Mẹo sắp xếp bát đĩa trong máy rửa bát
Máy rửa bát hiện đang là thiết bị thân thiện và giúp ích cho chị em nội trợ. Khi sử dụng chúng để đạt hiệu quả cao nhất bạn nên sắp xếp bát đĩa đúng cách để chúng không bị hư hỏng và còn sạch sẽ hơn theo hướng dẫn như sau:
Mẹo sắp xếp bát đĩa trong máy rửa bát đơn giản và đúng cách
Các Phần Chính Bài Viết
Phân loại bát đĩa đúng vị trí
Máy rửa bát thiết kế nhiều vị trí để bạn thực hiện xếp bát đĩa, đũa, các loại nên từng vị trí thích hợp để máy tự động làm việc. Do đó để đạt hiệu quả cao nhất thì bạn nên phân loại bát đĩa đúng vị trí theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Khi thực hiện rửa bát, sau khi làm sạch thức ăn thừa và có thể rửa sơ nếu như máy không có chức năng rửa sơ thì bạn phân loại bát đũa xếp thành các chén, tô, đĩa, ly theo các cỡ như cỡ nhỏ và vừa vào giỏ trên cao nhất, còn nồi, chảo, xoong, tô, dĩa có kích thước to hơn thì xếp bên dưới. Nếu đường kính của dụng cụ đó có kích thước to tầm trên 30 cm thì bạn cho vào giỏ đựng bên dưới.
Nên lưu ý kỹ việc phân loại từ ban đầu để hạn chế được những lo lắng trong quá trình rửa bát nhé.
Phân loại bát đĩa đúng ngăn của máy
Theo hướng dẫn của nhà sản xuất thì bạn nên phân loại bát đĩa theo đúng ngăn của nhà sản xuất thì mới đạt được hiệu quả sạch sẽ nhất. Đối với vật dụng quá bẩn, hay quá to bạn nên đặt ở giỏ dưới, vì theo thiết kế cách tay phun thường phun mạnh hơn ở giỏ dưới cho hiệu quả làm sạch tốt hơn là ở trên.
Bên cạnh đó những đồ dùng nặng, cồng kềnh như xoong, nồi, chảo nên đặt ở giỏ dưới để tránh rơi rớt, đổ làm vỡ đồ hoặc vỡ các loại khác khi máy tiến hành chu trình rửa.
Còn loại giỏ đựng phía trên thì bạn nên cho bát đĩa loại nỏ, sạch và đựng vào đó nhưng đảm bảo kích thước nhỏ, khối lượng bé tầm 2 kg nhé.
Trong máy rửa bát có chỗ dành riêng cho vật dụng nhỏ bé như đũa, thìa, dao, kéo. Tuy nhiên khi đặt vào bạn hãy cố định chặt chúng để khi rửa tránh áp suất của nước là chúng tung tóe ra bên ngoài ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy cũng như tuổi thọ của các thiết bị khác và còn nguy hiểm cho cả người đổ bát đĩa ra cất.
Đặt úp các đồ dùng xuống
Theo nguyên tắc sử dụng máy rửa bát thì khi bạn đặt úp các thiết bị xuống thì sẽ rửa sạch hơn bởi nước xối xung quanh bát nhưng chúng sẽ chảy hết xuống khi bát đĩa của bạn đặt úp xuống hết tránh thức ăn thừa hay nước đọng bên trong bát đĩa.
Tương tự các vận dụng khác cũng vậy đặc biệt với các chén dĩa có đường cong, có phần lõm, bạn nên đặt nghiêng vừa tiết kiệm không gian trong giỏ đựng, vừa giúp chúng được làm sạch hơn nhiều đấy các bạn nhé.
Trên giỏ đựng cũng vậy nên đặt các đồ dùng có tay nắm xuống dưới trước vì dụ như đầu nhỏ của đũa thường được đặt lên trên, đầu to xuống dưới.
Các vật sắc nhọn, dài như các loại dao tỉa rau củ quả nên đặt nằm ngang trong giỏ đựng của máy. Nếu muốn đặt đứng các vật này, thì bạn nên xếp phần tay cầm hướng lên trên, không để phần có lưỡi dao dài hướng lên trên.
Tuyệt đối xếp bát đĩa chồng lên nhau trong máy
Để bát đĩa sạch sẽ tinh tươm thì khi sắp xếp đồ vào máy rửa bát bạn tuyệt đối không đặt bát đĩa chồng lên nhau mà phải tạo một khoảng cách nhất định giữa các vật dụng.
Việc tạo một khoảng cách nhất định giữa các vật dụng như chén, dĩa, dao, kéo sẽ giúp chúng sạch sẽ hơn và không gây nguy hiểm cho máy cũng như người sử dụng.
Lưu ý, không để chén dĩa chạm vào những đồ dùng làm bằng thủy tinh, đồ mỏng vì áp suất của vòi phun nước có thể làm đồ dùng mỏng, bằng thủy tinh bị xô đổ, nứt vỡ.
Đối với đồ dùng nhiều góc cạnh
Đối với đồ dùng nhiều góc cạnh bạn nên đặt nghiên chúng trong giỏ nhất định, không xếp đồ dùng nhỏ cùng đồ lớn . Theo nguyên tắc thì xếp đồ cỡ nhỏ lồng bên trong đồ cỡ lớn giúp tiết kiệm không gian giỏ đựng đồ. Nhưng cách sắp xếp này sẽ làm cho việc vệ sinh các món đồ lớn không sạch sẽ, dễ làm đọng lại nước và chất bẩn, sấy cũng không thể làm khô hết phần nước đó.
Những đồ góc cạnh nếu như không sắp xếp theo hướng dẫn thì rất khó sạch mà còn làm nguy hiểm đến những vật dụng khác nữa đấy các bạn nhé,
Lưu ý tránh vòi phun nước
Khi sếp các vật dụng vào máy rửa bát bạn không xếp chén dĩa hay xoong nồi chắn các vòi phun (cánh tay phun) của máy rửa chén gây ảnh hưởng đến hiệu quả phun của nước. Nếu bạn không để ý đến điều này thì bạn vô tình làm cho máy không thể rửa sạch được bát đĩa thậm trí máy không thể chạy hoặc giảm tuổi thọ của máy.
Những vật dụng nên hạn chế cho vào máy rửa bát
Những đồ làm bằng bạc, nhôm khi cho vào máy sẽ làm cho chúng bạc màu. Những chén dĩa được tráng men cũng có thể bị mờ, đục nếu rửa trong máy rửa chén thường xuyên. Ngoài ra đồ nhựa không chịu được nhiệt cũng không nên cho vào máy rửa bát.
Các đồ dùng làm bằng gỗ, xương, đồng, thiếc, sợi tổng hợp, thép, thủy tinh pha lê không chịu nhiệt, có tay cầm bằng gỗ, sừng, ốc xà cừ, dễ bị hỏng, vỡ khi rửa trong máy.
Các loại kính trang trí, đồ thủ công, đồ cổ bạn cũng không nên rửa với máy rửa bát, do chúng có thể bị giảm giá trị, độ bền sau khi rửa với máy rửa chén.
Qua bài viết trên chúng tôi rất hi vọng các bạn có thể có thêm kinh nghiệm xếp chén dĩa vào máy rửa chén đúng cách và đảm bảo chúng luôn được rửa sạch sẽ.
Chúc các bạn thành công!
Có thể bạn quan tâm
- Lỗi H27 tủ lạnh Sharp và các bước sửa đơn giản (07/11/2024)
- Giải mã lỗi E-42 máy giặt Electrolux ai cũng hiểu (01/11/2024)
- Thực hiện bảo trì tủ lạnh Sharp lỗi H12 (27/10/2024)
- Lưu ý khi gặp lỗi E-41 máy giặt Electrolux (20/10/2024)
- Tủ lạnh Sharp lỗi H-10 Làm sao để khắc phục? (16/10/2024)
- Từng Bước Khắc Phục Lỗi E-40 Máy Giặt Electrolux (13/10/2024)