Bài tập Nguyên lý kế toán.pdf

  1. NHAØ XUAÁT BAÛN
    ÑAÏI HOÏC QUOÁC GIA TP. HÒA CHÍ MINH BÀI TẬP ĐÀNG QUANG VẮNG ĐÀO THỊ KIM YẾN LÊ THỊ MỸ NƯƠNG NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
  2. TS. ĐÀNG QUANG VẮNG ThS. ĐÀO THỊ KIM YẾN TS. LÊ THỊ MỸ NƯƠNG BÀI TẬP NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023
  3. 3
    LỜI MỞ ĐẦU
    Môn học nguyên lý kế toán là môn cơ sở của khối ngành kinh tế tài chính, được đưa vào giảng dạy tại những trường ĐH, cao đẳng từ nhiều năm qua và nhiều tài liệu giáo trình đã được biên soạn, ship hàng cho việc học tập. Để giúp cho những bạn sinh viên có thêm một tài liệu học tập, nhóm tác giả Khoa Kinh tế Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức triển khai biên soạn cuốn sách Bài tập Nguyên lý kế toán. Hơn nữa, chúng tôi kỳ vọng cuốn sách này cũng sẽ là tài liệu tìm hiểu thêm hữu dụng cho những bạn đọc khác chăm sóc đến nghành nghề dịch vụ kế toán. Cuốn sách gồm có 7 chương, ở mỗi chương đều có tóm tắt kim chỉ nan trước khi vận dụng bài tập. Bên cạnh những bài tập có gợi ý đáp án ( ở cuối sách ), còn có 1 số ít bài tập không có đáp án nhằm mục đích ship hàng cho việc tự nghiên cứu và điều tra của quý bạn đọc. Nội dung của 7 chương bài tập gồm : Chương 1 : Tổng quan về kế toán Chương 2 : Báo cáo kế toán Chương 3 : Tài khoản và ghi sổ kép Chương 4 : Tính giá những đối tượng người tiêu dùng kế toán Chương 5 : Chứng từ và kiểm kê Chương 6 : Kế toán những nhiệm vụ kinh doanh thương mại hầu hết trong doanh nghiệp sản xuất Chương 7 : Sổ kế toán – Kỹ thuật ghi sổ, sửa sổ và những hình thức kế toán Tuy nhóm biên soạn đã rất nỗ lực nhưng cuốn sách sẽ không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Do đó, chúng tôi rất mong nhận được sự góp phần quan điểm của quý bạn đọc để quyển sách ngày càng đạt chất lượng cao hơn. Nhóm tác giả
  4. 5
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ

    1. NHAØ XUAÁT BAÛN
      ÑAÏI

      HOÏC QUOÁC GIA TP. HOÀ CHÍ MINH
      BÀI TẬP
      ĐÀNG QUANG VẮNG
      ĐÀO THỊ KIM YẾN
      LÊ THỊ MỸ NƯƠNG
      NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN

    2. TS. ĐÀNG QUANG

      VẮNG
      ThS. ĐÀO THỊ KIM YẾN
      TS. LÊ THỊ MỸ NƯƠNG
      BÀI TẬP
      NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
      NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA
      THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2023

    3. 3
      LỜI MỞ ĐẦU
      Môn

      học nguyên lý kế toán là môn cơ sở của khối ngành kinh tế,
      được đưa vào giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng từ nhiều năm qua
      và nhiều tài liệu giáo trình đã được biên soạn, phục vụ cho việc học tập.
      Để giúp cho các bạn sinh viên có thêm một tài liệu học tập, nhóm tác giả
      Khoa Kinh tế Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM tổ chức biên
      soạn cuốn sách Bài tập Nguyên lý kế toán. Hơn nữa, chúng tôi hy vọng
      cuốn sách này cũng sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn đọc khác
      quan tâm đến lĩnh vực kế toán.
      Cuốn sách gồm có 7 chương, ở mỗi chương đều có tóm tắt lý thuyết
      trước khi vận dụng bài tập. Bên cạnh các bài tập có gợi ý đáp án (ở cuối
      sách), còn có một số bài tập không có đáp án nhằm phục vụ cho việc tự
      nghiên cứu của quý bạn đọc. Nội dung của 7 chương bài tập gồm:
      Chương 1: Tổng quan về kế toán
      Chương 2: Báo cáo kế toán
      Chương 3: Tài khoản và ghi sổ kép
      Chương 4: Tính giá các đối tượng kế toán
      Chương 5: Chứng từ và kiểm kê
      Chương 6: Kế toán các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu trong doanh
      nghiệp sản xuất
      Chương 7: Sổ kế toán – Kỹ thuật ghi sổ, sửa sổ và các hình thức
      kế toán
      Tuy nhóm biên soạn đã rất nỗ lực nhưng cuốn sách sẽ không tránh
      khỏi những thiếu sót và hạn chế. Do đó, chúng tôi rất mong nhận được sự
      đóng góp ý kiến của quý bạn đọc để quyển sách ngày càng đạt chất lượng
      cao hơn.
      Nhóm tác giả

    4. 5
      MỤC LỤC
      LỜI MỞ

      ĐẦU………………………………………………………………………………. 3
      CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN…………………………………… 7
      1.1 Tóm tắt lý thuyết………………………………………………………………………. 7
      1.2 Bài tập áp dụng………………………………………………………………………… 9
      CHƯƠNG 2: BÁO CÁO TÀI CHÍNH…………………………………………. 22
      2.1 Tóm tắt lý thuyết…………………………………………………………………….. 22
      2.2 Bài tập ứng dụng…………………………………………………………………….. 24
      CHƯƠNG 3: TÀI KHOẢN VÀ GHI SỔ KÉP…………………………….. 38
      3.1 Tóm tắt lý thuyết…………………………………………………………………….. 38
      3.2 Bài tập ứng dụng…………………………………………………………………….. 40
      CHƯƠNG 4: TÍNH GIÁ ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN………………………. 59
      4.1 Tóm tắt lý thuyết…………………………………………………………………….. 59
      4.2 Bài tập ứng dụng…………………………………………………………………….. 60
      CHƯƠNG 5: CHỨNG TỪ VÀ KIỂM KÊ…………………………………… 71
      5.1 Tóm tắt lý thuyết…………………………………………………………………….. 71
      5.2 Bài tập ứng dụng…………………………………………………………………….. 73
      CHƯƠNG 6: KẾ TOÁN CÁC NGHIỆPVỤ KINH TẾ CHỦ YẾU
      TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT……………………………………… 77
      6.1 Tóm tắt lý thuyết…………………………………………………………………….. 77
      6.2 Bài tập ứng dụng……………………………………………………………………. 85
      CHƯƠNG 7: SỔ KẾ TOÁN – KỸ THUẬT GHI SỔ, SỬA SỔ KẾ
      TOÁN VÀ CÁC HÌNH THỨC KẾ TOÁN………………………………. 113
      7.1 Tóm tắt lý thuyết…………………………………………………………………… 113
      7.2 Bài tập áp dụng…………………………………………………………………….. 115

    5. 6
      ĐÁP ÁN GỢI

      Ý………………………………………………………………………… 126
      BÀI GIẢI CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN.
      ………………….. 126
      BÀI GIẢI CHƯƠNG 2: BÁO CÁO TÀI CHÍNH.
      ………………………….. 134
      BÀI GIẢI CHƯƠNG 3: TÀI KHOẢN GHI SỔ KÉP……………………… 141
      BÀI GIẢI CHƯƠNG 4: TÍNH GIÁ ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN.
      ………… 151
      BÀI GIẢI CHƯƠNG 5 CHỨNG TỪ VÀ KIỂM KÊ.
      ……………………… 156
      BÀI GIẢI CHƯƠNG 6: KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ KINH TẾ
      CHỦ YẾU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT……………………… 158
      BÀI GIẢI CHƯƠNG 7: SỔ KẾ TOÁN – KỸ THUẬT GHI SỔ,
      SỬA SỔ KẾ TOÁN VÀ CÁC HÌNH THỨC KẾ TOÁN……………… 166
      TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………. 173
      PHỤ LỤC 1………………………………………………………………………………. 174
      PHỤ LỤC 2………………………………………………………………………………. 184
      PHỤ LỤC 3………………………………………………………………………………. 185

    6. 7
      CHƯƠNG 1: TỔNG

      QUAN VỀ KẾ TOÁN
      1.1 Tóm tắt lý thuyết
      1.1.1 Khái niệm về kế toán
      Theo Luật Kế toán số 88/2015/QH13, ngày 20 tháng 11 năm 2015,
      “Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin
      kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động”.
      1.1.2 Đối tượng kế toán
      Theo quy định trong Khoản 3 Điều 8 của Luật Kế toán 2015: Đối
      tượng kế toán thuộc hoạt động kinh doanh gồm:
      a) Tài sản;
      b) Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;
      c) Các khoản doanh thu, chi phí kinh doanh, chi phí khác và thu nhập;
      d) Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước;
      đ) Kết quả và phân chia kết quả hoạt động kinh doanh;
      e) Các tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán.
      Phương trình kế toán cơ bản:
      Tổng tài sản = Vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả
      Mối quan hệ doanh thu, chi phí
      Lợi nhuận giữ lại = Doanh thu, thu nhập khác – Chi phí – Cổ tức
      Vốn chủ sở hữu = Vốn cổ phần + Lợi nhuận giữ lại
      Phương trình kế toán mở rộng
      Tài sản = Nợ phải trả + Vốn cổ phần + Lợi nhuận giữ lại
      1.1.3 Các phương pháp kế toán
      Có sáu phương pháp kế toán được kế toán sử dụng bao gồm:
      – Phương pháp tài khoản kế toán
      – Phương pháp chứng từ kế toán
      – Ghi sổ kép
      – Phương pháp tính giá đối tượng kế toán
      – Kiểm kê
      – Phương pháp tổng hợp cân đối kế toán
      1.1.4 Môi trường kế toán
      Khung pháp lý
      (i) Luật kế toán và nghị định hướng dẫn luật
      Luật kế toán là văn bản pháp lý cao nhất, quy định những vấn đề
      mang tính chất nguyên tắc và làm cơ sở để xây dựng chuẩn mực kế toán và
      chế độ hướng dẫn kế toán.

    7. 8
      Luật Kế toán

      số 88/2015/QH13 (Luật Kế toán năm 2015 có hiệu
      lực từ ngày 01/01/2017) gồm 6 chương, 74 điều.
      Nghị định 174/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của
      Luật Kế toán 2015, nghị định gồm 3 chương, 38 điều.
      (ii) Hệ thống chuẩn mực kế toán
      Theo Điều 7 Luật Kế toán Việt Nam: “Chuẩn mực kế toán bao gồm
      những quy định và phương pháp kế toán cơ bản để ghi sổ kế toán và lập
      báo cáo tài chính.” Chuẩn mực kế toán do Bộ Tài chính xây dựng dựa trên
      quy định chung của Luật Kế toán.
      Tính đến nay Bộ Tài chính đã ban hành được 26 chuẩn mực kế toán
      Việt Nam (VAS). Có thể chia hệ thống chuẩn mực thành 3 nhóm cơ bản:
      – Nhóm thứ nhất: Chuẩn mực chung
      – Nhóm thứ hai: Nhóm chuẩn mực kế toán cụ thể liên quan đến các
      yếu tố của báo cáo tài chính
      – Nhóm thứ ba: Nhóm chuẩn mực liên quan đến việc lập các báo cáo
      tài chính
      (iii) Chế độ kế toán Việt Nam
      Theo điều 3 Luật Kế toán Việt Nam 2015 “Chế độ kế toán là những
      quy định và hướng dẫn về kế toán trong một lĩnh vực hoặc một số công
      việc cụ thể do cơ quan quản lý Nhà nước về kế toán hoặc tổ chức được cơ
      quan quản lý Nhà nước về kế toán ủy quyền ban hành”.
      Một số văn bản liên quan đến chế độ kế toán được áp dụng trong
      doanh nghiệp Việt Nam:
      – Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 do Bộ Tài chính ban
      hành, có hiệu lực thi hành từ ngày 05/02/2015 hướng dẫn chế độ kế toán
      doanh nghiệp về việc ghi sổ, lập và trình bày báo cáo tài chính. Thông tư
      này hướng dẫn kế toán áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh
      vực, mọi thành phần kinh tế.
      – Thông tư 202/2014/TT-BTC để hướng dẫn phương pháp lập và
      trình bày báo cáo tài chính hợp nhất.
      – Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định chế độ kế toán doanh nghiệp
      nhỏ và vừa, hướng dẫn nguyên tắc ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo
      tài chính.
      – Thông tư 132/2018/TT-BTC quy định chế độ kế toán doanh nghiệp
      siêu nhỏ, hướng dẫn nguyên tắc ghi sổ kế toán, lập và trình bày Báo cáo tài
      chính của doanh nghiệp siêu nhỏ.

    8. 9
      Trong quyển sách

      Bài tập Nguyên lý kế toán này, nhóm tác giả sử
      dụng xuyên suốt chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
      1.2 Bài tập áp dụng
      Bài 1.1:
      Hãy xác định số tiền còn thiếu trong phương trình kế toán cơ bản
      dưới đây:
      Đơn vị tính: 1.000 đồng
      Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở
      hữu
      1 ? 250 1.800
      2 2.800 754 ?
      3 5.900 ? 4.790
      4 ? 1.869 8.400
      5 11.500 2.369 ?
      Sử dụng phương trình kế toán cơ bản hoặc phương trình kế toán mở
      rộng để trả lời câu hỏi Bài 1.2a và 1.2b sau đây (đơn vị tính: 1 triệu đồng):
      Bài 1.2a:
      1. Đầu năm công ty có tổng tài sản là 9.430 và tổng nợ phải trả là
      3.680. Nếu trong năm tổng tài sản tăng lên 656, và vốn chủ sở hữu tăng lên
      780, thì tổng nợ phải trả cuối năm là bao nhiêu?
      2. Đầu năm công ty có tổng tài sản là 9.430 và tổng nợ phải trả là
      3.680, trong năm nếu tổng tài sản giảm 1.250 và tổng nợ phải trả tăng 256,
      thì vốn chủ sở hữu cuối năm là bao nhiêu?
      3. Nợ phải trả của công ty là 345, vốn cổ phần cổ đông là 4.500;
      doanh thu 6.780; chi phí 4.110; và cổ tức 590, tổng tài sản của công ty là
      bao nhiêu?
      4. Tổng tài sản của công ty là 6.328 và nợ phải trả bằng một phần bốn
      tổng tài sản. Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là bao nhiêu?
      Bài 1.2b:
      1. Đầu năm công ty có tổng tài sản là 8.930 và tổng nợ phải trả là
      2.980. Nếu tổng nợ phải trả giảm 1.580 và vốn chủ sở hữu tăng 2.100 trong
      năm. Tổng tài sản vào cuối năm là bao nhiêu?

    9. 10
      2. Tổng tài

      sản của công ty là 7.579, vốn cổ phần cổ đông là 5.250;
      doanh thu 4.600; chi phí 2.960; và cổ tức 580. Tổng số nợ phải trả của công
      ty là bao nhiêu?
      3. Đầu năm tổng tài sản của công ty 4.500; nợ phải trả 1.270. Trong
      năm nợ phải trả tăng 487, nguồn vốn không thay đổi. Tổng tài sản cuối
      năm của công ty là bao nhiêu?
      4. Đầu năm tổng tài sản của công ty 3.810; nợ phải trả 1.130. Trong
      năm nợ phải trả giảm 511, nguồn vốn không thay đổi. Tổng tài sản cuối
      năm của công ty là bao nhiêu?
      Bài 1.3
      Công ty TNHH Hoàn Cầu có số liệu kế toán như sau: (Đơn vị tính:
      triệu đồng)
      1. Tiền mặt 150 8. Hàng hóa X
      2. Tiền gửi ngân hàng 510 9. Vay dài hạn 600
      3. Tạm ứng 20 10. Phải trả công nhân viên 84
      4. Lợi nhuận chưa phân phối 37 11. Thuế phải nộp ngân sách 40
      5. Vay ngắn hạn 479 12. Phải thu khách hàng 52
      6. Tài sản cố định 1.564 13. Nguồn vốn kinh doanh 1.180
      7. Phải trả người bán 527 14. Công cụ dụng cụ 30
      Yêu cầu:
      1. Phân biệt tài sản, nguồn vốn
      2. Tìm X?
      Bài 1.4:
      Tại công ty TNHH INTEL phát sinh các nghiệp vụ kinh tế trong
      tháng 10/N như sau:
      1. Mua tài sản cố định chưa thanh toán tiền cho nhà cung cấp.
      2. Mua nguyên vật liệu nhập kho thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng.
      3. Cổ đông góp vốn bằng chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng của
      công ty.
      4. Công ty nhận giấy báo có về khoản tiền khách hàng chuyển khoản
      sau khi hoàn thành dịch vụ công ty cung cấp.
      5. Chi tiền mặt thanh toán tiền điện tháng 10/N.

    10. 11
      6. Chi phí

      quảng cáo sản phẩm phát sinh, chưa thanh toán cho công
      ty Truyền thông ABC.
      7. Thanh toán lương cho người lao động tháng 10/N bằng tiền gửi
      ngân hàng qua thẻ ATM.
      8. Mua một bộ máy lạnh Daikin trang bị cho cửa hàng thanh toán
      bằng chuyển khoản cho nhà cung cấp.
      9. Chuyển khoản thanh toán cổ tức cho cổ đông.
      10. Chi tiền thanh toán tiền thuê văn phòng tháng 10/N.
      Yêu cầu:
      Phân tích ảnh hưởng của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đến đối
      tượng tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong phương trình kế toán.
      Bài 1.5:
      Công ty Cổ phần Dịch vụ Tin học BBC có các nghiệp vụ kinh tế phát
      sinh trong tháng 07/N như sau:
      1. Cổ đông đầu tư bằng thiết bị văn phòng trị giá 58.000.000đ, và
      chuyển vào tài khoản tiền gửi ngân hàng 1.000.000.000đ.
      2. Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt 200.000.0000đ.
      3. Mua 15 máy tính xách tay phục vụ bộ phận kinh doanh với tổng
      giá thanh toán là 300.000.000đ chưa thanh toán cho nhà cung cấp là Công
      ty TNHH Phong Vũ.
      4. Chi tiền mặt thanh toán chi phí viễn thông số tiền 5.000.000đ.
      5. Lương phải thanh toán cho nhân viên văn phòng tháng 7 là
      110.000.000đ.
      6. Nhận được giấy báo có từ ngân hàng số tiền 126.000.000đ do
      khách hàng chuyển cho các hợp đồng đã lập hóa đơn vào tháng 06.
      7. Tạm ứng tiền mặt cho nhân viên Trường Giang đi công tác
      15.000.000đ.
      8. Xuất quỹ thanh toán tiền điện cho công ty cổ phần điện lực số tiền
      7.600.000đ.
      9. Nhận được hóa đơn quảng cáo của Công ty TNHH Quảng cáo
      Furture số tiền 21.000.000đ.
      10. Chuyển khoản thanh toán cho Công ty TNHH Phong Vũ nghiệp
      vụ 3, đã nhận được giấy báo nợ của ngân hàng.
      11. Hoàn thành gói dịch vụ lập trình cho Công ty Hoàn Cầu, công ty
      đã nhận được giấy báo có từ ngân hàng số tiền 100.000.000đ.
      12. Trả cổ tức cho cổ đông bằng tiền mặt số tiền 250.000.000đ.

    11. 12
      13. Mua máy

      lạnh ở văn phòng số tiền 32.000.000đ, chuyển
      khoản thanh toán cho nhà cung cấp Công ty Điện Máy Xanh, đã nhận
      được giấy báo nợ.
      14. Thanh toán tiền thuê phòng kinh doanh tháng 07 là 15.000.000đ
      bằng tiền gửi ngân hàng.
      15. Ngân hàng giải ngân cho doanh nghiệp khoản vay trung hạn vào
      tài khoản tiền gửi ngân hàng số tiền 500.000.000đ.
      Yêu cầu:
      Phân tích ảnh hưởng của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đến đối
      tượng tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong phương trình kế toán.
      Bài 1.6:
      Báo cáo tình hình tài chính của 3 công ty trong năm N như sau: (Đơn
      vị tính: triệu đồng)
      Công ty A Công ty B Công ty C
      Số dư ngày 01/01/N
      Tổng tài sản 2.700 (d) 1.543
      Tổng nợ phải trả (a) 14.960 566
      Tổng vốn chủ sở hữu 1,020 29.730 (g)
      Số dư ngày 31/12/N
      Tổng tài sản 2.990 48.430 (h)
      Tổng nợ phải trả 1.985 (e) 447
      Tổng vốn chủ sở hữu (b) 34.220 1.123
      Biến động vốn chủ sở hữu trong năm N
      Góp vốn thêm (c) 1.250 512
      Trả cổ tức 800 (f) 843
      Doanh thu 3.560 59.720 (i)
      Chi phí 3.075 55.738 752
      Yêu cầu
      Xác định số tiền còn thiếu trong các ô được ghi bằng chữ ở trên.
      Bài 1.7:
      Công ty QAZ có số liệu kế toán như sau: (Đơn vị tính: triệu đồng)

    12. 13
      1. Tiền mặt

      170 10. Vay và nợ thuê tài chính 1.270
      2. Tiền gửi ngân hàng 695 11. Quỹ khen thưởng phúc lợi 35
      3. Tạm ứng 15 12. Phải trả công nhân viên 38
      4. Nguyên vật liệu 482 13. Thuế phải nộp ngân sách 26
      5. TSCĐ hữu hình Y 14. Phải trả người bán 370
      6. Hàng hóa 345 15. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 1.970
      7. Phải thu khách hàng 70 16. Quỹ đầu tư phát triển 80
      8. Hàng gửi bán 50 17. Lợi nhuận chưa phân phối 120
      9. Phải thu khác 28
      Yêu cầu:
      1. Phân biệt tài sản, nguồn vốn.
      2. Tìm Y.
      Bài 1.8:
      Một doanh nghiệp có 5 cổ đông góp vốn thành lập.Theo kế hoạch kinh
      doanh, doanh nghiệp xây dựng nhà máy sản xuất trị giá 3.000.000.000
      đồng, mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trị giá 650.000.000 đồng
      trong đó 70% trả ngay, số còn lại thanh toán trong thời gian 3 tháng.
      Doanh nghiệp mua một xe tải nhỏ chở hàng trị giá 720.000.000 đồng
      thanh toán ngay 400.000.000 đồng, còn lại trả góp trong thời gian 5
      năm. Theo dự toán hoạt động công ty cần 380.000.000 đồng tiền mặt để
      sử dụng.
      Yêu cầu: Hãy xác định số vốn mỗi cổ đông góp vốn để thành lập
      doanh nghiệp (biết rằng tỷ lệ góp vốn của các thành viên như nhau).
      Bài 1.9:
      Công ty TNHH Hạnh Phúc có tài liệu về tài sản và nguồn vốn ngày
      31/12/20xx như sau: (Đơn vị tính: triệu đồng)
      TT Khoản mục Số
      tiền
      TT Khoản mục Số
      tiền
      1 Tiền mặt 90 16 Nguồn vốn đầu tư
      xây dựng cơ bản
      135
      2 Nhiên liệu 35 17 Vay ngắn hạn 287

    13. 14
      3 Laptop Vio

      (5 bộ) 220 18 Hàng hóa 460
      4 Tiền gửi ngân
      hàng
      750 19 Phải thu khách hàng 96
      5 Máy lạnh 48 20 Phải trả người bán 270
      6 Nguyên vật liệu 57 21 Thuế phải nộp 25
      7 Xe ô tô 900 22 Nhà xưởng 1.200
      8 Văn phòng phẩm 3 23 Lợi nhuận sau thuế 65
      9 Phần mềm quản lý 57 24 Vay dài hạn 392
      10 Quỹ khen thưởng
      phúc lợi
      100 25 Phải thu khác 34
      11 Công cụ dụng cụ 22 26 Tiền đang chuyển 20
      12 Bằng phát minh
      sáng chế
      68 27 Chứng khoán kinh
      doanh
      84
      13 Đầu tư vào công ty
      con
      120 28 Kho chứa hàng 500
      14 Hàng gửi bán 23 29 XDCB dở dang 37
      15 Thành phẩm 87 30 Vốnđầutưchủsởhữu X
      Yêu cầu: Phân biệt tài sản nguồn vốn và tìm X.
      Bài 1.10:
      Hãy lựa chọn những sự kiện nào thuộc đối tượng theo dõi của kế toán:
      1. Nhân viên phòng kinh doanh đi làm trễ giờ.
      2. Thủ quỹ rút tiền gửi tại ngân hàng BIDV về nhập quỹ tiền mặt.
      3. Phòng hành chính nhân sự thanh toán tiền điện tại văn phòng công
      ty bằng tiền mặt.
      4. Công ty nhận xe tải góp vốn liên doanh.
      5. Ngân hàng giải ngân vào tài khoản của doanh nghiệp khoản vay
      5 năm.
      6. Tạm ứng bằng tiền mặt cho nhân viên đi mua nguyên vật liệu.
      7. Phó giám đốc phụ trách tài chính xin nghỉ phép để giải quyết công
      việc riêng.
      8. Nộp thuế môn bài bằng tiền mặt.

    14. 15
      9. Nhân viên

      phòng kế toán vay tiền ngân hàng mua nhà.
      10. Hai nhân viên tại phân xưởng xin nghỉ việc.
      11. Nhân viên phòng kinh doanh có kế hoạch đi công tác nước ngoài
      1 tháng.
      12. Tình hình nhập nguyên vật liệu của các đối tác hợp tác kinh
      doanh với doanh nghiệp.
      13. Lương phải trả cho bộ phận bán hàng của doanh nghiệp.
      14. Nhân viên bộ phận sản xuất vi phạm quy chế làm việc của công ty.
      15. Mua công cụ dụng cụ chưa thanh toán tiền cho người bán.
      Bài 1.11:
      Công ty BFF có tài liệu kế toán sau: (Đơn vị tính: triệu đồng)
      1 Tài sản cố định 85 13 Phải thu khác 5
      2 Nguyên vật liệu 17 14 Nguồn vốn kinh doanh 280
      3 Hàng hóa 40 15 Quỹ đầu tư phát triển 7
      4 Công cụ, dụng cụ 23 16 Nguồn vốn XDCB 11
      5 Tiền mặt 15 17 Quỹ khen thưởng phúc lợi 6
      6 Tiền gửi ngân hàng 76 18 Lợi nhuận chưa phân phối 14
      7 Tạm ứng 2 19 Hao mòn tài sản cố định 15
      8 Phải thu khách hàng 18 20 Vay ngắn hạn 9
      9 Thành phẩm 37 21 Phải trả người bán 5
      10 Tài sản thiếu chờ xử

      2 22 Xây dựng cơ bản dở dang 26
      11 Hàng mua đang đi
      đường
      8 23 Phải trả người lao động X
      12 Chi phí sản xuất kinh
      doanh dở dang
      12 24 Thuế và các khoản phải
      nộp nhà nước
      3
      Yêu cầu: Phân loại tài sản, nguồn vốn và tìm X.
      Bài 1.12:
      Công ty TMCPABC có số liệu kế toán ngày 30/12/N như sau: (Đơn
      vị tính: triệu đồng)

    15. 16
      1.Tiền gửi ngân

      hàng 570 14. Nhãn hiệu hàng hóa 350
      2. Phải thu khách hàng 185 15. Phương tiện vận tải 2.860
      3. Đầu tư vào công ty liên
      doanh
      370 16. Quỹ dự phát triển KH &
      CN
      73
      4. Nhận ứng trước của
      khách hàng
      25 17. Phải trả công nhân viên 84
      5. Nhà xưởng A 18. Hao mòn tài sản cố định 274
      6. Nhận ký quỹ 27 19. Phải trả người bán 477
      7. Đầu tư công ty liên kết 190 20. Ứng trước người bán 157
      8. Vay và nợ thuê tài chính 580 21. Vốn đầu tư của chủ sở
      hữu
      B
      9. Máy móc thiết bị 1.890 22. Hàng hóa 310
      10. Dự phòng phải thu
      khó đòi
      60 23. Quỹ đầu tư phát triển 220
      11. Chi phí phải trả 34 24. Xây dựng cơ bản dở dang 3.100
      12. Chi phí trả trước 18 25. Nguyên vật liệu 681
      13.Tiền mặt 93 26. Thành phẩm 170
      Yêu cầu: 1. Phân biệt tài sản, nguồn vốn.
      2. Tìm A, B, biết B = 6A.
      Bài 1.13.
      Công ty TMCP ABC có tài liệu kế toán như sau: (Đơn vị tính
      1.000.000 đồng)
      1. Tiền mặt 160 17. Người mua ứng trước 82
      2. Nguyên vật liệu 195 18. Dự phòng giảm giá
      hàng tồn kho
      21
      3. Ký quỹ, ký cược 50 19. Nhiên liệu 53
      4. Máy móc thiết bị 2.369 20. Tiền đang chuyển 5
      5. Thuế GTGT được
      khấu trừ
      24 21. Quỹ đầu tư phát triển 280
      6. Phụ tùng thay thế 38 22. Quỹ phát triển KH & CN 52

    16. 17
      7. Tiền gửi

      ngân hàng 850 23. Chi phí trả trước 129
      8. Tài sản thừa chờ xử lý 15 24. Nhận thế chấp, ký quỹ
      dài hạn
      253
      9. Chiphísảnxuấtdởdang 30 25. Tạm ứng 8
      10. Vốn đầu tư của CSH 3700 26. Phải thu KH 151
      11. Hàng gửi bán 87 27. Phải thu nội bộ 67
      12. Vay và nợ thuê tài
      chính
      1.250 28.Phải trả khác 523
      13.Nhãn hiệu hàng hóa 450 29. Phải trả người bán 372
      14. Chương trình phần
      mềm
      269 30. Dự phòng phải trả 55
      15. Chi phí phải trả 83 31. Nhà máy X
      1. Ứng trước tiền cho
      nhà cung cấp
      176 32.Công cụ, dụng cụ 35
      Yêu cầu :
      1. Phân biệt Tài sản – Nguồn vốn, tìm X.
      2. Liệt kê nhóm tài khoản hàng tồn kho.
      3. Liệt kê nhóm tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình,
      nhóm tài khoản vốn bằng tiền.
      Bài 1.14:
      Ngày 1/2/N Công ty Cổ Phần TMDV BEEF được góp vốn bởi 4 cổ
      đông, vốn góp bao gồm bằng tiền mặt 200.000.000 đồng, mở tài khoản tiền
      gửi ngân hàng 1.900.000.000 đồng, trong đó vốn chủ sở hữu các cổ đông
      là 1.850.000.000 đồng, còn lại là vay ngân hàng. Ban giám đốc công ty sử
      dụng số tiền này để mua nguyên vật liệu, mua máy móc thiết bị, thuê văn
      phòng, nhà xưởng, thuê nhân viên. Đến ngày 30/6/N Hội đồng quản trị
      muốn biết được kết quả kinh doanh của công ty trong thời gian qua. Tuy
      nhiên, nhân viên kế toán đã đột ngột xin nghỉ việc và chuyển công tác nước
      ngoài. Công ty tuyển gấp Anh (Chị) vào vị trí kế toán này và cung cấp tài
      liệu như sau:
      – Tiền mặt tại quỹ là 85.000.000 đồng.
      – Số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng 1.200.000.000 đồng.

    17. 18
      – Nguyên vật

      liệu tồn trong kho nếu sử dụng không hết bán được
      127.000.000 đồng.
      – Lô máy móc công ty trang bị được ghi nhận theo giá trị còn lại trên
      sổ sách là 258.000.000 đồng.
      – Khách hàng mua hàng chưa thanh toán cho doanh nghiệp là
      1.100.000.000 đồng.
      – Tiền ký cược thuê văn phòng, nhà xưởng 300.000.000 đồng.
      – Tiền phải trả nhân viên 400.000.000 đồng.
      – Vay ngân hàng 500.000.000 đồng.
      – Nợ tiền nhà cung cấp 128.000.000 đồng.
      Với vị trí nhân viên kế toán của công ty, Anh (Chị) giúp Ban giám
      đốc xác định được kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong
      thời gian qua.
      Bài 1.15:
      Ông Nguyễn Hưng đang có số tiền là 2.500.000.000 đồng, dự định
      thành lập doanh nghiệp với các dữ liệu như sau:
      1. Mua dây chuyền sản xuất trị giá 700.000.000 đồng thanh toán
      ngay cho nhà cung cấp FPT.
      2. Theo dự toán sản xuất, trị giá hàng tồn kho tối thiểu duy trì sản
      xuất ban đầu là 600.000.000 đồng toàn bộ thanh toán ngay cho nhà cung
      cấp Hoàng Hải.
      3. Mua xe tải chở hàng trị giá 650.000.000 đồng, thanh toán 60%
      bằng tiền mặt cho nhà cung cấp Trường Hải, còn lại trả góp trong thời gian
      5 năm.
      4. Mua nhà xưởng để sản xuất trị giá 1.200.000.000 đồng, ông
      Nguyễn Hưng thanh toán ngay 65%, phần còn lại vay ngân hàng trong
      thời gian 15 năm, mỗi năm trả góp 1 lần.
      5. Theo dự toán sản xuất, doanh nghiệp sẽ có doanh thu sau 3 tháng
      hoạt động, các chi phí khác phát sinh tại công ty phát sinh như sau:
      – Chi tiền điện, nước, điện thoại: 7.000.000 đồng
      – Lương phải trả cho nhân viên: 22.000.000 đồng
      – Chi phí khác: 17.000.000 đồng
      Yêu cầu:
      a. Theo Anh (Chị) với số tiền vốn hiện tại, ông Nguyễn Hưng có thể
      tiến hành thành lập doanh nghiệp được không?
      b. Ông Nguyễn Hưng dự kiến xin nợ nhà cung cấp Hoàng Hải một

    18. 19
      phần tiền hàng,

      theo Anh (Chị), số tiền ông Nguyễn Hưng cần nợ lại nhà
      cung cấp Hoàng Hải là bao nhiêu?
      Bài 1.16:
      Công ty tư vấn Kế toán thuế An Nhiên đi vào hoạt động tháng 08/N,
      các giao dịch phát sinh trong tháng được trình bày như sau: (Đơn vị tính:
      triệu đồng)
      1. Công ty đã phát hành cổ phiếu phổ thông thu bằng tiền gửi ngân
      hàng 2.000.
      2. Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt 400.
      3. Chuyển khoản trả tiền thuê văn phòng làm việc 50.
      4. Mua thiết bị văn phòng chưa thanh toán tiền cho nhà cung cấp 300.
      5. Chi phí dịch vụ thu bằng tiền gửi ngân hàng 270.
      6. Lương phải trả cho nhân viên 150.
      7. Chi tiền gửi ngân hàng trả chi phí tiện ích tại văn phòng 20.
      8. Công ty đã trả cổ tức cho cổ đông bằng tiền gửi ngân hàng 80.
      Yêu cầu:
      Lập phân tích cho từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh cho thấy ảnh
      hưởng của các nghiệp vụ kinh tế đến phương trình kế toán mở rộng.
      Bài 1.17:
      Công ty tư vấn kế toán Giải Pháp ABC hoạt động tháng 11/N. Trong
      tháng hoạt động đầu tiên các nghiệp vụ kinh tế xảy ra như sau: (Đơn vị
      tính: triệu đồng)
      1. Cổ đông góp vốn bằng tiền gửi ngân hàng 3.000, bằng tiền mặt
      300 và bằng thiết bị văn phòng theo biên bản hội đồng định giá 180.
      2. Mua xe ô tô trị giá 800 đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng.
      3. Thực hiện dịch vụ kế toán cho khách hàng Hà Giang, thu bằng
      tiền mặt 15.
      4. Ngân hàng thực hiện giải ngân vào tài khoản ngân hàng khoản cho
      vay đầu tư 10 năm với số tiền 500.
      5. Đặt hàng nhà cung cấp Phong Vũ một máy photocopy trị giá 43.
      6. Công ty trả tiền thuê văn phòng tháng 11 bằng tiền mặt 16.
      7. Thanh toán bằng chuyển khoản tiền quảng cáo cho công ty Quảng
      Cáo Star 25.
      8. Thực hiện dịch vụ kế toán cho khách hàng Mai Hương tổng giá
      thanh toán 132, đã xuất hóa đơn, khách hàng đã nhận hóa đơn và chấp
      nhận thanh toán.

    19. 20
      9. Công bố

      và trả cổ tức 80 bằng chuyển khoản vào tài khoản cổ đông.
      10. Chi phí tiện ích phát sinh trong tháng chưa trả 8,8.
      11. Mua thêm thiết bị văn phòng trị giá 57, trả bằng tiền mặt 20 và
      số còn lại chưa thanh toán.
      12. Mua phần mềm kế toán dịch vụ trị giá 300, trả bằng tiền gửi ngân
      hàng 250 và số còn lại thanh toán sau khi hết thời gian bảo hành.
      Yêu cầu:
      Phân tích cho từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh cho thấy ảnh hưởng
      của các nghiệp vụ kinh tế đến phương trình kế toán mở rộng.
      Bài 1.18:
      Công ty Dịch vụ Giao nhận BBC thực hiện phân tích các nghiệp vụ
      kinh tế trong tháng 04 như sau:
      Đơn vị tính: triệu đồng
      Tài sản = Nợ phải
      trả
      + Vốn chủ sở hữu
      TM TGNH PTKH TB PTNB Vốn CP + DT – CP – CT
      (1) + 5.000 +5.000
      (2) +70 +70
      (3) +200 -200 -7
      (4) +140 +140
      (5) +90 +90
      (6) -17 -70
      (7) +160 +40 +200
      (8) +50 -50
      (9) -60 -60 -5
      (10) -5
      (11) -80 -80
      (12) -100 -100
      Viết tắt:
      TM: Tiền mặt TGNH: Tiền gửi ngân hàng
      PTKH: Phải thu khách hàng TB: Thiết bị
      DT: Doanh thu CP: Chi phí
      CT: Cổ tức PTBN: Phải trả người bán

    20. 21
      Yêu cầu:
      1. Nêu

      nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 04 (tự giả định các
      thông tin liên quan đến đối tượng kế toán cho phù hợp với nghiệp vụ).
      2. Xác định vốn chủ sở hữu tăng bao nhiêu trong tháng.
      Bài 1.19:
      Khoản mục báo cáo tài chính liên quan đến Công ty TNHH ABC vào
      ngày 31/12/N như sau: (Đơn vị tính 1.000đ)
      Tài sản cố định 8.679.500
      Tiền gửi ngân hàng 2.500.000
      Phải trả người bán 3.150.000
      Doanh thu dịch vụ 10.700.000
      Tiền mặt 887.000
      Chi phí tiền lương 4.100.400
      Thương phiếu phải trả 1.500.000
      Phải thu khách hàng 975.000
      Chi phí thuê 1.300.000
      Phải trả công nhân viên 1.600.000
      Tạm ứng 254.000
      Chi phí tiện ích 1.835.000
      Phải nộp nhà nước 320.000
      Công cụ dụng cụ 353.000
      Chi phí bảo hiểm 1.269.000
      Ứng trước tiền cho người bán 932.000
      Nhận ký cược ký quỹ 749.000
      Yêu cầu:
      1. Xác định tổng tài sản của công ty TNHH ABC vào ngày 31/12/N.
      2. Xác định vốn chủ sở hữu của công ty vào ngày 31/12/N.
      3. Xác định lợi nhuận chưa phân phối vào ngày 31/12/N.

    21. 22
      CHƯƠNG 2: BÁO

      CÁO TÀI CHÍNH
      2.1 Tóm tắt lý thuyết
      Báo cáo tài chính gồm 4 báo cáo: Báo cáo tình hình tài chính (Bảng
      cân đối kế toán), Báo cáo kết quả hoạt động (Báo cáo kết quả hoạt động
      kinh doanh), Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính
      (Điều 31 Luật Kế toán). Tuy nhiên trong chương này, nhóm tác giả chỉ tập
      trung bài tập vào hai báo cáo tài chính là Bảng cân đối kế toán và Báo cáo
      kết quả hoạt động kinh doanh, các báo cáo còn lại sinh viên sẽ được tìm
      hiểu trong các môn học tiếp theo.
      2.1.1 Bảng cân đối kế toán
      2.1.1.1 Khái niệm
      Bảng cân đối kế toán (Báo cáo tình hình tài chính) là báo cáo tổng
      hợp, phản ánh một cách tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn
      hình thành nên tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.
      2.1.1.2 Kết cấu của bảng cân đối kế toán
      Bảng cân đối kế toán được xây dựng gồm hai phần: tài sản và nguồn
      vốn:
      – Tài sản được dùng để phản ánh kết cấu của tài sản, và được chia
      làm hai loại:
      + Loại A: Tài sản ngắn hạn
      + Loại B: Tài sản dài hạn
      – Nguồn vốn được dùng để phản ánh các nguồn vốn khác nhau tạo
      nên tài sản và cũng được chia làm hai loại:
      + Loại C: Nợ phải trả
      + Loại D: Vốn chủ sở hữu
      Tính cân đối của bảng cân đối kế toán
      Tổng số tài sản = Tổng số nguồn vốn
      Hoặc: (A + B) Tài sản = (C + D) Nguồn vốn
      2.1.1.4 Sự biến động của bảng cân đối kế toán trong hoạt động của
      doanh nghiệp
      Trường hợp 1: Một nghiệp vụ kinh tế phát sinh ảnh hưởng đến bên
      tài sản, làm cho một tài sản tăng lên và một tài sản giảm xuống.
      Trường hợp 2: Một nghiệp vụ kinh tế phát sinh ảnh hưởng đến bên
      nguồn vốn, làm cho một nguồn vốn tăng lên và một nguồn vốn giảm xuống.
      Trường hợp 3: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh ảnh hưởng đến cả hai

    22. 23
      bên tài sản

      và nguồn vốn làm cho một tài sản tăng lên đồng thời làm cho
      một nguồn vốn tăng lên tương ứng.
      Trường hợp 4: Nghiệp vụ kinh tế phát sinh ảnh hưởng đến cả hai
      bên tài sản và nguồn vốn làm cho một tài sản giảm đi, đồng thời làm cho
      một nguồn vốn giảm lên tương ứng.
      2.1.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
      2.1.2.1 Khái niệm
      Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tổng hợp, phản
      ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm
      kết quả kinh doanh chính và kết quả khác.
      2.1.2.2 Nội dung báo cáo kết quả hoạt động
      Các chỉ tiêu cần xác định trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
      – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 01)
      – Các khoản giảm trừ doanh thu (Mã số 02)
      – Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10)
      Mã số 10 = Mã số 01 – Mã số 02
      – Giá vốn hàng bán (Mã số 11)
      – Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 20)
      Mã số 20 = Mã số 10 – Mã số 11
      – Doanh thu hoạt động tài chính (Mã số 21)
      – Chi phí hoạt động tài chính (Mã số 22)
      – Chi phí quản lý doanh nghiệp (Mã số 23)
      – Chi phí bán hàng (Mã số 24)
      – Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh (Mã số 30)
      Mã số 30 = Mã số 20 + Mã số 21 – Mã số 22 – Mã số 23 – Mã số 24
      – Thu nhập khác (Mã số 31)
      – Chi phí khác (Mã số 32)
      – Lợi nhuận khác (Mã số 40)
      Mã số 40 = Mã số 31 – Mã số 32
      – Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (Mã số 50)
      – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (Mã số 51)
      – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (Mã số 52)
      – Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 60)
      Mã số 60 = Mã số 50 – Mã số 51 – Mã số 52
      – Lãi cơ bản trên cổ phiếu (Mã số 70)
      – Lãi suy giảm trên cổ phiếu (Mã số 71)

    23. 24
      2.2 Bài tập

      ứng dụng
      Bài 2.1:
      Phân loại các khoản mục trên một bảng cân đối kế toán
      Tên khoản mục Loại đối tượng kế toán
      1. Tiền mặt
      2. Lương phải trả
      3. Đất đai
      4. Hàng tồn kho
      5. Vốn chủ sở hữu
      6. Phải trả người bán
      7. Trả trước tiền thuê văn phòng (3 tháng)
      8. Nguyên vật liệu
      9. Thương phiếu phải trả (6 tháng)
      10. Chứng khoán (giữ trong 5 tháng)
      11. Chi phí tiện ích phải trả
      12. Máy móc và thiết bị
      13. Thuế doanh nghiệp phải nộp
      14. Phải thu khách hàng
      15. Tòa nhà văn phòng
      16. Thương phiếu phải thu (6 tháng)
      17. Bằng phát minh sáng chế
      18. Tiền gửi ngân hàng
      19. Góp vốn liên doanh
      20. Quỹ khen thưởng, phúc lợi
      Yêu cầu:
      Điền đối tượng kế toán tương ứng theo: Tài sản ngắn hạn, Tài sản dài
      hạn, Nợ phải trả ngắn hạn, Nợ phải trả dài hạn và Vốn chủ sở hữu.

    24. 25
      Bài 2.2:
      Tình hình

      tài sản và nguồn vốn của Công ty TNHH Hoàng Quân vào
      ngày 31/01/N như sau: (ĐVT: 1.000.000 đồng).
      Vay và nợ thuê tài chính 60 Tiền mặt 92
      Tiền gửi ngân hàng 520 Phải thu của khách hàng 50
      Tài sản cố định hữu hình 652 Nguồn vốn đầu tư CSH 1.200
      Lợi nhuận chưa phân phối 138 Thành phẩm 110
      Nguyên vật liệu 152 Phải trả công nhân viên 42
      Phải trả cho người bán 77 Quỹ đầu tư phát triển 59
      Yêu cầu:
      Lập bảng cân đối kế toán vào ngày 31/01/N của Công ty TNHH
      Hoàng Quân.
      Bài 2.3:
      Sử dụng phương trình kế toán để hoàn thiện bảng sau:
      Đơn vị tính: 1.000.000 đồng
      TT Tổng
      doanh thu
      Tổng chi
      phí
      Lãi
      thuần
      (lỗ)
      Tổng tài
      sản
      Tổng nợ
      phải trả
      Tổng vốn
      chủ sở hữu
      1 2.000 1.640 3.000 1.4000
      2 1.600 240 2.240 1.200
      3 1.600 1.720 2.080 520
      4 1.000 260 440 1.540
      5 1.620 (120) 1.460 560
      Bài 2.4:
      Dưới đây là thông tin trên báo cáo tài chính từ hai công ty riêng lẻ:
      (Đơn vị tính: 1.000đ)
      Công ty A Công ty B
      Ngày 31/12/20X1
      Tài sản 90.000 165.000
      Nợ phải trả 48.000 ?

    25. 26
      Ngày 31/12/20X2
      Tài sản

      137.000 137.000
      Nợ phải trả 76.000 98.000
      Trong năm 20X2
      Chủ sở hữu đầu tư ? 24.700
      Lãi thuần (lỗ) 14.000 38.300
      Chủ sở hữu rút vốn 0 29.100
      Yêu cầu:
      1. Tính toán số tiền chủ sở hữu đầu tư vào công tyAtrong năm 20X2.
      2. Tính toán nợ phải trả của công ty B ngày 31/12/20X1.
      Bài 2.5:
      Các chỉ tiêu dưới đây chỉ tiêu nào thuộc bảng cân đối kế toán, chỉ
      tiêu nào thuộc báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
      1. Phải thu khách hàng 6. Quỹ bình ổn giá
      2. Doanh thu nhận trước 7. Đầu tư cổ phiếu
      3. Đầu tư vào công ty liên kết 8. Ứng trước tiền cho người bán
      4. Chi phí đồ dùng văn phòng 9. Lợi nhuận sau thuế
      5. Chi phí vật liệu quản lý 10. Nhận ký cược, ký quỹ
      Bài 2.6:
      Công ty TNHH DMT có số liệu kế toán ngày 01/01/N như sau
      (Đvt: đồng):
      1. Nguyên vật liệu 31.000.000 đ
      2. Công cụ, dụng cụ 14.000.000 đ
      3. Thành phẩm 18.000.000 đ
      4. Tiền mặt 34.000.000 đ
      5. Tiền gửi ngân hàng 25.000.000 đ
      6. Phải trả cho người bán 21.000.000 đ
      7. Phải thu của khách hàng 12.000.000 đ
      8. Hao mòn tài sản cố định 15.000.000 đ
      9. Lợi nhuận chưa phân phối 7.000.000 đ
      10. Tài sản cố định hữu hình 120.000.000 đ

    26. 27
      11. Tạm ứng

      7.000.000 đ
      12. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 177.000.000 đ
      13. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 9.000.000 đ
      14. Vay ngắn hạn ngân hàng 32.000.000 đ
      Yêu cầu: Hãy lập Bảng cân đối kế toán của công ty theo số liệu trên.
      Bài 2.7:
      Số liệu tổng hợp được vào ngày 31/12/N về tình hình hoạt động kinh
      doanh của Công ty CP TM ABC như sau:
      – Hàng bán trong năm: 50.000 sản phẩm giá bán 80.000đ/sản phẩm,
      trong đó thu tiền ngay 60%, còn lại cho khách hàng nợ, giá xuất kho
      48.000đ/sản phẩm.
      – Chiết khấu thương mại cho khách hàng hưởng là 120.000.000đ,
      số lượng hàng bán bị giảm giá là 6.000 sản phẩm giảm giá 10% trên
      giá bán.
      – Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp phát sinh như sau:
      Chỉ tiêu Bộ phận bán hàng Bộ phận quản lý doanh nghiệp
      Lương 100.000.000 80.000.000
      Chi phí tiện ích 50.000.000 40.000.000
      Chi phí khác 17.000.0000 10.000.000
      – Lãi tiền gửi ngân hàng là 20.000.000đ và chiết khấu thanh toán
      được hưởng 5.000.000đ.
      – Khoản lãi vay ngân hàng 57.0000.000đ.
      – Thu nhập từ hoạt động thanh lý công cụ, dụng cụ bị hỏng
      43.000.0000đ.
      – Nộp phạt hợp đồng công ty làm chậm tiến độ giao hàng 20.000.000đ
      và thiệt hại do mất tài sản 10.000.000đ.
      Yêu cầu: Lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thuế suất
      thuế thu nhập doanh nghiệp là 20% (giả sử các khoản chi phí trong kỳ
      đều hợp lệ).
      Bài 2.8:
      Công ty Cổ phần Bồ Câu là một công ty chuyển phát nhanh có uy tín
      trên thị trường, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ngày 30/06/N có các
      số liệu sau (Đơn vị tính: triệu đồng).

    27. 28
      Chi phí tiền

      lương 510 Chi phí thuê văn phòng 120
      Chi phí bảo hành và sửa chữa 127 Chi phí nhiên liệu 70
      Doanh thu dịch vụ 1.300 Chi phí điện nước 41
      Chi phí quảng cáo 48 Chi phí khác 26
      Yêu cầu: Lập Báo cáo kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
      Bài 2.9:
      Tháng 02 năm N-1 anh Phan Anh mở một cửa hàng sửa xe máy, hầu
      hết các công việc sửa chữa mà cửa hàng thực hiện đều thanh toán bằng tiền
      mặt, công việc kinh doanh của cửa hàng rất thuận lợi. Sau đây là khoản
      mục của cửa hàng vào ngày 31/12/N (Đơn vị tính: triệu đồng).
      Đối
      tượng
      Báo
      cáo
      Tên khoản mục Số
      tiền
      Tiền mặt 35
      Phải thu khách hàng 58
      Tạm ứng 7
      Tài sản cố định 52
      Chi phí thuê văn phòng 24
      Phải trả người bán 28
      Phải trả người lao động 9
      Chi phí tiền điện 15
      Doanh thu dịch vụ 258
      Chi phí tiền lương nhân viên 87
      Nguyên vật liệu 34
      Công cụ dụng cụ 17
      Chi phí bán hàng 17
      Tiền gửi ngân hàng 120
      Ký quỹ ngắn hạn 14
      Chi phí văn phòng phẩm bộ phận quản lý
      doanh nghiệp
      16

    28. 29
      1. Hãy xác

      định đối tượng kế toán, báo cáo trình bày các đối tượng
      này tương ứng với mỗi khoản mục.
      2. Lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của cửa hàng năm N.
      3. Lập Bảng cân đối kế toán vào ngày 31/12/N (biết rằng trong kỳ
      ông Phan Anh không đầu tư thêm cũng như rút vốn).
      Bài 2.10:
      Công ty TNHH Janil có báo cáo dữ liệu kết quả hoạt động cuối năm
      ngày 31/12/N như sau: (Đơn vị tính 1.000đ).
      Khoản mục Số tiền
      Chi phí bảo hiểm tài sản 9.196.000
      Giá vốn hàng bán 252.000.000
      Chi phí khác 17.000.000
      Chi phí thuê văn phòng 1.097.000
      Doanh thu bán hàng 390.000.000
      Chiết khấu thanh toán cho KH hưởng 8.100.000
      Thu nhập khác 15.600.000
      Hàng bán bị trả lại và giảm giá 17.500.000
      Chi phí vận chuyển hàng bán 10.500.000
      Chi phí lương nhân viên quản lý 75.786.000
      Chi phí quảng cáo 2.470.000
      Yêu cầu: Lập báo cáo kết quả hoạt động của công ty biết thuế suất
      thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%.
      Bài 2.11:
      Tình hình tài sản, nguồn vốn của Công ty Cổ phần ABC ngày 30/6/N
      như sau:
      Đơn vị tính: 1.000.000 đồng
      1. Nguyên vật liệu 275 11. Tiền gửi ngân hàng 249
      2. Phải thu khách hàng 190 12. Công cụ, dụng cụ 51
      3. Phải trả người bán 230 13. Vốn đầu tư của CSH X

    29. 30
      4. Phải trả

      công nhân viên 35 14. Tài sản cố định vô hình 95
      5. TSCĐ hữu hình 800 15. Hàng hóa 570
      6. Hao mòn tài sản cố định 124 16. Dự phòng giảm giá HTK 26
      7. Thuế phải nộp 24 17. Ký quỹ ngắn hạn 120
      8. Phải thu khác 16 18. Vay dài hạn 150
      9. Tiền mặt 80 19. Tạm ứng 10
      Yêu cầu: Tìm X? Lập Bảng cân đối kế toán ngày 30/6/N.
      Bài 2.12:
      Công ty TNHH Hòa Bình vào ngày 31/12/N có các tài liệu sau:
      Đơn vị tính: 1.000.000 đồng
      1. Nguyên vật liệu 120 8. Ứng trước người bán 68
      2. Hàng hóa 246 9. Vay ngắn hạn 350
      3. Công cụ dụng cụ 61 10. Phải trả CNV 87
      4. Phải thu khách hàng 148 11. TSCĐ hữu hình 780
      5. Phải trả người bán 85 12. Hao mòn TSCĐ 211
      6. Tiền gửi ngân hàng 500 13. Vốn đầu tư của CSH X
      7. Tiền mặt 80 14. Ký cược ngắn hạn 23
      Yêu cầu: Tìm X? Lập Bảng cân đối kế toán.
      Bài 2.13:
      Công ty TMCP Hoàn Cầu được thành lập với thông tin góp vốn ban
      đầu ngày 01/09/N như sau:
      1. Cổ đông góp vốn bằng tiền mặt 300.000.000 đồng, chuyển vào tài
      khoản của doanh nghiệp 1.000.000.000 đồng.
      2. Cổ đông góp vốn bằng một tài sản cố định trị giá 1.200.000.000 đồng.
      3. Lô hàng hóa do cổ đông góp vốn trị giá 700.000.000 đồng.
      4. Công cụ, dụng cụ cổ đông góp vốn trị giá 200.000.000 đồng.
      Yêu cầu: Hãy lập Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp tại ngày
      01/09/N.

    30. 31
      Bài 2.14:
      Tình hình

      tài sản và nguồn vốn của Công ty TNHH Hoàng Hải vào
      ngày 01/01/N:
      1. Vay ngắn hạn 118.000.000 đ
      2. Công cụ, dụng cụ 25.000.000 đ
      3. Tiền gửi ngân hàng 260.000.000 đ
      4. Tài sản cố định hữu hình 357.000.000 đ
      5. Lợi nhuận chưa phân phối 9.000.000 đ
      6. Nguyên vật liệu 6.500.000 đ
      7. Phải trả cho người bán 26.000.000 đ
      8. Tiền mặt 7.900.000 đ
      9. Phải thu của khách hàng 68.400.000 đ
      10. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 16.100.000 đ
      11. Thành phẩm 259.800.000 đ
      12. Phải trả công nhân viên 6.000.000 đ
      13. Quỹ đầu tư phát triển 5.000.000 đ
      14. Hao mòn tài sản cố định 6.000.000 đ
      15. Nhận ứng trước khách hàng 72.000.000 đ
      16. Tài sản cố định vô hình 48.000.000 đ
      17. Xây dựng cơ bản dở dang 37.000.000 đ
      18. Vay dài hạn 19.000.000 đ
      19. Giá trị sản phẩm dở dang 93.000.000 đ
      20. Tạm ứng 7.000.000đ
      21. Thuế phải nộp 12.000.000 đ
      22. Phải trả khác 24.000.000 đ
      23. Phải thu khác 34.800.000 đ
      24. Nhận ký cược, ký quỹ 26.300.000 đ
      25. Đầu tư vào công ty con 463.000.000 đ
      Yêu cầu: Lập Bảng cân đối kế toán của công ty vào ngày 01/01/N.
      Bài 2.15:
      Tình hình tài sản, nguồn vốn đầu tháng 08/N tại Công ty TNHH
      ANZ như sau: (ĐVT: 1.000đ)
      Tiền mặt 90.000 Phải trả người bán 135.000
      Nguyên vật liệu 130.000 Tạm ứng 40.000

    31. 32
      Hao mòn TSCĐ

      200.000 Nguồn vốn KD 1.605.000
      Hàng đang đi đường 40.000 Lợi nhuận Y
      Tiền gửi ngân hàng 500.000 Vay ngắn hạn 200.000
      Phải thu khách hàng X TSCĐ hữu hình 1.205.000
      Quỹ đầu tư phát triển 510.000 Thành phẩm 260.000
      Yêu cầu: Hãy tự giả định số liệu còn thiếu và lập Bảng cân đối kế
      toán đầu tháng 08/N của Công ty TNHH ANZ.
      Bài 2.16:
      Công ty cổ Phần Dịch Vụ Bình An được thành lập với số vốn
      góp của các thành viên là 1.500.000.000 đ. Trong đó, bằng tiền mặt là
      250.000.000 đ, còn lại gửi vào tài khoản tiền gửi thanh toán của công
      ty. Tại thời điểm này kế toán lập bảng cân đối kế toán. Sau đó, phát sinh
      các nghiệp vụ sau:
      1. Mua nguyên vật liệu trị giá 45.000.000đ trả bằng tiền gửi ngân hàng.
      2. Mua tài sản cố định trị giá 768.500.000đ, thanh toán bằng tiền gửi
      ngân hàng 60%, phần còn lại sẽ trả trong thời gian 45 ngày.
      3. Mua công cụ dụng cụ về nhập kho để phục vụ sản xuất trị giá
      7.000.000đ đã thanh toán bằng tiền mặt.
      4. Chi tiền mặt 5.000.000đ để tạm ứng cho nhân viên đi công tác.
      5. Vay ngắn hạn 27.000.000đ nhập quỹ tiền mặt.
      Yêu cầu: Trình bày sự thay đổi của Bảng cân đối kế toán sau mỗi
      nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
      Bài 2.17. Sau đây là một số Bảng cân đối kế toán liên tiếp nhau của
      Công ty TNHH Huy Quân như sau:
      Bảng cân đối kế toán
      Ngày 01 tháng 07 năm N
      Đơn vị tính: 1.000.000 đồng
      Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
      1. Tiền mặt 300 1. Vốn đầu tư của CSH 1.250
      2. Tiền gửi ngân hàng 950
      Tổng tài sản 1.250 Tổng nguồn vốn 1.250

    32. 33
      Bảng cân đối

      kế toán
      Ngày 05 tháng 07 năm N
      Đơn vị tính: 1.000.000 đồng
      Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
      1. Tiền mặt 295 1. Phải trả người bán 40
      2. Tiền gửi ngân hàng 875 2. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 1.250
      3. Tài sản cố định 120
      Tổng tài sản 1.290 Tổng nguồn vốn 1.290
      Bảng cân đối kế toán
      Ngày 25 tháng 07 năm N
      Đơn vị tính: 1.000.000 đồng
      Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
      1. Tiền mặt 239 1. Phải trả người bán 40
      2. Tiền gửi ngân hàng 889 2. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 1.250
      4. Tạm ứng 6
      5. Nguyên vật liệu 36
      6. Tài sản cố định 120
      Tổng tài sản 1.290 Tổng nguồn vốn 1.290
      Yêu cầu: Hãy xác định những nghiệp vụ kinh tế phát sinh nào xảy ra.
      Bài 2.18
      Công ty TNHH Thời Trang đi vào hoạt động tháng 05/N, có một số
      nghiệp vụ phát sinh trong tháng như sau:
      Đơn vị tính: triệu đồng
      Tài khoản
      Nghiệp vụ kinh tế phát sinh Số dư
      (a) (b) (c) (d) (e)
      Tiền mặt 200 (50)
      Tiền gửi ngân hàng 800 (200) (38) 500
      Latop 38
      Phải trả người bán 69

    33. 34
      Vay ngân hàng

      trả góp (36
      tháng)
      350
      Vốn chủ sở hữu 1.000
      Xe tải chở hàng 600
      Phát hành trái phiếu phải trả 500
      Nguyên vật liệu 69
      Ghi chú: Những nghiệp vụ ghi giảm sẽ thể hiện ghi âm số tiền
      Yêu cầu
      1. Ghi nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh (a), (b), (c), (d), (e), sinh
      viên tự cho các dữ liệu liên quan đến nghiệp vụ.
      2. Tính số dư cuối kỳ của các tài khoản và lập Bảng cân đối kế toán.
      3. Vào ngày 31/05/N hầu hết các tài sản của công ty được hình thành
      từ nợ vay hay vốn chủ sở hữu?
      Bài 2.19:
      Tại Công ty TNHH Bình Minh vào ngày 31/12/N có các tài liệu kế
      toán sau:
      1. Tiền mặt 28.500.000 đ
      2. Công cụ, dụng cụ 14.700.000 đ
      3. Phải thu của khách hàng 39.000.000 đ
      4. Tài sản cố định hữu hình 150.850.000 đ
      5. Hao mòn tài sản cố định 17.530.000 đ
      6. Vay và nợ thuê tài chính 32.000.000 đ
      7. Phải trả cho người bán 41.500.000 đ
      8. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 439.020.000 đ
      9. Sản phẩm dở dang 73.000.000 đ
      10. Tiền gửi ngân hàng 207.000.000 đ
      11. Phải nộp cho Nhà nước 24.000.000 đ
      12. Quỹ đầu tư phát triển 5.400.000 đ
      13. Tạm ứng 1.700.000 đ
      14. Nguyên vật liệu 85.000.000 đ
      15. Lãi chưa phân phối 12.500.000 đ
      16. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 3.700.000 đ
      17. Phải trả công nhân viên 10.200.000 đ
      18. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 13.900.000 đ

    34. 35
      Trong tháng 1/N+1

      có phát sinh các nghiệp kinh tế sau đây:
      1. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 50.000.000đ.
      2. Nhập kho 12.700.000đ công cụ dụng cụ trả bằng tiền gửi ngân
      hàng.
      3. Chi tiền mặt để tạm ứng cho nhân viên Nguyễn A đi công tác
      5.000.000đ.
      4. Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền gửi ngân hàng là
      16.000.000đ.
      5. Vay ngắn hạn để trả nợ cho người bán 27.000.000đ.
      6. Chuyển quỹ đầu tư phát triển để bổ sung vốn đầu tư của chủ sở
      hữu 5.000.000đ.
      Yêu cầu: Lập Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp vào ngày
      31/12/N và ngày 31/1/N+1.
      Bài 2.20:
      Công ty TMCP Á Châu vào ngày 31/07/N có các tài liệu sau:
      Tiền mặt 35.500.000 đ
      Nguyên vật liệu 57.800.000 đ
      Tài sản cố định hữu hình 229.000.000 đ
      Phải thu khách hàng 71.000.000 đ
      Phải trả cho người bán 82.100.000 đ
      Vay và nợ thuê tài chính 50.600.000 đ
      Sản phẩm dở dang 45.000.000 đ
      Vốn đầu tư của chủ sở hữu 531.700.000 đ
      Phải nộp cho nhà nước 16.000.000 đ
      Tiền gửi ngân hàng 237.000.000 đ
      Hao mòn tài sản cố định 43.000.000 đ
      Quỹ đầu tư phát triển 8.300.000 đ
      Lợi nhuận chưa phân phối 15.400.000 đ
      Tạm ứng 4.500.000 đ
      Quỹ khen thưởng, phúc lợi 3.700.000 đ
      Thành phẩm 38.000.000 đ
      Ứng trước tiền cho nhà cung cấp 60.000.000 đ
      Phải trả công nhân viên 27.000.000 đ
      Trong tháng 8/N có phát sinh các nghiệp vụ (NV) kinh tế sau:
      1. Nhập kho 3.200.000đ nguyên vật liệu trả bằng tiền mặt.
      2. Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 30.000.000đ.

    35. 36
      3. Dùng lãi

      bổ sung quỹ khen thưởng phúc lợi 5.800.000đ.
      4. Vay ngắn hạn ngân hàng để trả nợ người bán 25.800.000đ.
      5. Dùng tiền gửi ngân hàng để thanh toán cho nhà nước 15.000.000đ.
      6. Dùng tiền gửi ngân hàng trả nợ vay 20.500.000đ.
      7. Mua sắm một tài sản cố định hữu hình có trị giá 48.000.000đ bằng
      tiền vay dài hạn.
      8. Chi tiền mặt để tạm ứng cho nhân viên đi công tác 6.000.000đ.
      9. Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền gửi ngân hàng
      46.000.000đ.
      10. Chuyển quỹ đầu tư phát triển để bổ sung vốn đầu tư của chủ sở
      hữu 4.000.000đ.
      11. Nhập kho 17.200.000đ công cụ, dụng cụ chưa thanh toán tiền
      cho nhà cung cấp.
      12. Vay ngắn hạn 33.000.000đ nhập quỹ tiền mặt.
      13. Nhà nước cấp cho doanh nghiệp một tài sản cố định hữu hình trị
      giá 80.000.000đ.
      14. Chi tiền thanh toán tiền lương cho công nhân 20.000.000đ.
      15. Chi tiền mặt trợ cấp khó khăn cho công nhân viên do quỹ phúc
      lợi đài thọ 3.500.000đ.
      Yêu cầu:
      1. Lập Bảng cân đối kế toán vào ngày 31/07/N.
      2. Lập Bảng cân đối kế toán mới sau khi:
      a. Phát sinh NV1 -> NV5.
      b. Phát sinh NV6 -> NV10.
      c. Phát sinh NV11 -> NV15
      Bài 2.21:
      Có tài liệu kế toán năm N tại Công ty Z như sau:
      – Tổng doanh thu bán hàng nội địa là 3.700.000.000đ, doanh thu xuất
      khẩu 3.500.000.000đ.
      – Doanh thu hàng bán bị trả lại 315.000.000đ, chiết khấu thương
      mại 63.000.000đ, thuế xuất khẩu 170.000.000đ, thuế tiêu thụ đặc biệt
      43.000.000đ.
      – Giá vốn hàng bán 2.950.000.000đ.
      – Chi phí bán hàng 230.000.000đ, chi phí quản lý doanh nghiệp
      188.000.000đ.
      – Doanh thu tài chính 530.000.000đ, chi phí tài chính 348.000.000đ.

    36. 37
      – Thu nhập

      khác 137.000.000đ, chi phí khác 94.000.000đ.
      – Thuế suất thuế thu nhập 20%.
      Yêu cầu: Lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
      Bài 2.22:
      Thông tin tài chính được trình bày dưới đây của ba công ty: (Đơn vị
      tính: triệu đồng).
      Công ty A Công ty B Công ty C
      Doanh thu bán hàng 1.228.762 16.208.270 i
      Khoản giảm trừ doanh thu a 14.218 142.149
      Doanh thu thuần 1.218.556 e 8.323.616
      Giá vốn hàng bán 889.301 f j
      Lợi nhuận gộp b 6.943.474 1.764.989
      Doanh thu và chi phí tài
      chính (Doanh thu – chi phí)
      17.227 265.242 109.081
      Chi phí hoạt động 318.115 3.701.943 k
      Lợi nhuận từ hoạt động kinh
      doanh
      c g l
      Thu nhập và chi phí khác
      (Thu nhập khác – chi phí
      khác)
      94.483 h 8.173
      Lợi nhuận thuần d 3.586.605 416.077
      Yêu cầu:
      Tính số tiền còn thiếu trong các ô được ghi bằng chữ ở trên.

    37. 38
      CHƯƠNG 3: TÀI

      KHOẢN VÀ GHI SỔ KÉP
      3.1 Tóm tắt lý thuyết
      3.1.1 Tài khoản kế toán
      3.1.1.1 Khái niệm
      Tài khoản (TK) là phương pháp phân loại nghiệp vụ kinh tế phát sinh
      theo yêu cầu phản ánh và giám đốc một cách thường xuyên, liên tục và có
      hệ thống số hiện có và tình hình biến động của đối tượng kế toán.
      3.1.1.2 Kết cấu của tài khoản
      Tài khoản…
      Nợ Có
      Bên trái tài khoản gọi là bên Nợ (Debit).
      Bên phải tài khoản gọi là bên Có (Credit).
      3.1.1.3 Nguyên tắc phản ánh trên tài khoản kế toán
      A. Tài khoản tài sản
      Nợ TK “Tài sản” Có
      Số dư đầu kỳ
      Số phát sinh tăng trong kỳ Số phát sinh giảm trong kỳ
      Tổng SPS tăng Tổng SPS giảm
      Số dư cuối kỳ
      Số dư cuối kỳ = số dư đầu kỳ + tổng phát sinh tăng – tổng phát sinh giảm
      B. Tài khoản nguồn vốn
      Nợ TK “Nguồn vốn” Có
      Số dư đầu kỳ
      Số phát sinh (SPS) giảm trong kỳ Số phát sinh tăng trong kỳ
      Tổng SPS giảm Tổng SPS tăng
      Số dư cuối kỳ
      Số dư cuối kỳ = số dư đầu kỳ + tổng phát sinh tăng – tổng phát sinh giảm

    38. 39
      C. Tài khoản

      trung gian
      Tài khoản phản ánh doanh thu, thu nhập
      Nợ TK “Doanh thu, thu nhập” Có
      – Cuối kỳ, kết chuyển doanh thu,
      thu nhập kể xác định KQKD
      – Các khoản doanh thu, thu nhập
      thực tế phát sinh trong kỳ.
      Tổng SPS giảm Tổng SPS tăng
      Các TK phản ánh doanh thu, thu nhập có kết cấu tương tự các TK
      nguồn vốn nhưng không có số dư cuối kỳ.
      Tài khoản phản ánh chi phí, chi phí
      Nợ TK “Chi phí” Có
      – Tổng hợp chi phí phát sinh
      trong kỳ
      – Cuối kỳ, kết chuyển chi phí để
      tính giá thành hoặc xác định kết
      quả kinh doanh (KQKD)
      Tổng SPS tăng Tổng SPS giảm
      Các TK phản ánh chi phí có kết cấu tương tự như các TK tài sản
      nhưng không có số dư cuối kỳ.
      Tài khoản xác định kết quả kinh doanh
      Nợ TK “Xác định kết quả kinh doanh” Có
      – Kết chuyển các chi phí phát sinh
      trong kỳ.
      – Kết chuyển số lãi.
      – Kết chuyển doanh thu, thu
      nhập phát sinh trong kỳ.
      – Kết chuyển số lãi.
      Tổng SPS Tổng SPS
       Lưu ý: một số tài khoản đặc biệt: Nhóm tài khoản điều chỉnh
      giảm giá trị tài sản (214, 229); nhóm tài khoản điều chỉnh tăng, giảm nguồn
      vốn (412, 413, 421); nhóm tài khoản hỗn hợp (131,331), nhóm tài khoản
      điều chỉnh giảm doanh thu (521).
      Hệ thống tài khoản sử dụng trong sách bài tập này được áp dụng theo
      Thông tư 200/2014 được Bộ Tài chính ban hành ngày 22/12/2014, quy
      định chế độ kế toán doanh nghiệp.

    39. 40
      3.1.2 Ghi sổ

      kép
      3.1.2.1 Khái niệm
      Ghi sổ kép là một phương pháp kế toán được dùng để phản ánh số
      tiền của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào tài khoản kế toán theo đúng
      nội dung kinh tế của nghiệp vụ và mối quan hệ giữa các loại tài sản, các
      loại nguồn vốn cũng như các đối tượng kế toán khác.
      3.1.2.2 Các bước ghi sổ kép
      + Bước 1: Xác định đối tượng kế toán (số hiệu tài khoản kế toán).
      + Bước 2: Xác định đối tượng kế toán này là tài khoản nào (tài sản,
      nguồn vốn, doanh thu, chi phí).
      + Bước 3: Xác định xu hướng chuyển động của các đối tượng
      (tăng, giảm).
      + Bước 4: Xác định ghi Nợ tài khoản nào, Có tài khoản nào
      (Định khoản).
      3.1.2.3 Các loại định khoản
      Có hai loại định khoản là định khoản giản đơn và định khoản
      phức tạp:
      + Định khoản giản đơn: là định khoản chỉ liên quan đến hai tài khoản.
      + Định khoản phức tạp: là định khoản liên quan đến ít nhất ba tài khoản.
      3.2 Bài tập ứng dụng
      Bài 3.1:
      Phân loại các tài khoản (TK) sau đây bằng cách ghi loại tài khoản
      tương ứng (TK tài sản ngắn hạn; TK tài sản dài hạn; TK nợ phải trả; TK
      nguồn vốn chủ sở hữu; TK doanh thu, thu nhập; TK chi phí; TK xác định
      kết quả kinh doanh). Số dư thông thường của các tài khoản này.
      STT Tài khoản Loại tài
      khoản
      Số dư
      Nợ/Có
      1 Tiền mặt
      2 Tạm ứng
      3 Nguyên vật liệu chính
      4 Phụ tùng thay thế
      5 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
      6 Chi phí nhân công trực tiếp

    40. 41
      7 Hàng hóa
      8

      Công cụ dụng cụ
      9 Phải trả người lao động
      10 Giá vốn hàng bán
      11 Quỹ đầu tư phát triển
      12 Phải trả người bán
      13 Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
      14 Hao mòn tài sản cố định
      15 Chi phí tài chính
      16 Nợ dài hạn đến hạn trả
      17 Nhãn hiệu hàng hóa
      18 Trái phiếu phát hành
      19 Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
      20 Chi phí quản lý DN
      21 Hàng mua đang đi trên đường
      22 Cầm cố, ký cược, ký quỹ dài hạn
      23 Xây dựng cơ bản dở dang
      24 Phải thu khách hàng
      25 Thuế GTGT được khấu trừ
      26 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
      27 Phải thu nội bộ
      28 Doanh thu hoạt động tài chính
      29 Đầu tư vào công ty con
      30 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
      31 Thành phẩm
      32 Nguồn vốn kinh doanh

    41. 42
      33 Quỹ khen

      thưởng phúc lợi
      35 Vay trung hạn ngân hàng BIDV
      36 Lãi chưa phân phối
      37 Nhà cửa
      38 Thu nhập khác
      39 đầu tư
      40 Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn
      Bài 3.2:
      Công ty Cổ phần AAA có tài liệu kế toán như sau: Số dư Tài khoản
      Tiền gửi ngân hàng 01/07/N: 154.000.000đ.
      Trong tháng 7 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
      1. Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ 50.000.000đ.
      2. Doanh nghiệp vay dài hạn bằng tiền gửi ngân hàng 75.000.000đ.
      3. Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền gửi ngân hàng:
      25.000.000đ.
      4. Mua tài sản cố định hữu hình trị giá 40.000.000đ thanh toán bằng
      tiền gửi ngân hàng.
      5. Rút Tiền gửi ngân hàng trả nợ vay ngắn hạn 17.000.000đ.
      6. Chi mua một số công cụ dụng cụ bằng Tiền gửi ngân hàng
      8.000.000đ.
      7. Mua nguyên vật liệu nhập kho, giá mua 12.000.000đ thanh toán
      bằng tiền gửi ngân hàng.
      8. Xuất quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản tiền gửi ngân hàng 60.000.000đ
      Yêu cầu: Phản ánh vào tài khoản “Tiền gửi ngân hàng” và xác định
      số dư cuối kỳ.
      Bài 3.3:
      Vào ngày 01/08/N số tiền công ty còn nợ ngân hàng là 300.000.000đ,
      trong tháng 8/N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
      1. Mua hàng hóa nhập kho, tiền mua hàng thanh toán bằng tiền vay
      ngắn hạn ngân hàng 120.000.000đ.
      2. Dùng tiền gửi ngân hàng trả nợ vay ngắn hạn 200.000.000đ.

    42. 43
      3. Doanh nghiệp

      vay ngắn hạn ngân hàng 350.000.000đ để trả nợ
      cho nhà cung cấp theo hợp đồng.
      4. Doanh nghiệp dùng tiền mặt thu từ bán hàng trả tiền vay ngân
      hàng 250.000.000đ.
      Yêu cầu: Phản ánh vào TK “Vay và nợ thuê tài chính” và xác định
      số dư cuối kỳ.
      Bài 3.4:
      Công ty TMCP NUTIFA có số dư đầu kỳ tháng 12/N tài khoản “Vốn
      chủ sở hữu” là 2.500.000.000đ.
      Trong tháng 12 phát sinh một số nghiệp vụ kinh tế như sau:
      1. Ngày 02/12 cổ đông góp thêm vốn bằng chuyển khoản
      300.000.000đ, đã nhận bằng giấy báo có của ngân hàng.
      2. Ngày 05/12 công ty nhận góp vốn liên doanh bằng một tài sản cố
      định 150.000.000đ.
      3.Ngày10/12hoàntrảmộttàisảncốđịnhhữuhìnhtrịgiá65.000.000đ
      cho một cổ đông góp vốn.
      4. Ngày 15/12 nhà nước cấp vốn cho doanh nghiệp bằng lo nguyên
      vật liệu trị giá 50.000.000đ.
      5. Ngày 20/12 dùng lãi chưa phân phối bổ sung vốn chủ sở hữu
      250.000.000đ.
      6. Ngày 29/12 hoàn trả vốn góp cho một cổ đông rút khỏi doanh
      nghiệp 539.000.000đ bằng chuyển khoản, đã nhận giấy báo nợ của ngân
      hàng.
      Yêu cầu: Phản ánh vào tài khoản “Vốn đầu tư chủ sở hữu” và xác
      định số dư cuối kỳ.
      Bài 3.5:
      Nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào tháng 03/N tại Công ty Cổ phần
      Dịch vụ Matan.
      1. Ngày 02/03 Cổ đông Trần Hoàng góp vốn bằng tiền mặt số tiền
      500.000.000đ.
      2. Ngày 03/03 xuất quỹ 200.000.000đ đồng gửi vào tài khoản ngân
      hàng đã nhận được giấy báo có.
      3. Ngày 04/03 trả tiền thuê văn phòng tháng 03 là 45.000.000đ bằng
      chuyển khoản đã nhận được giấy báo nợ.

    43. 44
      4. Ngày 05/03

      mua hàng hóa thanh toán bằng chuyển khoản trị giá
      65.000.000đ đã nhận được giấy báo có.
      5. Ngày 08/03 thực hiện dịch vụ tư vấn và lập hóa đơn thu bằng tiền
      mặt 16.000.000đ.
      6. Ngày 12/03 mua máy lạnh trị giá 33.000.000đ, chưa thanh toán
      tiền cho nhà cung cấp.
      7. Ngày 13/03 nhận hóa đơn mua bảo hiểm thiết bị bộ phận bán hàng
      thời gian 1 năm trị giá 8.000.000đ.
      8. Ngày 18/03 nhận hóa đơn từ công ty Promotion Đông Tây cho
      quảng cáo dịch vụ trực tuyến số tiền 10.000.000đ.
      9. Ngày 21/03 cổ đông Kiều Tuân góp vốn bằng thiết bị trị giá
      150.000.000đ và chuyển vào tài khoản doanh nghiệp 700.000.000đ đã
      nhận được giấy báo có.
      10. Ngày 24/03 thực hiện dịch vụ tư vấn và lập hóa đơn gửi khách
      hàng số tiền 30.000.000đ
      11. Ngày 24/03 thanh toán tiền cho nhà cung cấp bằng chuyển khoản
      số tiền 20.000.000đ đã nhận được giấy báo nợ.
      12. Ngày 25/03 mua văn phòng phẩm sử dụng ở văn phòng trị giá
      15.000.000đ đã thanh toán bằng tiền mặt.
      13. 27/03 rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt số tiền
      50.000.000đ, đã nhận được giấy báo nợ.
      14. 27/03 mua công cụ dụng cụ nhập kho trị giá 21.000.000đ, đã thanh
      toán bằng chuyển khoản cho nhà cung cấp, đã nhận được giấy báo nợ.
      15. 28/03 khách hàng chuyển khoản trả nợ 20.000.000đ của đơn vị,
      đã nhận được giấy báo có.
      16. Ngày 29/03 doanh nghiệp thanh toán tiền điện tại văn phòng tháng
      03 số tiền 10.000.000đ bằng chuyển khoản, đã nhận được giấy báo nợ.
      17. Ngày 30/03 mua nguyên vật liệu nhập kho trị giá 24.000.000đ,
      chuyển khoản thanh toán cho nhà cung cấp đã nhận được giấy báo nợ.
      18. Ngày 30/03 nhận hóa đơn bảo trì thiết bị tại bộ phận bán hàng số
      tiền 7.500.000đ.
      19. Ngày 31/03 lương phải thanh toán cho bộ phận quản lý
      100.000.000đ.
      20. Ngày 31/03 lãi ngân hàng từ khoản tiền gửi thanh toán là
      500.000đ, đã nhận được giấy báo có.
      Yêu cầu:
      a. Xác định các tài khoản sẽ ghi Nợ và ghi Có cho mỗi nghiệp vụ.
      b. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

    44. 45
      Bài 3.6:
      Định khoản

      các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau tại Công ty
      TNHH ANZ:
      1. Chi tiền mặt trả lương cho nhân viên 80.000.000đ.
      2. Chi tiền mặt để tạm ứng cho nhân viên B đi công tác là 5.000.000đ.
      3. Dùng lợi nhuận để bổ sung quỹ đầu tư phát triển 10.700.000đ.
      4. Vay ngân hàng để trả nợ cho người bán 28.000.000đ.
      5. Nhập kho công cụ, dụng cụ trị giá là 10.000.000đ chưa trả tiền
      cho người bán.
      6. Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền mặt là 30.000.000đ.
      7. Nhập kho nguyên vật liệu trị giá 8.200.000đ thanh toán bằng tiền
      gửi ngân hàng.
      8. Chi tiền mặt trả nợ cho người bán số tiền là 4.300.000đ.
      9. Dùng tiền gửi ngân hàng để trả nợ vay ngân hàng 36.000.000đ.
      10. Chuyển khoản mua cổ phiếu đầu tư ngắn hạn 84.800.000đ.
      11. Nhận vốn góp kinh doanh bằng tiền gửi ngân hàng 780.000.000đ.
      12. Khách hàng chuyển khoản 57.000.000đ ký quỹ ngắn hạn thực
      hiện hợp đồng.
      Bài 3.7:
      Công ty CPABC trong tháng 02/N có phát sinh nghiệp vụ kinh tế sau:
      1. Doanh nghiệp vay ngân hàng 50.000.000đ, trả nợ cho người bán
      40.000.000đ, nộp thuế cho Nhà nước 10.000.000đ.
      2. Doanh nghiệp chi tiền mặt đem ký quỹ 8.000.000đ. chi tạm ứng
      cho nhân viên H 10.000.000đ đi công tác.
      3. Doanh nghiệp được cấp một tài sản cố định hữu hình trị giá
      100.000.000đ và 80.000.000 vào tài khoản ngân hàng.
      4. Doanh nghiệp nhận ký quỹ ngắn hạn bằng tiền gửi ngân hàng
      63.000.000đ và bằng tiền mặt là 15.000.000đ.
      5. Doanh nghiệp dùng lãi bổ sung nguồn vốn kinh doanh 42.000.000đ,
      bổ sung nguồn vốn xây dựng cơ bản 9.000.000đ.
      6. Doanh nghiệp dùng tiền gửi ngân hàng trả nợ khoản nợ phải trả
      khác 8.000.000đ và trả nợ cho nhà cung cấp là 25.000.000đ.
      7. Doanh nghiệp dùng tiền mặt trả nợ vay ngắn hạn ngân hàng
      90.000.000đ và nộp khoản thuế phải nộp nhà nước 3.000.000đ.
      8. Doanh nghiệp xuất nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm là
      18.000.000đ và phục vụ bán hàng 7.000.000đ.

    45. 46
      9.Doanhnghiệprúttiềngửingânhàngnhậpquỹtiềnmặt52.000.000đ
      và trả nợ

      người bán 37.000.000đ.
      10. Doanh nghiệp mua một số nguyên vật liệu 19.000.000đ và công
      cụ dụng cụ 10.000.000đ chưa trả tiền cho người bán.
      Yêu cầu: Định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
      Bài 3.8:
      Công ty Cổ phần Dịch vụ Tin học Star có các nghiệp vụ kinh tế phát
      sinh trong tháng 07/N như sau:
      1. Cổ đông đầu tư bằng thiết bị văn phòng trị giá 155.000.000đ và
      chuyển vào tài khoản tiền gửi ngân hàng 1.500.000.000đ.
      2. Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt 500.000.0000đ.
      3. Mua 10 latop phục vụ bộ phận kinh doanh với tổng giá thanh
      toán là 270.000.000đ chưa thanh toán cho nhà cung cấp Công ty TNHH
      Phong Vũ.
      4. Chi tiền mặt thanh toán chi phí viễn thông số tiền 6.000.000đ.
      5. Lương phải thanh toán cho nhân viên văn phòng tháng 7 là
      150.000.000đ.
      6. Nhận được giấy báo có từ ngân hàng số tiền 126.000.000đ do
      khách hàng cho các hợp đồng đã lập hóa đơn vào tháng 06.
      7. Tạm ứng tiền mặt cho nhân viên Trường Giang đi công tác
      7.000.000đ.
      8. Xuất quỹ thanh toán tiền điện cho công ty cổ phần điện lực số tiền
      9.600.000đ.
      9. Nhận được hóa đơn quảng cáo của công ty TNHH quảng cáo
      Furture số tiền 47.000.000đ.
      10. Chuyển khoản thanh toán cho Công ty TNHH Phong Vũ nghiệp
      vụ 3, đã nhận được giấy báo nợ của ngân hàng.
      11. Hoàn thành gói dịch vụ lập trình cho Công ty Hoàn Cầu, công ty
      đã nhận được giấy báo có từ ngân hàng số tiền 100.000.000đ.
      12. Trả cổ tức cho cổ đông bằng tiền mặt số tiền 150.000.000đ.
      13. Mua máy lạnh ở văn phòng số tiền 42.000.000đ, chuyển
      khoản thanh toán cho nhà cung cấp Điện Máy Xanh, đã nhận được giấy
      báo nợ.
      14. Thanh toán tiền thuê phòng kinh doanh tháng 07 là 24.000.000đ.

    46. 47
      15. Ngân hàng

      giải ngân cho doanh nghiệp khoản vay trung hạn vào
      tài khoản tiền gửi ngân hàng số tiền 900.000.000đ.
      Yêu cầu: Định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
      Bài 3.9:
      Công ty TMSX dịch vụ EMS phát sinh các nghiệp vụ trong tháng
      8/N như sau: (Đơn vị tính: 1.000đ).
      1. Nhập kho 12.000 nguyên vật liệu và 17.000 dụng cụ chưa thanh
      toán tiền cho người bán.
      2. Mua tài sản cố định hữu hình 350.000, thanh toán 60% bằng tiền
      gửi ngân hàng, số còn lại thanh toán bằng tiền vay dài hạn.
      3. Chi tiền mặt trả nợ người bán 10.000 và trả lương cho nhân viên
      47.000.
      4. Dùng tiền gửi ngân hàng để trả nợ vay ngắn hạn 330.000, trả nợ
      cho người bán 39.000 và trả vay dài hạn đến hạn trả 280.000.
      5. Xuất kho 150.000 nguyên vật liệu sử dụng cho:
      – Trực tiếp sản xuất sản phẩm: 110.000.
      – Phục vụ ở phân xưởng: 40.000.
      6. Tiền lương phải thanh toán cho nhân viên là 280.000, trong đó:
      – Công nhân trực tiếp sản xuất: 220.000.
      – Bộ phận bán hàng: 40.000.
      – Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 20.000.
      7. Dùng lãi để bổ sung quỹ đầu tư phát triển: 90.000, quỹ phát triển
      khoa học và công nghệ: 140.000 và quỹ khen thưởng phúc lợi: 60.000.
      8. Nhà nước cấp thêm cho doanh nghiệp một tài sản cố định hữu hình
      có trị giá 350.000.
      Yêu cầu: Định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
      Bài 3.10:
      Công ty CP DHL có tài liệu kế toán sau:
      Số dư đầu kỳ tài khoản nợ phải thu của khách hàng: 230.000.000đ.
      Chi tiết:
      – Phải thu công ty Z: 160.000.000đ
      – Phải thu công ty N: 70.000.000đ
      Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:

    47. 48
      1. Thu nợ

      của khách hàng N bằng tiền mặt: 50.000.000đ.
      2. Khách hàng Z trả nợ cho doanh nghiệp bằngTGNH: 150.000.000đ.
      3. Bán hàng cho công ty N, tiền mua hàng công ty N chưa thanh
      toán: 95.000.000đ.
      4. Thu nợ khách hàng N bằng tiền gửi ngân hàng, doanh nghiệp
      chuyển trả luôn tiền vay ngắn hạn là 110.000.000đ.
      5. Nhận ứng trước của khách hàng Z 50.000.000đ bằng tiền gửi
      ngân hàng.
      Yêu cầu:
      1. Ghi số dư đầu kỳ trên tài khoản chữ T và sổ chi tiết phải thu
      khách hàng.
      2. Định khoản và phản ánh vào tài khoản chữ T.
      3. Ghi sổ chi tiết phải thu khách hàng.
      4. Lập bảng tổng hợp chi tiết phải thu khách hàng.
      Bài 3.11:
      Tại doanh nghiệp TM SX Hồng Hải có tài liệu như sau:
      Nguyên vật liệu tồn kho đầu tháng 09/N là: 94.400.000đ.
      + Nguyên vật liệu X: 2.500kg x 20.000đ/kg = 50.000.000đ.
      + Nguyên vật liệu Y: 3.700kg x 12.000đ/kg = 44.400.000đ.
      Trong tháng 09/N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
      1. Mua 1.000kg nguyên vật liệu X nhập kho, giá mua 20.000đ/kg,
      chuyển khoản tiền gửi ngân hàng thanh toán cho người bán.
      2. Xuất kho nguyên vật liệu X dùng cho hoạt động sản xuất 1.500kg,
      cho hoạt động quản lý phân xưởng 700kg, đơn giá xuất kho 20.000đ/kg.
      3. Mua 1.200kg nguyên vật liệu Y nhập kho, giá mua 12.000đ/kg,
      chưa thanh toán cho nhà cung cấp.
      4. Xuất kho nguyên vật liệu Y dùng cho sản xuất sản phẩm 2.000kg
      và phục vụ bộ phận bán hàng là 1.800kg, đơn giá xuất kho 12.000đ/kg.
      5. Mua 500kg nguyên vật liệu X, giá mua 20.000đ/kg, chưa thanh
      toán tiền cho nhà cung cấp.
      Yêu cầu:
      1. Ghi số dư đầu kỳ trên tài khoản chữ T và sổ chi tiết nguyên vật liệu.
      2. Định khoản và phản ánh vào tài khoản chữ T.
      3. Ghi sổ chi tiết nguyên liệu, vật liệu.
      4. Lập bảng tổng hợp chi tiết nhập xuất tồn nguyên liệu, vật liệu.

    48. 49
      Bài 3.12
      Công ty

      TNHH Vitamin có tài liệu kế toán như sau:
      Bảng cân đối kế toán
      Ngày 31/03/N
      Đơn vị tính: 1.000 đồng
      Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
      A. Tài sản ngắn hạn 664,000 C. Nợ phải trả 148,000
      Tiền mặt 112,000 Phải trả người bán 68,000
      Tiền gửi ngân hàng 420,000 Vay và nợ thuê tài
      chính
      50,000
      Phải thu khách hàng 50,000 Phải trả công nhân
      viên
      30,000
      Nguyên vật liệu 82,000
      B. Tài sản dài hạn 1,122,000 D. Vốn chủ sở hữu 1,638,000
      Tài sản cố định hữu hình 1,157,000 Lợi nhuận chưa
      phân phối
      138,000
      Hao mòn TSCĐ (35,000) Vốn chủ sở hữu 1,500,000
      Tổng tài sản 1,786,000 Tổng nguồn vốn 1,786,000
      Trong tháng 04 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau (đvt: đồng)
      1. Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt 80.000.000đ.
      2. Khách hàng thanh toán tiền hàng bằng chuyển khoản 20.000.000đ.
      3.Muatàisảncốđịnhchưathanhtoántiềnchonhàcungcấp37.000.000đ.
      4. Chuyển khoản thanh toán khoản vay dài hạn 25.000.000đ và
      chuyển khoản trả lương vào thẻ ATM cho nhân viên 30.000.000đ.
      5. Dùng lợi nhuận bổ sung nguồn vốn kinh doanh 70.000.000đ.
      6. Tạm ứng cho nhân viên Hoàng Anh đi công tác bằng tiền mặt
      5.000.000đ.
      7. Chi tiền mặt mua công cụ dụng cụ trị giá 8.000.000đ.
      Yêu cầu
      a. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
      b. Phản ánh lên các tài khoản kế toán có liên quan.
      c. Lập bảng cân đối phát sinh tài khoản.
      d. Lập bảng cân đối kế toán vào ngày 30/04/N.

    49. 50
      Bài 3.13
      Công ty

      TNHH BCD có tài liệu kế toán như sau: (Đơn vị trính: đồng)
      BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
      Ngày 31/07/N
      Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
      Tiền mặt 84.000.000 Phải trả CNV 70.000.000
      Tiền gửi ngân hàng 426.000.000 Nhận ký quỹ 195.000.000
      Hàng hóa 186.000.000 Thuế phải nộp 20.000.000
      Phải thu khách
      hàng
      230.000.000 Vốn chủ sở hữu 1.482.500.000
      Tài sản cố định hữu
      hình
      1.200.000.000 Lợi nhuận chưa
      phân phối
      110.000.000
      Hao mòn TSCĐ (248.500.000)
      Tổng tài sản 1.877.500.000 Tổng nguồn vốn 1.877.500.000
      Trong tháng 8 năm N có các nghiệp vụ phát sinh như sau:
      1. Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt 150.000.000đ.
      2. Mua tài sản cố định trị giá 240.000.000đ thanh toán bằng tiền gửi
      ngân hàng.
      3. Chi tiền mặt trả lương cho công nhân viên 70.000.000đ và nộp
      thuế 10.000.000đ.
      4. Dùng lợi nhuận để bổ sung cho vốn đầu tư của chủ sở hữu
      80.000.000đ.
      5. Chi tiền mặt mua nguyên vật liệu nhập kho 12.000.000đ và công
      cụ dụng cụ nhập kho 19.000.000đ.
      6. Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền gửi ngân hàng
      100.000.000đ.
      7. Mua hàng hóa trị giá 238.000.000đ chưa thanh toán tiền cho
      người bán.
      8. Chi tiền mặt để trả lương cho nhân viên số tiền 40.000.000đ.
      9. Vay ngắn hạn trả nợ cho nhà cung cấp 170.000.000đ.
      10. Nhận góp vốn bằng một tài sản cố định 85.000.000đ

    50. 51
      Yêu cầu:
      1. Định

      khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
      2. Phản ánh lên các tài khoản kế toán dạng chữ T.
      3. Lập bảng cân đối kế toán ngày 31/08/N.
      Bài 3.14:
      Tại một doanh nghiệp có số dư các tài khoản vào ngày 31/03/N như
      sau: (Đơn vị tính: 1.000đ)
      Tiền mặt 120.000 Vay và nợ tài chính 140.000
      Tiền gửi ngân hàng 648.000 Phải trả cho người bán 270.000
      Phải thu khách hàng 140.000 Phải trả người lao động 80.000
      Tạm ứng 9.000 Phải trả khác 37.000
      Nguyên vật liệu 72.000 Quỹ đầu tư phát triển 15.000
      Công cụ, dụng cụ 15.000 Vốn chủ sở hữu 1.242.000
      TSCĐ hữu hình 870.000 Lợi nhuận chưa phân
      phối
      (35.000)
      Hao mòn TSCĐ (125.000)
      Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tháng 04/N (đơn vị tính: đồng)
      1. Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền mặt 10.000.000đ
      và bằng tiền gửi ngân hàng là 70.000.000đ.
      2. Mua hàng hóa nhập kho 59.000.000đ chưa thanh toán tiền cho
      người bán.
      3. Nhận một tài sản cố định hữu hình do Nhà nước cấp có trị giá:
      120.000.000đ và chuyển khoản tài khoản ngân hàng 280.000.000đ.
      4. Chuyển khoản thanh toán nợ cho nhà cung cấp 80.900.000đ.
      5. Nhập kho 95.500.000đ nguyên vật liệu trả bằng tiền gửi ngân hàng.
      6. Nhận ứng trước của khách hàng bằng tiền mặt 25.000.000đ.
      7. Tạm ứng bằng tiền mặt cho nhân viên H đi công tác 7.000.000đ.
      8. Chuyển tiền gửi ngân hàng trả lương cho nhân viên: 130.000.000đ.
      9. Dùng tiền gửi ngân hàng để trả nợ vay ngân hàng 200.000.000đ.
      10. Chi tiền mặt thanh toán các khoản phải trả khác 30.000.000đ.
      11. Nhập kho công cụ dụng cụ thanh toán bằng tiền tạm ứng
      14.000.000đ.
      12. Cổ đông bổ sung nguồn vốn kinh doanh 500.000.000đ, đã nhập
      quỹ tiền mặt 30%, và nhận được giấy báo có 70% còn lại.

    51. 52
      13. Mua sắm

      tài sản cố định hữu hình trị giá 152.000.000đ đã thanh
      toán bằng vay dài hạn.
      14. Rút tiền gửi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt 100.000.000đ.
      15. Dùng quỹ đầu tư phát triển bổ sung nguồn vốn kinh doanh
      7.000.000đ.
      Yêu cầu:
      1. Lập định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 04/N.
      2. Phản ánh lên các tài khoản chữ T.
      3. Lập bảng cân đối tài khoản.
      4. Lập Bảng cân đối kế toán vào cuối tháng 04/N.
      Bài 3.15:
      Công ty TNHH Gia Viễn có số dư các tài khoản ngày 30/09/N như
      sau: (Đơn vị tính: đồng)
      – Tiền mặt 230.000.000
      – Tiền gửi ngân hàng 780.000.000
      – Nguyên vật liệu 135.500.000
      – Phải thu khách hàng 248.000.000
      – Thành phẩm 65.000.000
      – Phải nộp cho nhà nước 30.000.000
      – Tài sản cố định hữu hình X
      – Nhận ký quỹ, ký cược 120.000.000
      – Hao mòn tài sản cố định 178.600.000
      – Vay và nợ thuê tài chính 227.000.000
      – Phải trả người bán 160.000.000
      – Quỹ khen thưởng phúc lợi 90.000.000
      – Cầm cố, thế chấp 27.000.000
      – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 74.000.000
      – Hàng hóa 269.000.000
      – Tạm ứng 32.000.000
      – Lãi chưa phân phối 52.000.000

    52. 53
      – Khách hàng

      ứng trước tiền 147.000.000
      – Vốn đầu tư của chủ sở hữu 1.875.100.000
      Trong tháng 10/N có các nghiệp vụ phát sinh sau:
      1. Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp 200.000.000đ bằng tiền gửi
      ngân hàng.
      2. Mua nguyên vật liệu nhập kho thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng
      140.000.000đ.
      3. Chuyển khoản tiền gửi ngân hàng trả nợ vay ngân hàng
      210.000.000đ.
      4. Trích tiền thưởng cho công nhân viên từ quỹ khen thưởng
      16.000.000đ.
      5. Mua công cụ dụng cụ nhập kho trị giá 26.000.000đ thanh toán
      bằng tiền gửi ngân hàng.
      6. Vay dài hạn ngân hàng mua tài sản cố định hữu hình 131.000.000đ.
      7. Dùng lợi nhuận chưa phân phối bổ sung nguồn vốn đầu tư của chủ
      sở hữu 9.000.000đ.
      8. Một thành viên góp vốn bổ sung cho doanh nghiệp bằng tiền gửi
      ngân hàng 280.000.000đ.
      9. Doanh nghiệp chuyển khoản thanh toán hết các khoản phải nộp
      nhà nước.
      10. Nhận lại khoản thế chấp, cầm cố bằng tiền mặt 20.000.000đ.
      11. Chuyển khoản ứng trước tiền cho nhà cung cấp theo hợp đồng là
      35.000.000đ.
      12. Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên đi công tác bằng tiền mặt
      11.000.000đ.
      13. Nhập kho lô hàng hóa trị giá 76.000.000đ chưa thanh toán tiền
      cho nhà cung cấp.
      14. Mua sắm tài sản cố định hữu hình trị giá 110.000.000đ thanh
      toán bằng tiền gửi ngân hàng 40%, số tiền còn lại nợ nhà cung cấp.
      15. Chi tiền mặt tạm ứng lương cho nhân viên 39.000.000đ.
      Yêu cầu:
      1. Tìm X, lập Bảng cân đối kế toán ngày 01/10/N
      2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
      3. Phản ánh lên các tài khoản chữ T.
      4. Lập bảng cân đối tài khoản.
      5. Lập Bảng cân đối kế toán ngày 31/10/N.

    53. 54
      Bài 3.16:
      Giả sử

      Công ty TNHH GH có các nghiệp vụ định khoản như sau:
      (Đơn vị tính: đồng)
      1. Nợ TK 211 48.000.000
      Có TK 112 42.000.000
      Có TK 111 6.000.000
      2. Nợ TK 111 300.000.000
      Có TK 112 200.000.000
      Có TK 131 100.000.000
      3. Nợ TK 112 50.000.000
      Có TK 511 50.000.000
      4. Nợ TK 331 29.000.000
      Có TK 112 29.000.000
      5. Nợ TK 333 5.000.000
      Có TK 111 5.000.000
      6. Nợ TK 621 32.000.000
      Có TK 152 32.000.000
      7. Nợ TK 112 37.000.000
      Có TK 111 37.000.000
      8. Nợ TK 211 346.000.000
      Có TK 341 346.000.000
      9. Nợ TK 421 7.000.0000
      Có TK 411 7.000.000
      10. Nợ TK 153 16.000.000
      Có TK 141 16.000.000
      11. Nợ TK 641 50.000.000
      Có TK 334 50.000.000
      12. Nợ TK 141 6.000.000
      Có TK 111 6.000.000
      13. Nợ TK 221 340.000.000
      Có TK 112 340.000.000
      14. Nợ TK 157 18.000.000
      Có TK 156 18.000.000
      15. Nợ TK 244 41.000.000
      Có TK 112 41.000.000
      16. Nợ TK 622 280.000.000
      Có TK 334 280.000.000

    54. 55
      17. Nợ TK

      334 70.000.000
      Có TK 111 70.000.000
      18. Nợ TK 111 3.000.000
      Có TK 138 3.000.000
      19. Nợ TK 152 12.000.000
      Có TK 111 12.000.000
      20. Nợ TK 642 124.000.000
      Có TK 334 124.000.000
      Yêu cầu: Hãy nêu nội dung kinh tế (có thể xảy ra) của các định
      khoản được cho trên đây.
      Bài 3.17:
      Tại Công ty TMCPMB3 có các định khoản như sau: (Đơn vị tính: đồng).
      1. Nợ TK 627 35.000.000
      Nợ TK 641 42.000.000
      Nợ TK 622 X
      Nợ TK 642 56.000.000
      Có TK 334 175.000.000
      2. Nợ TK 152 68.000.000
      Có TK 331 X
      Có TK 338 5.000.000
      3. Nợ TK 112 19.000.000
      Nợ TK 111 238.000.000
      Có TK 131 X
      4. Nợ TK 341 66.000.000
      Nợ TK 333 2.000.000
      Có TK 112 X
      5. Nợ TK 331 X
      Nợ TK 338 7.000.000
      Có TK 111 18.000.000
      6. Nợ TK 111 60.000.000
      Nợ TK 112 X
      Có TK 341 261.000.000
      7. Nợ TK 131 253.000.000
      Có TK 511 X
      Có TK 333 253.000.000

    55. 56
      8. Nợ TK

      211 X
      Nợ TK 152 35.000.000
      Có TK 411 158.000.000
      9. Nợ TK 153 26.000.0000
      Nợ TK 138 2.000.000
      Nợ TK 133 X
      Có TK 331 30.800.000
      10. Nợ TK 214 24.000.000
      Nợ TK 811 X
      Có TK 211 73.000.000
      Yêu cầu: Hãy điền số thích hợp vào X trong các định khoản và nêu
      nội dung kinh tế (có thể xảy ra) của các định khoản được cho ở trên.
      Bài 3.18
      Công ty TNHH ABOT có các tài liệu kế toán được cung cấp qua sơ
      đồ chữ T dưới đây (Đơn vị tính: triệu đồng)
      TK 112
      SD: 45
      (1) ? ? (2)
      SD: 65
      TK 111
      50
      ? (3)
      ? (7)
      20
      TK 152 – NVL Chính
      SD: 60
      (2) ? ?(5)
      (4)?
      SD: 50
      TK 152
      SD: ?
      (2) ? ? (5)
      (3) ? ? (6)
      (4) ?
      SD: 100
      TK 152 – NVL phụ
      SD: 60
      (2)10 20 (5)
      SD:?
      TK 152 – Nhiên liệu
      SD: 20
      (3)? ?(6)
      SD: 30

    56. 57
      TK 331
      (7)10 30

      (4)
      SD: 20
      TK 341
      SD: 40
      ? (1)
      SD: ?
      621
      (5) 90
      Yêu cầu: Điền số thích hợp vào dấu ?. Nêu lại nội dung của các
      nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
      Bài 3.19:
      Cho biết các định khoản sau đây đúng hay sai, nếu đúng hãy cho số
      liệu và nêu nội dung kinh tế của định khoản đó.
      1. Nợ TK 635
      Có TK 111
      2. Nợ TK 153
      Có TK 214
      3. Nợ TK 3531
      Có TK 334
      4. Nợ TK 152
      Có TK 627
      5. Nợ TK 621
      Có TK 153
      6. Nợ TK 211
      Có TK 341
      7. Nợ TK 334
      Có TK 111
      8. Nợ TK 156
      Có TK 214
      9. Nợ TK 331
      Có TK 141
      10. Nợ TK 2412
      Có TK 152
      Bài 3.20:
      Công ty CP MPT được thành lập trong tháng 8/N với số vốn góp là
      2.430.000.000đ (đã được cấp giấy chứng nhận kinh doanh).
      – Cổ đông Nguyễn Hoàng góp vốn bằng tiền mặt: 150.000.000đ, tiền
      gửi ngân hàng: 410.000.000đ.
      – Cổ đông Trần Châu góp vốn bằng nguyên vật liệu trị giá
      300.000.000đ, tiền gửi ngân hàng 220.000.000đ.

    57. 58
      – Cổ đông

      Lê Ngọc góp vốn bằng máy móc thiết bị 500.000.000đ,
      tiền mặt 100.000.000đ.
      – Cổ đông Kiều Linh góp vốn bằng xe tải chở hàng 700.000.000đ và
      lô công cụ dụng cụ trị giá 50.000.000đ.
      Trong tháng 8/N công ty đã đi vào hoạt động có các nghiệp vụ kinh
      tế phát sinh như sau:
      1. Vay ngắn hạn ngân hàng BIDV 300.000.000đ chuyển khoản vào
      tài khoản tiền gửi thanh toán của đơn vị.
      2. Mua công cụ dụng cụ nhập kho phục vụ sản xuất trị giá 24.000.000đ
      chưa thanh toán cho nhà cung cấp.
      3. Chuyển khoản tiền gửi ngân hàng mua máy móc thiết bị chuyên
      dùng phục vụ sản xuất trị giá 859.000.000đ, chi bằng tiền gửi ngân hàng
      60%, số tiền còn nợ lại chưa thanh toán.
      4. Mua nguyên vật liệu nhập kho chưa thanh toán cho nhà cung cấp
      trị giá 30.000.000đ.
      5. Doanh nghiệp nhận vốn góp liên doanh bằng tiền gửi ngân hàng
      390.000.000đ.
      6. Chi tiền mặt để ký quỹ ngắn hạn 128.000.000đ.
      7. Doanh nghiệp nhận tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng
      bằng chuyển khoản 25.000.000đ.
      8. Rút tiền gửi ngân hàng trả nợ người bán 27.000.000đ.
      9. Mua lô hàng hóa trị giá 46.000.000đ thanh toán bằng tiền gửi
      ngân hàng.
      10. Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên đi công tác 10.000.000đ.
      Yêu cầu:
      1. Lập Bảng cân đối kế toán khi công ty mới thành lập.
      2. Định khoản các nghiệp vụ phát sinh.
      3. Phản ánh vào tài khoản chữ T.
      4. Lập Bảng cân đối tài khoản và Bảng cân đối kế toán cuối kỳ.

    58. 59
      CHƯƠNG 4: TÍNH

      GIÁ ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN
      4.1 Tóm tắt lý thuyết
      4.1.1 Khái niệm tính giá đối tượng kế toán
      Tính giá: là phương pháp kế toán biểu hiện giá trị các đối tượng kế
      toán bằng tiền phù hợp với các nguyên tắc cũng như các quy định cụ thể
      do Nhà nước ban hành để phản ánh trung thực tình hình tài sản và kết quả
      hoạt động của doanh nghiệp.
      4.1.2 Phương pháp tính giá một số đối tượng chủ yếu
      4.1.2.1 Hàng tồn kho
      + Nhập kho:
      (i) Mua ngoài
      Giá thực tế hàng nhập kho = Giá mua ghi trên hóa đơn + Chi phí
      thu mua + Thuế mang tính chất không hoàn lại – Các khoản giảm giá hoặc
      chiết khấu
      (ii) Tự chế biến hoặc thuê ngoài gia công chế biến
      Giá thực tế hàng nhập kho = Giá thực tế nguyên vật liệu xuất chế
      biến hoặc thuê ngoài gia công chế biến + Chi phí chế biến hoặc chi phí
      thuê ngoài gia công chế biến
      (iii) Góp vốn liên doanh hoặc góp vốn cổ phần
      Giá thực tế hàng nhập kho là giá được các bên tham gia góp vốn,
      hoặc đại hội đồng cổ đông hoặc hội đồng quản trị thống nhất định giá.
      + Xuất kho
      Có hai phương pháp quản lý hàng tồn kho là kê khai thường xuyên
      và kiểm kê định kỳ.
      – Phương pháp kê khai thường xuyên: Mối quan hệ nhập xuất tồn
      được thể hiện qua công thức sau:
      Trị giá tồn cuối kỳ = Trị giá tồn đầu kỳ + Trị giá nhập trong kỳ –
      Trị giá xuất trong kỳ.
      Phương pháp kiểm kê định kỳ: Mối quan hệ nhập xuất tồn được thể
      hiện qua công thức sau:
      Trị giá xuất trong kỳ = Trị giá tồn đầu kỳ + Trị giá nhập trong kỳ
      – Trị giá tồn cuối kỳ
      Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài
      chính thì có ba phương pháp cơ bản để tính giá xuất hàng tồn kho là:

    59. 60
      – Phương pháp

      thực tế đích danh
      – Phương pháp nhập trước – xuất trước
      – Phương pháp bình quân gia quyền (cuối kỳ và liên hoàn)
      4.1.2.2 Tài sản cố định
      (i) Tài sản cố định hữu hình
      •Xác định giá trị ban đầu:
      + Tài sản cố định hữu hình do mua sắm
      Nguyên giá tài sản cố định (NG TSCĐ) = Giá mua trên hóa đơn
      + Chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử trước khi đưa TSCĐ vào
      hoạt động + Thuế TTĐB, thuế NK – Các khoản giảm giá, chiết khấu
      thương mại
      + Tài sản cố định do xây dựng cơ bản bàn giao
      NG TSCĐ = Giá thực tế của công trình xây dựng được duyệt theo
      quy định tại điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành + Các chi phí
      khác liên quan + Thuế trước bạ (nếu có)
      + Tài sản cố định được cấp, được chuyển đến
      Nguyên giá bao gồm giá trị còn lại ghi sổ ở đơn vị cấp (hoặc theo giá
      đánh giá của hội đồng giao nhận) + Các chi phí liên quan khác
      + Tài sản cố định được cấp phát biếu tặng, nhận góp vốn liên doanh
      NG TSCĐ = Giá đánh giá của hội đồng giao nhận + Các chi phí liên
      quan – Các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp.
      •Giá trị còn lại của tài sản cố định
      Giá trị còn lại = Nguyên giá tài sản cố định – Khấu hao lũy kế
      Các phương pháp tính khấu hao:
      + Khấu hao theo đường thẳng
      + Khấu hao theo số dư giảm dần
      + Khấu hao theo số lượng sản phẩm
      (ii) Tài sản cố định vô hình
      Một cách chung nhất, nguyên giá của tài sản cố định vô hình là
      những chi phí thực tế mà doanh nghiệp phải chi ra để có quyền sử dụng
      đất, quyền phát hành, bằng phát minh sáng chế, chương trình phần mềm,…
      4.2 Bài tập ứng dụng
      Bài 4.1:
      Tại Công ty Hoàng Hải tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ,
      có tình hình nhập kho hàng tồn kho, mua sắm tài sản cố định như sau:

    60. 61
      1. Hàng tồn

      kho
      a. Tính trị giá nhập, đơn giá nhập
      Nhập kho 5.000 lít dầu, đơn giá chưa thuế 20.000đ/lít, thuế GTGT
      10%. Chi phí vận chuyển 1.100.000 (bao gồm thuế GTGT 10%), khoản
      giảm giá được hưởng là 1.250.000đ.
      b. Tính trị giá nhập, đơn giá nhập
      Nhập kho 8.000kg nguyên vật liệu, tổng giá giá thanh toán
      132.000.000đ, trong đó thuế GTGT 10%. Chi phí bảo quản 672.000đ (trong
      đó thuế GTGT 5%), chiết khấu thương mại được hưởng là 160.000đ.
      c. Tính giá trị nhập, đơn giá nhập
      Nhập khẩu 500 máy in Camon, đơn giá nhập khẩu 250 USD/máy.
      Thuế suất thuế nhập khẩu 10%, thuế suất thuế GTGT 10%. Chi phí
      vận chuyển về đến kho công ty, công ty thanh toán bằng chuyển khoản
      50.000.000đ. Biết rằng, tỷ giá nhập khẩu là 22.000.000 VND/USD.
      2. Tài sản cố định
      a. Nhập khẩu một xe ô tô Camry 5.0 sử dụng ở bộ phận văn phòng,
      có giá nhập khẩu 50.000, thuế nhập khẩu 60%, lệ phí trước bạ là 10% trên
      giá nhập khẩu, phí và lệ phí khác trả bằng tiền Việt Nam là 60.000.000đ.
      Tỷ giá thực tế tại thời điểm nhập khẩu là 21.500 VND/USD. Hãy xác định
      nguyên giá tài sản cố định.
      b.Muamộtdâychuyềnđónggóisảnphẩmvớigiáchưathuế1.000.000.000đ,
      thuế GTGT 10%, chi phí vận chuyển tài sản 5.500.000đ, bao gồm thuế GTGT
      10%, chi phí lắp đặt chạy thử là 22.000.000đ, chưa có thuế GTGT 10% đã thanh
      toán bằng chuyển khoản. Hãy xác định nguyên giá của tài sản cố định.
      Bài 4.2:
      Tại Công ty ABC, quản lý hàng tồn kho theo phương pháp kê khai
      thường xuyên trong tháng 3/20XX có tình hình về nguyên vật liệu như sau:
      – Nguyên liệu, vật liệu tồn kho đầu tháng 03/20XX: 340kg, đơn giá
      5.500đ/kg.
      – Tình hình nhập, xuất trong tháng 3/20XX:
      + Ngày 02: Nhập kho 680kg, đơn giá nhập 5.200đ/kg
      + Ngày 07: Xuất sử dụng 420kg
      + Ngày 15: Nhập kho 210kg, đơn giá nhập 5.650đ/kg
      + Ngày 20: Xuất sử dụng 510kg
      Yêu cầu: Tính giá xuất kho vật liệu theo phương pháp:
      – Thực tế đích danh (giả sử trong lần xuất ngày 07 gồm 240kg thuộc

    61. 62
      tồn đầu và

      180kg thuộc lần nhập ngày 02; trong lần xuất ngày 20 gồm 100kg
      thuộc tồn đầu, 350kg thuộc lần nhập ngày 02 và 60kg thuộc lần nhập ngày 15)
      – Nhập trước – xuất trước
      – Bình quân gia quyền cố định
      – Bình quân gia quyền liên hoàn.
      Bài 4.3:
      Tại Công ty ABC, quản lý hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê
      định kỳ trong tháng 3/20XX có tình hình về nguyên, vật liệu như sau:
      – Nguyên liệu, vật liệu tồn kho đầu tháng 03/20XX: 340kg, đơn giá
      5.500đ/kg
      – Tình hình nhập, xuất trong tháng 3/20XX:
      + Ngày 02: Nhập kho 680kg, đơn giá nhập 5.200đ/kg
      + Ngày 15: Nhập kho 210kg, đơn giá nhập 5.650đ/kg
      – Cuối tháng kiểm kê xác định vật liệu tồn kho 300kg.
      Yêu cầu: Tính giá xuất kho vật liệu theo phương pháp:
      – Thực tế đích danh (giả sử trong 300kg có 50 kg tồn đầu, 200kg
      thuộc lần nhập ngày 2, 50kg thuộc lần nhập ngày 15)
      – Nhập trước – xuất trước
      – Bình quân gia quyền cố định.
      Bài 4.4:
      Công ty TNHH TMDV Hòa An có dữ liệu tồn kho, mua hàng và bán
      hàng trong tháng 05 như sau:
      Hàng tồn kho 01/05 3.000 sản phẩm x 42.0000đ/sản phẩm
      Mua hàng 05/05 5.500 sản phẩm x 42.5000đ/sản phẩm
      14/05 4.100 sản phẩm x 43.2000đ/sản phẩm
      20/05 2.900 sản phẩm x 45.000đ/sản phẩm
      27/06 500 sản phẩm x 44.000đ/sản phẩm
      Bán hàng 10/05 7.000 sản phẩm
      22/05 4.000 sản phẩm
      26/06 3.500 sản phẩm
      Kiểm kê hàng tồn kho vào ngày 31/05 số lượng hàng tồn kho là
      1.500 sản phẩm.

  5. 6
    ĐÁP ÁN GỢI Ý ………………………………………………………………………… 126 BÀI GIẢI CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN. ………………….. 126 BÀI GIẢI CHƯƠNG 2 : BÁO CÁO TÀI CHÍNH. ………………………….. 134 BÀI GIẢI CHƯƠNG 3 : TÀI KHOẢN GHI SỔ KÉP ……………………… 141 BÀI GIẢI CHƯƠNG 4 : TÍNH GIÁ ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN. ………… 151 BÀI GIẢI CHƯƠNG 5 CHỨNG TỪ VÀ KIỂM KÊ. ……………………… 156 BÀI GIẢI CHƯƠNG 6 : KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT ……………………… 158 BÀI GIẢI CHƯƠNG 7 : SỔ KẾ TOÁN – KỸ THUẬT GHI SỔ, SỬA SỔ KẾ TOÁN VÀ CÁC HÌNH THỨC KẾ TOÁN ……………… 166 TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………. 173 PHỤ LỤC 1 ………………………………………………………………………………. 174 PHỤ LỤC 2 ………………………………………………………………………………. 184 PHỤ LỤC 3 ………………………………………………………………………………. 185
  6. 7
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN 1.1 Tóm tắt lý thuyết 1.1.1 Khái niệm về kế toán Theo Luật Kế toán số 88/2015 / QH13, ngày 20 tháng 11 năm năm ngoái, “ Kế toán là việc tích lũy, giải quyết và xử lý, kiểm tra, nghiên cứu và phân tích và phân phối thông tin kinh tế tài chính, kinh tế tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời hạn lao động ”. 1.1.2 Đối tượng kế toán Theo lao lý trong Khoản 3 Điều 8 của Luật Kế toán năm ngoái : Đối tượng kế toán thuộc hoạt động giải trí kinh doanh thương mại gồm : a ) Tài sản ; b ) Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu ; c ) Các khoản lệch giá, ngân sách kinh doanh thương mại, ngân sách khác và thu nhập ; d ) Thuế và những khoản nộp ngân sách nhà nước ; đ ) Kết quả và phân loại hiệu quả hoạt động giải trí kinh doanh thương mại ; e ) Các gia tài khác có tương quan đến đơn vị chức năng kế toán. Phương trình kế toán cơ bản : Tổng tài sản = Vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả Mối quan hệ lệch giá, ngân sách Lợi nhuận giữ lại = Doanh thu, thu nhập khác – giá thành – Cổ tức Vốn chủ sở hữu = Vốn CP + Lợi nhuận giữ lại Phương trình kế toán lan rộng ra Tài sản = Nợ phải trả + Vốn CP + Lợi nhuận giữ lại 1.1.3 Các chiêu thức kế toán Có sáu chiêu thức kế toán được kế toán sử dụng gồm có : – Phương pháp thông tin tài khoản kế toán – Phương pháp chứng từ kế toán – Ghi sổ kép – Phương pháp tính giá đối tượng người tiêu dùng kế toán – Kiểm kê – Phương pháp tổng hợp cân đối kế toán 1.1.4 Môi trường kế toán Khung pháp lý ( i ) Luật kế toán và nghị định hướng dẫn luật Luật kế toán là văn bản pháp lý cao nhất, pháp luật những yếu tố mang đặc thù nguyên tắc và làm cơ sở để thiết kế xây dựng chuẩn mực kế toán và chính sách hướng dẫn kế toán .
  7. 8
    Luật Kế toán số 88/2015 / QH13 ( Luật Kế toán năm năm ngoái có hiệu lực hiện hành từ ngày 01/01/2017 ) gồm 6 chương, 74 điều. Nghị định 174 / năm nay / NĐ-CP Quy định cụ thể 1 số ít điều của Luật Kế toán năm ngoái, nghị định gồm 3 chương, 38 điều. ( ii ) Hệ thống chuẩn mực kế toán Theo Điều 7 Luật Kế toán Nước Ta : “ Chuẩn mực kế toán gồm có những lao lý và chiêu thức kế toán cơ bản để ghi sổ kế toán và lập báo cáo giải trình kinh tế tài chính. ” Chuẩn mực kế toán do Bộ Tài chính thiết kế xây dựng dựa trên lao lý chung của Luật Kế toán. Tính đến nay Bộ Tài chính đã phát hành được 26 chuẩn mực kế toán Nước Ta ( VAS ). Có thể chia mạng lưới hệ thống chuẩn mực thành 3 nhóm cơ bản : – Nhóm thứ nhất : Chuẩn mực chung – Nhóm thứ hai : Nhóm chuẩn mực kế toán đơn cử tương quan đến những yếu tố của báo cáo giải trình kinh tế tài chính – Nhóm thứ ba : Nhóm chuẩn mực tương quan đến việc lập những báo cáo giải trình kinh tế tài chính ( iii ) Chế độ kế toán Nước Ta Theo điều 3 Luật Kế toán Nước Ta năm ngoái “ Chế độ kế toán là những lao lý và hướng dẫn về kế toán trong một nghành hoặc một số ít việc làm đơn cử do cơ quan quản trị Nhà nước về kế toán hoặc tổ chức triển khai được cơ quan quản trị Nhà nước về kế toán ủy quyền phát hành ”. Một số văn bản tương quan đến chính sách kế toán được vận dụng trong doanh nghiệp Nước Ta : – Thông tư 200 / năm trước / TT-BTC ngày 22/12/2014 do Bộ Tài chính phát hành, có hiệu lực thực thi hiện hành thi hành từ ngày 05/02/2015 hướng dẫn chính sách kế toán doanh nghiệp về việc ghi sổ, lập và trình diễn báo cáo giải trình kinh tế tài chính. Thông tư này hướng dẫn kế toán vận dụng so với những doanh nghiệp thuộc mọi nghành nghề dịch vụ, mọi thành phần kinh tế tài chính. – Thông tư 202 / năm trước / TT-BTC để hướng dẫn giải pháp lập và trình diễn báo cáo giải trình kinh tế tài chính hợp nhất. – Thông tư 133 / năm nay / TT-BTC pháp luật chính sách kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, hướng dẫn nguyên tắc ghi sổ kế toán, lập và trình diễn Báo cáo kinh tế tài chính. – Thông tư 132 / 2018 / TT-BTC lao lý chính sách kế toán doanh nghiệp siêu nhỏ, hướng dẫn nguyên tắc ghi sổ kế toán, lập và trình diễn Báo cáo kinh tế tài chính của doanh nghiệp siêu nhỏ .
  8. 9
    Trong quyển sách Bài tập Nguyên lý kế toán này, nhóm tác giả sử dụng xuyên suốt chính sách kế toán theo Thông tư 200 / năm trước / TT-BTC. 1.2 Bài tập vận dụng Bài 1.1 : Hãy xác lập số tiền còn thiếu trong phương trình kế toán cơ bản dưới đây : Đơn vị tính : 1.000 đồng Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu 1 ? 250 1.800 2 2.800 754 ? 3 5.900 ? 4.790 4 ? 1.869 8.400 5 11.500 2.369 ? Sử dụng phương trình kế toán cơ bản hoặc phương trình kế toán lan rộng ra để vấn đáp câu hỏi Bài 1.2 a và 1.2 b sau đây ( đơn vị chức năng tính : 1 triệu đồng ) : Bài 1.2 a : 1. Đầu năm công ty có tổng gia tài là 9.430 và tổng nợ phải trả là 3.680. Nếu trong năm tổng gia tài tăng lên 656, và vốn chủ sở hữu tăng lên 780, thì tổng nợ phải trả cuối năm là bao nhiêu ? 2. Đầu năm công ty có tổng gia tài là 9.430 và tổng nợ phải trả là 3.680, trong năm nếu tổng gia tài giảm 1.250 và tổng nợ phải trả tăng 256, thì vốn chủ sở hữu cuối năm là bao nhiêu ? 3. Nợ phải trả của công ty là 345, vốn CP cổ đông là 4.500 ; lệch giá 6.780 ; ngân sách 4.110 ; và cổ tức 590, tổng gia tài của công ty là bao nhiêu ? 4. Tổng tài sản của công ty là 6.328 và nợ phải trả bằng một phần bốn tổng gia tài. Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là bao nhiêu ? Bài 1.2 b : 1. Đầu năm công ty có tổng gia tài là 8.930 và tổng nợ phải trả là 2.980. Nếu tổng nợ phải trả giảm 1.580 và vốn chủ sở hữu tăng 2.100 trong năm. Tổng tài sản vào cuối năm là bao nhiêu ?
  9. 10
    2. Tổng tài sản của công ty là 7.579, vốn CP cổ đông là 5.250 ; lệch giá 4.600 ; ngân sách 2.960 ; và cổ tức 580. Tổng số nợ phải trả của công ty là bao nhiêu ? 3. Đầu năm tổng gia tài của công ty 4.500 ; nợ phải trả 1.270. Trong năm nợ phải trả tăng 487, nguồn vốn không đổi khác. Tổng tài sản cuối năm của công ty là bao nhiêu ? 4. Đầu năm tổng gia tài của công ty 3.810 ; nợ phải trả 1.130. Trong năm nợ phải trả giảm 511, nguồn vốn không biến hóa. Tổng tài sản cuối năm của công ty là bao nhiêu ? Bài 1.3 Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hoàn Cầu có số liệu kế toán như sau : ( Đơn vị tính : triệu đồng ) 1. Tiền mặt 150 8. Hàng hóa X 2. Tiền gửi ngân hàng nhà nước 510 9. Vay dài hạn 600 3. Tạm ứng 20 10. Phải trả công nhân viên 84 4. Lợi nhuận chưa phân phối 37 11. Thuế phải nộp ngân sách 40 5. Vay thời gian ngắn 479 12. Phải thu người mua 52 6. Tài sản cố định 1.564 13. Nguồn vốn kinh doanh thương mại 1.180 7. Phải trả người bán 527 14. Công cụ dụng cụ 30 Yêu cầu : 1. Phân biệt gia tài, nguồn vốn 2. Tìm X ? Bài 1.4 : Tại công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn INTEL phát sinh những nhiệm vụ kinh tế tài chính trong tháng 10 / N như sau : 1. Mua tài sản cố định chưa thanh toán giao dịch tiền cho nhà sản xuất. 2. Mua nguyên vật liệu nhập kho giao dịch thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng nhà nước. 3. Cổ đông góp vốn bằng chuyển khoản qua ngân hàng vào thông tin tài khoản ngân hàng nhà nước của công ty. 4. Công ty nhận giấy báo có về khoản tiền người mua chuyển khoản qua ngân hàng sau khi triển khai xong dịch vụ công ty cung ứng. 5. Chi tiền mặt thanh toán giao dịch tiền điện tháng 10 / N.
  10. 11
    6. Chi phí quảng cáo mẫu sản phẩm phát sinh, chưa thanh toán giao dịch cho công ty Truyền thông ABC. 7. Thanh toán lương cho người lao động tháng 10 / N bằng tiền gửi ngân hàng nhà nước qua thẻ ATM. 8. Mua một bộ máy lạnh Daikin trang bị cho shop giao dịch thanh toán bằng chuyển khoản qua ngân hàng cho nhà sản xuất. 9. Chuyển khoản giao dịch thanh toán cổ tức cho cổ đông. 10. Chi tiền giao dịch thanh toán tiền thuê văn phòng tháng 10 / N. Yêu cầu : Phân tích tác động ảnh hưởng của những nhiệm vụ kinh tế tài chính phát sinh đến đối tượng người tiêu dùng gia tài, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong phương trình kế toán. Bài 1.5 : Công ty Cổ phần Dịch Vụ Thương Mại Tin học Đài truyền hình BBC có những nhiệm vụ kinh tế tài chính phát sinh trong tháng 07 / N như sau : 1. Cổ đông góp vốn đầu tư bằng thiết bị văn phòng trị giá 58.000.000 đ, và chuyển vào thông tin tài khoản tiền gửi ngân hàng nhà nước 1.000.000.000 đ. 2. Rút tiền gửi ngân hàng nhà nước nhập quỹ tiền mặt 200.000.0000 đ. 3. Mua 15 máy tính Giao hàng bộ phận kinh doanh thương mại với tổng giá giao dịch thanh toán là 300.000.000 đ chưa giao dịch thanh toán cho nhà sản xuất là Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Phong Vũ. 4. Chi tiền mặt giao dịch thanh toán ngân sách viễn thông số tiền 5.000.000 đ. 5. Lương phải thanh toán giao dịch cho nhân viên cấp dưới văn phòng tháng 7 là 110.000.000 đ. 6. Nhận được giấy báo có từ ngân hàng nhà nước số tiền 126.000.000 đ do người mua chuyển cho những hợp đồng đã lập hóa đơn vào tháng 06. 7. Tạm ứng tiền mặt cho nhân viên cấp dưới Trường Giang đi công tác làm việc 15.000.000 đ. 8. Xuất quỹ giao dịch thanh toán tiền điện cho công ty CP điện lực số tiền 7.600.000 đ. 9. Nhận được hóa đơn quảng cáo của Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Quảng cáo Furture số tiền 21.000.000 đ. 10. Chuyển khoản thanh toán giao dịch cho Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Phong Vũ nghiệp vụ 3, đã nhận được giấy báo nợ của ngân hàng nhà nước. 11. Hoàn thành gói dịch vụ lập trình cho Công ty Hoàn Cầu, công ty đã nhận được giấy báo có từ ngân hàng nhà nước số tiền 100.000.000 đ. 12. Trả cổ tức cho cổ đông bằng tiền mặt số tiền 250.000.000 đ .
  11. 12
    13. Mua máy lạnh ở văn phòng số tiền 32.000.000 đ, giao dịch chuyển tiền giao dịch thanh toán cho nhà sản xuất Công ty Điện Máy Xanh, đã nhận được giấy báo nợ. 14. Thanh toán tiền thuê phòng kinh doanh thương mại tháng 07 là 15.000.000 đ bằng tiền gửi ngân hàng nhà nước. 15. Ngân hàng giải ngân cho vay cho doanh nghiệp khoản vay trung hạn vào thông tin tài khoản tiền gửi ngân hàng nhà nước số tiền 500.000.000 đ. Yêu cầu : Phân tích ảnh hưởng tác động của những nhiệm vụ kinh tế tài chính phát sinh đến đối tượng người tiêu dùng gia tài, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong phương trình kế toán. Bài 1.6 : Báo cáo tình hình kinh tế tài chính của 3 công ty trong năm N như sau : ( Đơn vị tính : triệu đồng ) Công ty A Công ty B Công ty C Số dư ngày 01/01 / N Tổng tài sản 2.700 ( d ) 1.543 Tổng nợ phải trả ( a ) 14.960 566 Tổng vốn chủ sở hữu 1,020 29.730 ( g ) Số dư ngày 31/12 / N Tổng tài sản 2.990 48.430 ( h ) Tổng nợ phải trả 1.985 ( e ) 447 Tổng vốn chủ sở hữu ( b ) 34.220 1.123 Biến động vốn chủ sở hữu trong năm N Góp vốn thêm ( c ) 1.250 512 Trả cổ tức 800 ( f ) 843 Doanh thu 3.560 59.720 ( i ) Chi tiêu 3.075 55.738 752 Yêu cầu Xác định số tiền còn thiếu trong những ô được ghi bằng chữ ở trên. Bài 1.7 : Công ty QAZ có số liệu kế toán như sau : ( Đơn vị tính : triệu đồng )
  12. 13
    1. Tiền mặt 170 10. Vay và nợ thuê kinh tế tài chính 1.270 2. Tiền gửi ngân hàng nhà nước 695 11. Quỹ khen thưởng phúc lợi 35 3. Tạm ứng 15 12. Phải trả công nhân viên 38 4. Nguyên vật liệu 482 13. Thuế phải nộp ngân sách 26 5. TSCĐ hữu hình Y 14. Phải trả người bán 370 6. Hàng hóa 345 15. Vốn góp vốn đầu tư của chủ sở hữu 1.970 7. Phải thu người mua 70 16. Quỹ góp vốn đầu tư tăng trưởng 80 8. Hàng gửi bán 50 17. Lợi nhuận chưa phân phối 120 9. Phải thu khác 28 Yêu cầu : 1. Phân biệt gia tài, nguồn vốn. 2. Tìm Y. Bài 1.8 : Một doanh nghiệp có 5 cổ đông góp vốn xây dựng. Theo kế hoạch kinh doanh thương mại, doanh nghiệp thiết kế xây dựng nhà máy sản xuất sản xuất trị giá 3.000.000.000 đồng, mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trị giá 650.000.000 đồng trong đó 70 % trả ngay, số còn lại thanh toán giao dịch trong thời hạn 3 tháng. Doanh nghiệp mua một xe tải nhỏ chở hàng trị giá 720.000.000 đồng giao dịch thanh toán ngay 400.000.000 đồng, còn lại trả góp trong thời hạn 5 năm. Theo dự trù hoạt động giải trí công ty cần 380.000.000 đồng tiền mặt để sử dụng. Yêu cầu : Hãy xác lập số vốn mỗi cổ đông góp vốn để xây dựng doanh nghiệp ( biết rằng tỷ suất góp vốn của những thành viên như nhau ). Bài 1.9 : Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hạnh Phúc có tài liệu về gia tài và nguồn vốn ngày 31/12/20 xx như sau : ( Đơn vị tính : triệu đồng ) TT Khoản mục Số tiền TT Khoản mục Số tiền 1 Tiền mặt 90 16 Nguồn vốn góp vốn đầu tư xây dựng cơ bản 135 2 Nhiên liệu 35 17 Vay thời gian ngắn 287
  13. 14
    3 Laptop Vio ( 5 bộ ) 220 18 Hàng hóa 460 4 Tiền gửi ngân hàng nhà nước 750 19 Phải thu người mua 96 5 Máy lạnh 48 20 Phải trả người bán 270 6 Nguyên vật liệu 57 21 Thuế phải nộp 25 7 Xe xe hơi 900 22 Nhà xưởng 1.200 8 Văn phòng phẩm 3 23 Lợi nhuận sau thuế 65 9 Phần mềm quản trị 57 24 Vay dài hạn 392 10 Quỹ khen thưởng phúc lợi 100 25 Phải thu khác 34 11 Công cụ dụng cụ 22 26 Tiền đang chuyển 20 12 Bằng ý tưởng sáng tạo 68 27 Chứng khoán kinh doanh thương mại 84 13 Đầu tư vào công ty con 120 28 Kho chứa hàng 500 14 Hàng gửi bán 23 29 XDCB dở dang 37 15 Thành phẩm 87 30 Vốnđầutưchủsởhữu X Yêu cầu : Phân biệt gia tài nguồn vốn và tìm X. Bài 1.10 : Hãy lựa chọn những sự kiện nào thuộc đối tượng người dùng theo dõi của kế toán : 1. Nhân viên phòng kinh doanh thương mại đi làm trễ giờ. 2. Thủ quỹ rút tiền gửi tại ngân hàng nhà nước Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV về nhập quỹ tiền mặt. 3. Phòng hành chính nhân sự giao dịch thanh toán tiền điện tại văn phòng công ty bằng tiền mặt. 4. Công ty nhận xe tải góp vốn liên kết kinh doanh. 5. Ngân hàng giải ngân cho vay vào thông tin tài khoản của doanh nghiệp khoản vay 5 năm. 6. Tạm ứng bằng tiền mặt cho nhân viên cấp dưới đi mua nguyên vật liệu. 7. Phó giám đốc đảm nhiệm kinh tế tài chính xin nghỉ phép để xử lý việc làm riêng. 8. Nộp thuế môn bài bằng tiền mặt .
  14. 15
    9. Nhân viên phòng kế toán vay tiền ngân hàng nhà nước mua nhà. 10. Hai nhân viên cấp dưới tại phân xưởng xin nghỉ việc. 11. Nhân viên phòng kinh doanh thương mại có kế hoạch đi công tác làm việc quốc tế 1 tháng. 12. Tình hình nhập nguyên vật liệu của những đối tác chiến lược hợp tác kinh doanh thương mại với doanh nghiệp. 13. Lương phải trả cho bộ phận bán hàng của doanh nghiệp. 14. Nhân viên bộ phận sản xuất vi phạm quy định thao tác của công ty. 15. Mua công cụ dụng cụ chưa giao dịch thanh toán tiền cho người bán. Bài 1.11 : Công ty BFF có tài liệu kế toán sau : ( Đơn vị tính : triệu đồng ) 1 Tài sản cố định 85 13 Phải thu khác 5 2 Nguyên vật liệu 17 14 Nguồn vốn kinh doanh thương mại 280 3 Hàng hóa 40 15 Quỹ góp vốn đầu tư tăng trưởng 7 4 Công cụ, dụng cụ 23 16 Nguồn vốn XDCB 11 5 Tiền mặt 15 17 Quỹ khen thưởng phúc lợi 6 6 Tiền gửi ngân hàng nhà nước 76 18 Lợi nhuận chưa phân phối 14 7 Tạm ứng 2 19 Hao mòn tài sản cố định 15 8 Phải thu người mua 18 20 Vay thời gian ngắn 9 9 Thành phẩm 37 21 Phải trả người bán 5 10 Tài sản thiếu chờ giải quyết và xử lý 2 22 Xây dựng cơ bản dở dang 26 11 Hàng mua đang đi đường 8 23 Phải trả người lao động X 12 Chi phí sản xuất kinh doanh thương mại dở dang 12 24 Thuế và những khoản phải nộp nhà nước 3 Yêu cầu : Phân loại gia tài, nguồn vốn và tìm X. Bài 1.12 : Công ty TMCPABC có số liệu kế toán ngày 30/12 / N như sau : ( Đơn vị tính : triệu đồng )
  15. 16
    1.Tiền gửi ngân hàng 570 14. Nhãn hiệu hàng hóa 350 2. Phải thu người mua 185 15. Phương tiện vận tải đường bộ 2.860 3. Đầu tư vào công ty liên kết kinh doanh 370 16. Quỹ dự tăng trưởng KH và CN 73 4. Nhận ứng trước của người mua 25 17. Phải trả công nhân viên 84 5. Nhà xưởng A 18. Hao mòn tài sản cố định 274 6. Nhận ký quỹ 27 19. Phải trả người bán 477 7. Đầu tư công ty link 190 20. Ứng trước người bán 157 8. Vay và nợ thuê kinh tế tài chính 580 21. Vốn góp vốn đầu tư của chủ sở hữu B 9. Máy móc thiết bị 1.890 22. Hàng hóa 310 10. Dự phòng phải thu khó đòi 60 23. Quỹ góp vốn đầu tư tăng trưởng 220 11. giá thành phải trả 34 24. Xây dựng cơ bản dở dang 3.100 12. Ngân sách chi tiêu trả trước 18 25. Nguyên vật liệu 681 13. Tiền mặt 93 26. Thành phẩm 170 Yêu cầu : 1. Phân biệt gia tài, nguồn vốn. 2. Tìm A, B, biết B = 6A. Bài 1.13. Công ty TMCP ABC có tài liệu kế toán như sau : ( Đơn vị tính một triệu đồng ) 1. Tiền mặt 160 17. Người mua ứng trước 82 2. Nguyên vật liệu 195 18. Dự phòng giảm giá hàng tồn dư 21 3. Ký quỹ, ký cược 50 19. Nhiên liệu 53 4. Máy móc thiết bị 2.369 20. Tiền đang chuyển 5 5. Thuế GTGT được khấu trừ 24 21. Quỹ góp vốn đầu tư tăng trưởng 280 6. Phụ tùng sửa chữa thay thế 38 22. Quỹ tăng trưởng KH và CN 52
  16. 17
    7. Tiền gửi ngân hàng nhà nước 850 23. Ngân sách chi tiêu trả trước 129 8. Tài sản thừa chờ giải quyết và xử lý 15 24. Nhận thế chấp ngân hàng, ký quỹ dài hạn 253 9. Chiphísảnxuấtdởdang 30 25. Tạm ứng 8 10. Vốn góp vốn đầu tư của CSH 3700 26. Phải thu KH 151 11. Hàng gửi bán 87 27. Phải thu nội bộ 67 12. Vay và nợ thuê kinh tế tài chính 1.250 28. Phải trả khác 523 13. Nhãn hiệu hàng hóa 450 29. Phải trả người bán 372 14. Chương trình ứng dụng 269 30. Dự phòng phải trả 55 15. giá thành phải trả 83 31. Nhà máy X 1. Ứng trước tiền cho nhà sản xuất 176 32. Công cụ, dụng cụ 35 Yêu cầu : 1. Phân biệt Tài sản – Nguồn vốn, tìm X. 2. Liệt kê nhóm thông tin tài khoản hàng tồn dư. 3. Liệt kê nhóm tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình dung, nhóm thông tin tài khoản vốn bằng tiền. Bài 1.14 : Ngày 50% / N Công ty Cổ Phần TMDV BEEF được góp vốn bởi 4 cổ đông, vốn góp gồm có bằng tiền mặt 200.000.000 đồng, mở thông tin tài khoản tiền gửi ngân hàng nhà nước 1.900.000.000 đồng, trong đó vốn chủ sở hữu những cổ đông là 1.850.000.000 đồng, còn lại là vay ngân hàng nhà nước. Ban giám đốc công ty sử dụng số tiền này để mua nguyên vật liệu, mua máy móc thiết bị, thuê văn phòng, nhà xưởng, thuê nhân viên cấp dưới. Đến ngày 30/6 / N Hội đồng quản trị muốn biết được hiệu quả kinh doanh thương mại của công ty trong thời hạn qua. Tuy nhiên, nhân viên cấp dưới kế toán đã bất thần xin nghỉ việc và chuyển công tác làm việc quốc tế. Công ty tuyển gấp Anh ( Chị ) vào vị trí kế toán này và phân phối tài liệu như sau : – Tiền mặt tại quỹ là 85.000.000 đồng. – Số dư thông tin tài khoản tiền gửi ngân hàng nhà nước 1.200.000.000 đồng .
  17. 18
    – Nguyên vật liệu tồn trong kho nếu sử dụng không hết bán được 127.000.000 đồng. – Lô máy móc công ty trang bị được ghi nhận theo giá trị còn lại trên sổ sách là 258.000.000 đồng. – Khách hàng mua hàng chưa thanh toán giao dịch cho doanh nghiệp là 1.100.000.000 đồng. – Tiền ký cược thuê văn phòng, nhà xưởng 300.000.000 đồng. – Tiền phải trả nhân viên cấp dưới 400.000.000 đồng. – Vay ngân hàng nhà nước 500.000.000 đồng. – Nợ tiền nhà sản xuất 128.000.000 đồng. Với vị trí nhân viên cấp dưới kế toán của công ty, Anh ( Chị ) giúp Ban giám đốc xác lập được tác dụng hoạt động giải trí kinh doanh thương mại của doanh nghiệp trong thời hạn qua. Bài 1.15 : Ông Nguyễn Hưng đang có số tiền là 2.500.000.000 đồng, dự tính xây dựng doanh nghiệp với những tài liệu như sau : 1. Mua dây chuyền sản xuất sản xuất trị giá 700.000.000 đồng giao dịch thanh toán ngay cho nhà sản xuất FPT. 2. Theo dự trù sản xuất, trị giá hàng tồn dư tối thiểu duy trì sản xuất khởi đầu là 600.000.000 đồng hàng loạt thanh toán giao dịch ngay cho nhà sản xuất Hoàng Hải. 3. Mua xe tải chở hàng trị giá 650.000.000 đồng, thanh toán giao dịch 60 % bằng tiền mặt cho nhà sản xuất Trường Hải, còn lại trả góp trong thời hạn 5 năm. 4. Mua nhà xưởng để sản xuất trị giá 1.200.000.000 đồng, ông Nguyễn Hưng thanh toán ngay 65 %, phần còn lại vay ngân hàng nhà nước trong thời hạn 15 năm, mỗi năm trả góp 1 lần. 5. Theo dự trù sản xuất, doanh nghiệp sẽ có lệch giá sau 3 tháng hoạt động giải trí, những ngân sách khác phát sinh tại công ty phát sinh như sau : – Chi tiền điện, nước, điện thoại cảm ứng : 7.000.000 đồng – Lương phải trả cho nhân viên cấp dưới : 22.000.000 đồng – Ngân sách chi tiêu khác : 17.000.000 đồng Yêu cầu : a. Theo Anh ( Chị ) với số tiền vốn hiện tại, ông Nguyễn Hưng hoàn toàn có thể triển khai xây dựng doanh nghiệp được không ? b. Ông Nguyễn Hưng dự kiến xin nợ nhà sản xuất Hoàng Hải một
  18. 19
    phần tiền hàng, theo Anh ( Chị ), số tiền ông Nguyễn Hưng cần nợ lại nhà sản xuất Hoàng Hải là bao nhiêu ? Bài 1.16 : Công ty tư vấn Kế toán thuế An Nhiên đi vào hoạt động giải trí tháng 08 / N, những thanh toán giao dịch phát sinh trong tháng được trình diễn như sau : ( Đơn vị tính : triệu đồng ) 1. Công ty đã phát hành CP đại trà phổ thông thu bằng tiền gửi ngân hàng nhà nước 2000. 2. Rút tiền gửi ngân hàng nhà nước nhập quỹ tiền mặt 400. 3. Chuyển khoản trả tiền thuê văn phòng thao tác 50. 4. Mua thiết bị văn phòng chưa thanh toán giao dịch tiền cho nhà sản xuất 300. 5. Chi tiêu dịch vụ thu bằng tiền gửi ngân hàng nhà nước 270. 6. Lương phải trả cho nhân viên cấp dưới 150. 7. Chi tiền gửi ngân hàng nhà nước trả ngân sách tiện ích tại văn phòng 20. 8. Công ty đã trả cổ tức cho cổ đông bằng tiền gửi ngân hàng nhà nước 80. Yêu cầu : Lập nghiên cứu và phân tích cho từng nhiệm vụ kinh tế tài chính phát sinh cho thấy ảnh hưởng tác động của những nhiệm vụ kinh tế tài chính đến phương trình kế toán lan rộng ra. Bài 1.17 : Công ty tư vấn kế toán Giải Pháp ABC hoạt động giải trí tháng 11 / N. Trong tháng hoạt động giải trí tiên phong những nhiệm vụ kinh tế tài chính xảy ra như sau : ( Đơn vị tính : triệu đồng ) 1. Cổ đông góp vốn bằng tiền gửi ngân hàng nhà nước 3.000, bằng tiền mặt 300 và bằng thiết bị văn phòng theo biên bản hội đồng định giá 180. 2. Mua xe xe hơi trị giá 800 đã thanh toán giao dịch bằng tiền gửi ngân hàng nhà nước. 3. Thực hiện dịch vụ kế toán cho người mua Hà Giang, thu bằng tiền mặt 15. 4. Ngân hàng thực thi giải ngân cho vay vào thông tin tài khoản ngân hàng nhà nước khoản cho vay góp vốn đầu tư 10 năm với số tiền 500. 5. Đặt hàng nhà sản xuất Phong Vũ một máy photocopy trị giá 43. 6. Công ty trả tiền thuê văn phòng tháng 11 bằng tiền mặt 16. 7. Thanh toán bằng chuyển khoản qua ngân hàng tiền quảng cáo cho công ty Quảng Cáo Star 25. 8. Thực hiện dịch vụ kế toán cho người mua Mai Hương tổng giá giao dịch thanh toán 132, đã xuất hóa đơn, người mua đã nhận hóa đơn và đồng ý thanh toán giao dịch .
  19. 20
    9. Công bố và trả cổ tức 80 bằng chuyển khoản qua ngân hàng vào thông tin tài khoản cổ đông. 10. Chi tiêu tiện ích phát sinh trong tháng chưa trả 8,8. 11. Mua thêm thiết bị văn phòng trị giá 57, trả bằng tiền mặt 20 và số còn lại chưa giao dịch thanh toán. 12. Mua ứng dụng kế toán dịch vụ trị giá 300, trả bằng tiền gửi ngân hàng nhà nước 250 và số còn lại giao dịch thanh toán sau khi hết thời hạn bh. Yêu cầu : Phân tích cho từng nhiệm vụ kinh tế tài chính phát sinh cho thấy tác động ảnh hưởng của những nhiệm vụ kinh tế tài chính đến phương trình kế toán lan rộng ra. Bài 1.18 : Công ty Dịch Vụ Thương Mại Giao nhận Đài truyền hình BBC thực thi nghiên cứu và phân tích những nhiệm vụ kinh tế tài chính trong tháng 04 như sau : Đơn vị tính : triệu đồng Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu TM TGNH PTKH TB PTNB Vốn CP + DT – CP – CT ( 1 ) + 5.000 + 5.000 ( 2 ) + 70 + 70 ( 3 ) + 200 – 200 – 7 ( 4 ) + 140 + 140 ( 5 ) + 90 + 90 ( 6 ) – 17 – 70 ( 7 ) + 160 + 40 + 200 ( 8 ) + 50 – 50 ( 9 ) – 60 – 60 – 5 ( 10 ) – 5 ( 11 ) – 80 – 80 ( 12 ) – 100 – 100 Viết tắt : TM : Tiền mặt TGNH : Tiền gửi ngân hàng nhà nước PTKH : Phải thu người mua TB : Thiết bị DT : Doanh thu CP : Chi tiêu CT : Cổ tức PTBN : Phải trả người bán
  20. 21
    Yêu cầu:
    1. Nêu nhiệm vụ kinh tế tài chính phát sinh trong tháng 04 ( tự giả định những thông tin tương quan đến đối tượng người dùng kế toán cho tương thích với nhiệm vụ ). 2. Xác định vốn chủ sở hữu tăng bao nhiêu trong tháng. Bài 1.19 : Khoản mục báo cáo giải trình kinh tế tài chính tương quan đến Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn ABC vào ngày 31/12 / N như sau : ( Đơn vị tính 1.000 đ ) Tài sản cố định 8.679.500 Tiền gửi ngân hàng nhà nước 2.500.000 Phải trả người bán 3.150.000 Doanh thu dịch vụ 10.700.000 Tiền mặt 887.000 Ngân sách chi tiêu tiền lương 4.100.400 Thương phiếu phải trả 1.500.000 Phải thu người mua 975.000 Ngân sách chi tiêu thuê 1.300.000 Phải trả công nhân viên 1.600.000 Tạm ứng 254.000 Chi tiêu tiện ích 1.835.000 Phải nộp nhà nước 320.000 Công cụ dụng cụ 353.000 Ngân sách chi tiêu bảo hiểm 1.269.000 Ứng trước tiền cho người bán 932.000 Nhận ký cược ký quỹ 749.000 Yêu cầu : 1. Xác định tổng gia tài của công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn ABC vào ngày 31/12 / N. 2. Xác định vốn chủ sở hữu của công ty vào ngày 31/12 / N. 3. Xác định doanh thu chưa phân phối vào ngày 31/12 / N.
  21. 22
    CHƯƠNG 2: BÁO CÁO TÀI CHÍNH 2.1 Tóm tắt triết lý Báo cáo kinh tế tài chính gồm 4 báo cáo giải trình : Báo cáo tình hình kinh tế tài chính ( Bảng cân đối kế toán ), Báo cáo tác dụng hoạt động giải trí ( Báo cáo hiệu quả hoạt động giải trí kinh doanh thương mại ), Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo giải trình kinh tế tài chính ( Điều 31 Luật Kế toán ). Tuy nhiên trong chương này, nhóm tác giả chỉ tập trung chuyên sâu bài tập vào hai báo cáo giải trình kinh tế tài chính là Bảng cân đối kế toán và Báo cáo hiệu quả hoạt động giải trí kinh doanh thương mại, những báo cáo giải trình còn lại sinh viên sẽ được khám phá trong những môn học tiếp theo. 2.1.1 Bảng cân đối kế toán 2.1.1. 1 Khái niệm Bảng cân đối kế toán ( Báo cáo tình hình kinh tế tài chính ) là báo cáo giải trình tổng hợp, phản ánh một cách tổng quát hàng loạt giá trị gia tài hiện có và nguồn hình thành nên gia tài đó của doanh nghiệp tại một thời gian nhất định. 2.1.1. 2 Kết cấu của bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán được kiến thiết xây dựng gồm hai phần : gia tài và nguồn vốn : – Tài sản được dùng để phản ánh cấu trúc của gia tài, và được chia làm hai loại : + Loại A : Tài sản thời gian ngắn + Loại B : Tài sản dài hạn – Nguồn vốn được dùng để phản ánh những nguồn vốn khác nhau tạo nên gia tài và cũng được chia làm hai loại : + Loại C : Nợ phải trả + Loại D : Vốn chủ sở hữu Tính cân đối của bảng cân đối kế toán Tổng số gia tài = Tổng số nguồn vốn Hoặc : ( A + B ) Tài sản = ( C + D ) Nguồn vốn 2.1.1. 4 Sự dịch chuyển của bảng cân đối kế toán trong hoạt động giải trí của doanh nghiệp Trường hợp 1 : Một nhiệm vụ kinh tế tài chính phát sinh ảnh hưởng tác động đến bên gia tài, làm cho một gia tài tăng lên và một gia tài giảm xuống. Trường hợp 2 : Một nhiệm vụ kinh tế tài chính phát sinh ảnh hưởng tác động đến bên nguồn vốn, làm cho một nguồn vốn tăng lên và một nguồn vốn giảm xuống. Trường hợp 3 : Nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh tác động ảnh hưởng đến cả hai
  22. 23
    bên tài sản và nguồn vốn làm cho một gia tài tăng lên đồng thời làm cho một nguồn vốn tăng lên tương ứng. Trường hợp 4 : Nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh ảnh hưởng tác động đến cả hai bên gia tài và nguồn vốn làm cho một gia tài giảm đi, đồng thời làm cho một nguồn vốn giảm lên tương ứng. 2.1.2 Báo cáo hiệu quả hoạt động giải trí kinh doanh thương mại 2.1.2. 1 Khái niệm Báo cáo hiệu quả hoạt động giải trí kinh doanh thương mại là một báo cáo giải trình tổng hợp, phản ánh tình hình và hiệu quả hoạt động giải trí kinh doanh thương mại của doanh nghiệp, gồm có tác dụng kinh doanh thương mại chính và hiệu quả khác. 2.1.2. 2 Nội dung báo cáo giải trình tác dụng hoạt động giải trí Các chỉ tiêu cần xác lập trên báo cáo giải trình tác dụng hoạt động giải trí kinh doanh thương mại : – Doanh thu bán hàng và cung ứng dịch vụ ( Mã số 01 ) – Các khoản giảm trừ lệch giá ( Mã số 02 ) – Doanh thu thuần về bán hàng và cung ứng dịch vụ ( Mã số 10 ) Mã số 10 = Mã số 01 – Mã số 02 – Giá vốn hàng bán ( Mã số 11 ) – Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung ứng dịch vụ ( Mã số 20 ) Mã số 20 = Mã số 10 – Mã số 11 – Doanh thu hoạt động giải trí kinh tế tài chính ( Mã số 21 ) – Ngân sách chi tiêu hoạt động giải trí kinh tế tài chính ( Mã số 22 ) – giá thành quản trị doanh nghiệp ( Mã số 23 ) – giá thành bán hàng ( Mã số 24 ) – Lợi nhuận từ hoạt động giải trí kinh doanh thương mại ( Mã số 30 ) Mã số 30 = Mã số 20 + Mã số 21 – Mã số 22 – Mã số 23 – Mã số 24 – Thu nhập khác ( Mã số 31 ) – Chi tiêu khác ( Mã số 32 ) – Lợi nhuận khác ( Mã số 40 ) Mã số 40 = Mã số 31 – Mã số 32 – Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế ( Mã số 50 ) – Ngân sách chi tiêu thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành ( Mã số 51 ) – Chi tiêu thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại ( Mã số 52 ) – Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp ( Mã số 60 ) Mã số 60 = Mã số 50 – Mã số 51 – Mã số 52 – Lãi cơ bản trên CP ( Mã số 70 ) – Lãi suy giảm trên CP ( Mã số 71 )
  23. 24
    2.2 Bài tập ứng dụng Bài 2.1 : Phân loại những khoản mục trên một bảng cân đối kế toán Tên khoản mục Loại đối tượng người dùng kế toán 1. Tiền mặt 2. Lương phải trả 3. Đất đai 4. Hàng tồn dư 5. Vốn chủ sở hữu 6. Phải trả người bán 7. Trả trước tiền thuê văn phòng ( 3 tháng ) 8. Nguyên vật liệu 9. Thương phiếu phải trả ( 6 tháng ) 10. Chứng khoán ( giữ trong 5 tháng ) 11. Ngân sách chi tiêu tiện ích phải trả 12. Máy móc và thiết bị 13. Thuế doanh nghiệp phải nộp 14. Phải thu người mua 15. Tòa nhà văn phòng 16. Thương phiếu phải thu ( 6 tháng ) 17. Bằng ý tưởng sáng tạo 18. Tiền gửi ngân hàng nhà nước 19. Góp vốn liên kết kinh doanh 20. Quỹ khen thưởng, phúc lợi Yêu cầu : Điền đối tượng kế toán tương ứng theo : Tài sản thời gian ngắn, Tài sản dài hạn, Nợ phải trả thời gian ngắn, Nợ phải trả dài hạn và Vốn chủ sở hữu .
  24. 25
    Bài 2.2:
    Tình hình gia tài và nguồn vốn của Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hoàng Quân vào ngày 31/01 / N như sau : ( ĐVT : một triệu đồng ). Vay và nợ thuê kinh tế tài chính 60 Tiền mặt 92 Tiền gửi ngân hàng nhà nước 520 Phải thu của người mua 50 Tài sản cố định hữu hình 652 Nguồn vốn góp vốn đầu tư CSH 1.200 Lợi nhuận chưa phân phối 138 Thành phẩm 110 Nguyên vật liệu 152 Phải trả công nhân viên 42 Phải trả cho người bán 77 Quỹ góp vốn đầu tư tăng trưởng 59 Yêu cầu : Lập bảng cân đối kế toán vào ngày 31/01 / N của Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hoàng Quân. Bài 2.3 : Sử dụng phương trình kế toán để hoàn thành xong bảng sau : Đơn vị tính : một triệu đồng TT Tổng doanh thu Tổng ngân sách Lãi thuần ( lỗ ) Tổng tài sản Tổng nợ phải trả Tổng vốn chủ sở hữu 1 2 nghìn 1.640 3.000 1.4000 2 1.600 240 2.240 1.200 3 1.600 1.720 2.080 520 4 1.000 260 440 1.540 5 1.620 ( 120 ) 1.460 560 Bài 2.4 : Dưới đây là thông tin trên báo cáo giải trình kinh tế tài chính từ hai công ty riêng không liên quan gì đến nhau : ( Đơn vị tính : 1.000 đ ) Công ty A Công ty B Ngày 31/12/20 X1 Tài sản 90.000 165.000 Nợ phải trả 48.000 ?
  25. 26
    Ngày 31/12/20X2
    Tài sản 137.000 137.000 Nợ phải trả 76.000 98.000 Trong năm 20X2 Chủ sở hữu góp vốn đầu tư ? 24.700 Lãi thuần ( lỗ ) 14.000 38.300 Chủ sở hữu rút vốn 0 29.100 Yêu cầu : 1. Tính toán số tiền chủ sở hữu đầu tư vào công tyAtrong năm 20X2. 2. Tính toán nợ phải trả của công ty B ngày 31/12/20 X1. Bài 2.5 : Các chỉ tiêu dưới đây chỉ tiêu nào thuộc bảng cân đối kế toán, chỉ tiêu nào thuộc báo cáo giải trình tác dụng hoạt động giải trí kinh doanh thương mại : 1. Phải thu người mua 6. Quỹ bình ổn giá 2. Doanh thu nhận trước 7. Đầu tư CP 3. Đầu tư vào công ty link 8. Ứng trước tiền cho người bán 4. Ngân sách chi tiêu vật dụng văn phòng 9. Lợi nhuận sau thuế 5. giá thành vật tư quản trị 10. Nhận ký cược, ký quỹ Bài 2.6 : Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn DMT có số liệu kế toán ngày 01/01 / N như sau ( Đvt : đồng ) : 1. Nguyên vật liệu 31.000.000 đ 2. Công cụ, dụng cụ 14.000.000 đ 3. Thành phẩm 18.000.000 đ 4. Tiền mặt 34.000.000 đ 5. Tiền gửi ngân hàng nhà nước 25.000.000 đ 6. Phải trả cho người bán 21.000.000 đ 7. Phải thu của người mua 12.000.000 đ 8. Hao mòn tài sản cố định 15.000.000 đ 9. Lợi nhuận chưa phân phối 7.000.000 đ 10. Tài sản cố định hữu hình 120.000.000 đ
  26. 27
    11. Tạm ứng 7.000.000 đ 12. Vốn góp vốn đầu tư của chủ sở hữu 177.000.000 đ 13. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 9.000.000 đ 14. Vay thời gian ngắn ngân hàng nhà nước 32.000.000 đ Yêu cầu : Hãy lập Bảng cân đối kế toán của công ty theo số liệu trên. Bài 2.7 : Số liệu tổng hợp được vào ngày 31/12 / N về tình hình hoạt động giải trí kinh doanh thương mại của Công ty CP TM ABC như sau : – Hàng bán trong năm : 50.000 loại sản phẩm giá bán 80.000 đ / loại sản phẩm, trong đó thu tiền ngay 60 %, còn lại cho người mua nợ, giá xuất kho 48.000 đ / loại sản phẩm. – Chiết khấu thương mại cho người mua hưởng là 120.000.000 đ, số lượng hàng bán bị giảm giá là 6.000 mẫu sản phẩm giảm giá 10 % trên giá bán. – Chi tiêu bán hàng và quản trị doanh nghiệp phát sinh như sau : Chỉ tiêu Bộ phận bán hàng Bộ phận quản trị doanh nghiệp Lương 100.000.000 80.000.000 giá thành tiện ích 50.000.000 40.000.000 Ngân sách chi tiêu khác 17.000.0000 10.000.000 – Lãi tiền gửi ngân hàng nhà nước là 20.000.000 đ và chiết khấu giao dịch thanh toán được hưởng 5.000.000 đ. – Khoản lãi vay ngân hàng nhà nước 57.0000.000 đ. – Thu nhập từ hoạt động giải trí thanh lý công cụ, dụng cụ bị hỏng 43.000.0000 đ. – Nộp phạt hợp đồng công ty làm chậm tiến trình giao hàng 20.000.000 đ và thiệt hại do mất gia tài 10.000.000 đ. Yêu cầu : Lập Báo cáo tác dụng hoạt động giải trí kinh doanh thương mại, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20 % ( giả sử những khoản ngân sách trong kỳ đều hợp lệ ). Bài 2.8 : Công ty Cổ phần Bồ Câu là một công ty chuyển phát nhanh có uy tín trên thị trường, Báo cáo hiệu quả hoạt động giải trí kinh doanh thương mại ngày 30/06 / N có những số liệu sau ( Đơn vị tính : triệu đồng ) .
  27. 28
    Chi phí tiền lương 510 Chi tiêu thuê văn phòng 120 Ngân sách chi tiêu Bảo hành và sửa chữa thay thế 127 Chi tiêu nguyên vật liệu 70 Doanh thu dịch vụ 1.300 giá thành điện nước 41 Ngân sách chi tiêu quảng cáo 48 giá thành khác 26 Yêu cầu : Lập Báo cáo tác dụng hoạt động giải trí của doanh nghiệp. Bài 2.9 : Tháng 02 năm N-1 anh Phan Anh mở một shop sửa xe máy, hầu hết những việc làm thay thế sửa chữa mà shop triển khai đều giao dịch thanh toán bằng tiền mặt, việc làm kinh doanh thương mại của shop rất thuận tiện. Sau đây là khoản mục của shop vào ngày 31/12 / N ( Đơn vị tính : triệu đồng ). Đối tượng Báo cáo Tên khoản mục Số tiền Tiền mặt 35 Phải thu người mua 58 Tạm ứng 7 Tài sản cố định 52 Ngân sách chi tiêu thuê văn phòng 24 Phải trả người bán 28 Phải trả người lao động 9 giá thành tiền điện 15 Doanh thu dịch vụ 258 Ngân sách chi tiêu tiền lương nhân viên cấp dưới 87 Nguyên vật liệu 34 Công cụ dụng cụ 17 giá thành bán hàng 17 Tiền gửi ngân hàng nhà nước 120 Ký quỹ thời gian ngắn 14 Ngân sách chi tiêu văn phòng phẩm bộ phận quản trị doanh nghiệp 16
  28. 29
    1. Hãy xác định đối tượng người tiêu dùng kế toán, báo cáo giải trình trình diễn những đối tượng người dùng này tương ứng với mỗi khoản mục. 2. Lập Báo cáo hiệu quả hoạt động giải trí kinh doanh thương mại của shop năm N. 3. Lập Bảng cân đối kế toán vào ngày 31/12 / N ( biết rằng trong kỳ ông Phan Anh không góp vốn đầu tư thêm cũng như rút vốn ). Bài 2.10 : Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Janil có báo cáo giải trình tài liệu tác dụng hoạt động giải trí cuối năm ngày 31/12 / N như sau : ( Đơn vị tính 1.000 đ ). Khoản mục Số tiền Ngân sách chi tiêu bảo hiểm gia tài 9.196.000 Giá vốn hàng bán 252.000.000 giá thành khác 17.000.000 Chi tiêu thuê văn phòng 1.097.000 Doanh thu bán hàng 390.000.000 Chiết khấu thanh toán giao dịch cho KH hưởng 8.100.000 Thu nhập khác 15.600.000 Hàng bán bị trả lại và giảm giá 17.500.000 Ngân sách chi tiêu luân chuyển hàng bán 10.500.000 Ngân sách chi tiêu lương nhân viên cấp dưới quản trị 75.786.000 Chi tiêu quảng cáo 2.470.000 Yêu cầu : Lập báo cáo giải trình tác dụng hoạt động giải trí của công ty biết thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20 %. Bài 2.11 : Tình hình gia tài, nguồn vốn của Công ty Cổ phần ABC ngày 30/6 / N như sau : Đơn vị tính : một triệu đồng 1. Nguyên vật liệu 275 11. Tiền gửi ngân hàng nhà nước 249 2. Phải thu người mua 190 12. Công cụ, dụng cụ 51 3. Phải trả người bán 230 13. Vốn góp vốn đầu tư của CSH X
  29. 30
    4. Phải trả công nhân viên 35 14. Tài sản cố định vô hình dung 95 5. TSCĐ hữu hình 800 15. Hàng hóa 570 6. Hao mòn tài sản cố định 124 16. Dự phòng giảm giá HTK 26 7. Thuế phải nộp 24 17. Ký quỹ thời gian ngắn 120 8. Phải thu khác 16 18. Vay dài hạn 150 9. Tiền mặt 80 19. Tạm ứng 10 Yêu cầu : Tìm X ? Lập Bảng cân đối kế toán ngày 30/6 / N. Bài 2.12 : Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hòa Bình vào ngày 31/12 / N có những tài liệu sau : Đơn vị tính : một triệu đồng 1. Nguyên vật liệu 120 8. Ứng trước người bán 68 2. Hàng hóa 246 9. Vay thời gian ngắn 350 3. Công cụ dụng cụ 61 10. Phải trả CNV 87 4. Phải thu người mua 148 11. TSCĐ hữu hình 780 5. Phải trả người bán 85 12. Hao mòn TSCĐ 211 6. Tiền gửi ngân hàng nhà nước 500 13. Vốn góp vốn đầu tư của CSH X 7. Tiền mặt 80 14. Ký cược thời gian ngắn 23 Yêu cầu : Tìm X ? Lập Bảng cân đối kế toán. Bài 2.13 : Công ty TMCP Hoàn Cầu được xây dựng với thông tin góp vốn bắt đầu ngày 01/09 / N như sau : 1. Cổ đông góp vốn bằng tiền mặt 300.000.000 đồng, chuyển vào thông tin tài khoản của doanh nghiệp 1.000.000.000 đồng. 2. Cổ đông góp vốn bằng một tài sản cố định trị giá 1.200.000.000 đồng. 3. Lô hàng hóa do cổ đông góp vốn trị giá 700.000.000 đồng. 4. Công cụ, dụng cụ cổ đông góp vốn trị giá 200.000.000 đồng. Yêu cầu : Hãy lập Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp tại ngày 01/09 / N.
  30. 31
    Bài 2.14:
    Tình hình gia tài và nguồn vốn của Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hoàng Hải vào ngày 01/01 / N : 1. Vay thời gian ngắn 118.000.000 đ 2. Công cụ, dụng cụ 25.000.000 đ 3. Tiền gửi ngân hàng nhà nước 260.000.000 đ 4. Tài sản cố định hữu hình 357.000.000 đ 5. Lợi nhuận chưa phân phối 9.000.000 đ 6. Nguyên vật liệu 6.500.000 đ 7. Phải trả cho người bán 26.000.000 đ 8. Tiền mặt 7.900.000 đ 9. Phải thu của người mua 68.400.000 đ 10. Vốn góp vốn đầu tư của chủ sở hữu 16.100.000 đ 11. Thành phẩm 259.800.000 đ 12. Phải trả công nhân viên 6.000.000 đ 13. Quỹ góp vốn đầu tư tăng trưởng 5.000.000 đ 14. Hao mòn tài sản cố định 6.000.000 đ 15. Nhận ứng trước người mua 72.000.000 đ 16. Tài sản cố định vô hình dung 48.000.000 đ 17. Xây dựng cơ bản dở dang 37.000.000 đ 18. Vay dài hạn 19.000.000 đ 19. Giá trị mẫu sản phẩm dở dang 93.000.000 đ 20. Tạm ứng 7.000.000 đ 21. Thuế phải nộp 12.000.000 đ 22. Phải trả khác 24.000.000 đ 23. Phải thu khác 34.800.000 đ 24. Nhận ký cược, ký quỹ 26.300.000 đ 25. Đầu tư vào công ty con 463.000.000 đ Yêu cầu : Lập Bảng cân đối kế toán của công ty vào ngày 01/01 / N. Bài 2.15 : Tình hình gia tài, nguồn vốn đầu tháng 08 / N tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn ANZ như sau : ( ĐVT : 1.000 đ ) Tiền mặt 90.000 Phải trả người bán 135.000 Nguyên vật liệu 130.000 Tạm ứng 40.000
  31. 32
    Hao mòn TSCĐ

    200.000 Nguồn vốn KD 1.605.000
    Hàng đang đi đường 40.000 Lợi nhuận Y
    Tiền gửi ngân hàng 500.000 Vay ngắn hạn 200.000
    Phải thu khách hàng X TSCĐ hữu hình 1.205.000
    Quỹ đầu tư phát triển 510.000 Thành phẩm 260.000
    Yêu cầu: Hãy tự giả định số liệu còn thiếu và lập Bảng cân đối kế
    toán đầu tháng 08/N của Công ty TNHH ANZ.
    Bài 2.16:
    Công ty cổ Phần Dịch Vụ Bình An được thành lập với số vốn
    góp của các thành viên là 1.500.000.000 đ. Trong đó, bằng tiền mặt là
    250.000.000 đ, còn lại gửi vào tài khoản tiền gửi thanh toán của công
    ty. Tại thời điểm này kế toán lập bảng cân đối kế toán. Sau đó, phát sinh
    các nghiệp vụ sau:
    1. Mua nguyên vật liệu trị giá 45.000.000đ trả bằng tiền gửi ngân hàng.
    2. Mua tài sản cố định trị giá 768.500.000đ, thanh toán bằng tiền gửi
    ngân hàng 60%, phần còn lại sẽ trả trong thời gian 45 ngày.
    3. Mua công cụ dụng cụ về nhập kho để phục vụ sản xuất trị giá
    7.000.000đ đã thanh toán bằng tiền mặt.
    4. Chi tiền mặt 5.000.000đ để tạm ứng cho nhân viên đi công tác.
    5. Vay ngắn hạn 27.000.000đ nhập quỹ tiền mặt.
    Yêu cầu: Trình bày sự thay đổi của Bảng cân đối kế toán sau mỗi
    nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
    Bài 2.17. Sau đây là một số Bảng cân đối kế toán liên tiếp nhau của
    Công ty TNHH Huy Quân như sau:
    Bảng cân đối kế toán
    Ngày 01 tháng 07 năm N
    Đơn vị tính: 1.000.000 đồng
    Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
    1. Tiền mặt 300 1. Vốn đầu tư của CSH 1.250
    2. Tiền gửi ngân hàng 950
    Tổng tài sản 1.250 Tổng nguồn vốn 1.250

  32. 33
    Bảng cân đối kế toán Ngày 05 tháng 07 năm N Đơn vị tính : một triệu đồng Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền 1. Tiền mặt 295 1. Phải trả người bán 40 2. Tiền gửi ngân hàng nhà nước 875 2. Vốn góp vốn đầu tư của chủ sở hữu 1.250 3. Tài sản cố định 120 Tổng tài sản 1.290 Tổng nguồn vốn 1.290 Bảng cân đối kế toán Ngày 25 tháng 07 năm N Đơn vị tính : một triệu đồng Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền 1. Tiền mặt 239 1. Phải trả người bán 40 2. Tiền gửi ngân hàng nhà nước 889 2. Vốn góp vốn đầu tư của chủ sở hữu 1.250 4. Tạm ứng 6 5. Nguyên vật liệu 36 6. Tài sản cố định 120 Tổng tài sản 1.290 Tổng nguồn vốn 1.290 Yêu cầu : Hãy xác lập những nhiệm vụ kinh tế tài chính phát sinh nào xảy ra. Bài 2.18 Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thời Trang đi vào hoạt động giải trí tháng 05 / N, có một số ít nhiệm vụ phát sinh trong tháng như sau : Đơn vị tính : triệu đồng Tài khoản Nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh Số dư ( a ) ( b ) ( c ) ( d ) ( e ) Tiền mặt 200 ( 50 ) Tiền gửi ngân hàng nhà nước 800 ( 200 ) ( 38 ) 500 Latop 38 Phải trả người bán 69
  33. 34
    Vay ngân hàng trả góp ( 36 tháng ) 350 Vốn chủ sở hữu 1.000 Xe tải chở hàng 600 Phát hành trái phiếu phải trả 500 Nguyên vật liệu 69 Ghi chú : Những nhiệm vụ ghi giảm sẽ biểu lộ ghi âm số tiền Yêu cầu 1. Ghi nội dung nhiệm vụ kinh tế tài chính phát sinh ( a ), ( b ), ( c ), ( d ), ( e ), sinh viên tự cho những tài liệu tương quan đến nhiệm vụ. 2. Tính số dư cuối kỳ của những thông tin tài khoản và lập Bảng cân đối kế toán. 3. Vào ngày 31/05 / N hầu hết những gia tài của công ty được hình thành từ nợ vay hay vốn chủ sở hữu ? Bài 2.19 : Tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Bình Minh vào ngày 31/12 / N có những tài liệu kế toán sau : 1. Tiền mặt 28.500.000 đ 2. Công cụ, dụng cụ 14.700.000 đ 3. Phải thu của người mua 39.000.000 đ 4. Tài sản cố định hữu hình 150.850.000 đ 5. Hao mòn tài sản cố định 17.530.000 đ 6. Vay và nợ thuê kinh tế tài chính 32.000.000 đ 7. Phải trả cho người bán 41.500.000 đ 8. Vốn góp vốn đầu tư của chủ sở hữu 439.020.000 đ 9. Sản phẩm dở dang 73.000.000 đ 10. Tiền gửi ngân hàng nhà nước 207.000.000 đ 11. Phải nộp cho Nhà nước 24.000.000 đ 12. Quỹ góp vốn đầu tư tăng trưởng 5.400.000 đ 13. Tạm ứng 1.700.000 đ 14. Nguyên vật liệu 85.000.000 đ 15. Lãi chưa phân phối 12.500.000 đ 16. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 3.700.000 đ 17. Phải trả công nhân viên 10.200.000 đ 18. Dự phòng giảm giá hàng tồn dư 13.900.000 đ
  34. 35
    Trong tháng 1/N+1 có phát sinh những nghiệp kinh tế tài chính sau đây : 1. Rút tiền gửi ngân hàng nhà nước về nhập quỹ tiền mặt 50.000.000 đ. 2. Nhập kho 12.700.000 đ công cụ dụng cụ trả bằng tiền gửi ngân hàng nhà nước. 3. Chi tiền mặt để tạm ứng cho nhân viên cấp dưới Nguyễn A đi công tác làm việc 5.000.000 đ. 4. Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền gửi ngân hàng nhà nước là 16.000.000 đ. 5. Vay thời gian ngắn để trả nợ cho người bán 27.000.000 đ. 6. Chuyển quỹ góp vốn đầu tư tăng trưởng để bổ trợ vốn góp vốn đầu tư của chủ sở hữu 5.000.000 đ. Yêu cầu : Lập Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp vào ngày 31/12 / N và ngày 31/1 / N + 1. Bài 2.20 : Công ty TMCP Á Châu vào ngày 31/07 / N có những tài liệu sau : Tiền mặt 35.500.000 đ Nguyên vật liệu 57.800.000 đ Tài sản cố định hữu hình 229.000.000 đ Phải thu người mua 71.000.000 đ Phải trả cho người bán 82.100.000 đ Vay và nợ thuê kinh tế tài chính 50.600.000 đ Sản phẩm dở dang 45.000.000 đ Vốn góp vốn đầu tư của chủ sở hữu 531.700.000 đ Phải nộp cho nhà nước 16.000.000 đ Tiền gửi ngân hàng nhà nước 237.000.000 đ Hao mòn tài sản cố định 43.000.000 đ Quỹ góp vốn đầu tư tăng trưởng 8.300.000 đ Lợi nhuận chưa phân phối 15.400.000 đ Tạm ứng 4.500.000 đ Quỹ khen thưởng, phúc lợi 3.700.000 đ Thành phẩm 38.000.000 đ Ứng trước tiền cho nhà sản xuất 60.000.000 đ Phải trả công nhân viên 27.000.000 đ Trong tháng 8 / N có phát sinh những nhiệm vụ ( NV ) kinh tế tài chính sau : 1. Nhập kho 3.200.000 đ nguyên vật liệu trả bằng tiền mặt. 2. Rút tiền gửi ngân hàng nhà nước về nhập quỹ tiền mặt 30.000.000 đ .
  35. 36
    3. Dùng lãi bổ trợ quỹ khen thưởng phúc lợi 5.800.000 đ. 4. Vay thời gian ngắn ngân hàng nhà nước để trả nợ người bán 25.800.000 đ. 5. Dùng tiền gửi ngân hàng nhà nước để thanh toán giao dịch cho nhà nước 15.000.000 đ. 6. Dùng tiền gửi ngân hàng nhà nước trả nợ vay 20.500.000 đ. 7. Mua sắm một tài sản cố định hữu hình có trị giá 48.000.000 đ bằng tiền vay dài hạn. 8. Chi tiền mặt để tạm ứng cho nhân viên cấp dưới đi công tác làm việc 6.000.000 đ. 9. Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền gửi ngân hàng nhà nước 46.000.000 đ. 10. Chuyển quỹ góp vốn đầu tư tăng trưởng để bổ trợ vốn góp vốn đầu tư của chủ sở hữu 4.000.000 đ. 11. Nhập kho 17.200.000 đ công cụ, dụng cụ chưa giao dịch thanh toán tiền cho nhà sản xuất. 12. Vay thời gian ngắn 33.000.000 đ nhập quỹ tiền mặt. 13. Nhà nước cấp cho doanh nghiệp một tài sản cố định hữu hình trị giá 80.000.000 đ. 14. Chi tiền giao dịch thanh toán tiền lương cho công nhân 20.000.000 đ. 15. Chi tiền mặt trợ cấp khó khăn vất vả cho công nhân viên do quỹ phúc lợi đài thọ 3.500.000 đ. Yêu cầu : 1. Lập Bảng cân đối kế toán vào ngày 31/07 / N. 2. Lập Bảng cân đối kế toán mới sau khi : a. Phát sinh NV1 -> NV5. b. Phát sinh NV6 -> NV10. c. Phát sinh NV11 -> NV15 Bài 2.21 : Có tài liệu kế toán năm N tại Công ty Z như sau : – Tổng doanh thu bán hàng trong nước là 3.700.000.000 đ, lệch giá xuất khẩu 3.500.000.000 đ. – Doanh thu hàng bán bị trả lại 315.000.000 đ, chiết khấu thương mại 63.000.000 đ, thuế xuất khẩu 170.000.000 đ, thuế tiêu thụ đặc biệt quan trọng 43.000.000 đ. – Giá vốn hàng bán 2.950.000.000 đ. – Ngân sách chi tiêu bán hàng 230.000.000 đ, ngân sách quản trị doanh nghiệp 188.000.000 đ. – Doanh thu kinh tế tài chính 530.000.000 đ, ngân sách kinh tế tài chính 348.000.000 đ .
  36. 37
    – Thu nhập khác 137.000.000 đ, ngân sách khác 94.000.000 đ. – Thuế suất thuế thu nhập 20 %. Yêu cầu : Lập Báo cáo tác dụng hoạt động giải trí kinh doanh thương mại. Bài 2.22 : tin tức kinh tế tài chính được trình diễn dưới đây của ba công ty : ( Đơn vị tính : triệu đồng ). Công ty A Công ty B Công ty C Doanh thu bán hàng 1.228.762 16.208.270 i Khoản giảm trừ lệch giá a 14.218 142.149 Doanh thu thuần 1.218.556 e 8.323.616 Giá vốn hàng bán 889.301 f j Lợi nhuận gộp b 6.943.474 1.764.989 Doanh thu và ngân sách kinh tế tài chính ( Doanh thu – ngân sách ) 17.227 265.242 109.081 giá thành hoạt động giải trí 318.115 3.701.943 k Lợi nhuận từ hoạt động giải trí kinh doanh thương mại c g l Thu nhập và ngân sách khác ( Thu nhập khác – ngân sách khác ) 94.483 h 8.173 Lợi nhuận thuần d 3.586.605 416.077 Yêu cầu : Tính số tiền còn thiếu trong những ô được ghi bằng chữ ở trên .
  37. 38
    CHƯƠNG 3: TÀI KHOẢN VÀ GHI SỔ KÉP 3.1 Tóm tắt triết lý 3.1.1 Tài khoản kế toán 3.1.1. 1 Khái niệm Tài khoản ( TK ) là chiêu thức phân loại nhiệm vụ kinh tế tài chính phát sinh theo nhu yếu phản ánh và giám đốc một cách liên tục, liên tục và có mạng lưới hệ thống số hiện có và tình hình dịch chuyển của đối tượng người tiêu dùng kế toán. 3.1.1. 2 Kết cấu của thông tin tài khoản Tài khoản … Nợ Có Bên trái thông tin tài khoản gọi là bên Nợ ( Debit ). Bên phải thông tin tài khoản gọi là bên Có ( Credit ). 3.1.1. 3 Nguyên tắc phản ánh trên thông tin tài khoản kế toán A. Tài khoản gia tài Nợ TK “ Tài sản ” Có Số dư đầu kỳ Số phát sinh tăng trong kỳ Số phát sinh giảm trong kỳ Tổng SPS tăng Tổng SPS giảm Số dư cuối kỳ Số dư cuối kỳ = số dư thời điểm đầu kỳ + tổng phát sinh tăng – tổng phát sinh giảm B. Tài khoản nguồn vốn Nợ TK “ Nguồn vốn ” Có Số dư đầu kỳ Số phát sinh ( SPS ) giảm trong kỳ Số phát sinh tăng trong kỳ Tổng SPS giảm Tổng SPS tăng Số dư cuối kỳ Số dư cuối kỳ = số dư thời điểm đầu kỳ + tổng phát sinh tăng – tổng phát sinh giảm
  38. 39
    C. Tài khoản trung gian Tài khoản phản ánh lệch giá, thu nhập Nợ TK “ Doanh thu, thu nhập ” Có – Cuối kỳ, kết chuyển lệch giá, thu nhập kể xác lập KQKD – Các khoản lệch giá, thu nhập thực tiễn phát sinh trong kỳ. Tổng SPS giảm Tổng SPS tăng Các TK phản ánh lệch giá, thu nhập có cấu trúc tựa như những TK nguồn vốn nhưng không có số dư cuối kỳ. Tài khoản phản ánh ngân sách, ngân sách Nợ TK “ giá thành ” Có – Tổng hợp ngân sách phát sinh trong kỳ – Cuối kỳ, kết chuyển ngân sách để tính giá tiền hoặc xác lập tác dụng kinh doanh thương mại ( KQKD ) Tổng SPS tăng Tổng SPS giảm Các TK phản ánh ngân sách có cấu trúc tựa như như những TK gia tài nhưng không có số dư cuối kỳ. Tài khoản xác lập hiệu quả kinh doanh thương mại Nợ TK “ Xác định hiệu quả kinh doanh thương mại ” Có – Kết chuyển những ngân sách phát sinh trong kỳ. – Kết chuyển số lãi. – Kết chuyển lệch giá, thu nhập phát sinh trong kỳ. – Kết chuyển số lãi. Tổng SPS Tổng SPS  Lưu ý : một số ít thông tin tài khoản đặc biệt quan trọng : Nhóm thông tin tài khoản kiểm soát và điều chỉnh hạ thấp giá trị gia tài ( 214, 229 ) ; nhóm thông tin tài khoản kiểm soát và điều chỉnh tăng, giảm nguồn vốn ( 412, 413, 421 ) ; nhóm thông tin tài khoản hỗn hợp ( 131,331 ), nhóm thông tin tài khoản kiểm soát và điều chỉnh giảm lệch giá ( 521 ). Hệ thống thông tin tài khoản sử dụng trong sách bài tập này được vận dụng theo Thông tư 200 / năm trước được Bộ Tài chính phát hành ngày 22/12/2014, pháp luật chính sách kế toán doanh nghiệp .
  39. 40
    3.1.2 Ghi sổ kép 3.1.2. 1 Khái niệm Ghi sổ kép là một giải pháp kế toán được dùng để phản ánh số tiền của những nhiệm vụ kinh tế tài chính phát sinh vào thông tin tài khoản kế toán theo đúng nội dung kinh tế tài chính của nhiệm vụ và mối quan hệ giữa những loại gia tài, những loại nguồn vốn cũng như những đối tượng người dùng kế toán khác. 3.1.2. 2 Các bước ghi sổ kép + Bước 1 : Xác định đối tượng người tiêu dùng kế toán ( số hiệu thông tin tài khoản kế toán ). + Bước 2 : Xác định đối tượng người tiêu dùng kế toán này là thông tin tài khoản nào ( gia tài, nguồn vốn, lệch giá, ngân sách ). + Bước 3 : Xác định khuynh hướng hoạt động của những đối tượng người tiêu dùng ( tăng, giảm ). + Bước 4 : Xác định ghi Nợ thông tin tài khoản nào, Có thông tin tài khoản nào ( Định khoản ). 3.1.2. 3 Các loại định khoản Có hai loại định khoản là định khoản giản đơn và định khoản phức tạp : + Định khoản giản đơn : là định khoản chỉ tương quan đến hai thông tin tài khoản. + Định khoản phức tạp : là định khoản tương quan đến tối thiểu ba thông tin tài khoản. 3.2 Bài tập ứng dụng Bài 3.1 : Phân loại những thông tin tài khoản ( TK ) sau đây bằng cách ghi loại thông tin tài khoản tương ứng ( TK gia tài thời gian ngắn ; TK gia tài dài hạn ; TK nợ phải trả ; TK nguồn vốn chủ sở hữu ; TK doanh thu, thu nhập ; TK ngân sách ; TK xác lập tác dụng kinh doanh thương mại ). Số dư thường thì của những thông tin tài khoản này. STT Tài khoản Loại thông tin tài khoản Số dư Nợ / Có 1 Tiền mặt 2 Tạm ứng 3 Nguyên vật liệu chính 4 Phụ tùng thay thế sửa chữa 5 Doanh thu bán hàng và cung ứng dịch vụ 6 Ngân sách chi tiêu nhân công trực tiếp
  40. 41
    7 Hàng hóa
    8 Công cụ dụng cụ 9 Phải trả người lao động 10 Giá vốn hàng bán 11 Quỹ góp vốn đầu tư tăng trưởng 12 Phải trả người bán 13 Đầu tư sàn chứng khoán thời gian ngắn 14 Hao mòn tài sản cố định 15 giá thành kinh tế tài chính 16 Nợ dài hạn đến hạn trả 17 Nhãn hiệu hàng hóa 18 Trái phiếu phát hành 19 Nguồn vốn góp vốn đầu tư xây dựng cơ bản 20 Chi tiêu quản trị Doanh Nghiệp 21 Hàng mua đang đi trên đường 22 Cầm cố, ký cược, ký quỹ dài hạn 23 Xây dựng cơ bản dở dang 24 Phải thu người mua 25 Thuế GTGT được khấu trừ 26 giá thành nguyên vật liệu trực tiếp 27 Phải thu nội bộ 28 Doanh thu hoạt động giải trí kinh tế tài chính 29 Đầu tư vào công ty con 30 Dự phòng giảm giá hàng tồn dư 31 Thành phẩm 32 Nguồn vốn kinh doanh thương mại
  41. 42
    33 Quỹ khen thưởng phúc lợi 35 Vay trung hạn ngân hàng nhà nước Ngân Hàng BIDV 36 Lãi chưa phân phối 37 Nhà cửa 38 Thu nhập khác 39 góp vốn đầu tư 40 Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn Bài 3.2 : Công ty Cổ phần AAA có tài liệu kế toán như sau : Số dư Tài khoản Tiền gửi ngân hàng nhà nước 01/07 / N : 154.000.000 đ. Trong tháng 7 có những nhiệm vụ kinh tế tài chính phát sinh : 1. Rút tiền gửi ngân hàng nhà nước nhập quỹ 50.000.000 đ. 2. Doanh nghiệp vay dài hạn bằng tiền gửi ngân hàng nhà nước 75.000.000 đ. 3. Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền gửi ngân hàng nhà nước : 25.000.000 đ. 4. Mua tài sản cố định hữu hình trị giá 40.000.000 đ thanh toán giao dịch bằng tiền gửi ngân hàng nhà nước. 5. Rút Tiền gửi ngân hàng nhà nước trả nợ vay thời gian ngắn 17.000.000 đ. 6. Chi mua một số ít công cụ dụng cụ bằng Tiền gửi ngân hàng nhà nước 8.000.000 đ. 7. Mua nguyên vật liệu nhập kho, giá mua 12.000.000 đ giao dịch thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng nhà nước. 8. Xuất quỹ tiền mặt gửi vào thông tin tài khoản tiền gửi ngân hàng nhà nước 60.000.000 đ Yêu cầu : Phản ánh vào thông tin tài khoản “ Tiền gửi ngân hàng nhà nước ” và xác lập số dư cuối kỳ. Bài 3.3 : Vào ngày 01/08 / N số tiền công ty còn nợ ngân hàng nhà nước là 300.000.000 đ, trong tháng 8 / N có những nhiệm vụ kinh tế tài chính phát sinh như sau : 1. Mua hàng hóa nhập kho, tiền mua hàng thanh toán giao dịch bằng tiền vay thời gian ngắn ngân hàng nhà nước 120.000.000 đ. 2. Dùng tiền gửi ngân hàng nhà nước trả nợ vay thời gian ngắn 200.000.000 đ .
  42. 43
    3. Doanh nghiệp vay thời gian ngắn ngân hàng nhà nước 350.000.000 đ để trả nợ cho nhà sản xuất theo hợp đồng. 4. Doanh nghiệp dùng tiền mặt thu từ bán hàng trả tiền vay ngân hàng nhà nước 250.000.000 đ. Yêu cầu : Phản ánh vào TK “ Vay và nợ thuê kinh tế tài chính ” và xác lập số dư cuối kỳ. Bài 3.4 : Công ty TMCP NUTIFA có số dư đầu kỳ tháng 12 / N thông tin tài khoản “ Vốn chủ sở hữu ” là 2.500.000.000 đ. Trong tháng 12 phát sinh một số ít nhiệm vụ kinh tế tài chính như sau : 1. Ngày 02/12 cổ đông góp thêm vốn bằng chuyển khoản qua ngân hàng 300.000.000 đ, đã nhận bằng giấy báo có của ngân hàng nhà nước. 2. Ngày 05/12 công ty nhận góp vốn liên kết kinh doanh bằng một tài sản cố định 150.000.000 đ. 3. Ngày10 / 12 hoàntrảmộttàisảncốđịnhhữuhìnhtrịgiá65. 000.000 đ cho một cổ đông góp vốn. 4. Ngày 15/12 nhà nước cấp vốn cho doanh nghiệp bằng lo nguyên vật liệu trị giá 50.000.000 đ. 5. Ngày 20/12 dùng lãi chưa phân phối bổ trợ vốn chủ sở hữu 250.000.000 đ. 6. Ngày 29/12 hoàn trả vốn góp cho một cổ đông rút khỏi doanh nghiệp 539.000.000 đ bằng chuyển khoản qua ngân hàng, đã nhận giấy báo nợ của ngân hàng nhà nước. Yêu cầu : Phản ánh vào thông tin tài khoản “ Vốn góp vốn đầu tư chủ sở hữu ” và xác lập số dư cuối kỳ. Bài 3.5 : Nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh vào tháng 03 / N tại Công ty Cổ phần Dịch Vụ Thương Mại Matan. 1. Ngày 02/03 Cổ đông Trần Hoàng góp vốn bằng tiền mặt số tiền 500.000.000 đ. 2. Ngày 03/03 xuất quỹ 200.000.000 đ đồng gửi vào thông tin tài khoản ngân hàng nhà nước đã nhận được giấy báo có. 3. Ngày 04/03 trả tiền thuê văn phòng tháng 03 là 45.000.000 đ bằng chuyển khoản qua ngân hàng đã nhận được giấy báo nợ .
  43. 44
    4. Ngày 05/03 mua hàng hóa thanh toán giao dịch bằng giao dịch chuyển tiền trị giá 65.000.000 đ đã nhận được giấy báo có. 5. Ngày 08/03 triển khai dịch vụ tư vấn và lập hóa đơn thu bằng tiền mặt 16.000.000 đ. 6. Ngày 12/03 mua máy lạnh trị giá 33.000.000 đ, chưa giao dịch thanh toán tiền cho nhà sản xuất. 7. Ngày 13/03 nhận hóa đơn mua bảo hiểm thiết bị bộ phận bán hàng thời hạn 1 năm trị giá 8.000.000 đ. 8. Ngày 18/03 nhận hóa đơn từ công ty Promotion Đông Tây cho quảng cáo dịch vụ trực tuyến số tiền 10.000.000 đ. 9. Ngày 21/03 cổ đông Kiều Tuân góp vốn bằng thiết bị trị giá 150.000.000 đ và chuyển vào thông tin tài khoản doanh nghiệp 700.000.000 đ đã nhận được giấy báo có. 10. Ngày 24/03 triển khai dịch vụ tư vấn và lập hóa đơn gửi người mua số tiền 30.000.000 đ 11. Ngày 24/03 giao dịch thanh toán tiền cho nhà sản xuất bằng giao dịch chuyển tiền số tiền 20.000.000 đ đã nhận được giấy báo nợ. 12. Ngày 25/03 mua văn phòng phẩm sử dụng ở văn phòng trị giá 15.000.000 đ đã thanh toán giao dịch bằng tiền mặt. 13. 27/03 rút tiền gửi ngân hàng nhà nước về nhập quỹ tiền mặt số tiền 50.000.000 đ, đã nhận được giấy báo nợ. 14. 27/03 mua công cụ dụng cụ nhập kho trị giá 21.000.000 đ, đã thanh toán giao dịch bằng chuyển khoản qua ngân hàng cho nhà sản xuất, đã nhận được giấy báo nợ. 15. 28/03 người mua giao dịch chuyển tiền trả nợ 20.000.000 đ của đơn vị chức năng, đã nhận được giấy báo có. 16. Ngày 29/03 doanh nghiệp thanh toán giao dịch tiền điện tại văn phòng tháng 03 số tiền 10.000.000 đ bằng giao dịch chuyển tiền, đã nhận được giấy báo nợ. 17. Ngày 30/03 mua nguyên vật liệu nhập kho trị giá 24.000.000 đ, giao dịch chuyển tiền giao dịch thanh toán cho nhà sản xuất đã nhận được giấy báo nợ. 18. Ngày 30/03 nhận hóa đơn bảo dưỡng thiết bị tại bộ phận bán hàng số tiền 7.500.000 đ. 19. Ngày 31/03 lương phải thanh toán giao dịch cho bộ phận quản trị 100.000.000 đ. 20. Ngày 31/03 lãi ngân hàng nhà nước từ khoản tiền gửi thanh toán giao dịch là 500.000 đ, đã nhận được giấy báo có. Yêu cầu : a. Xác định những thông tin tài khoản sẽ ghi Nợ và ghi Có cho mỗi nhiệm vụ. b. Định khoản những nhiệm vụ kinh tế tài chính phát sinh .
  44. 45
    Bài 3.6:
    Định khoản những nhiệm vụ kinh tế tài chính phát sinh sau tại Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn ANZ : 1. Chi tiền mặt trả lương cho nhân viên cấp dưới 80.000.000 đ. 2. Chi tiền mặt để tạm ứng cho nhân viên cấp dưới B đi công tác làm việc là 5.000.000 đ. 3. Dùng doanh thu để bổ trợ quỹ góp vốn đầu tư tăng trưởng 10.700.000 đ. 4. Vay ngân hàng nhà nước để trả nợ cho người bán 28.000.000 đ. 5. Nhập kho công cụ, dụng cụ trị giá là 10.000.000 đ chưa trả tiền cho người bán. 6. Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền mặt là 30.000.000 đ. 7. Nhập kho nguyên vật liệu trị giá 8.200.000 đ giao dịch thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng nhà nước. 8. Chi tiền mặt trả nợ cho người bán số tiền là 4.300.000 đ. 9. Dùng tiền gửi ngân hàng nhà nước để trả nợ vay ngân hàng nhà nước 36.000.000 đ. 10. Chuyển khoản mua CP góp vốn đầu tư thời gian ngắn 84.800.000 đ. 11. Nhận vốn góp kinh doanh thương mại bằng tiền gửi ngân hàng nhà nước 780.000.000 đ. 12. Khách hàng chuyển khoản qua ngân hàng 57.000.000 đ ký quỹ thời gian ngắn thực thi hợp đồng. Bài 3.7 : Công ty CPABC trong tháng 02 / N có phát sinh nhiệm vụ kinh tế tài chính sau : 1. Doanh nghiệp vay ngân hàng nhà nước 50.000.000 đ, trả nợ cho người bán 40.000.000 đ, nộp thuế cho Nhà nước 10.000.000 đ. 2. Doanh nghiệp chi tiền mặt đem ký quỹ 8.000.000 đ. chi tạm ứng cho nhân viên cấp dưới H 10.000.000 đ đi công tác làm việc. 3. Doanh nghiệp được cấp một tài sản cố định hữu hình trị giá 100.000.000 đ và 80.000.000 vào thông tin tài khoản ngân hàng nhà nước. 4. Doanh nghiệp nhận ký quỹ thời gian ngắn bằng tiền gửi ngân hàng nhà nước 63.000.000 đ và bằng tiền mặt là 15.000.000 đ. 5. Doanh nghiệp dùng lãi bổ trợ nguồn vốn kinh doanh thương mại 42.000.000 đ, bổ trợ nguồn vốn xây dựng cơ bản 9.000.000 đ. 6. Doanh nghiệp dùng tiền gửi ngân hàng nhà nước trả nợ khoản nợ phải trả khác 8.000.000 đ và trả nợ cho nhà sản xuất là 25.000.000 đ. 7. Doanh nghiệp dùng tiền mặt trả nợ vay thời gian ngắn ngân hàng nhà nước 90.000.000 đ và nộp khoản thuế phải nộp nhà nước 3.000.000 đ. 8. Doanh nghiệp xuất nguyên vật liệu cho sản xuất loại sản phẩm là 18.000.000 đ và ship hàng bán hàng 7.000.000 đ .
  45. 46
    9.Doanhnghiệprúttiềngửingânhàngnhậpquỹtiềnmặt52.000.000đ
    và trả nợ người bán 37.000.000 đ. 10. Doanh nghiệp mua 1 số ít nguyên vật liệu 19.000.000 đ và công cụ dụng cụ 10.000.000 đ chưa trả tiền cho người bán. Yêu cầu : Định khoản nhiệm vụ kinh tế tài chính phát sinh. Bài 3.8 : Công ty Cổ phần Dịch Vụ Thương Mại Tin học Star có những nhiệm vụ kinh tế tài chính phát sinh trong tháng 07 / N như sau : 1. Cổ đông góp vốn đầu tư bằng thiết bị văn phòng trị giá 155.000.000 đ và chuyển vào thông tin tài khoản tiền gửi ngân hàng nhà nước 1.500.000.000 đ. 2. Rút tiền gửi ngân hàng nhà nước nhập quỹ tiền mặt 500.000.0000 đ. 3. Mua 10 latop Giao hàng bộ phận kinh doanh thương mại với tổng giá thanh toán giao dịch là 270.000.000 đ chưa giao dịch thanh toán cho nhà sản xuất Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Phong Vũ. 4. Chi tiền mặt giao dịch thanh toán ngân sách viễn thông số tiền 6.000.000 đ. 5. Lương phải thanh toán giao dịch cho nhân viên cấp dưới văn phòng tháng 7 là 150.000.000 đ. 6. Nhận được giấy báo có từ ngân hàng nhà nước số tiền 126.000.000 đ do người mua cho những hợp đồng đã lập hóa đơn vào tháng 06. 7. Tạm ứng tiền mặt cho nhân viên cấp dưới Trường Giang đi công tác làm việc 7.000.000 đ. 8. Xuất quỹ thanh toán giao dịch tiền điện cho công ty CP điện lực số tiền 9.600.000 đ. 9. Nhận được hóa đơn quảng cáo của công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn quảng cáo Furture số tiền 47.000.000 đ. 10. Chuyển khoản giao dịch thanh toán cho Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Phong Vũ nghiệp vụ 3, đã nhận được giấy báo nợ của ngân hàng nhà nước. 11. Hoàn thành gói dịch vụ lập trình cho Công ty Hoàn Cầu, công ty đã nhận được giấy báo có từ ngân hàng nhà nước số tiền 100.000.000 đ. 12. Trả cổ tức cho cổ đông bằng tiền mặt số tiền 150.000.000 đ. 13. Mua máy lạnh ở văn phòng số tiền 42.000.000 đ, chuyển khoản qua ngân hàng thanh toán giao dịch cho nhà sản xuất Điện Máy Xanh, đã nhận được giấy báo nợ. 14. Thanh toán tiền thuê phòng kinh doanh thương mại tháng 07 là 24.000.000 đ .
  46. 47
    15. Ngân hàng giải ngân cho vay cho doanh nghiệp khoản vay trung hạn vào thông tin tài khoản tiền gửi ngân hàng nhà nước số tiền 900.000.000 đ. Yêu cầu : Định khoản nhiệm vụ kinh tế tài chính phát sinh. Bài 3.9 : Công ty TMSX dịch vụ EMS phát sinh những nhiệm vụ trong tháng 8 / N như sau : ( Đơn vị tính : 1.000 đ ). 1. Nhập kho 12.000 nguyên vật liệu và 17.000 dụng cụ chưa thanh toán giao dịch tiền cho người bán. 2. Mua tài sản cố định hữu hình 350.000, thanh toán giao dịch 60 % bằng tiền gửi ngân hàng nhà nước, số còn lại thanh toán giao dịch bằng tiền vay dài hạn. 3. Chi tiền mặt trả nợ người bán 10.000 và trả lương cho nhân viên cấp dưới 47.000. 4. Dùng tiền gửi ngân hàng nhà nước để trả nợ vay thời gian ngắn 330.000, trả nợ cho người bán 39.000 và trả vay dài hạn đến hạn trả 280.000. 5. Xuất kho 150.000 nguyên vật liệu sử dụng cho : – Trực tiếp sản xuất loại sản phẩm : 110.000. – Phục vụ ở phân xưởng : 40.000. 6. Tiền lương phải thanh toán giao dịch cho nhân viên cấp dưới là 280.000, trong đó : – Công nhân trực tiếp sản xuất : 220.000. – Bộ phận bán hàng : 40.000. – Bộ phận quản trị doanh nghiệp : 20.000. 7. Dùng lãi để bổ trợ quỹ góp vốn đầu tư tăng trưởng : 90.000, quỹ tăng trưởng khoa học và công nghệ tiên tiến : 140.000 và quỹ khen thưởng phúc lợi : 60.000. 8. Nhà nước cấp thêm cho doanh nghiệp một tài sản cố định hữu hình có trị giá 350.000. Yêu cầu : Định khoản nhiệm vụ kinh tế tài chính phát sinh. Bài 3.10 : Công ty CP DHL có tài liệu kế toán sau : Số dư đầu kỳ tài khoản nợ phải thu của người mua : 230.000.000 đ. Chi tiết : – Phải thu công ty Z : 160.000.000 đ – Phải thu công ty N : 70.000.000 đ Trong kỳ có những nhiệm vụ kinh tế tài chính phát sinh :
  47. 48
    1. Thu nợ của người mua N bằng tiền mặt : 50.000.000 đ. 2. Khách hàng Z trả nợ cho doanh nghiệp bằngTGNH : 150.000.000 đ. 3. Bán hàng cho công ty N, tiền mua hàng công ty N chưa giao dịch thanh toán : 95.000.000 đ. 4. Thu nợ người mua N bằng tiền gửi ngân hàng nhà nước, doanh nghiệp chuyển trả luôn tiền vay thời gian ngắn là 110.000.000 đ. 5. Nhận ứng trước của người mua Z 50.000.000 đ bằng tiền gửi ngân hàng nhà nước. Yêu cầu : 1. Ghi số dư thời điểm đầu kỳ trên thông tin tài khoản chữ T và sổ chi tiết cụ thể phải thu người mua. 2. Định khoản và phản ánh vào thông tin tài khoản chữ T. 3. Ghi sổ cụ thể phải thu người mua. 4. Lập bảng tổng hợp cụ thể phải thu người mua. Bài 3.11 : Tại doanh nghiệp TM SX Hồng Hải có tài liệu như sau : Nguyên vật liệu tồn dư đầu tháng 09 / N là : 94.400.000 đ. + Nguyên vật liệu X : 2.500 kg x 20.000 đ / kg = 50.000.000 đ. + Nguyên vật liệu Y : 3.700 kg x 12.000 đ / kg = 44.400.000 đ. Trong tháng 09 / N có những nhiệm vụ kinh tế tài chính phát sinh : 1. Mua 1.000 kg nguyên vật liệu X nhập kho, giá mua 20.000 đ / kg, chuyển khoản qua ngân hàng tiền gửi ngân hàng nhà nước thanh toán giao dịch cho người bán. 2. Xuất kho nguyên vật liệu X dùng cho hoạt động giải trí sản xuất 1.500 kg, cho hoạt động giải trí quản trị phân xưởng 700 kg, đơn giá xuất kho 20.000 đ / kg. 3. Mua 1.200 kg nguyên vật liệu Y nhập kho, giá mua 12.000 đ / kg, chưa thanh toán giao dịch cho nhà sản xuất. 4. Xuất kho nguyên vật liệu Y dùng cho sản xuất loại sản phẩm 2000 kg và ship hàng bộ phận bán hàng là 1.800 kg, đơn giá xuất kho 12.000 đ / kg. 5. Mua 500 kg nguyên vật liệu X, giá mua 20.000 đ / kg, chưa giao dịch thanh toán tiền cho nhà sản xuất. Yêu cầu : 1. Ghi số dư thời điểm đầu kỳ trên thông tin tài khoản chữ T và sổ chi tiết cụ thể nguyên vật liệu. 2. Định khoản và phản ánh vào thông tin tài khoản chữ T. 3. Ghi sổ chi tiết cụ thể nguyên vật liệu, vật tư. 4. Lập bảng tổng hợp cụ thể nhập xuất tồn nguyên vật liệu, vật tư .
  48. 49
    Bài 3.12
    Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Vitamin có tài liệu kế toán như sau : Bảng cân đối kế toán Ngày 31/03 / N Đơn vị tính : 1.000 đồng Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền A. Tài sản thời gian ngắn 664,000 C. Nợ phải trả 148,000 Tiền mặt 112,000 Phải trả người bán 68,000 Tiền gửi ngân hàng nhà nước 420,000 Vay và nợ thuê kinh tế tài chính 50,000 Phải thu người mua 50,000 Phải trả công nhân viên 30,000 Nguyên vật liệu 82,000 B. Tài sản dài hạn 1,122,000 D. Vốn chủ sở hữu 1,638,000 Tài sản cố định hữu hình 1,157,000 Lợi nhuận chưa phân phối 138,000 Hao mòn TSCĐ ( 35,000 ) Vốn chủ sở hữu 1,500,000 Tổng tài sản 1,786,000 Tổng nguồn vốn 1,786,000 Trong tháng 04 có những nhiệm vụ kinh tế tài chính phát sinh như sau ( đvt : đồng ) 1. Rút tiền gửi ngân hàng nhà nước nhập quỹ tiền mặt 80.000.000 đ. 2. Khách hàng thanh toán giao dịch tiền hàng bằng chuyển khoản qua ngân hàng 20.000.000 đ. 3. Muatàisảncốđịnhchưathanhtoántiềnchonhàcungcấp37. 000.000 đ. 4. Chuyển khoản giao dịch thanh toán khoản vay dài hạn 25.000.000 đ và giao dịch chuyển tiền trả lương vào thẻ ATM cho nhân viên cấp dưới 30.000.000 đ. 5. Dùng doanh thu bổ trợ nguồn vốn kinh doanh thương mại 70.000.000 đ. 6. Tạm ứng cho nhân viên cấp dưới Hoàng Anh đi công tác làm việc bằng tiền mặt 5.000.000 đ. 7. Chi tiền mặt mua công cụ dụng cụ trị giá 8.000.000 đ. Yêu cầu a. Định khoản những nhiệm vụ kinh tế tài chính phát sinh. b. Phản ánh lên những thông tin tài khoản kế toán có tương quan. c. Lập bảng cân đối phát sinh thông tin tài khoản. d. Lập bảng cân đối kế toán vào ngày 30/04 / N.
  49. 50
    Bài 3.13
    Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn BCD có tài liệu kế toán như sau : ( Đơn vị trính : đồng ) BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Ngày 31/07 / N Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền Tiền mặt 84.000.000 Phải trả CNV 70.000.000 Tiền gửi ngân hàng nhà nước 426.000.000 Nhận ký quỹ 195.000.000 Hàng hóa 186.000.000 Thuế phải nộp 20.000.000 Phải thu người mua 230.000.000 Vốn chủ sở hữu 1.482.500.000 Tài sản cố định hữu hình 1.200.000.000 Lợi nhuận chưa phân phối 110.000.000 Hao mòn TSCĐ ( 248.500.000 ) Tổng tài sản 1.877.500.000 Tổng nguồn vốn 1.877.500.000 Trong tháng 8 năm N có những nhiệm vụ phát sinh như sau : 1. Rút tiền gửi ngân hàng nhà nước nhập quỹ tiền mặt 150.000.000 đ. 2. Mua tài sản cố định trị giá 240.000.000 đ thanh toán giao dịch bằng tiền gửi ngân hàng nhà nước. 3. Chi tiền mặt trả lương cho công nhân viên 70.000.000 đ và nộp thuế 10.000.000 đ. 4. Dùng doanh thu để bổ trợ cho vốn góp vốn đầu tư của chủ sở hữu 80.000.000 đ. 5. Chi tiền mặt mua nguyên vật liệu nhập kho 12.000.000 đ và công cụ dụng cụ nhập kho 19.000.000 đ. 6. Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền gửi ngân hàng nhà nước 100.000.000 đ. 7. Mua hàng hóa trị giá 238.000.000 đ chưa giao dịch thanh toán tiền cho người bán. 8. Chi tiền mặt để trả lương cho nhân viên cấp dưới số tiền 40.000.000 đ. 9. Vay thời gian ngắn trả nợ cho nhà sản xuất 170.000.000 đ. 10. Nhận góp vốn bằng một tài sản cố định 85.000.000 đ
  50. 51
    Yêu cầu:
    1. Định khoản những nhiệm vụ kinh tế tài chính phát sinh. 2. Phản ánh lên những thông tin tài khoản kế toán dạng chữ T. 3. Lập bảng cân đối kế toán ngày 31/08 / N. Bài 3.14 : Tại một doanh nghiệp có số dư những thông tin tài khoản vào ngày 31/03 / N như sau : ( Đơn vị tính : 1.000 đ ) Tiền mặt 120.000 Vay và nợ kinh tế tài chính 140.000 Tiền gửi ngân hàng nhà nước 648.000 Phải trả cho người bán 270.000 Phải thu người mua 140.000 Phải trả người lao động 80.000 Tạm ứng 9.000 Phải trả khác 37.000 Nguyên vật liệu 72.000 Quỹ góp vốn đầu tư tăng trưởng 15.000 Công cụ, dụng cụ 15.000 Vốn chủ sở hữu 1.242.000 TSCĐ hữu hình 870.000 Lợi nhuận chưa phân phối ( 35.000 ) Hao mòn TSCĐ ( 125.000 ) Các nhiệm vụ kinh tế tài chính phát sinh tháng 04 / N ( đơn vị chức năng tính : đồng ) 1. Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền mặt 10.000.000 đ và bằng tiền gửi ngân hàng nhà nước là 70.000.000 đ. 2. Mua hàng hóa nhập kho 59.000.000 đ chưa thanh toán giao dịch tiền cho người bán. 3. Nhận một tài sản cố định hữu hình do Nhà nước cấp có trị giá : 120.000.000 đ và chuyển khoản qua ngân hàng thông tin tài khoản ngân hàng nhà nước 280.000.000 đ. 4. Chuyển khoản giao dịch thanh toán nợ cho nhà sản xuất 80.900.000 đ. 5. Nhập kho 95.500.000 đ nguyên vật liệu trả bằng tiền gửi ngân hàng nhà nước. 6. Nhận ứng trước của người mua bằng tiền mặt 25.000.000 đ. 7. Tạm ứng bằng tiền mặt cho nhân viên cấp dưới H đi công tác làm việc 7.000.000 đ. 8. Chuyển tiền gửi ngân hàng nhà nước trả lương cho nhân viên cấp dưới : 130.000.000 đ. 9. Dùng tiền gửi ngân hàng nhà nước để trả nợ vay ngân hàng nhà nước 200.000.000 đ. 10. Chi tiền mặt giao dịch thanh toán những khoản phải trả khác 30.000.000 đ. 11. Nhập kho công cụ dụng cụ giao dịch thanh toán bằng tiền tạm ứng 14.000.000 đ. 12. Cổ đông bổ trợ nguồn vốn kinh doanh thương mại 500.000.000 đ, đã nhập quỹ tiền mặt 30 %, và nhận được giấy báo có 70 % còn lại .
  51. 52
    13. Mua sắm tài sản cố định hữu hình trị giá 152.000.000 đ đã giao dịch thanh toán bằng vay dài hạn. 14. Rút tiền gửi ngân hàng nhà nước nhập quỹ tiền mặt 100.000.000 đ. 15. Dùng quỹ góp vốn đầu tư tăng trưởng bổ trợ nguồn vốn kinh doanh thương mại 7.000.000 đ. Yêu cầu : 1. Lập định khoản những nhiệm vụ kinh tế tài chính phát sinh trong tháng 04 / N. 2. Phản ánh lên những thông tin tài khoản chữ T. 3. Lập bảng cân đối thông tin tài khoản. 4. Lập Bảng cân đối kế toán vào cuối tháng 04 / N. Bài 3.15 : Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Gia Viễn có số dư những thông tin tài khoản ngày 30/09 / N như sau : ( Đơn vị tính : đồng ) – Tiền mặt 230.000.000 – Tiền gửi ngân hàng nhà nước 780.000.000 – Nguyên vật liệu 135.500.000 – Phải thu người mua 248.000.000 – Thành phẩm 65.000.000 – Phải nộp cho nhà nước 30.000.000 – Tài sản cố định hữu hình X – Nhận ký quỹ, ký cược 120.000.000 – Hao mòn tài sản cố định 178.600.000 – Vay và nợ thuê kinh tế tài chính 227.000.000 – Phải trả người bán 160.000.000 – Quỹ khen thưởng phúc lợi 90.000.000 – Cầm cố, thế chấp 27.000.000 – Dự phòng giảm giá hàng tồn dư 74.000.000 – Hàng hóa 269.000.000 – Tạm ứng 32.000.000 – Lãi chưa phân phối 52.000.000
  52. 53
    – Khách hàng ứng trước tiền 147.000.000 – Vốn góp vốn đầu tư của chủ sở hữu 1.875.100.000 Trong tháng 10 / N có những nhiệm vụ phát sinh sau : 1. Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp 200.000.000 đ bằng tiền gửi ngân hàng nhà nước. 2. Mua nguyên vật liệu nhập kho giao dịch thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng nhà nước 140.000.000 đ. 3. Chuyển khoản tiền gửi ngân hàng nhà nước trả nợ vay ngân hàng nhà nước 210.000.000 đ. 4. Trích tiền thưởng cho công nhân viên từ quỹ khen thưởng 16.000.000 đ. 5. Mua công cụ dụng cụ nhập kho trị giá 26.000.000 đ giao dịch thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng nhà nước. 6. Vay dài hạn ngân hàng nhà nước mua tài sản cố định hữu hình 131.000.000 đ. 7. Dùng doanh thu chưa phân phối bổ trợ nguồn vốn góp vốn đầu tư của chủ sở hữu 9.000.000 đ. 8. Một thành viên góp vốn bổ trợ cho doanh nghiệp bằng tiền gửi ngân hàng nhà nước 280.000.000 đ. 9. Doanh nghiệp chuyển khoản qua ngân hàng giao dịch thanh toán hết những khoản phải nộp nhà nước. 10. Nhận lại khoản thế chấp ngân hàng, cầm đồ bằng tiền mặt 20.000.000 đ. 11. Chuyển khoản ứng trước tiền cho nhà sản xuất theo hợp đồng là 35.000.000 đ. 12. Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên cấp dưới đi công tác làm việc bằng tiền mặt 11.000.000 đ. 13. Nhập kho lô hàng hóa trị giá 76.000.000 đ chưa giao dịch thanh toán tiền cho nhà sản xuất. 14. Mua sắm tài sản cố định hữu hình trị giá 110.000.000 đ thanh toán giao dịch bằng tiền gửi ngân hàng nhà nước 40 %, số tiền còn lại nợ nhà sản xuất. 15. Chi tiền mặt tạm ứng lương cho nhân viên cấp dưới 39.000.000 đ. Yêu cầu : 1. Tìm X, lập Bảng cân đối kế toán ngày 01/10 / N 2. Định khoản những nhiệm vụ kinh tế tài chính phát sinh. 3. Phản ánh lên những thông tin tài khoản chữ T. 4. Lập bảng cân đối thông tin tài khoản. 5. Lập Bảng cân đối kế toán ngày 31/10 / N.
  53. 54
    Bài 3.16:
    Giả sử Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn GH có những nhiệm vụ định khoản như sau : ( Đơn vị tính : đồng ) 1. Nợ TK 211 48.000.000 Có TK 112 42.000.000 Có TK 111 6.000.000 2. Nợ TK 111 300.000.000 Có TK 112 200.000.000 Có TK 131 100.000.000 3. Nợ TK 112 50.000.000 Có TK 511 50.000.000 4. Nợ TK 331 29.000.000 Có TK 112 29.000.000 5. Nợ TK 333 5.000.000 Có TK 111 5.000.000 6. Nợ TK 621 32.000.000 Có TK 152 32.000.000 7. Nợ TK 112 37.000.000 Có TK 111 37.000.000 8. Nợ TK 211 346.000.000 Có TK 341 346.000.000 9. Nợ TK 421 7.000.0000 Có TK 411 7.000.000 10. Nợ TK 153 16.000.000 Có TK 141 16.000.000 11. Nợ TK 641 50.000.000 Có TK 334 50.000.000 12. Nợ TK 141 6.000.000 Có TK 111 6.000.000 13. Nợ TK 221 340.000.000 Có TK 112 340.000.000 14. Nợ TK 157 18.000.000 Có TK 156 18.000.000 15. Nợ TK 244 41.000.000 Có TK 112 41.000.000 16. Nợ TK 622 280.000.000 Có TK 334 280.000.000
  54. 55
    17. Nợ TK 334 70.000.000 Có TK 111 70.000.000 18. Nợ TK 111 3.000.000 Có TK 138 3.000.000 19. Nợ TK 152 12.000.000 Có TK 111 12.000.000 20. Nợ TK 642 124.000.000 Có TK 334 124.000.000 Yêu cầu : Hãy nêu nội dung kinh tế tài chính ( hoàn toàn có thể xảy ra ) của những định khoản được cho trên đây. Bài 3.17 : Tại Công ty TMCPMB3 có những định khoản như sau : ( Đơn vị tính : đồng ). 1. Nợ TK 627 35.000.000 Nợ TK 641 42.000.000 Nợ TK 622 X Nợ TK 642 56.000.000 Có TK 334 175.000.000 2. Nợ TK 152 68.000.000 Có TK 331 X Có TK 338 5.000.000 3. Nợ TK 112 19.000.000 Nợ TK 111 238.000.000 Có TK 131 X 4. Nợ TK 341 66.000.000 Nợ TK 333 2.000.000 Có TK 112 X 5. Nợ TK 331 X Nợ TK 338 7.000.000 Có TK 111 18.000.000 6. Nợ TK 111 60.000.000 Nợ TK 112 X Có TK 341 261.000.000 7. Nợ TK 131 253.000.000 Có TK 511 X Có TK 333 253.000.000
  55. 56
    8. Nợ TK 211 X Nợ TK 152 35.000.000 Có TK 411 158.000.000 9. Nợ TK 153 26.000.0000 Nợ TK 138 2.000.000 Nợ TK 133 X Có TK 331 30.800.000 10. Nợ TK 214 24.000.000 Nợ TK 811 X Có TK 211 73.000.000 Yêu cầu : Hãy điền số thích hợp vào X trong những định khoản và nêu nội dung kinh tế tài chính ( hoàn toàn có thể xảy ra ) của những định khoản được cho ở trên. Bài 3.18 Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn ABOT có những tài liệu kế toán được phân phối qua sơ đồ chữ T dưới đây ( Đơn vị tính : triệu đồng ) TK 112 SD : 45 ( 1 ) ? ? ( 2 ) SD : 65 TK 111 50 ? ( 3 ) ? ( 7 ) 20 TK 152 – NVL Chính SD : 60 ( 2 ) ? ? ( 5 ) ( 4 ) ? SD : 50 TK 152 SD : ? ( 2 ) ? ? ( 5 ) ( 3 ) ? ? ( 6 ) ( 4 ) ? SD : 100 TK 152 – NVL phụ SD : 60 ( 2 ) 10 20 ( 5 ) SD : ? TK 152 – Nhiên liệu SD : 20 ( 3 ) ? ? ( 6 ) SD : 30
  56. 57
    TK 331
    (7)10 30 ( 4 ) SD : 20 TK 341 SD : 40 ? ( 1 ) SD : ? 621 ( 5 ) 90 Yêu cầu : Điền số thích hợp vào dấu ?. Nêu lại nội dung của những nhiệm vụ kinh tế tài chính phát sinh. Bài 3.19 : Cho biết những định khoản sau đây đúng hay sai, nếu đúng hãy cho số liệu và nêu nội dung kinh tế tài chính của định khoản đó. 1. Nợ TK 635 Có TK 111 2. Nợ TK 153 Có TK 214 3. Nợ TK 3531 Có TK 334 4. Nợ TK 152 Có TK 627 5. Nợ TK 621 Có TK 153 6. Nợ TK 211 Có TK 341 7. Nợ TK 334 Có TK 111 8. Nợ TK 156 Có TK 214 9. Nợ TK 331 Có TK 141 10. Nợ TK 2412 Có TK 152 Bài 3.20 : Công ty CP MPT được xây dựng trong tháng 8 / N với số vốn góp là 2.430.000.000 đ ( đã được cấp giấy ghi nhận kinh doanh thương mại ). – Cổ đông Nguyễn Hoàng góp vốn bằng tiền mặt : 150.000.000 đ, tiền gửi ngân hàng nhà nước : 410.000.000 đ. – Cổ đông Trần Châu góp vốn bằng nguyên vật liệu trị giá 300.000.000 đ, tiền gửi ngân hàng nhà nước 220.000.000 đ .
  57. 58
    – Cổ đông Lê Ngọc góp vốn bằng máy móc thiết bị 500.000.000 đ, tiền mặt 100.000.000 đ. – Cổ đông Kiều Linh góp vốn bằng xe tải chở hàng 700.000.000 đ và lô công cụ dụng cụ trị giá 50.000.000 đ. Trong tháng 8 / N công ty đã đi vào hoạt động giải trí có những nhiệm vụ kinh tế tài chính phát sinh như sau : 1. Vay thời gian ngắn ngân hàng nhà nước Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV 300.000.000 đ chuyển khoản qua ngân hàng vào thông tin tài khoản tiền gửi thanh toán giao dịch của đơn vị chức năng. 2. Mua công cụ dụng cụ nhập kho Giao hàng sản xuất trị giá 24.000.000 đ chưa thanh toán giao dịch cho nhà sản xuất. 3. Chuyển khoản tiền gửi ngân hàng nhà nước mua máy móc thiết bị chuyên dùng ship hàng sản xuất trị giá 859.000.000 đ, chi bằng tiền gửi ngân hàng nhà nước 60 %, số tiền còn nợ lại chưa giao dịch thanh toán. 4. Mua nguyên vật liệu nhập kho chưa giao dịch thanh toán cho nhà sản xuất trị giá 30.000.000 đ. 5. Doanh nghiệp nhận vốn góp liên kết kinh doanh bằng tiền gửi ngân hàng nhà nước 390.000.000 đ. 6. Chi tiền mặt để ký quỹ thời gian ngắn 128.000.000 đ. 7. Doanh nghiệp nhận tiền ứng trước của người mua theo hợp đồng bằng giao dịch chuyển tiền 25.000.000 đ. 8. Rút tiền gửi ngân hàng nhà nước trả nợ người bán 27.000.000 đ. 9. Mua lô hàng hóa trị giá 46.000.000 đ thanh toán giao dịch bằng tiền gửi ngân hàng nhà nước. 10. Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên cấp dưới đi công tác làm việc 10.000.000 đ. Yêu cầu : 1. Lập Bảng cân đối kế toán khi công ty mới xây dựng. 2. Định khoản những nhiệm vụ phát sinh. 3. Phản ánh vào thông tin tài khoản chữ T. 4. Lập Bảng cân đối thông tin tài khoản và Bảng cân đối kế toán cuối kỳ .
  58. 59
    CHƯƠNG 4: TÍNH

    GIÁ ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN
    4.1 Tóm tắt lý thuyết
    4.1.1 Khái niệm tính giá đối tượng kế toán
    Tính giá: là phương pháp kế toán biểu hiện giá trị các đối tượng kế
    toán bằng tiền phù hợp với các nguyên tắc cũng như các quy định cụ thể
    do Nhà nước ban hành để phản ánh trung thực tình hình tài sản và kết quả
    hoạt động của doanh nghiệp.
    4.1.2 Phương pháp tính giá một số đối tượng chủ yếu
    4.1.2.1 Hàng tồn kho
    + Nhập kho:
    (i) Mua ngoài
    Giá thực tế hàng nhập kho = Giá mua ghi trên hóa đơn + Chi phí
    thu mua + Thuế mang tính chất không hoàn lại – Các khoản giảm giá hoặc
    chiết khấu
    (ii) Tự chế biến hoặc thuê ngoài gia công chế biến
    Giá thực tế hàng nhập kho = Giá thực tế nguyên vật liệu xuất chế
    biến hoặc thuê ngoài gia công chế biến + Chi phí chế biến hoặc chi phí
    thuê ngoài gia công chế biến
    (iii) Góp vốn liên doanh hoặc góp vốn cổ phần
    Giá thực tế hàng nhập kho là giá được các bên tham gia góp vốn,
    hoặc đại hội đồng cổ đông hoặc hội đồng quản trị thống nhất định giá.
    + Xuất kho
    Có hai phương pháp quản lý hàng tồn kho là kê khai thường xuyên
    và kiểm kê định kỳ.
    – Phương pháp kê khai thường xuyên: Mối quan hệ nhập xuất tồn
    được thể hiện qua công thức sau:
    Trị giá tồn cuối kỳ = Trị giá tồn đầu kỳ + Trị giá nhập trong kỳ –
    Trị giá xuất trong kỳ.
    Phương pháp kiểm kê định kỳ: Mối quan hệ nhập xuất tồn được thể
    hiện qua công thức sau:
    Trị giá xuất trong kỳ = Trị giá tồn đầu kỳ + Trị giá nhập trong kỳ
    – Trị giá tồn cuối kỳ
    Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài
    chính thì có ba phương pháp cơ bản để tính giá xuất hàng tồn kho là:

  59. 60
    – Phương pháp thực tiễn đích danh – Phương pháp nhập trước – xuất trước – Phương pháp trung bình gia quyền ( cuối kỳ và liên hoàn ) 4.1.2. 2 Tài sản cố định ( i ) Tài sản cố định hữu hình • Xác định giá trị bắt đầu : + Tài sản cố định hữu hình do shopping Nguyên giá tài sản cố định ( NG TSCĐ ) = Giá mua trên hóa đơn + Ngân sách chi tiêu luân chuyển, lắp ráp, chạy thử trước khi đưa TSCĐ vào hoạt động giải trí + Thuế TTĐB, thuế NK – Các khoản giảm giá, chiết khấu thương mại + Tài sản cố định do xây dựng cơ bản chuyển giao NG TSCĐ = Giá trong thực tiễn của khu công trình kiến thiết xây dựng được duyệt theo pháp luật tại điều lệ quản trị góp vốn đầu tư và thiết kế xây dựng hiện hành + Các ngân sách khác tương quan + Thuế trước bạ ( nếu có ) + Tài sản cố định được cấp, được chuyển đến Nguyên giá gồm có giá trị còn lại ghi sổ ở đơn vị chức năng cấp ( hoặc theo giá nhìn nhận của hội đồng giao nhận ) + Các ngân sách tương quan khác + Tài sản cố định được cấp phép biếu Tặng Ngay, nhận góp vốn liên kết kinh doanh NG TSCĐ = Giá nhìn nhận của hội đồng giao nhận + Các ngân sách tương quan – Các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp. • Giá trị còn lại của tài sản cố định Giá trị còn lại = Nguyên giá tài sản cố định – Khấu hao lũy kế Các giải pháp tính khấu hao : + Khấu hao theo đường thẳng + Khấu hao theo số dư giảm dần + Khấu hao theo số lượng mẫu sản phẩm ( ii ) Tài sản cố định vô hình dung Một cách chung nhất, nguyên giá của tài sản cố định vô hình dung là những ngân sách trong thực tiễn mà doanh nghiệp phải chi ra để có quyền sử dụng đất, quyền phát hành, bằng ý tưởng sáng tạo, chương trình ứng dụng, … 4.2 Bài tập ứng dụng Bài 4.1 : Tại Công ty Hoàng Hải tính thuế GTGT theo giải pháp khấu trừ, có tình hình nhập kho hàng tồn dư, shopping tài sản cố định như sau :
  60. 61
    1. Hàng tồn
  61. 62
    tồn đầu và 180 kg thuộc lần nhập ngày 02 ; trong lần xuất ngày 20 gồm 100 kg thuộc tồn đầu, 350 kg thuộc lần nhập ngày 02 và 60 kg thuộc lần nhập ngày 15 ) – Nhập trước – xuất trước – Bình quân gia quyền cố định và thắt chặt – Bình quân gia quyền liên hoàn. Bài 4.3 : Tại Công ty ABC, quản trị hàng tồn dư theo giải pháp kiểm kê định kỳ trong tháng 3/20 XX có tình hình về nguyên, vật tư như sau : – Nguyên liệu, vật tư tồn dư đầu tháng 03/20 XX : 340 kg, đơn giá 5.500 đ / kg – Tình hình nhập, xuất trong tháng 3/20 XX : + Ngày 02 : Nhập kho 680 kg, đơn giá nhập 5.200 đ / kg + Ngày 15 : Nhập kho 210 kg, đơn giá nhập 5.650 đ / kg – Cuối tháng kiểm kê xác lập vật tư tồn dư 300 kg. Yêu cầu : Tính giá xuất kho vật tư theo giải pháp : – Thực tế đích danh ( giả sử trong 300 kg có 50 kg tồn đầu, 200 kg thuộc lần nhập ngày 2, 50 kg thuộc lần nhập ngày 15 ) – Nhập trước – xuất trước – Bình quân gia quyền cố định và thắt chặt. Bài 4.4 : Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn TMDV Hòa An có tài liệu tồn dư, mua hàng và bán hàng trong tháng 05 như sau : Hàng tồn dư 01/05 3.000 mẫu sản phẩm x 42.0000 đ / mẫu sản phẩm Mua hàng 05/05 5.500 loại sản phẩm x 42.5000 đ / loại sản phẩm 14/05 4.100 loại sản phẩm x 43.2000 đ / mẫu sản phẩm 20/05 2.900 mẫu sản phẩm x 45.000 đ / mẫu sản phẩm 27/06 500 mẫu sản phẩm x 44.000 đ / loại sản phẩm Bán hàng 10/05 7.000 mẫu sản phẩm 22/05 4.000 loại sản phẩm 26/06 3.500 mẫu sản phẩm Kiểm kê hàng tồn dư vào ngày 31/05 số lượng hàng tồn dư là 1.500 loại sản phẩm .
Có thể bạn quan tâm
Alternate Text Gọi ngay
XSMB