Mẹo hay giúp bảo quản thực phẩm an toàn trong tủ lạnh

Mẹo hay giúp bảo quản thực phẩm an toàn trong tủ lạnh

Ngày nay, nhờ có tủ lạnh giúp gia tăng tuổi thọ cho thực phẩm mà câu chuyện đi chợ hằng ngày của các chị em đã không còn nữa. Việc bảo quản thực phẩm lâu ngày trong tủ lạnh cũng cần những mẹo riêng để đảm bảo nguồn dinh dưỡng ổn định. Nếu không được bảo quản đúng cách, đôi khi đây là chính là môi trường cho nấm, vi khuẩn phát triển mạnh mẽ hơn. Cùng SUACHUATULANH tìm hiểu những mẹo hay giúp bảo quản thực phẩm an toàn trong tủ lạnh.

Không phải loại thực phẩm nào cũng cần phải rã đông trước khi sử dụng

Đa phần, nhiều loại thực phẩm có thể dùng ngay sau khi lấy ra từ tủ đông lạnh, chẳng hạn như bánh kem, bánh pizza, rau… hay các loại quả nhỏ như cam, quýt hoặc chanh… Đối với các loại thực phẩm đã nấu chín như thịt kho, cá kho hay canh thì trước khi sử dụng, bạn nên làm nóng chúng, bởi vì trong khi đông lạnh thực phẩm nấu chín có thể bị nhiễm khuẩn do nhiều yếu tố khách quan khác nhau. Đặc biệt, nếu đã hâm nóng lại chúng thì KHÔNG được cho lại vào tủ để làm đông tiếp. 

Bảo quản  trứng tối đa 1 tháng

Các nhà khoa học cho biết, nếu bạn giữ trứng ở nhiệt độ từ 8oC – 18oC thì bạn có thể sử dụng trứng được trong 1 tháng. Tuy nhiên, độ tươi ngon của trứng sẽ giảm dần theo thời gian mà bạn dự trữ trứng. Bạn có thể kiểm tra được độ tươi của quả trứng bằng cách cho nó vào một bát nước muối, trứng nổi thì là trừng đã cũ còn trứng chìm là trứng tươi. Nếu đã lỡ chế biến thì nếu quả trứng nào lòng trắng bao quanh lòng đỏ là trứng còn mới tươi ngon, nếu lòng trứng trải dài thì chắc chắn đó là quả trứng cũ.

Không nên gọt vỏ trái cây khi bảo quản trong tủ lạnh

Bạn cần xác định, một khi đã gọt vỏ trái cây thì phải sử dụng chúng ngay, nếu gọt vỏ và cho bảo tủ lạnh cất trữ thì nguy cơ vi khuẩn phát triển sẽ rất cao. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn cất trữ trái cây vào tủ lạnh thì hãy rửa thật sạch lớp vỏ ngoài, để loại bỏ hoàn toàn dư lượng thuốc trừ sâu cũng như các chất bẩn bẩn bám ở bề mặt vỏ. 

Làm gì nếu tủ lạnh mất điện hoặc hư hỏng nhẹ

Nếu như tủ lạnh của bạn đột ngột mất điện hoặc bị hư hỏng thì bạn cần chú ý những điều sau:

  • Thực phẩm tươi sống: Khi tủ lạnh hoạt động trở lại, nếu bạn thấy các tinh thể băng trong bao bì tức là độ lạnh vẫn còn dưới 5oC, bạn có thể an tâm để yên các thực phẩm ở đó. Ngược lại, nếu không thấy các tinh thể băng thì cần phải tiêu thụ thật nhanh trước khi thực phẩm đó bị ôi thui.
  • Thực phẩm đã nấu chín và các loài thuộc loại thân giáp (tôm, cua…): Bạn cần tiêu thụ thật nhanh hoặc cho chúng vào thùng rác. Không nên vì tiếc mà lại tiếp tục dữ trữ chúng, vì nó có thể sẽ là mầm bệnh tiềm ẩn cho bạn và gia đình.
  • Bánh kem, kem và nước trái cây (cam ép, chanh dây, dưa hấu ép…): Các loại thực phẩm này, phải được bảo quản liên tục trong nhiệt độ dưới 8oC, nếu tủ lạnh bị mất điện hay bị hỏng trong thời gian hơn 2 tiếng thì những loại thực phẩm này sẽ bị hư hoặc bị phân hủy các chất dinh dưỡng, thậm chí sẽ sinh ra những nguy hiểm độc hại.

Lưu ý về thời gian cất trữ thực phẩm trong tủ lạnh

Đối với các loại thực phẩm có bao bì và chưa bóc ra thì không có vấn đề gì nếu chúng còn hạn sử dụng. Thịt băm nhuyễn, trứng đã được đánh không được cất trong tủ lạnh quá 3 giờ. Các món canh, súp (có thịt và rau) không nên để trong tủ lạnh qua 20 giờ.

Đối với các món xào, món kho hoặc món chiên có thể để khoảng 1 đến 2 ngày. Hành lá, ngò, củ cải, chuối… nếu để lâu trong tủ lạnh sẽ bị giảm độ ngon thậm chí bị hư. Ngoài ra phải thường xuyên làm vệ sinh tủ lạnh và theo dõi nhiệt độ bên trong tủ cũng như theo dõi thời gian sử dụng của từng loại thực phẩm được cất trữ bên trong tủ lạnh.

Đóng gói thực phẩm an toàn

Bảo quản thịt, thịt gia cầm, cá sống tách biệt với các loại thực phẩm khác để tránh nhiễm khuẩn. (Đây là lý do nhiều tủ lạnh có ngăn đựng thịt ở cuối cùng của tủ lạnh; nếu tủ lạnh nhà bạn không có ngăn đó, thì bảo quản thịt / hải sản tươi sống trong khay nhỏ để ngăn nước thịt / hải sản lan qua các thực phẩm khác.)

Bảo quản thực phẩm thừa và dễ hỏng

Thời gian: Thực phẩm dễ hư hỏng nên bảo quản ở ngăn đá, ngăn mát thì chỉ nên để 1, 2 tiếng. Nguyên tắc chung là chỉ nên giữ thực phẩm thừa trong 4 ngày. Còn pizza và thịt hoặc gia cầm đã nấu chín thì để từ 3-4 ngày, với thịt trứng, cá ngừ (đã qua chế biến), mì trộn có thể để từ 3-5 ngày.

Mẹo nhỏ là bạn nên sử dụng hộp đựng thực phẩm: Bảo quản thực phẩm trong các vật dụng vừa khít với nó. Hộp hoặc chai thủ tinh đựng thực phẩm có lợi trong việc giúp người dùng dễ dàng kiểm tra thực phẩm bên trong, có thể dùng cho lò vi sóng và thân thiện với môi trường hơn.

Nếu bạn sử dụng túi nhựa thì nên kiểm tra đảm bảo là chúng không chứa BPA (có ghi  “BPA-free”) gây nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn khi dự trữ thực phẩm, bạn chỉ nên giữ lại những hộp đựng thực phẩm an toàn (nhựa không chưa BPA hoặc thuỷ tinh)

Khá nhiều người có thói quen dự trữ thực phẩm và quên luôn không dùng tới nó cho đến khi nó thực sự hết hạn và đem vứt đi, để tránh trường hợp trên, bạn nên tập thói quen xếp chúng theo thứ tự thời gian dự trữ. Đồ ăn cũ hơn đem ra ngoài, đồ ăn mới đặt vào bên trong, hoặc nếu không nhớ được thời gian đặt thực phẩm vào tủ lạnh, bạn có thể dán một mảnh giấy nhỏ ghi lại thời gian trên vỏ hộp đựng

Nguồn: SUACHUATULANH.ORG

 

Có thể bạn quan tâm
Alternate Text Gọi ngay
XSMB