Mùa đông sử dụng tủ lạnh như thế nào là chuẩn nhất

Vào mùa đông, khi thời tiết trở nên lạnh và ẩm thì nhu cầu sử dụng tủ lạnh có nhiều thay đổi. Thế nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng tủ lạnh nhất là vào mùa đông cho đúng, chuẩn để đạt được hiệu quả mong muốn. Vậy vào mùa đông các bạn nên sử dụng tủ lạnh như thế nào cho chuẩn nhất, vừa tiết kiệm điện, vừa an toàn cho bảo quản thực phẩm. Chúng ta cùng nhau theo dõi trong bài viết ngay sau đây nhé.

Cách sử dụng tủ lạnh trong mùa đông chuẩn nhất

Không rút điện

Đối với thời tiết lạnh và ẩm như mùa đông, nhu cầu sử dụng của một số hộ gia đình sẽ không nhiều nên việc rút điện tủ lạnh để giảm đi lượng tiêu thụ điện năng thường hay xảy ra.

Nhưng thực tế điều này lại khiến tủ không hoạt động thường xuyên, không được sấy sẽ dẫn đến nguy cơ hư hỏng các bộ phận của tủ, suy giảm chất lượng cũng như tuổi thọ tủ.

Để tránh làm giảm chất lượng tủ và đồng thời giảm thiểu quá trình tiêu thụ điện năng khi sử dụng tủ vào mùa đông, chúng tôi khuyên bạn nên điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh ở mức 1. Đây là mức thích hợp giúp tủ lạnh nhà bạn vừa tiết kiệm điện năng tiêu thụ mà vẫn đảm bảo hoạt động ổn định.

Lúc này, nhiệt độ trong tủ dao động khoảng 2-5 độ, phù hợp với nhu cầu bảo quản thức ăn của nhà bạn trong mùa đông.

Ngoài ra nếu thực phẩm chứa trong đó nhiều thì bạn nên tăng nhiệt độ lên cho phù hợp. Tuy nhiên không nên để số quá to sẽ khiến thức phẩm nhanh bị hư hỏng như rau xanh, hoa quả tươi, sữa…bởi khí lạnh được bổ sung rất nhiều nên những thực phẩm này dễ bị hỏng, hay đóng băng, đóng tuyết.

Hạn chế để nhiều thực phẩm

Bất kể mùa đông hay mùa hè, bạn cũng không nên để quá nhiều thực phẩm tích trữ trong tủ lạnh. Thực phẩm sẽ bị hư hỏng nếu để quá thời hạn bảo quản.

Đồng thời, việc chất quá nhiều hay thường xuyên để thực phẩm tiếp xúc với phía trong cùng của tủ lạnh cũng sẽ khiến tất cả thức ăn bên trong tủ không được làm lạnh đều, gây hư hỏng thực phẩm và tiêu tốn nhiều điện năng. Sắp xếp thực phẩm gọn gàng

Vì vậy, bạn nên sắp xếp thức ăn một cách hợp lý cho tủ có khoảng không để lưu thông, đặc biệt là không để thực phẩm ở phía trước cửa gió thổi ra. Hãy chú ý đặt thực phẩm cách ra một khoảng so với phía trong của tủ lạnh.

Việc đặt thực phẩm cách ra một khoảng cách không chỉ giúp thực phẩm được bảo quản tươi ngon hơn mà nó còn giúp tiết kiệm điện. Bởi bạn đặt quá nhiều đồ ăn trong tủ thậm trí đồ ăn còn che lấp mất nơi thổi khí lạnh vào tủ thì tủ sẽ hoạt động nhiều h ơn mà hiệu quả thì lại rất thấp.

Ngoài ra đặt nhiều thực phẩm trong tủ còn gây lãng phí nhiều bạn nhé.

Không nên để thứ này trong tủ lạnh

Chúng ta biết rằng, vai trò chính của tủ lạnh là lưu trữ và bảo quản thực phẩm, nhưng không vì thế mà bạn có thể bỏ vào tủ tất cả các loại thực phẩm. Một số thực phẩm khi bỏ vào tủ lạnh sẽ dễ gây ra các tai nạn nghiêm trọng như các loại dung dịch, vật liệu dễ cháy hoặc dễ bay hơi: cồn, rượu, …

Không chỉ vậy, với một số thực phẩm như bánh kem, trước khi bỏ vào tủ lạnh bạn cần loại bỏ hết đá khô dùng để giữ lạnh đi kèm. Bởi vì bản thân đá khô là carbon dioxide rất dễ bay hơi, không nên trữ trong các không gian bị bịt kín như tủ lạnh.

Khi cất trữ đồ uống có ga, bia, người dùng cũng cần chú ý đến nhiệt độ của tủ lạnh, tránh để chúng bị hóa đá khiến cho lượng khí CO2 bên trong bị dồn ép tạo thành áp suất cao gây nổ.

Một số thực phẩm có mùi, dễ lên men cũng cần bảo quản bao bọc cẩn thận, tránh sự phát triển của các loại vi khuẩn yếm khí gây hại tới thiết bị.

Việc đặt các loại đồ trên trong tủ lạnh không chỉ không an toàn cho tủ  mà cũng gây mất an toàn cho người sử dụng kể cả tốn rất nhiều chi phí nữa đấy. Do đó các bạn nên thực sự lưu ý khi sử dụng nhé.

Không nên đặt tủ lạnh gần thứ này

Các bộ phận bên trong tủ lạnh rất dễ bị kích ứng với một số thiết bị và gây ra cháy nổ, hư hỏng chẳng hạn khi đặt gần nhứng thứ như: lò vi sóng, nồi cơm điện hoặc các thiết bị điện từ khác. Điều này có thể tạo nên hiện tượng nhiễu điện từ, khiến cho việc kiểm soát nhiệt độ của thiết bị trở nên hỗn loạn.

Cụ thể, lò vi sóng và tủ lạnh đặt cạnh nhau sẽ gây ra cộng hưởng, dễ làm hỏng tủ, thậm chí có thể gây nổ. Các chai lọ thủy tinh cũng không được đặt trong ngăn đá hoặc ở khu vực có nhiệt độ quá thấp.

Bếp gas cũng cần đặt xa tủ lạnh bởi khi hoạt động tủ lạnh cũng có thể tạo các tia lửa gây cháy nổ. Các loại bình xịt côn trùng, bình phun hóa chất cũng cần hạn chế sử dụng gần tủ lạnh.

Vì vậy, chúng tôi  khuyên bạn không nên đặt tủ lạnh ở gần hoặc dưới các thiết bị được khuyến cáo trên.

Đảm bảo nguồn điện cấp cho tủ an toàn nhất

Ở nhiều gia đình thường dùng chung ổ cắm của tủ lạnh với các thiết bị khác nhằm tiết kiệm và tiện lợi hơn. Nhưng điều này lại rất nguy hiểm bởi công suất hoạt động của tủ lạnh khá lớn, nhất là với tủ lạnh thường (không Inverter) khi khởi động có thể gây đoản mạch và tạo ra hỏa hoạn.

Việc chia sẻ ổ cắm cũng có thể dẫn đến khoảng cách giữa các thiết bị quá gần, mang lại những tai nạn không đáng có.

Đây là lưu ý mà bạn nên quan tâm nhiều nhất bởi đây là sai lầm phổ biến của nhiều gia đình khi sử dụng tủ lạnh nhé.

Vệ sinh và bảo dưỡng

Tủ lạnh sau khi sử dụng một thời gian dài sẽ trở nên cũ và suy giảm các chức năng. Trên thực tế, với việc hoạt động hầu như 24 tiếng một ngày, gần như tất cả các ngày trong năm, thiết bị điện tử này sẽ rất dễ bị lão hóa và hư hỏng.

Việc kiểm tra và bảo dưỡng tủ định kì sẽ giúp tủ được sửa chữa, nâng cấp kịp thời, hoạt động ổn định và đảm an toàn hơn. Nếu các vấn đề của tủ bị phát sinh liên tục, bạn nên cân nhắc việc thay thế bằng một tủ lạnh mới để đảm bảo an toàn hơn.

Chúc các bạn thành công!

 

Có thể bạn quan tâm
Alternate Text Gọi ngay
XSMB