Những sự cố tủ lạnh cơ bản mà bạn không cần gọi thợ

Tủ lạnh là đồ gia dụng không thể thiếu của mỗi gia đình. Sau một thời gian sử dụng chúng sẽ xảy ra một số sự cố, lỗi nhỏ mà bạn hoàn toàn có thể tự sửa tại nhà mà không cần đến thợ chuyên nghiệp. Vậy những mẹo sửa sự cố tủ lạnh nho nhỏ tại  nhà là như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu cách làm ngay sau đây nhé.

Những sự cố nho nhỏ tủ lạnh mà bạn có thể tự sửa tại nhà

Sự cố bóng đèn không sáng

Nếu vào một ngày đẹp trời mà bạn lại không thấy bóng đèn tủ lạnh sáng thì đừng vội lo lắng nhé chúng ta có thể khắc phục được sự cố này nhé.

Nếu bóng đèn không sáng mà bạn lại không nghe thấy âm thanh gì khi mở  tủ lạnh thì nguyên nhân đầu tiên bạn cần nghĩ tới đó là nguồn điện không đảm bảo do rắc cắm chập chờn. Bạn chỉ cần cắm lại rắc cắm và cho dòng điện chạy ổn định là sẽ ổn sự cố này nhé.

Còn lỗi bóng đèn sáng do cháy bóng thì bạn có thể thay thế chúng. Hãy ra cửa hàng chuyên bán đồ tủ lạnh sắm một chiếc bóng tương tự về thay là có thể khắc phục sự cố này nhé.

Khắc phục lỗi đèn sáng nhưng tủ lạnh không chạy

Sẽ có lúc bạn bắt gặp cảnh tượng mở cửa tủ lạnh ra thấy đèn tủ lạnh sáng nhưng thấy tủ lạnh im zim không thấy hoạt động. Lỗi này có vẻ phức tạp hơn lỗi đầu tiên. Nguyên nhân gây lỗi đèn sáng mà tủ lạnh không hoạt động là do lỗi do hỏng rơ le máy nén, bộ đếm thời gian rã đông hoặc bộ điều chỉnh nhiệt độ hoặc cuộn dây dàn ngưng phía sau hoặc phía dưới bị bẩn.

Khi này bạn cần  kiểm tra và làm sạch những cuộn dây dàn ngưng phía sau hoặc phía dưới tủ lạnh. Nếu không phải nguyên nhân này thì có thể do lỗi rowle. Đây là những lỗi khá phức tạp nên bạn cần người có chuyên môn để giúp sức nhé.

Miếng gioăng cao su cửa không chặt

Miếng đệm hay còn gọi là miếng goăng cao su cửa phải chặt để giữ được hơi lạnh bên trong, nếu không hơi lạnh thoát ra ngoài gây lãng phí năng lượng.

Nếu miếng đệm này không chặt thì sẽ ảnh hưởng nhiều tới việc giữ lạnh thực phẩm bên trong dẫn đến đồ ăn bị hư hỏng.

Vì thế, bạn cần thường xuyên kiểm tra độ hút của miếng đệm này bằng cách dùng một tờ giấy giữa cánh cửa và tủ lạnh. Nếu bạn rút tờ giấy ra mà thấy lỏng lẻo thì miếng đệm đang có vấn đề. Lúc này cần thay miếng đệm mới.

Miếng đệm cửa không chặt sẽ ảnh hưởng tới thức ăn bên trong cần sớm thay thế nếu không bạn vừa bị mất tiền điện oan lại bị mất vệ sinh an toàn thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh. Và cái mất lớn nhất đó là tuổi thọ của tủ lạnh sẽ giảm rất nhiều.

Tủ lạnh chạy liên tục không ngắt

Tủ lạnh chạy liên tục không ngắt có nhiều nguyên nhân như tủ lạnh bị hở, khí lạnh không lưu thông được do thực phẩm chất quá nhiều cản trở đường lưu thông của nó hay do tuyết đóng băng quá dày…

Lúc này, bạn nên lấy hết đồ trong tủ lạnh ra, đồng thời mở cửa tủ một lúc để tuyết tan chảy. Bạn có thể tận dụng lúc này để vệ sinh tủ lạnh luôn. Ngoài ra, vấn đề hỏng miếng đệm cũng có thể là nguyên nhân làm cho máy chạy liên tục nên cần kiểm tra thay thế để tủ lạnh giữ được hơi lạnh thì tủ sẽ hoạt động êm nhé.

Ngoài ra nếu bạn cất giữ quá nhiều thực phẩm lại để chế độ quá bé thì máy sẽ chạy liên tục không ngững hoặc thực phẩm làm bít được lưu thông khí lạnh sẽ làm cho máy chạy nhiều hơn để giữ lạnh bên trong khoang lạnh.

Đây là lỗi mà chún tôi đã giành cả 1 chuyên đề trong bài viết  nói về vấn đề này nhé, các bạn có thể theo dõi và tìm đọc tham khảo nhé.

Tủ lạnh kêu to tiếng nghe rất lạ

Nếu tủ lạnh nhà bạn gây ra tiếng ồn to hơn bình thường thì chứng tỏ tủ lạnh đang có vấn đề.

Để kiểm tra, trước hết, bạn nên lắc nhẹ tủ lạnh, máy đặt không cân bằng là nguyên nhân gây ra tiếng ồn nên bạn cần chỉnh lại chân đế để cân bằng lại tủ.

Nếu tiếng ồn vẫn không hề giảm, nguyên nhân có thể là do trục trặc ở quạt dàn ngưng hoặc quạt bay hơi. Đây là những lỗi khó nên bạn cần phải gọi thợ đến sửa.

Như vậy chúng ta có thể tự khắc phục được những lỗi nhỏ đơn giản trong tủ lạnh mà không cần đến thợ. Nếu những lỗi đó mà bạn không khắc phục được thì hãy nhờ đến thợ khi cần nhé. Họ sẽ giúp bạn kiểm tra tổng thể tủ lạnh bảo dưỡng tủ lạnh hoạt động tốt hơn.

Những lưu ý khi dùng tủ lạnh đảm bảo bền bỉ

Để tủ lạnh hoạt độn bền bỉ thì ngay khi mua về bạn nên lắp đặt trên một mặt phẳng ổn định, chắc chắn và không cắm nguồn điện từ 4 tiếng – 24 tiếng để tủ ổn định khí gas cho tủ.

Không nên xếp thực phẩm quá chật chội bên trong tủ, vì lúc này hơi lạnh khó tìm được kẽ hở để tuần hoàn bên trong tủ, dẫn đến làm lạnh kém và người dùng lầm tưởng tủ lạnh bị lỗi. Khi xếp thực phẩm cần tránh đặt sát họng gió vì sẽ làm cản khí lạnh tuần hoàn trong tủ.

Không lắp đặt tủ lạnh ở nơi ẩm ướt hoặc nơi mà thiết bị có thể tiếp xúc với nước, lớp cách điện của các bộ phận điện tử bị hỏng có thể gây ra điện giật hoặc hỏa hoạn. Trong trường hợp đặt ở nơi ẩm ướt, bạn có thể lắp thêm chân đế cho tủ để đảm bảo an toàn.

Không đặt tủ lạnh trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời hoặc tiếp xúc với nhiệt từ bếp, lò sưởi hoặc các thiết bị khác.

Không nên cắm nhiều thiết bị vào cùng một ổ cắm điện. Tủ lạnh phải luôn luôn được cắm vào ổ điện riêng có mức điện áp định mức phù hợp với mức điện áp được ghi trên bảng thông số của tủ lạnh.

Không đứng lên thiết bị hoặc để các đồ vật (như đồ giặt ủi, nến đang cháy, thuốc lá đang cháy, chén đĩa, hóa chất, vật bằng kim loại,…) lên trên thiết bị vì dễ gây ra hỏa hoạn hoặc điện giật.

Nói tóm lại nếu bạn biết cách sử dụng tủ lạnh hợp lý và đúng cách thì bạn sẽ có chiếc tủ lạnh bảo quản đẹp, bền bỉ theo thời gian.

Chúc các bạn thành công!

Có thể bạn quan tâm
Alternate Text Gọi ngay
XSMB