó là dấu hiệu miếng đệm bị hỏng.

Kiểm tra dung tích và kích thước 

Kiểm tra dung tích để xem tủ lạnh có phù hợp với nhu cầu sử dụng của bản thân hay không. Kích thước của tủ lạnh sẽ quyết định nó có phù hợp với không gian phòng bếp của bạn hay không?

Trên đây là kinh nghiệm mua tủ lạnh phù hợp nhất với nhu cầu của bạn. Hy vọng thông tin này là hữu ích và chúc các bạn lựa chọn được chiếc tủ lạnh phù hợp nhất

Kiểm tra chảo đựng và dây nhợ

Khi mua tủ lạnh, bạn hãy kiểm tra chảo đựng nước thải và dây nhợ sau khi kiểm tra lưới tản nhiệt. Chảo đựng nước thải được đặt ở dưới tủ cũng như các cuộn dây nằm ở phía sau lưng tủ. Nếu chảo đựng nước thải bị nhỏ giọt sẽ gây mùi khó chịu, đồng thời cuộn dây bị đóng bẩn sẽ làm tủ không lạnh nữa.

Nguồn: SUACHUATULANH.ORG

Có thể bạn quan tâm
Alternate Text Gọi ngay
XSMB