Liệu vi khuẩn có thể bị giết chết trong tủ lạnh không ?

Nhiều người trong chúng ta vẫn luôn nghĩ rằng thức ăn khi được đặt vào môi trường có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp thì vi khuẩn đều có thể bị tiêu diệt. Và việc bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh sẽ giúp thực phẩm trở nên an toàn hơn khi vi khuẩn đã bị tiêu diệt. Nhưng sự thật liệu có phải như vậy không? Hãy cùng chúng tôi giải đáp dưới bài viết này nhé!

Vi khuẩn có bị giết chết trong  tủ lạnh hay không?

Thực ra vi khuẩn chỉ ‘’ngủ đông’’ trong tủ lạnh

Nhiều người cứ lầm tưởng rằng, môi trường tủ lạnh rất an toàn để bảo quản thực phẩm và có thể diệt được các vi khuẩn độc hại. Vì vậy theo họ cho dù thực phẩm để lâu trong tủ thì chúng vẫn an toàn và không hề gây nguy hiểm. Nhưng đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm.

Nhiều nhà khoa học đã chứng minh rằng môi trường tủ lạnh chỉ có tác dụng kìm khuẩn mà không hề có tác dụng diệt khuẩn. Thậm chí tủ lạnh sẽ biến thành ổ vi khuẩn nếu bạn không bảo quản thức ăn đúng cách và khoa học.

Ngay cả ngăn lạnh với nhiệt độ 5ºC vi khuẩn cũng không chết mà chúng chỉ ngừng phát triển hoặc phát triển chậm lại, các độc tố cũng không hề bị phá hủy. Đặc biệt có một số loại có thể thích nghi với môi trường này. Khi lấy thức ăn trong tủ lạnh ra để chế biến, vi khuẩn gặp được điều kiện nhiệt độ bình thường chúng sẽ hoạt động trở lại.

Thức ăn để vào tủ lạnh sau đó được mang ra đun nóng lại để ăn là thói quen của nhiều gia đình. Mọi người vẫn thường nghĩ như vậy là đã có thể tiệt trùng, nhưng sự thật không phải thế. Với những thức ăn để lâu ngày sau khi mang ra đun nóng lại để dùng thì nguy cơ ngộ độc vẫn rất cao đó.

Vi khuẩn đã tụ cầu trong thức ăn trước khi bạn cho bảo quản trong tủ lạnh và chúng không bị tiêu diệt bởi nhiệt độ thấp. Khi đun sôi lại thức ăn, vi khuẩn có thể bị giết chết nhưng độc tố của chúng thì không bị phân hủy và có thể gây ra ngộ độc.

Cách bảo quản thức ăn an toàn trong tủ lạnh

 Để đảm bảo sức khỏe, bạn nên có cách bảo quản thực phẩm an toàn và đúng cách trong tủ lạnh.

Ngăn đông là nơi thường được dùng để làm đá và bảo quản các thực phẩm kết đông. Vì vậy bạn chỉ nên dùng ngăn này để bảo quản những thực phẩm đã kết đông sẵn mua về. Hạn chế kết đông thịt tươi ở đây vì các tinh thể nước đá lớn hình thành sẽ phá rách màng tế bào và làm giảm lượng dinh dưỡng của thực phẩm. Nước dùng để làm kem, làm đá phải là nước đã được đun sôi.

Đối với ngăn lạnh, thực phẩm khi đưa vào bảo quản cần để trong hộp kín hoặc bọc kín để tránh mất mùi hoặc nhiễm mùi từ món này qua món khác. Riêng các loại thực phẩm sống cần bọc cẩn thận, đựng vào hộp để khỏi chảy nước và nhiễm bẩn qua thực phẩm khác.

Thường xuyên vệ sinh chùi rửa phần bên trong và vỏ tủ lạnh sạch sẽ để hạn chế vi khuẩn. Khi mua thực phẩm mới về cần có sự sắp xếp, phân loại thực phẩm bảo quản và loại bỏ các thực phẩm cũ đã lâu không dùng.

Cách bảo quản thức ăn chín trong tủ lạnh đúng cách

Phải bảo quản như thế nào mới là an toàn?

Trong vòng 2 giờ sau khi nấu bạn nên đưa những thực phẩm chín có nhu cầu cất giữ lâu hơn vào tủ lạnh. Nếu để thực phẩm ở ngoài hơn 2 giờ thì bạn không nên đưa vào cất giữ ở tủ lạnh nữa.

Bạn nên phân loại và chia thức ăn vào trong hộp chứa vừa đủ cho một lần dùng, không nên lấy ra quá nhiều rồi lại đưa vào bảo quản tiếp.

Những thực phẩm vừa mới nấu xong nếu như vẫn còn nóng thì bạn không được cho ngay vào trong  tủ lạnh, vì nó có thể làm tăng nhiệt độ trong tủ cũng như ảnh hưởng tới các thực phẩm khác.

Thực phẩm đã chín khi bảo quản trong tủ lạnh thì bạn chỉ nên sử dụng trong vòng 3 ngày. Nếu để quá lâu thực phẩm có thể sẽ bị hỏng và mất đi vị ngon cũng như độ dinh dưỡng của nó.

Nên bảo quản trong thời gian bao lâu?

Đối với mỗi thực phẩm khác nhau thì sẽ có thời gian có thể bảo quản trong tủ lạnh và nhiệt độ bảo quản là không giống nhau.

Giò, chả nếu được bảo quản trong ngăn mát có thể giữ được từ 4-6 ngày còn đối với ngăn đá thời gian sẽ lâu hơn, khoảng 10 ngày.

Các loại thịt đã qua nấu chín như lợn, bò, gà thì chỉ nên để từ 1-2 ngày, các loại thịt quay, bò bít tết thì có thể giữ được hơn 3-5 ngày. Còn đối với các loại hotdog, xúc xích đã chín bạn có thể để chúng trong vòng 1 tuần, khi đã mở gói thời gian để được lâu hơn, khoảng 2 tuần. Riêng các loại thịt muối thời gian dự trữ được trong tủ lạnh chỉ trong vòng 7 ngày thôi.

Các loại ngũ cốc như bánh mì, bánh ngọt,… thì chỉ nên để tối đa là một ngày nếu không các chất dinh dưỡng có trong nó sẽ bị mất đi và trở nên khó ăn.

Sản phẩm từ sữa như sữa nguyên chất có thể để trong tủ lạnh 7 ngày, nhưng khi đã mở thì bạn không nên để quá 2 ngày. Riêng đối với bơ bạn có thể yên tâm để trong ngăn mát từ 2-3 tháng và ngăn đông là 6-9 tháng.

Chọn nhiệt độ phù hợp cho ngăn đông

Đây là nơi dùng để làm đá hay đông lạnh thực phẩm. Chính vì vậy bạn nên để nhiệt độ của ngăn đông dưới mức 0ºC. Ở mức nhiệt -18ºC,  ở đó vi khuẩn sẽ không có môi trường để tồn tại, vì thế đây sẽ là ngưỡng nhiệt độ lí tưởng để giữ thực phẩm trong thời gian dài mà vẫn an toàn.

Chọn nhiệt độ phù hợp cho ngăn mát

Ngăn mát thường là nơi được sử dụng để chứa nước giải khát, các loại bánh kẹo hoặc thức ăn chín chưa dùng hết. Bạn đừng lầm tưởng khi nghĩ rằng ngăn mát khi ở nhiệt độ thấp sẽ có khả năng bảo quản thức ăn tốt hơn. Thật ra với mức nhiệt 0ºC, mới là mức hợp lí nhất đó.

Nhiệt độ phù hợp đối với ngăn đựng thực phẩm tươi sống

Đây chính là nơi dễ bị vi khuẩn xâm nhập và hư hỏng nhất nếu không được bảo quản ở nhiệt độ phù hợp. Với những thực phẩm tươi sống như thịt, cá, các loại rau củ quả  nếu nhiệt độ quá thấp thì sẽ bị đông đá và “chín”, nhưng nhiệt độ quá cao lại làm mất đi sự tươi ngon và độ dinh dưỡng của thực phẩm. Ở mức nhiệt từ 1 – 4ºC bạn có thể hoàn toàn yên tâm vì thực phẩm luôn giữ được độ tươi ngon và thời gian bảo quản được lâu hơn.

 

Trên đây là những điều lưu ý mà bạn nên biết và hiểu đúng về việc bảo quản tủ lạnh . Nếu thấy bài viết này có ích thì đừng quên chia sẻ bài viết cho nhiều người biết hơn nhé !

Có thể bạn quan tâm
Alternate Text Gọi ngay
XSMB