Lỗi thường gặp khi sử dụng tủ đông mà bạn chưa biết

Tủ đông hiện đang là dòng tủ lạnh được nhiều chị em lựa chọn bởi sự tiện ích mà nó mang lại cho cuộc sống. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng tủ đông, chắc hẳn bạn gặp cũng không ít rắc rối, khiến quá trình bảo quản thực phẩm đông lạnh gián đoạn. Vậy đâu là nguyên nhân và cách khắc phục những lỗi thường gặp khi sử dụng tủ đông? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây nhé!

Các lỗi cơ bản của tủ đông mà bạn có thể khắc phục được

Tủ đông ngừng hoạt động

Sau khi mua tủ đông về sử dụng được 1 thời gian bỗng một ngày đẹp trời  tủ đông ngừng hoạt động làm gián đoạn quá trình bảo quản thực phẩm của tủ lạnh. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tủ đông không hoạt động?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tủ đông không hoạt động. Tủ bị mất kết nối điện do dây nguồn chưa được cắm vào ổ điện hoặc ổ cắm chưa có điện. Điện áp không ổn định, quá thấp hoặc quá cao cũng có thể khiến cho tủ đông không hoạt động.

Trong trường hợp này, hãy kiểm tra lại nguồn điện và thiết bị, đảm bảo dây nguồn đã được cắm vào ổ điện, ổ cắm có điện. Khi nguồn điện không ổn định, hãy sắm thêm một chiếc ổn áp hoặc biến thế để ổn định hệ thống lưới điện giúp tủ đông hoạt động hiệu quả hơn.

Sau khi kiểm tra những nguyên nhân trên mà tủ vẫn không hoạt động, có thể tủ đông đã bị hỏng. Bạn không nên tự ý mở tủ ra sửa chữa mà hãy liên hệ đến trung tâm bảo hành hay đơn vị sửa chữa tủ đông để họ tiến hành kiểm tra và khắc phục ngay nhé.

Tủ đông không làm lạnh

Tủ đông mà không lạnh thì thực phẩm sẽ nhanh bị ôi thiu và tất nhiên khiến chúng ta phải loại bỏ thực phẩm đó khiến lãng phí đồ ăn mà còn có nguy cơ hỏng tủ đông. Vậy đâu là Nguyên nhân và biện pháp khắc phục tình trạng tủ đông không lạnh hay làm lạnh lâu?

Thứ nhất: Do bạn để quá nhiều thực phẩm vào tủ đông cùng một lúc, làm cho tủ đông không thể hoạt động hiệu quả. Bạn chỉ lưu trữ một lượng thực phẩm vừa đủ, không vượt định mức và đảm bảo có khoảng trống để khí lạnh lưu thông một cách dễ dàng.

Thứ hai: để thực phẩm nóng. Nhiều bà nội trợ cất thực phẩm còn nóng vào tủ ngay làm giảm hiệu quả hoạt động của tủ đông. Hãy để thực phẩm nguội bớt ở bên ngoài rồi mới cho vào tủ đông bảo quản.

Thứ ba mở cửa tủ quá nhiều lần: Thường xuyên mở cửa tủ (nhất là trong mùa hè oi bức), làm thất thoát hơi lạnh ra bên ngoài. Cần hạn chế mở tủ đông với tần suất quá nhiều và lâu khi không cần thiết.

Thứ tư: không vệ sinh tủ lạnh hay không làm dã đông tuyết thường xuyên. Việc tủ có lớp tuyết dày cũng sẽ khiến tủ đông không lạnh hay làm lạnh lâu. Thế nên, thấy tủ đóng tuyết dày thì bạn cần tiến hành rã đông và vệ sinh cho tủ.

Tủ bị chảy nước

Tình trạng van thoát nước đang bị hở có thể khiến tủ đông bị chảy nước. Lỗ thoát nước đang bị nghẽn do lớp bụi bẩn hoặc lớp đá tuyết bám lâu ngày, khiến cho nước bên trong tủ đông bị tích tụ và dần dần rò rỉ nước ra ngoài.

Một nguyên nhân khiến tủ bị chảy nước là khay chứa nước gặp sự cố.

Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy kiểm tra van thoát nước có bị hở, bám bụi hay không. Nếu van bị hở thì đậy nắp van lại. Khi nhìn thấy van bị tắc nghẽn do lớp bụi bám thì làm vệ sinh, loại bỏ chất bẩn rồi đóng van lại.

Cũng cần kiểm tra khay hứng nước có vết nứt, vết lõm… hay không? Nếu khay bị hỏng thì liên hệ ngay với trung tâm bảo hành sản phẩm để tìm mua linh kiện thay thế.

Tủ đông hoạt động gây tiếng lớn

Tủ đông phát ra tiếng ồn lớn gây cảm giác khó chịu, bởi vì thực phẩm xếp chưa được bằng phẳng hay kê tủ chưa được cân bằng.

Bạn chỉ việc sắp xếp lại thực phẩm bên trong bằng phẳng và kê lại tủ cho cân bằng là tủ đông có thể vận hành êm ái, ổn định.

Các linh kiện chưa được lắp đúng vị trí sẽ khiến tủ đông tạo ra tiếng động to trong quá trình hoạt động. Với trường hợp này, bạn phải gọi trung tâm bảo hành để đưa ra hướng xử lý tốt nhất.

Tủ đông có mùi khó chịu

Trong quá trình sử dụng, tủ đông có mùi hôi khó chịu do thực phẩm bị hư hỏng, thối rữa hay có thể chưa được bao gói kĩ càng. Khi đó, hãy kiểm tra lại thực phẩm để bỏ những thực phẩm bị hư hỏng và gói kĩ càng trước khi cho vào tủ đông.

Lưu ý, bạn cần tiến hành vệ sinh định kì cho tủ đông thường xuyên tầm 2 – 3 tháng 1 lần.

Lưu ý sử dụng tủ đông đúng cách

Nhiệt độ của tủ phải phù hợp

Đây có thể là điều mà mọi người rất hay quên và thắc mắc tại sao? Sử dụng mức nhiệt không phù hợp sẽ khiến cho thực phẩm nhanh hỏng, tốn điện năng, nếu trong thời gian dài thì hiệu suất của tủ có thể giảm đi rõ rệt.

Thực phẩm lưu trữ đúng dung tích 

Mỗi loại tủ đều có dung tích chứa nhất định, vì vậy bạn phải sắp xếp sao cho tủ lưu trữ với số lượng thực phẩm phù hợp nhất. Nếu quá nhiều thực phẩm, đồ ăn sẽ bị nén chặt lại, không có khoảng trống cho nhiệt độ lưu thông trong tủ nên thực phẩm cũng nhanh hỏng. Nếu lặp lại nhiều lần thì khiến hiệu suất làm việc của tủ giảm xuống và hỏng bất cứ lúc nào.

Thực phẩm đã chế biến hoặc có muối mặn cần đóng nắp

Với những thực phẩm đã chế biến và có muối mặn cho vào tủ mà không đóng nắp sẽ làm cho thực phẩm thiu nhanh hơn đồng thời hơi muối bay hơi sẽ ăn mòn tủ đông nhanh chóng. Hãy bọc thực phẩm đã qua chế biến, nhất là những món mặn thật lỹ trước khi cho vào tủ lưu trữ là tốt nhất.

Thực phẩm sống và chín nên được để tách biệt

Khi bảo quản thực phẩm sống và chín lẫn nhau thường gây ra những hiện tượng vi khuẩn lây lan chéo, nhiễm khuẩn chéo và mùi. Điều này dẫn tới những ca ngộ độc mà không hề biết do việc bảo quản thực phẩm sống chín lẫn lộn. Hãy tạo ra những ngăn riêng biệt để đựng thực phẩm sống và chín bạn nhé !

Đặt tủ ở vị trí hợp lý

Vị trí đặt tủ cũng quyết định hiệu quả làm việc của tủ. Nếu bạn đặt ở nơi ẩm ướt hay gần những nơi có nhiệt độ cao sẽ khiến tủ hấp thụ những hơi nóng và làm dàn lạnh hoạt động mạnh hơn gây tốn kém điện năng tiêu thụ. Hãy đặt tủ ở nơi thoáng mát, khô ráo và cách tường 10-20cm là tốt nhất để đảm bảo mặt sau tủ thông thoáng.

Như vậy bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi của mình rồi chứ. Hãy cùng chúng tôi khám phá thêm nhiều chức năng của tủ đông trong các bài viết khác của trang nhé.

Chúc các bạn thành công!

Có thể bạn quan tâm
Alternate Text Gọi ngay
XSMB