SGK MÔN NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG – Tải xuống sách | 1-50 Các trang | PubHTML5

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẶNG VĂN ĐÀO (Chủ biên) TRẦN MAI THU HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGHỀ P H ổ THÔNG Nghề ĐIỆN DÂN DỤNG (Tái bản lần thứ chín) NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DUC VIỆT NAM

CHƯƠNG MỞ ĐẦU B à ll GIỚI THIỆU GIÁO DỤC NGHÊ ĐIỆN DÂN DỤNG 1. Biết được vị tri, vai trò của diện năng và nghề Điện dân dụng trong sản xuất và đời sống. 2. Biết được triển vọng phát triển của nghề Điện dân dụng. 3. Biết mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp học tập nghề Điện dân dụng. I – Vị TRÍ, VAI TRÒ CỦA ĐIỆN NÀNG VÀ NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐÒI SỐNG 1. Vị trí, vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống Việc cung cấp đầy đủ năng lượng, đặc biệt là điện năng không chỉ cần thiết cho sự phát triển kinh tế mà còn cần thiết cho sự ổn định kinh tế, xã hội và chính trị trong mỗi quốc gia. Hiện nay điện năng là nguồn động lực chủ yếu đối với sản xuất và đời sống vì những lí do cơ bản sau : – Điện năng được sản xuất tập trung trong các nhà máy điện và có thể truyền tải đi xa với hiệu suất cao. – Quá trình sản xuất, truyền tải, phân phối và sử dụng điện nàng được tự động hoá và điểu khiến từ xa dễ dàng. – Điện năng dễ dàng biến đổi sang các dạng năng lượng khác. Ví dụ động cơ điện biến đổi điện năng thành cơ năng. Bàn là, bếp điện biến đổi điện năng thành nhiệt năng. Đèn điện biến đổi điện năng thành quang năng…

– Trong sinh hoạt, điện nãng đóng vai trò quan trọng. Nhờ có điện nãng, các thiết bị điện, điện tử dân dụng như tủ lạnh, máy giặt, các thiết bị điện tử nghe nhìn… mới làm việc được. – Nhờ điện nãng có thể nâng cao nãng suất lao động, cải thiện đời sống, góp phần thúc đẩy cách mạng khoa học kĩ thuật phát triển. 2. Vị trí, vai trò của nghề Điện dân dụng Nghề Điện dân dụng là một trong rất nhiều nghề của ngành Điện. Ngành Điện rất đa dạng, tuy nhiên có thể phân chia thành các nhóm nghề chính sau đây : – Sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng. Đó là lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp thuộc Tổng công ti điện Việt Nam và các sở điện lực địa phương, đảm bảo xây lắp, vận hành các nhà máy điện, hệ thống Imyền tải và cung cấp điện đến từng hộ tiêu thụ. – Chế lạo vật tư và các thiết bị điện. Đây là lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp trong sản xuất, chế tạo các loại máy điện, khí cụ điện, thiết bị đo lường, bảo vệ, điều khiển mạng điện, các vật tư thiết bị điện như dây dẫn, cáp, sứ cách điện,… – Đo lường, điều khiển, tự động hoá quá trình sản xuất. Đây là những hoạt động rất phong phú, tạo nên các hệ thống máy sản xuất, dây chuyền lự động nhằm tự động hoá quá trình sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. – Sửa chữa những hỏng hóc của các thiết bị điện, mạng điện, sửa chữa đồng hồ đo diện,… – Nghề Điện dân dụng rất đa dạng, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sử dụng điện năng phục vụ cho đời sông, sinh hoạt và sản xuất của các hộ tiêu thụ điện như : + Lắp đặt mạng điện sản xuất nhỏ và mạng điện sinh hoạt, ví dụ : lắp đặt mạng điện sản xuất cho phân xưởng, xây lắp đường dây hạ áp, lắp đặt mạng diện chiếu sáng trong nhà và các công trình công cộng ngoài trời. + Lắp đặt các thiết bị và đồ dùng điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt, ví dụ : lắp đặt động cơ điện, máy điều hoà không khí, quạt gió, máy bơm…

+ Bảo dưỡng, vận hành, sửa chữa, khắc phục sự cố xảy ra trong mạng điện sản xuất nhỏ và mạng điện gia đình, các thiết bị và đồ dùng điện gia đình. Do vậy, nghề Điện dân dụng giữ một vai trò quan trọng, góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, sự phát triển của ngành Điện và nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. II – TRIỂN V Ọ N G PHÁT TRIỂN c ủ a n g h ề đ iệ n d â n d ụ n g – Nghề Điện dân dụng luôn cần phát triển để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. – Sự phát triển của nghề Điện dân dụng gắn liền với sự phát triển của ngành Điện. – Nghề Điện dân dụng phát triển gắn liền với tốc độ đô thị hoá nông thôn và tốc độ phát triển xây dựng nhà ở. – Nghề Điện dân dụng có nhiều điều kiện phát triển không những ở thành thị mà còn ở nông thôn, miền núi. – Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học và kĩ thuật cũng làm xuất hiện nhiều thiết bị điện, đồ dùng điện mới với tính năng ngày càng ưu việt, càng thông minh, tinh xảo. Nghề Điện dân dụng ngày càng phát triển để đáp ứng với sự phát triển đó. III-M Ụ C TIÊU, NỘI DUNG CHUƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NGHỀ ĐIỆN DÃN DỤNG 1. Mục tiêu Sau khi học xong chương trình này, học sinh đạt được : a) Về kiến thức – Biết những kiến thức cần thiết về an loàn lao động của nghề. – Biết được những kiến thức cơ bản, cần thiết về đo lường điện trong nghề Điện dân dụng. – Hiểu được những kiến thức cơ bản về công dụng, cấu tạo, nguyên lí làm việc, bảo dưỡng và sửa chữa đơn giản một số đồ dùng điện trong gia đình.

– Hiểu được những kiến thức cơ bản về tính toán, thiết kế mạng điện trong nhà đơn giản. – Biết tính toán, thiết kế máy biến áp một pha công suất nhỏ. – Biết những kiến thức cần thiết về đặc điểm, yêu cầu, triển vọng phát triển của nghề Điện dân dụng. b) Vê kĩ năng – Sử dụng được dụng cụ lao động một cách hợp lí và đúng kĩ thuật. – Thiết kế và chế tạo được máy biến áp một pha công suất nhỏ. – Thiết kế, lắp đặt được mạng điện trong nhà đon giản. – Tuân thủ những quy định an toàn lao động của nghề trong quá trình học tập. – Tim hiểu được những thông tin cần thiết về nghề Điện dân dụng. c) Về thái độ – Học tập nghiêm túc. – Làm việc kiên trì, khoa học, có tác phong công nghiệp, đảm bảo an toàn lao động và giữ vệ sinh môi trường. – Yêu thích, hứng thú với công việc và có ý thức chủ động lựa chọn nghề nghiệp tương lai. 2. Nội dung chương trình Giáo dục nghề Điện dân dụng (105 tiết) Chủ để Nội dung 1. Mởđấu Giới thiệu vị trí, vai trò và triển vọng của nghé ; Mục tiêu, nội dung chương trình và phương pháp học tập nghề. 2. An toàn lao Nguyên nhân gây tai nạn lao động trong nghé Điện dân dụng ; động trong nghé Những biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong nghề Điện dân Điện dân dụng. dụng.

Chủ đề Nội dung 3. Đo lường điện Đồng hồ đo điện : phân loại ; công dụng ; cấu tạo ; sử dụng một số đổng hổ đo điện thông dụng trong nghé Điện dân dụng ; Một số dụng cụ kiểmtra điện trong nghề Điện dân dụng ; chức năng ; cấu tạo vâ sửdụng ; Sửdụng một số đồng hồ đo điện và dụng cụ kiểmtra điện thông dụng. 4. Máy biến àp Phương pháp thiết kế máy biến áp công suất nhỏ ; Thiết kếvà quấn mảy biến àp công suất nhỏ. 5. Động cơđiện Một số kiến thức cơbản vé động cơđiện ; Động cơđiện xoay chiều một pha ; Một số mạch điều khiển động cơđiện xoay chiéu một pha đơn giản ; Bảo dưỡng, sửa chữa một số hư hỏng đơn giản đồ dùng điện – cơ trong gia đinh. 6, Mạng điện Một sô’ kiến thức cơbản về chiếu sáng trong nhà ; trong nhà Phương pháp tính toán, thiết kế mạng điện trong nhà ; Thiết kế, lắp đặt mạng điện đơn giản cho một phòng ở. 7. Tỉm hiểu nghề Đặc điểm, yêu cầu của nghé ; Điện dân dụng Thông tin về thị trường lao động của nghé ; Vấn đề đào tạo nghề. IV – PHƯONG PHÁP HỌC TẬP NGHỀ ĐIỆN DÂN DỤNG Luật Giáo dục, điều 28.2 đã ghi : \”Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh ; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học ; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh\”. Có thể nói cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướrìg tới hoạt dộng học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động của học sinh. Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học này đã được các tác giả thể hiện trong quá trình lựa chọn nội dung và trình bày sách giáo khoa.

Để góp phần thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học trong trường phổ thông, các em học sinh phải là những nhân tố tích cực thể hiện vai trò chủ thể của hoạt động học tập. Ngoài những yêu cầu chung của việc đổi mới phương pháp học tập nhằm hướng tới hoạt dộng học tập chủ động và tích cực, cũng cần xem xét tới những đặc thù riêng của nghề phổ thông, đó là tỉ lệ giờ thực hành cao nhằm hình thành và phát triển một số kĩ năng cơ bản của nghề. Do vây, để học tốt nghề phổ thông nói chung và nghề Điện dân dụng nói riêng, trong quá trình học tập học sinh cần chú ý một số điểm sau đây. 1. Hiểu rõ mục tiêu bài học trước khi học bài mới Học sinh cần có thói quen hiểu mục liêu bài học trước khi vào bài mới. Mục đích của hoạt động này nhằm định hướng quá trình học tập, góp phần tãng cường tính tự giác, tích cực học tập của các em. Mục tiêu bài học nhằm xác định rõ mức độ hoàn thành công việc của học sinh, làm căn cứ để đánh giá chất lượng, hiệu quả bài học. Mỗi một yêu cầu của mục tiêu được diễn tả bằng một động từ hành động có thể quan sát, đánh giá được, các em sẽ làm quen dần với những động từ đó. Mục tiêu kiến thức thường dùng những động từ : biết, trình bày, hiểu, giải thích, so sánh… Mục tiêu kĩ năng có các động từ : phân loại, làm, sửa chữa, đo, vẽ, xây dựng, tính toán, thiết kế,… Mục tiêu thái độ thường dùng các động từ yêu cầu ý thức, thái độ học sinh có được sau bài học. Ví dụ : 1. Trình bày được nguyên lí làm việc và giải thích dược s ố liệu k ĩ thuật m áy giặt. 2. Bảo dưỡng và sửa chữa được m ột sô’hư hỏng thường gặp. 3. Có ý thức vận dụng kiến thức, k ĩ năng dã học vào cuộc sông. 2. Tích cực tham gia xảy dựng cách học theo cặp, nhóm í! Nội dung chương trình của nghề Điện dân dụng phần lớn có liên quan tới thực tiễn sản xuất và đời sống. Vì vậy, đặc biệt trong dạy học các bài thực

hành, giáo viên thường tổ chức cho học sinh học theo cặp, nhóm nhằm giúp các em có điều kiện chủ động, hỗ trợ lẫn nhau trong học tập. Ví dụ : Tổ chức học tập theo nhóm để học sinh xây dựng bài toán tính toán, thiết kế máy biến áp. Khi học theo cặp, nhóm học sinh cần : – Tuân thủ theo sự điều khiển hoạt động của giáo viên và nhóm trưởng. – Trao đổi với giáo viên hoặc các bạn trong nhóm những vấn đề chưa hiểu rõ. – Tham gia tích cực để giải quyết nhiệm vụ của nhóm có tính đến thời gian của từng nhiệm vụ. – Trình bày kết quả của nhóm trước lớp nếu được giao. – Tự đánh giá và đánh giá chéo kết quả đạt được theo hướng dẫn của giáo viên. 3. Chú trọng phương pháp học thực hành Phương pháp học các bài thực hành có những khác biệt so với học lí thuyết vì mục tiêu của bài thực hành là giúp các em hình thành và rèn luyện một số kĩ năng thực hành kĩ thuật. Khi học thực hành, các em cần chú ý một số điểm sau : – Nghiên cứu mục tiêu, xác định những kĩ năng cần đạt được sau bài học là rất quan trọng (làm được việc gì ?). – Xác định cụ thể những tiêu chí đánh giá kết quả thực hành được thể hiện qua phiếu đánh giá thực hành : Ví dụ : Phiếu dánh giá thực hành bài…… Tiêu chí đánh Điểm Điểm Thang đánh giá (Ví dụ) 1. Chuẩn bị thực hành 1 1 2. Quy trình thực hành 1 0,5 5 3. Yêu cầu cần đạt của sản phẩm : 7 – Yêu cầu 1 1 – Yêu cầu 2 7,5 – Yêu cầu 3 1 4. Thài độ : – An toàn lao động. 10 – Vệ sinh nơi làmviệc. 5. Tổng điểm

– Cần hiểu quy trình thực hành tổng thể trước khi đi vào học kĩ thuật thực hiện từng công đoạn của quy trình. – Chú ý quan sát khi giáo viên phân tích, thao tác mẫu những kĩ năng mới. Trong quá trình giáo viên làm mẫu, cần ghi nhớ ; + Thao tác mẫu của giáo viên. + Liên hệ thao tác đó với những công việc trước đây. + Những điều giáo viên lưu ý học sinh về các lỗi thường mắc phải trong khi thực hiện kĩ năng đó. – Có thói quen kiểm tra, tự đánh giá kết quả công việc của mình. – Tích cực chủ động trong học tập thực hành. CÂU HỎI 1. Trình bày vị trí, vai trò và triển vọng phát triển của nghề Điện dân dụng. 2. Em hãy nêu m ột số ý kiến cớ nhân về phương ph áp học tậ p nghề Điện dân dụng. Bài2 AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG GIÁO DỤC NGHE ĐIỆN DÂN DỤNG 1. Biết được tầm quan trọng, sự cần thiết của việc thực hiện an toàn lao dộng trong nghề Điện dãn dụng. 2. Nêu được những nguyên nhân thường gãy tai nạn và biện pháp bảo vệ an toàn lao động trong nghề Điện dân dụng. 3. Thực hiện đúng những biện pháp đảm bảo an toàn lao dộng trong nghề Điện dãn dụng. 4. Thực hiện đúng hướng dẫn của giáo viên trong khi học tập và thực hành. Trong một điều kiện lao động cụ thể bao giờ cũng xuất hiện những yếu tố vật chất có nguy cơ gây tai nạn, bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Đó là : 10

– Các yếu tố vật lí, nhiệt độ, tiếng ồn, bụi… – Các yếu tố hoá học như các chất độc hại, hơi, khí độc, chất phóng xạ… – Các yếu tố sinh vật, vi sinh vật… – Các yếu tố về tư thế lao động, không gian làm việc, vệ sinh môi trường lao động… Tai nạn lao động thường xảy ra đột ngột và rất nguy hiểm có thể làm chết người hoặc làm tổn thương, phá huỷ chức năng hoạt động của một bộ phận cơ thể. Do vậy, An toàn luôn là vấn đề đầu tiên chúng ta cần quan tâm trong khi học thực hành và lao động sản xuất. Để đảm bảo an toàn cho mình và những người khác cần phải nghiêm túc thực hiện những nguyên tắc an toàn trong quá trình lao động. Đối với nghề Điện dân dụng, pháp lệnh Bảo hộ lao động quy định : mọi người lao động có liếp xúc với dụng cụ, thiết bị điện đều phải được học tập, huấn luyện để có hiểu biết về sự nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người và cách sơ cứu người bị tai nạn điện. I – NGUYÊN NHÂN GÀY TAI NẠN LAO Đ Ộ N G TRONG NGHỂ ĐIỆN DÂN DỤNG Những lai nạn điện xảy ra trong nghề Điện dân dụng do các nguyên nhân sau : 1. Tai nạn điện Những sự cố, tai nạn điện xảy ra rất nhanh và nguy hiểm. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tai nạn điện, nhưng thường do người lao động chủ quan không thực hiện các quy định an toàn điện. Tai nạn điện thường do một số nguyên nhân sau : – Không cắt điện trước khi sửa chữa đường dây và thiết bị điện đang nối với mạch điện. – Do chỗ làm việc chật hẹp, người làm vô ý chạm vào bộ phận mang điện. 11

– Do sử dụng các đổ dùng điện có vỏ bằng kim loại như quạt bàn, bàn Jà, bếp điện, nồi cơm điện, tủ lạnh v.v… bị hư hỏng bộ phận cách điện để điện truyền ra vỏ. – Vi phạm khoảng cách an toàn lưới điện cao áp và trạm biến áp v.v… – Không đến gần những nơi dây điện đứt xuống đất. Tai nạn điện do điện giật chiếm tỉ lộ rất lớn, chiếm khoảng hơn 80% số vụ tai nạn điện. 2. Các nguyên nhân khác Trong nghề Điện dân dụng, ngoài những tai nạn điện còn có thể xảy ra các tai nạn do phải làm việc trên cao. Do vậy, cần phải chú ý đảm bảo an toàn để không xảy ra tai nạn. Ngoài ra, công việc lắp đặt điện còn phải thực hiện một số công việc cơ khí như khoan, đục v.v… cần thực hiện an loàn lao động. II – MỘT SỐ BIỆN PHÁP AN TOÀN LAO Đ Ộ N G TRONG NGHỀ ĐIỆN DÃN DỤNG 1. Các biện pháp chủ động phòng tránh tai nạn điện Phải che chắn, đảm bảo khoảng cách an toàn với các thiết bị điện. – Đảm bảo tốt cách điện các thiết bị điện. – Sử dụng điện áp thấp, máy biến áp cách li. – Sử dụng những biển báo, tín hiệu nguy hiểm. – Sử dụng các phương tiện phòng hộ, an toàn. 2. Thực hiện an toàn lao động trong phòng thực hành hoặc phân xưởng sản xuất a) Phòng thực hành hoặc phán xưởng sản xuất phải đạt tiêu chuẩn an toàn lao động – Nơi làm việc có đủ ánh sáng. – Chỗ làm việc đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng. 12

– Có chuẩn bị sẵn cho các trường hợp cấp cứu : + Có đủ thiết bị và vật liệu chữa cháy, để nơi dễ lấy và dễ thấy. + Có chuẩn bị dụng cụ sơ cứu y tế. + Có các số điện thoại cấp cứu và khẩn cấp : y tế, cảnh sát phòng cháy chữa cháy. b) Mặc quần áo và sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động khi làm việc Dụng cụ bảo hộ lao động khi làm việc : quần, áo, kính, mũ, mặt nạ, gãng tay, ủng, giày,… c) Thực hiện các nguyên tắc an toàn lao động – Luôn cẩn thận khi làm việc với mạng điện. – Hiểu rõ quy trình trước khi làm việc. – Cắt cầu dao điện trước khi thực hiện công việc sửa chữa. – Trước khi làm việc tháo bỏ đồng hồ, đồ nữ trang. – Sử dụng các dụng cụ lao động (kìm, tua vít, cờ lê v.v…) đúng tiêu chuẩn (chuôi cách điện bằng cao su, nhựa hay chất dẻo với độ dày cần thiết, có gờ cao đế tránh trượt tay hoặc phóng điện lên tay cầm, được quy định chỉ dùng với điện áp dưới lOOOV). – Trong trường hợp phải thao tác khi có điện cần phải thận trọng và sử dụng các vật lót cách điện (thảm cao su, ghế gỗ khô…). 3. Nối đất bảo vệ TCVN 3144 – 79 quy định các cấp bảo vệ của các thiết bị điện theo 3 cấp sau : – Cấp III gồm những thiết bị làm việc với điện áp nhỏ hơn hoặc bằng 50V nên không cần áp dụng thêm các biện pháp bảo vệ khác. – Cấp II gồm những sản phẩm có cách điện tăng cường thêm. Ví dụ như các đồ dùng điện gia dụng xách tay hay khí cụ cầm tay… – Cấp I và OI gồm các thiết bị cần nối đất bảo vệ và nối trung tính bảo vệ. Nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng khi xảy ra hiện tượng điện \”chạm vỏ\”, người ta sử dụng mạng điện trung tính nối đất. 13

Cách thực hiện : Dùng dây dân đúng tiêu chuấn, một đầu băt bu lông thật chặt vào vỏ kim loại của thiết bị, đầu kia hàn vào cọc nối đất. Dây nối dất phải được bố trí để vừa tránh va chạm, vừa dễ kiểm tra. Cọc nối đất : Có thể làm bằng thép ống đường kính khoảng 3 5cm, hoặc thép góc 40 X 40 X 5 ; 50 X 50 X 5 ; 60 X 60 X 5, dài 2,5 3m được dóng thảng đứng, sâu khoảng 0,8 – Im. Tác dụng bảo vệ : Giả sử vó của thiết bị có điện, khi người tay trần chạm vào, dòng điện từ vỏ sẽ theo hai dường truyền xuống đất ; qua người và qua dây nối đất. Vì điện trớ thân người lớn hơn điện trở dây nối đất hàng ngàn, hàng vạn lần nên dòng điện I„ đi qua thân người sẽ rất nhỏ không gây nguy hiểm cho người. MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG CỦA DÒNG ĐIỆN Đốl VỚI cơ THE NGƯỜI 1. Điện giật tác động tới con người như thế nào Điện giật tác động tới hệ thần kinh và bắp cơ. Dòng điện tác động vào hệ thẩn kinh trung ương sẽ gây rối loạn hoạt động của hệ hô hấp, hệ tuần hoàn. Người bị điện giật nhẹ thường bị thở hổn hển, tim đập rộn. Trong trường hỢp bị nặng, trước hết là phổi, sau đó đến tim ngừng hoạt động, nạn nhân chết trong tình trạng ngạt. Nạn nhân có thể được cứu sống nếu ta kịp thời làm hô hấp nhân tao và cấp cứu cần thiết. 2. Tác hại của hồ quang diện Hồ quang điện phát sinh khi có sự cố điện, có thể gây bỏng cho người hay gây cháy (do bọt kim loại bắn vào vật dễ cháy). Hồ quang điện thường gây thương tích ngoài da, có khi phá hoại cả phần mềm, gân và xương. 14

3. Mức độ nguy hiểm của tai nạn diện Mức độ nguy hiểm của tai nạn điện phụ thuộc vào các yếu tố sau : a) Cường độ dòng điện chạy qua cơ thể Mức độ nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người tuỳ thuộc vào trị số của dòng điện và loại nguồn một chiều hay xoay chiều. Dưới đây là bảng chỉ các mức độ nguy hiểm của dòng xoay chiều và một chiều đối với cơ thể người. Bảng 2.1. Mức độ nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể người Dòng điện Tác động đối với cơ thể con người (mA) Xoay chiều (50 + 60Hz) Một chiều 0,6 H- 1,5 Bắt đầu có cảm giác, ngón tay run nhẹ. Không có cảm giác gì. 2 ^ 3 Ngón tay bị giật mạnh, Không có cảm giác gì. 5-^ 10 Bàn tay bị giật mạnh. Ngứa, cảm thấy nóng. 12 + 15 Khó rút tay khỏi điện cực, xương bàn tay, cánh Nóng tăng lên. tay cảm thấy đau nhiéu. Trạng thái này có thể chịu được từ 5 + 10 giây. 20 + 25 Tay tê liệt ngay không thể rút khỏi điện cực. Càng nóng hơn. Bắp thịt tay hơi bị Rất đau, khó thở. Trạng thái này chịu được 5 co giật. giày trở lại. 50 + 80 Tê liệt hô hấp. Bắt đầu rung tâm thất. Cảm thấy rất nóng, bắp thịt tay co giật, khó thở. Tê liệt hô hấp. 91 + 100 Tê liệt hô hấp. Khi kéo dài 3 giây làm tê liệt Tê liệt hô hấp. tim. b) Đường đi của dòng điện qua cơ thể Dòng điện đi qua cơ thể người theo các con đường khác nhau tuỳ theo điểm chạm vào vật mang điện. Nguy hiểm nhất là dòng điện đi qua các cơ quan chức năng quan trọng nhất của sự sống như não, tim và phổi. Như vậy là dòng điện truyền trực tiếp vào 15

đầu là nguy hiểm nhất. Sau đó là truyền qua hai tay hoặc dọc theo cơ thể từ tay qua chân. c) Thời gian dòng điện qua cơ thể Thời gian càng dài, lớp da bị phá huỷ trở nên dẫn điện mạnh hơn, rối loạn hoạt động chức năng của hệ thần kinh càng tàng nên mức độ nguy hiểm càng tăng. d) Điện trỏ cơ thể người Điện trỏ một người không phải Dây điện là một hằng số mà phụ thuộc vào hàng loạt yếu tố như tình trạng sức khoẻ, mức độ mồ hôi, môi trường làm việc… Mức độ nguy hiểm càng tăng khi : – Da ẩm, bẩn hoặc mất lớp da ngoài. – Diện tích tiếp xúc với vật mang điện tăng. – Tiếp xúc với điện áp cao. Hình 2.2. Đường đi dòng điện qua người a) Chạm 2 dây, dòng điện từ tay qua tay ; Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho b) Chạm 1 dây, dòng điện từ tay qua chân. người sử dụng điện, người ta quy định trị số điện áp an toàn là 40V. ở nơi ẩm ướt, nóng có nhiều bụi kim loại thì điện áp an toàn không quá 12V. Nhiều nước quy định điện áp an toàn từ 12V đến 36V cho các máy hàn điện, đèn soi và các thiết bị điện cầm tay khác. CÂU HỎI 1. Nêu m ột số nguyên nhân gôy tai nạn điện. 2. Trình bày m ột số biện ph áp b ả o vệ an toà n điện trong việc sử dụng đổ dùng điện. 3. Trình bày m ột số biện ph áp an toà n điện trong sủa chữa điện. 16

Chương I ĐO LƯỜNG ĐIỆN ĨBò lS KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ĐO LỮỜNG ĐIỆN — —— —————– —————– —- —— ————-———1 1. Biết vai trò quan trọng của do lường điện trong nghề Điện dãn dụng. 2. Biết phân loại, công dụng, cấu tạo chung của dụng cụ đo lường điện. Các dụng cụ đo lường điện như vôn kế, ampe kế, vạn năng kế, công tơ… được sử dụng rất rộng rãi trong sản xuất và trong sinh hoạt. Các dụng cụ này được sử dụng nhằm mục đích xác định các đại lượng điện như điện áp, dòng diện, diện trò, điện năng… Cũng nhờ các dụng cụ do lường điện ta có thể biết dược chế độ làm việc của các thiết bị điện, phát hiện những hư hỏng, sự làm việc không bình thường của các thiết bị điện và mạch điện. Mỗi dụng cụ đo có dặc lính sử dụng riêng, vì thế để sử dụng đúng và tránh các sai lầm đáng tiếc cần nắm vững cấu tạo, nguyên lí làm việc, đặc tính sử dụng của từng loại dụng cụ đo. I – VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA ĐO LƯÒNG ĐIỆN Đ ố l VÓI NGHỀ ĐIỆN DÃN DỤNG Đo lường điện đóng vai trò rất quan trọng đối với nghề Điện dân dụng vì những lí do đơn giản sau : 1. Nhờ dụng cụ đo lường có thể xác định được trị số của các đại lượng điện trong mạch. Ví dụ I. Đê kiểm tra điện áp của một mạng điện 220V, dùng vôn kế đo được 180V. Điều này chứng tỏ điện áp của mạng bị giảm thấp, dẫn tới các thiết bị điện làm việc không bình thường. Trong trường hợp này cần tăng điện áp. 17

Ví dụ 2. Đo dòng điện ra của ổn áp lOA bằng ampe kế được 15A. Điều đó chứng tỏ ổn áp bị quá tải, cần cắt bớt phụ tải đi. 2. Nhờ dụng cụ đo, có thể phát hiện một số hư hỏng xảy ra trong thiết bị và mạch điện. Ví dụ 3. Dùng vạn năng kế đo điện trở hai cực nối của bàn là khi bàn là không cắm điện, xác định được điện trở bằng vô cùng, chứng tỏ dày nối bị đứt hoặc điện trở của bàn là bị đứt. Ví dụ 4. Dùng vạn năng kế đo điện trở giữa một cực động cơ của tủ lạnh và vỏ, xác định được điện trở bằng không, chứng tỏ dây quấn động cơ bị chạm mát. 3. Đối với các thiết bị điện mới chế tạo hoặc sau khi đại tu, bảo dưỡng, sửa chữa cần đo các thông số kĩ thuật để đánh giá chất lượng của chúng. Nhờ dụng cụ đo và mạch đo thích hợp, có thể xác định được các thông số kĩ thuật của các thiết bị điện. II – PHÀN LOẠI DỤNG cụ ĐO LƯÒNG ĐIỆN 1. Theo đại lượng cần đo – Dụng cụ đo điện áp : vôn kế, kí hiệu – Dụng cụ đo dòng điện : ampe kế, kí hiệu – Dụng cụ đo công suất : oát kế, kí hiệu – Dụng cụ đo điện năng : cồng tơ, kí hiệu kVVl-i 2. Theo nguyên lí làm việc 0 – Dụng cụ đo kiểu từ điện, kí hiệu – Dụng cụ đo kiểu điện từ, kí hiệu __„ _ – Dụng cụ đo kiểu điện động, kí hiệu – Dụng cụ đo kiểu cảm ứng, kí hiệu 18

Ngoài ra, trên mặt dụng cụ đo còn có nhiều kí hiệu khác chỉ loại dòng điện, vị trí đặt, cấp chính xác… Ví dụ. Các kí hiệu trên mặt một dụng cụ đo : Điện áp thử Đặt nằm ngang Cấp chính xác 1 Dụng cụ kiểu Vôn kế cách điện điện từ ^ 2kV 1 ® í III – CẤP CHÍNH XÁC Đo lường bao giờ cũng có sai số. Khi mắc dụng cụ đo vào mạch, dụng cụ đo tiêu thụ một phần điện nãng làm cho giá trị đọc và giá trị thực cần đo có chênh lệch. Độ chênh lệch giữa giá trị đọc và giá trị thực gọi là sai số tuyệt đối. Dựa vào tỉ số phần trăm giữa sai số tuyệt đối và giá trị lớn nhất của thang đo người ta chia các dụng cụ đo làm 7 cấp chính xác. Dụng cụ đo có cấp chính xác 0,05 ; 0,1 ; 0,2 là dụng cụ có cấp chính xác rất cao. Thường dùng làm dụng cụ mẫu. Trong thực tế, nghề Điện thường sử dụng dụng cụ có cấp chính xác 1 ; 1,5. Ví dụ. Vòn kế thang đo 300V, cấp chính xác 1 thì sai số tuyệt đối lớn nhất là : 300 X 1 = 3V 100 IV – CẤU TẠO CHUNG CỦA DỤNG c ụ ĐO LUÒNG Một dụng cụ đo lường có hai bộ phận chính : – Cơ cấu đo ; – Mạch đo. 1. Cơ cấu đo Một cơ cấu đo gồm hai phần chính là phần tĩnh và phần quay. Tác dụng giữa phần tĩnh và phần quay tạo nên mômen quay làm cho phần quay di chuyến với góc quay tỉ lệ với đại lượng cần đo. 19

2. Mạch đo Mạch đo là bộ phận nối giữa đại lượng cần đo và cơ cấu đo. Mạch đo được tính toán để phù hợp giữa đại lượng cần đo và thang đo của dụng cụ. Ngoài hai bộ phận chính đã nêu ở trên, trong dụng cụ đo còn có : – Lò xo phản để tạo nên mômen hãm. – Bộ phận cản dịu có tác dụng giúp cho kim nhanh chóng ổn định. – Kim chỉ thị, mặt số… Những bộ phận này sẽ được giới thiệu kĩ ở từng cơ cấu đo cụ thể. Thông qua các bài thực hành sẽ giới thiệu các cơ cấu đo thông dụng và cách sử dụng chúng để đo các đại lượng điện. CÂU HỎI 1. Nêu công dụng của đồng hổ đo điên trong nghề Điện dân dụng. 2. Điền chữ Đ nếu kí hiệu đúng và chữ s nếu kí hiệu sai vào ô trống (b ả n g ……… ). Sửa lại kí hiệu cho đúng. Nội dung Kí hiệu Đ – S Sửa lại kí hiệu 1. Dụng cụ đo kiểu điện từ n 2. Dụng cụ đo công suất; oát kế kW h 3. Dụng cụ đo điện năng : công tơ 0 4. Dụng cụ đo kiểu từ điện 5. Dụng cụ đo kiểu cảm ứng © 6. Dụng cụ đo dòng điện : ampe kế 7. Dụng cụ đo kiểu điện động 0 ÍJ 3. Tính sai số tuyệt đối lớn nhất của vôn kế tha ng đo 500V, c ấ p chính xóc 1,5. 20

JBảí 4. THựC HÀNH ĐO DÒNG ĐIỆN VÀ ĐIỆN ÁP XOAY CHlỀU 1. Đo dòng điện bằng ampe kế xoay chiều. 2. Đo diện áp bằng vôn kế xoay chiều. 3. Thực hiện đúng quy trình, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường. I-C H U Ẩ N Bị – Nguồn điện xoay chiều u = 220V. – Ampe kế, vôn kế kieu điện từ, ampe kế có thang đo lA, vôn kế có thang đo 300V. – 3 bóng đèn 220V – 60W ; 1 công tắc 5A. II – QUY TRÌNH THỰC HÀNH 1. Đo dòng điện xoay chiều a) Sơ đồ do Sơ đồ đo dòng điện xoay chiều cho trên ^ ——o \\ > – <Ã> hình 4.1. Ampe kế có điện trở bản thân rất nhỏ. Để đo dòng điện xoay chiều ta phải K mắc nối tiếp ampe kế với phụ tải cần đo. 220V Chú ý chọn thang đo cho thích hợp. Ví dụ trên .sơ đồ hình 4.1, công suất của 3 đèn Hình 4.1. Đo dòng điện xoay chiều sẽ là 3 X 60 = 180W, do đó dòng điện sẽ là : I= 180 220 = 0,87A, nên chọn ampe ư kế có thang đo là lA 21

b) Trình tự tiến hành ^_b) * Bước 1 : – Nối dây theo sơ đồ hình 4.1. Hình 4.2. Đo điện áp xoay chiều – Đóng công tắc K, đọc và ghi số chỉ ampe kế vào bảng 4-1. – Cắt công tắc K. * Bước 2 : -T háo 1 bóng đèn. – Đóng công tắc K, đọc và ghi số chỉ ampe kế vào bảng 4-1. – Cắt công tắc K. * Bước 3 : – Tháo tiếp 1 bóng đèn. – Đóng công tắc K, đọc và ghi số chỉ ampe kế vào bảng 4-1. – Cắt công tắc K. Bảng 4-1. ĐO DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỂU Trình tự thí nghiệm Kết quả tính Kết quả đo Lẩn 1 Lần 2 Lấn 3 2. Đo điện áp xoay chiểu a) Sơ đồ đo Sơ đồ đo điện áp xoay chiều cho trên hình 4.2. Vôn kế xoay chiều kiểu điện từ được mắc song song với mạch cần đo. Chú ý chọn thang đo vôn kế cho thích hợp. Ví dụ để đo điện áp 220V nên chọn thang đo 300V. 22

b) Trinh tự tiến hành * Bước I : – Nối dây theo sơ đồ hình 4.2a. – Đóng công tắc K, đọc và ghi số chỉ vôn kế vào bảng 4-2. – Cắt công tắc K. * Bước 2 : – Công tắc K ở vị trí cắt ; nối dây theo sơ đồ hình 4.2b. – Đóng công tắc K, đọc và ghi số chỉ vôn kế vào bảng 4-2. – Cắt công tắc K. Bảng 4-2. ĐO ĐIỆN ÁP XOAY CHIỀU Trinh tự thí nghiêm Kết quả tính Kết quả đo Lần 1 Lần 2 III – ĐÁNH G IÁ KẾT QUẢ Học sinh tự đánh giá và đánh giá chéo kết quả thực hành theo các tiêu chí sau : 1. Công việc chuẩn bị 2. Thực hiện thực hành theo đúng quy trình 3. Ý thức thực hiện an toàn lao động 4. Ý thức thực hiện bảo vệ vệ sinh môi trường 5. Kết quả sản phẩm thực hành đC iển ikứ c ế ể GIỚI THIỆU Cơ CẤU ĐO KIỂU ĐIỆN TỪ a) Cấu tạo Phần tĩnh của cơ cấu đo kiểu điện từ là cuộn dây bẹt (h.4.3a) hoặc cuộn dây tròn (h.4.3b). 23

Phấn động là một miếng sắt lệch tâm (h.4.3a) gắn với trục quay và kim. Đối với cơ cấu đo có cuộn dây tròn, phấn động là miếng sắt gắn với trục và kim. Ngoài ra còn một miếng sắt nữa gắn với cuộn dây phần tĩnh (h.4.3b). b) Nguyên lí làm việc Khi cho dòng điện cẩn đo vào cuộn dây phấn tĩnh sẽ tạo nên từ trường làm từ hoá miếng sắt phần động. Từ trường này sẽ hút miếng sắt lệch tâm tạo nên mômen quay. Khi miếng thép bị hút làm cho lò xo bị xoắn lại tạo nên mômen cản. ở vị trí cân bằng, mômen quay bằng mômen cản và góc quay tỉ lệ với dòng điện cần đo. ở cơ cấu cuộn dây tròn, khi đưa dòng điện cẩn đo vào cuộn dây sẽ từ hoá hai miếng sắt cùng cực tính và sinh ra lực đẩy làm cho phần động quay. Hình 4.3. Cơ cấu đo b) a) Cơ cấu điện từ cuộn dây bẹt b) Cơ cấu điện từ cuộn dây tròn 1. Cuộn dây phần tĩnh ; 5. Trục quay; 1. Cuộn dây phần tĩnh ; 2. Miếng sắt lệch tâm (phần động); 6. Kim ; 2. Miếng sắt phần tĩnh ; 3. Lò xo phản ; 7. Đối trọng ; 3. Miếng sắt phần động : 4. Cơ cấu cản dịu : 8. Mặt số. 4. Trục quay. c) Đặc điểm sử dụng Góc quay tỉ lệ với bình phương dòng điện cần đo, thang đo chia không đều. – Dụng cụ kiểu điện từ không có cực tính, do đó đo được cả dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều. – Dụng cụ có độ chính xác không cao, chịu ảnh hưởng của từ trường ngoài vi từ trường bản thân của dụng cụ yếu. – Cấu tạo đơn giản, rẻ tiền. – Khả năng quá tải tốt vì cuộn dây ỏ phần tĩnh nèn có thể chế tạo tiết diện lớn. 24

CÂU HÓI 1. Trình bày cấu tạ o vò nguyên lí lòm việc của cơ cấu đo kiểu điện tù. 2. Nêu c ó c đ ặ c tính sù dụng của cơ cấu đo kiểu điên tù. 3. Em hãy cho biết cá ch đo dòng điện xoay chiều và điện áp xoay chiều. S ò i 5. THựC HÀNH ĐO CÒNG SUẤT VÀ ĐIỆN NĂNG 1. Đo được công suất gián tiếp qua do dòng diện và diện áp. 2. Đo được công suất trực tiếp bằng oát kế. 3. Kiêm tra và hiệu chỉnh dược công tơ diện. I – CHUẨN Bị – Vôn kế điện từ 300V, ampe kế điện từ lA, oát kế, công tơ một pha. – 3 bóng đèn 220V – 60W, 1 công tắc 5A. – Phụ lải để đo điện năng tiêu thụ của mạch điện (công suất khoảng 800 ^ 1000W). – Đồng hồ bấm giây. – Kìm, tua vít, bút thử điện, dây dẫn. II – QUY TRÌNH THỰC HÀNH 1. Đo công suất a) Phương pháp đo gián tiếp : Đo công suất bằng ampe kê và vón ké Để đo công suất trong mạch điện một chiều và mạch xoay chiểu thuần điện trớ, có thể sử dụng vôn kế và ampe kế theo sơ đồ mạch điện hình 5.1. 25

Quy trình thực hành : – Bước 1 : Đóng công tắc K, ^ oN>- ố đọc giá trị ampe kế và vôn kế rồi tính công suất p = Ul, trong đó u là K điện áp đo bằng vôn kế, I là cường 220V độ dòng điện đo bằng ampe kế. Kết quá được ghi vào bảng 5-1. – Bước 2 : Cắt công tắc K, tháo Hình 5.1. Sơ đó mạch điện bớt 1 bóng đèn rồi đóng công tắc K, đo công suất bằng vón kế và ampe kế đọc giá trị ampe kế và vôn kế, tính công suất p = UI. Kết quả được ghi vào bảng 5-1. – Bước 3 : Cắt công tắc K, tháo tiếp 1 bóng đèn. Đóng công tắc K, đọc giá trị ampe kê và vôn kế, từửi công suất p = UI. Kết quả được ghi vào bảng 5-1. Bảng 5-1. ĐO CÔNG SUẤT BẰNG VÔN KẾ VÀ AMPE KẾ Trình tự thí nghiệm U(V) l(A) p = UI (W) Lần 1 Lẳn 2 Lần 3 b) Phương pháp đo trực tiếp : Đo công suất bằng oát kê Mắc mạch điện như hình 5.2. Quy trình thực hành : – Bước ỉ : Đóng công tắc K, đọc giá trị đo được trên oát kế. Kết Hình 5.2. Sơ đồ mạch điện quả được ghi vào bảng 5-2. đo công suất bằng oát kế – Bước 2 : Cắt công tắc K, tháo bớt 1 bóng đèn rồi đóng công tắc K, đọc giá trị đo được trên oát kế. Kết quả được ghi vào bảng 5-2. 26

– Bước 3 : Cắt công tắc K, tháo tiếp 1 bóng đèn. Đóng công tác K, đọc giá trị oát kế. Kết quả được ghi vào bảng 5-2. Bảng 5-2, ĐO CÔNG SUẤT BẰNG OÁT KẾ Trình tự thí nghiệm Kết quả đo (W) Lần 1 Lán 2 Lần 3 So sánh kết quả của hai phương pháp đo. Nếu có chênh lệch thì giải thích tại sao. 2. Đo điện năng Đế đo điện năng tiêu thụ người ta sử dụng công tơ kiểu cảm ứng. a) Kiểm tra công tơ điện – Bước Ị : Đọc và giải thích những kí hiệu ghi trên mặt công tơ điện. – Bước 2 : Nối mạch điện thực hành theo sơ đồ hình 5.3. Trước khi nối mạch điện thực hành cần phân tích sơ đồ mạch điện công tơ điện. – Bước 3 : Kiểm tra hiện tượng tự quay của công tơ. Cắt công tắc K, quan sát đĩa quay của ^ công tơ. Khi dòng điện tải I = 0, công tơ Ịĩt- phải đứng im. Nếu công tơ quay, đó là Hình 5.3. Kiểm tra cõng tơ điện hiện tượng tự quay của công tơ. – Bước 4 : Kiểm tra hằng số công tơ. Trên mặt công tơ, người ta cho hằng số công tơ là ; lkWh = 60 vòng, đó là số vòng quay của đĩa ứng với điện năng tiêu thụ lkWh. + Đóng công tắc K để nối tải vào công tơ (đèn 220V – 60W). Đo dòng điện I và điện áp u. 27

+ Đếm số vòng quay của đĩa trong khoảng thời gian t (đo bằng đồng hồ bấm giây). + Tính hằng số công tơ. Kết quả đo và tính được ghi vào bảng 5-3. Bảng 5-3. KlỂM TRA HÁNG số CỒNG Tơ Trình tự I(A) U(V) p = UI (W) Số vòng quay Hằng số trong 1 phút (N) công tơ Đóng công tắc K p Xt Trong thực tế, việc chỉnh định công tơ là trách nhiệm của cơ quan phân phối điện. b) Đo điện năng tiêu thụ – Bước ỉ : Nối mạch điện thực hành theo sơ đồ hình 5.4. Hãy nêu tên các phần tử của sơ đồ mạch điện. – Bước 2 : Đo điện năng tiêu thụ cúa mạch điện. Các bước tiến hành như sau ; – Đọc và ghi số chỉ công tơ trước khi đo. – Quan sát hiên trang làm viêc của công tơ. – Ghi số chỉ công tơ sau khi đo 30 phút vào bảng 5-4. – Tính điện năng tiêu thụ của tải. Bảng 5-4. ĐO ĐIỆN NÂNG TIÊU THỤ sốchỉ công tơ Số chỉ công tơ sau Sô vòng quay Điện năng tiêu thụ khi đo trước khi đo 28

c) Tính điện năng tiêu thụ Thường điện năng tiêu thụ được tính hàng tháng. Điện năng tiêu thụ trong 1 tháng được tính bằng kWh (kilô oát giờ) là hiệu số của số chí trên công tơ tháng này, so với số chỉ trên công tơ ghi được cùng ngày tháng trước. Ví dụ. Ngày 1 tháng 8 điện năng tiêu thụ của một hộ gia đình theo số chỉ công tơ là 1450kWh, ngày 1 tháng 9 số chỉ của công tơ đó là 1635kWh thì điện năng tiêu thụ là : 1635 – 1450 = 185kWh. III – ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ Học sinh tự đánh giá và đánh giá chéo kết quả thực hành theo các tiêu chí sau : 1. Công việc chuấn bị 2. Thực hiện thực hành theo đúng quy trình 3. Ý thức thực hiện an toàn lao động 4. Ý thức thực hiện giữ gìn vệ sinh môi trường 5. Kết quả thực hành : – Kết quả đo công suất – Kết quả đo điện năng tiêu thụ. Ờ ừ ^ títú c ế ể ế a n ỹ 1. Giới thiệu oát kế kiểu diện động a) Cấu tạo Phần tĩnh của cơ cấu là cuộn dây có tiết diện lớn mắc nối tiếp với mạch cần đo, còn gọi là cuộn dòng điện. Phẩn động là cuộn dây có tiết diện nhỏ mắc song song với mạch cần đo, còn gọi là cuộn điện áp. Ngoài ra còn có lò xo phản, kim, bộ phận cản dịu… (h.5.5). 29

b) Nguyên lí làm việc Theo sơ đồ nguyên lí hình 5.6 ta thấy : qua cuộn dòng điện có dòng điện tải i, và qua cuộn điện áp có dòng điện iytỉ lệ với điện áp u. Mômen quay do tác động của từ trường do hai dòng điện sinh ra sẽ tỉ lệ với tích của i.iự nghĩa là tỉ lệ với u.i là công suất cần đo. c) Đặc tính sử dụng Oát kế điện động có cực tính, nghĩa là chiều quay của phần động phụ thuộc vào cực tính của cuộn dòng điện và cuộn điện áp. Khi nối đúng cực tính nghĩa là nối dấu * như hình 5.6, oát kế sẽ chỉ thuận. Nếu oát kế chỉ ngược, cẩn tráo đầu dây của cuộn dòng điện hoặc cuộn điện áp. 2. Giới thiệu công tơ điện kiểu cảm ứng a) Cấu tạo Phần tĩnh của công tơ gồm 2 cuộn dây quấn trên lõi thép. Cuộn dòng điện có tiết diện lớn, số vòng dây ít, được mắc nối tiếp với tải. Cuộn điện áp có số vòng dây nhiều, tiết diện nhỏ mắc song song với tải. Phần động là một đĩa nhôm gắn với trục quay và bộ phận đếm số vòng quay. Để tạo nên mômen hãm có một nam châm vĩnh cửu hình chữ u, ôm lấy đĩa nhôm. Hình 5.7 vẽ phối cảnh công tơ kiểu cảm ứng. Nguyên lí của công tơ kiểu cảm ứng được thể hiện ở hình 5.8. b) Nguyên lí làm việc Khi nối với tải, dòng điện i qua cuộn dòng điện tạo nên từ thông xuyên qua đĩa, dòng điện qua cuộn dây điện áp cũng tạo nên từ thông xuyên qua đĩa. Tác dụng của hai từ thông này tạo nên dòng điện cảm ứng trên đĩa nhôm. Tác dụng của dòng điện cảm ứng và từ thông làm cho đĩa nhôm quay với mômen tỉ lệ với công suất tiêu thụ. 30

Đĩa nhôm quay cắt từ trường của nam châm vĩnh cửu và sinh ra mômen hãm. Đĩa nhôm quay đều khi mômen quay bằng mômen hãm. số vòng quay của đĩa nhôm trong một khoảng thời gian tỉ lệ với điện năng tiêu thụ. c) Đặc tính sử dụng Cũng giống như oát kế điện động, công tơ kiểu cảm ứng có cực tính. Nếu đĩa nhôm quay ngược chứng tỏ cực tính cuộn dòng điện hoặc cuộn điện áp sai, cần tráo lại một trong hai cuộn dây. Cuộn dây dòng diện Cuộn dây Trục quay diện áp Nam châm Dây pha Dây trung tính Hình 5.8. Nguyên lí công tơ kiêu cảm ứng d) Nguyên nhàn hiện tượng tự quay của công tơ Nguyên nhân hiện tượng tự quay của công tơ là khi chế tạo để thắng được lực ma sát người ta tạo nên mômen bù. Nếu mômen này quá lớn sẽ xuất hiện hiện tượng tự quay. Để loại trừ hiện tượng tự quay, cần phải điều chỉnh vị trí của mấu từ trên trục của công tơ làm tăng mômen hãm, nghĩa là giảm mômen bù cho đến khi công tơ đứng yên thì thôi. 31

B à L 6. THựC HÀNH SỬ DỤNG VẠN NĂNG KẾ 1. Đo dược diện trở bằng vạn năng kế. 2. Phát hiện được hư hỏng trong mạch điện bằng vạn năng kế. I CHUẨN Bị Hình 6.1. Vạn năng kế – 1 vạn năng kế. 1. Vít chỉnh không ; – Một số điện trở nối thành bảng 2. Khoá chuyển mạch ; mach. 3. Đáu đo ; – Nguồn điện xoay chiều 220V. 4. Đáu đo chung COM ; 5. Đầu ra ; II – QUY TRÌNH THỰC HÀNH 6. Núm chỉnh không của ôm kế 7. Mật trước ; 1. Sử dụng vạn năng kế đo điện trở 8. Kim chỉ. Chú V .’ Chỉ được sử dụng vạn năng kế đo điện trớ khi biết chắc chắn mạch đã cắt điện. Quy trình thực hành ; – Bước I : Tim hiểu cách sử dụng vạn năng kế và bảng đo điện trở và 2 que đo + Quan sát hình 6.1, mô tá cấu tạo ngoài của vạn năng kế. + Tìm hiếu cách sử dụng của các núm điều chỉnh trên mặt đồng hồ đo cho thích hợp với đại lượng cần đo (dòng điện, điện áp một chiều hay xoay chiều, điện trở). Lưu ý thang đo điện trở có các vị trí sau : 32

Rxl RxlO RxlOO Rxk (k = 1000) Irong đó R là điện trở tính bằng ôm. + Tim hiểu bảng mạch đo điện trớ. Bảng mạch đo điện trở gồm các linh kiện sau đây (hình 6.2) ; – Bước 2 : Hiệu chỉnh 0 của vạn năng kế Khi chập mạch hai đầu đo, nghĩa là điện trở đo bằng 0 thì kim phải chỉ về số 0, nếu chưa về số 0 thì phải xoay núm chỉnh không (số 6 trên hình 6 .1 ). Động tác này cần được thực hiện mỗi khi đo điện trở, vì nguồn pin trong vạn năng kế giảm dần theo thời gian nên vị trí 0 của kim chỉ bị thay đổi. – Bước 3 : Đo điện trở Khi đo cần bắt đầu lừ thang đo lớn nhất rồi giảm dần, cho đến khi nhận được kết quả đo thích hợp. Điều này tránh cho kim bị va đập mạnh. + Chọn thang Rxl. Nối chập hai đầu đo và hiệu chỉnh để kim về 0 bằng cách xoay núm 6 ở hình 6. 1. + Lần lượt đo các điện trở từ R| đến Rịo- Chú ý : Không chạm tay vào đầu nối hoặc điện trở vì điện trở tiếp xúc của bàn tay có thể gây sai số. Kết quả đo được ghi vào bảng 6-1. 33

Bảng 6 – 1. ĐO ĐIỆN TRỞ BẰNG VẠN NẰNG KẾ Thang đo Linh kiện Điện trở do được RX1 Ri O Q RX1 R2 O Q RX1 R3 O Q R X 10 R4 75 í ỉ R X 10 R5 50 Q R X 1k Rg 1, 2 k Q R X 1k R^a.SkQ R X lOk Rg 2 7 0 k Q R X 10k Rg 470k Q R X 10k R 10 l O O k Q 2. Sử dụng vạn năng kê dể xác định bộ phận hư hỏng trong mạch điện Có Ihê kiổm tra, phát hiện bộ phận bị đứt dây hoặc chập mạch bằng vạn năng kế. Trong trường hợp này phải cắt nguồn điện và sử dụng vạn năng kế đế’ do diện trở. Khoá chuyển mạch phải chuyển về vị trí R X lOk. a) Phát hiện đứt dây – Mạch điện thực hành gồm 3 điện trở Rị, R2, R3 nối liếp bị dứt dây (hình 6.3). Hình 6.3. Phát hiện đứt dây – Dùng vạn năng kế xác định vị trí đứt dây của mạch điện. Xác định bằng cách lần lượt do điện trở giữa vị trí 1 và 2 ; 2 và 3 ; 3 và 4. ở vị trí dồng hồ cho giá trị R = 00 chứng tỏ dây dẫn tại đó bị đứt. 34

b) Phát hiện mạch diện bị ngắn mạch Khi mạch điện bị ngắn mạch điện trớ R = 0, vì thế có thể dùng vạn năng kế (thang đo điện trớ) để phát hiện chập mạch trong một bộ phận của mạch điện. Để phát hiện chính xác bộ phận hư hỏng cần tách các mạch nối song song với nó. III – ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ Học sinh tự đánh giá và đánh giá chéo kết quả thực hành theo các tiêu chí sau : 1. Công việc chuẩn bị 2. Thực hiện thực hành theo đúng quy trình 3. Ý thức thực hiện an toàn lao động trong khi thực hành 4. Ý thức thực hiện giữ gìn vệ sinh môi trường trong khi thực hành 5. Kết quả thực hành : – Kết quả đo điện trở – Xác định bộ phận hư hỏng của mạch điện bằng vạn năng kế. Ờ C iắt (A ứ c ế ể ếu n ỹ GIỚI THIỆU VỀ VẠN NÀNG KẾ Vạn năng kế là dụng cụ đo nhiều chức năng, chủ yếu để đo điện trở, dòng điện, điện áp. Đó là dụng cụ đo phối hợp cả ba loại dụng cụ đo : ôm kế, ampe kế và vôn kế. Về nguyên lí đây là cơ cấu đo kiểu từ điện. Phần tĩnh là nam châm vĩnh cửu, phần động là khung dây mảnh. Nhờ khoá chuyển mạch có thể đo dòng điện, điện áp một chiều hoặc xoay chiều, đo điện trở với nhiều thang đo khác nhau, cấu tạo của vạn năng kế được thể hiện trên hình 6.1. Vạn năng kế là dụng cụ đo tổng hợp, có nhiều chức năng, nhiều núm điều chỉnh. Trước khi sử dụng cần phải nắm vững ý nghĩa, cách sử dụng của từng núm để lựa chọn đại lượng cần đo (dòng điện, điện áp một chiều hoặc xoay chiều), điện trở với thang đo thích hợp C h ú ỷ : Tuyệt đối không sử dụng tuỳ tiện khi chưa nắm vững cách đo vì nếu nhầm lẫn vị trí chuyển mạch có thể gây cháy hỏng dụng cụ. 35

Chương II MÁY BIẾN ÁP Bài7 MỘT SỐ VẤN ĐỂ CHUNG VỂ MÁY BIÊN ÁP 1. Biết được khái niệm chung về máy biến áp. 2. Nêu được công dụng, cấu tạo và nguyên lí làm việc của máy biến áp. I – KHÁI NIỆM CHUNG VỂ MÁY BIẾN ÁP 1. Công dụng máy biến áp Trong cuộc sống sinh hoạt cũng như trong sản xuất, ở đâu chúng ta cũng thấy sự có mặt của máy biến áp. Chúng được chế lạo với hình dáng và loại hình vô cùng phong phú, có những máy biến áp điện lực trong các trạm biến thế to như một cân nhà, cũng có những chiếc nhỏ xíu trong các thiết bị điện tử. Tuỳ theo công dụng mà mỗi loại máy biến áp có cấu tạo khác nhau. Đường dây tải MBA tăng áp MBA giảm áp Hộ tiêu thụ MFD Hình 7.1. Hệ thống sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng Hãy chọn từ hoặc cụm từ thích hợp trong khung, điền vào chỗ trống trong câu sau để nêu được công dụng của máy biến áp, mỗi từ có thể dùng nhiều lần. hiến đổi ; sản xuất ; cao ; thấp ; máy biến áp ; máy phát diện Để……….điện áp của dòng điện xoay chiều từ điện áp………. xuống điện áp thấp, hoặc ngược lại từ điện áp thấp lên điện áp…….., ta dùng………… 36

Quan sát hình 7.1, gidi thích tại sao cẩn có máy biến áp tăng áp ở đầu ra của máy phát điện (dầu dường dây dẫn điện) và máy hiến áp giảm áp ở cuối dường dây dần diện ? – Máy biến áp có vai trò quan trọng trong hệ thống điện, là khâu không thể thiếu trong truyền tải và phân phối điện năng. – Máy biến áp còn được sử dụng trong hàn điện (máy biến áp hàn). Trong kĩ thuật điện tử, người ta cũng sử dụng máy biến áp để thực hiện các chức nãng như ghép nối tín hiệu giữa các tầng, khuếch đại trong các bộ lọc, làm nguồn cho các thiết bị điện, điện tử cần nhiều cấp điện áp khác nhau. Các loại máy biến áp thường gặp là : biến áp loa, biến áp mành, biến áp dòng, biến áp trung tần, biến áp đảo pha, cuộn chặn v.v… 2. Định nghĩa máy biến áp Máy biến áp là một thiết bị điện từ tĩnh, làm việc theo nguyên lí cảm ứng điện từ, dùng đê biến đổi điện áp của hệ thống dòng điện xoay chiều nhưng vẫn giữ nguyên tần số. – Trong các bản vẽ, sơ dồ điện, máy biến áp được kí hiệu như hình 7.2. Hình 7.2. Kí hiệu máy biến áp – Đầu vào của máy biến áp nối với nguồn điện, gọi là sơ cấp. Kí hiệu của các đại lượng, các thông số sơ cấp có ghi chỉ sô’ 1 (điện áp U|, dòng điện I|, số vòng dây sơ cấp N|, công suất P|). – Đầu ra của máy biến áp được gọi là thứ cấp. Kí hiệu của các đại lượng, các thông số thứ cấp có ghi chỉ số 2 (điện áp U2, dòng điện I2, số vòng dây sơ cấp N2, công suất P2 ). – Máy biến đổi tãng điện áp được gọi là máy biến áp tăng áp. – Máy biến đổi giảm điện áp được gọi là máy biến áp giảm áp. 37

3. Các số liệu định mức của máy biến áp Các số liệu định mức của máy biến áp quy định điều kiện kĩ thuật của máy biến áp, do nhà máy chế tạo quy định thường ghi trên nhãn hiệu máy biến áp. Trên nhãn máy biến áp thường ghi các trị số định mức sau : a) Dung lượng hay công suất định mức ; là công suất loàn phần (hay biểu kiến) của máy biến áp, đơn vị vôn – ampe (VA) hoặc kilô vôn – ampe (kVA). b) Điện áp sơ cáp định mức u là điện áp của dây quấn sơ cấp tính bằng vòn (V) hoặc kilôvôn (kV). Điện áp thứ cấp định mức U2 £)n^ là điện áp của dây quấn thứ cấp lính bằng vỏn (V) hoặc kilô vôn (kV). c) Dòng điện sơ cấp định mức và thứ cấp định mức l 2d,„ là dòng điện của dây quấn sơ cấp và thứ cấp ứng với công suất và điện áp định mức, tính bằng ampe (A) hay kilô ampe (kA). Giữa công suất, điện áp và dòng điện dịnh mức có quan hộ : ^dm ~ ^ Iđm ^Idm ~ ^2dm ^2dm Máy biến áp khi làm việc không được phép vượt quá các trị số định mức ghi trôn nhãn máy (hiện nay trong kĩ thuật, người ta còn dùng cụm từ \”danh định\” dc thay thế cho cụm từ \”định mức\”). d) Tần sô (lịnh mức lính bằng Hz. Thường các máy biến áp điện lực có tần số công nghiệp là 50Hz. 4. Phân loại máy biến áp Có nhiều loại máy biến áp và nhiều cách phàn loại khác nhau. Theo công dụng, máy biến áp gồm những loại chính sau : – Mủỵ hiến áp diện lực : được dùng trong truyền tải và phân phối điện năng trong hệ thống điện lực. – M á y biến áp tự ngẫu : biến đổi điện áp trong phạm vi không lớn và đế mớ máy những động cơ điện xoay chiều. 38

– M á \\ hiến áp CÔHÍỊ siuít nhỏ : dùng cho các thiết bị đóng cắt, các thiết bị điện lử và dùng trong gia đình. Máy biến áp công suất nhỏ dùng trong gia đình, thường quấn dây kiểu tự ngẫu. Khi điện áp cung cấp (sơ cấp) thay đổi, muốn giữ điện áp thứ cấp không đối, người la thường thay đổi số vòng dây quấn sơ cấp. M ú \\ biến áp tự ngẫu dừng hai chuyển mạch đ ể điều chỉnh sô’ vồng dây sơ cấp. Như vậy khi diện áp uI thay đổi, chỉ cẩn điều chỉnh chuyên mạch thích hợp s ẽ giữ dược u -) không thay dổi. – M á y hiến áp chuyên dùng : dùng cho các lò luyện kim, các thiết bị chỉnh lưu, diện phân, máy biến áp hàn điện. – M á y biến áp do lường : dùng giảm điện áp và dòng điện khi đưa vào các đồng hồ do diện. – M áy hiến áp thí nghiệm : dùng để thí nghiệm các điện áp cao. Hình 7.3. Một số loại máy biến áp a, b) Máy biến áp phân phối hạ áp ; c, d) Máy biến áp dùng trong gia đinh. 39

II – CẤU TẠO MÁY BIẾN ÁP Máy biến áp gồm 3 bộ phận chính : – Lõi thép tạo thành mạch từ khép kín (bộ phận dẫn từ). – Bộ phận dẫn điện (dây quấn sơ cấp và thứ cấp). – Vỏ máy. Ngoài ra còn có các phần cách điện, đồng hồ đo, bộ phận điều chỉnh, bảo vệ, chuông, đèn báo v.v… a) Lỗi thép : dùng làm mạch dẫn từ, đồng thời làm khung quấn dây. Theo hình dáng, lõi thép máy biến áp thường được chia làm hai loại là kiểu lõi (kiểu trụ) và kiểu bọc (kiểu vỏ). a) b) c) d) Hình 7.4. Một số loại lõi máy biến áp a) Mạch từ kiểu lõ i; b) Mạch từ kiểu vỏ ; c) Máy biến àp kiểu lõi (dây quấn được lồng trên 2 trụ); d) Máy biến àp kiểu bọc (dây quấn được lồng trên trụ giữa). 40

Lõi thép được ghép bằng những lá thép kĩ thuật điện dày 0,3 ; 0,35 ; 0,5mm, là thép hợp kim có thành phần silic, bên ngoài phủ lớp cách điện. Các lá thép kĩ thuật điện này được cán mỏng để giảm tổn hao năng lượng (tổn hao phucô) trong quá trình máy làm việc. Chất lượng và tính chất của thép kĩ thuật điện thay đổi theo hàm lượng silic, nếu hàm lượng silic càng nhiều thì tổn thất càng ít, nhưng giòn, cứng, khó gia công. Ngoài ra, máy biến áp còn có một số lõi thép kiểu khác. b) Dáy quấn máy biến áp : thường làm bằng dây đồng được tráng men hoặc bọc sợi cách điện, mềm, có độ bền cơ học cao, khó đứt, dẫn điện tốt. Dây quấn máy biến áp có 2 cuộn là dây quấn sơ cấp và thứ cấp. Dây quấn nối với nguồn, nhạn năng lượng từ nguồn vào gọi là dây quấn sơ cấp. Dây quấn nối với phụ tải, cung cấp điện cho phụ tải gọi là dây quấn thứ cấp. III – NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC CỦA MÁY BIẾN ÁP 1. Hiện tượng cảm ứng điện từ Cho dòng điện biến đổi đi qua một cuộn dây dẫn điện sẽ sinh ra một từ trường biến đổi. Nếu đặt cuộn dày dẫn điện thứ hai trong từ trường của cuộn dây thứ nhất thì trong cuộn dây thứ hai sẽ sinh ra sức điện động cảm ứng và dòng điện cảm ứng. Dòng điện cảm ứng này cũng biến đổi tương tự như dòng điện sinh ra nó và tổn lại trong suốt thời gian từ thông biến đổi được duy trì. Hiện tượng đó được gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ. Hai cuộn dây đặt càng sát nhau thì mức độ cảm ứng điện từ càng mạnh. Mức độ đó tãng lên rất mạnh khi quấn cả hai cuộn dây trên cùng một lõi thép, đặc biệt trên một mạch từ khép kín. Nguyên lí làm việc của máy biến áp dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ này. 2. Nguyên lí làm việc của máy biến áp Máy biến áp gồm dây quấn sơ cấp có N| vòng dây, dây quấn thứ cấp có N2 vòng hoàn toàn cách biệt nhau về điện, được quấn trên một lõi thép khép kín (mạch từ, hình 7.5). 41

Hình 7.5. Máy biến áp đơn giản 1. Dày quấn sơ cấp ; 2, Dây quấn thứ cấp ; 3, Lõi thép ; 4, Phụ tải. Khi nối dây quấn sơ cấp vào nguồn điện xoay chiều có điện áp U|, sẽ có dòng diện I| chạy trong cuộn so cấp và sinh ra trong lõi thép lừ thông biến thiên. Do mạch từ khép kín nên từ thông móc vòng cảm ứng ra sức diện động cảm ứng £ 3 trong cuộn thứ cấp, tỉ lệ vói số vòng dây Nt. Đồng thòi từ thông biến thiên dó cũng sinh ra trong cuộn sơ cấp một sức diện dộng tự cảm E| tỉ lệ với số vòng dây Nị. Đó là nguyên lí làm việc của máy biến áp. Nếu bỏ qua lổn thất diện áp (thường rất nhỏ) thì la có : U| 3; E| và U2 ~ £ 3 Do dó : -c E = k u. N2 Trong dó : – LJ| và U2 là trị sô’ hiệu dụng của điện áp sơ cấp và thứ cấp máy biến áp (đon vị V). – N| và Nt là số vòng dây quấn sơ cấp và thứ cấp. – k là tí số biến dổi của máy biến áp (tỉ sô’ biến áp). Máy biến áp có k > 1 (U| > 1 )3 ) gọi là máy biến áp giảm áp. Máy biến áp có k < 1 (U| < 1 )3 ) gọi là máy biến áp lăng áp. - Công suất máy biến áp nhận lừ nguồn là S| = u 1 .11. 42 – Công suất máy biến áp cấp cho phụ tải là S2 = Ư2 .I2 – S| và Si là công suất toàn phần được dùng đế tính lõi thép máy biến áp, có dơn vị là vôn ampe (VA). Bỏ qua tốn hao ta có : S| = S2 u ,.l, U 7. I 7 hoặc U2 I, = k. Như vậy, nếu tăng điện áp k lần thì đồng thời dòng diện sẽ giảm k lần và ngược lại. Chú ý : Từ nguyên lí làm việc của máy biến áp cho thấy, máy biến áp chỉ \\’ận hành với nguồn diện xoay chiều, tuyệt đối không nối với nguồn một chiều. Khi nối cuộn sơ cấp với nguồn một chiều, máy biến áp sẽ phát nóng và cháy trong thời gian ngắn, VI dòng điện chạy trong cuộn sơ cấp tãng lên rất lớn. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. Cho cô n g thức tính tỉ số biến áp (1) sau. Hãy giải thích c ó c phần tủ trong côn g thức đó vào chỗ trống ( ……………………….. ). Ui ^ Ei Ni ( 1) .7-. = k U2 Ẽ2 N2 Trong đó : k lò tỉ số biến đổi của máy biến áp (tỉ số biến áp). A. Ni vò N2 là :…………………………………………………. B. U] vỏ U2 là : ……………………………………..(đon v ị …………..). 2. Điền tù thích họp vào chỗ trống trong những câu sau : A. Máy biến á p c ó k >1 (U] > U2 ) gọi là máy biến á p ……… B. Mỏy biến òp c ó k <1 (Ui < U2 ) gọi lò máy biến á p ......... c. C ông suất máy biến áp nhộn từ nguồn lò S] = .............. D. C ông suất máy biến áp c ấ p cho phụ tải lò $ 2 = ............. 43 E. S] v à $2 là c ô n g s u ấ t ……………….. đ ư ợ c d ù n g đ ể t ín h lõ i t h é p m ớ y b i ế n á p, c ó đ ơ n v ị l ò ……………..(k í h iệ u lờ ………………. ). F. N ế u t ă n g đ i ệ n á p k lầ n t h ì đ ồ n g t h ò i d ò n g đ i ệ n s ẽ ……………..k lầ n v ờ n g ư ợ c lại. 3. Khi n ố i c u ộ n sơ c ấ p m á y b iế n ó p vớ i n g u ồ n đ iệ n m ộ t c h iề u sẽ x ả y rơ h iệ n tư ợ n g g ỉ ? T ại s a o ? ĩB à iS TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ MÁY BIẾN ÁP MỘT PHA 1. Hiểu được quy trình chung đê tính toán, thiết kế máy biến áp một pha công suất nhỏ. 2. Hiểu dược yêu cầu, cách tính của từng bước khi thiết kê máy biến áp một pha công suất nhỏ. Việc tính toán chính xác máy biến áp ở chế độ có tải rất phức tạp vì phải giải quyết giới hạn tăng nhiệt độ tối đa và độ sụt áp trong giới hạn cho phép. Đế giải quyết các vấn đề kĩ thuật này, khi tính toán cần phải tiến hành một số phép tính khá phức tạp. Trong bài này, chúng ta sử dụng phương pháp dựa vào những kết quả thực nghiệm, đơn giản nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác. Tính toán thiết kế máy biến áp gồm những bước sau : 1. Xác định công suất máy biến áp. 2. Tính toán mạch từ. 3. Tính số vòng dây của các cuộn dây. 4. Tính tiết diện dây quấn. 5. Tính diện tích cửa sổ lõi thép 44 1. Xác định công suất máy biến áp Trước khi tiến hành tính toán, thiết kế cần xác định công suất của máy biến áp cần chế tạo. Vì hiệu suất máy biến áp cao, nên : s, « s, = U ,.I, Công suất máy biến áp cần chế tạo là : Trong đó : U2 và I2 là điện áp và dòng điện thứ cấp định mức của máy (theo yêu cầu người thiết kế). 2. Tính toán mạch từ i a) Chọn mạch từ 1/2 Mạch từ của máy biến áp nhỏ t thường là mạch từ kiểu bọc, được ghép bằng thép chữ I và E ỉ (hình 8 .1 ) có các thông số như sau : a/ 2 a : chiều rộng trụ quấn dây b : chiều dày trụ quấn dây ỉ c : độ rộng cửa sổ h : chiều cao cửa sổ Hinh 8.1. Mạch từ ghép bằng lá thép chữ E và I a/2 : độ rộng lá thép chữ I Đối với loại máy biến áp công suất nhỏ, khi chọn mạch từ cần xét đến tiết diện của trụ lõi thép mà trên đó sẽ đặt cuộn dây. b) Tính diện tích trụ quấn dây của lõi thép Diện tích trụ quấn dây phải phù hợp với công suất máy biến áp. Đối với mạch từ kiểu bọc, diện tích của trụ quấn dây được tính gần đúng bằng công thức : 45 Shi = l. 2 ự s đm S|,| = a.b là diện lích hữu ích trụ, tính bă. ng cm2 Sj,„ là còng suất máy biến áp, tính bằng VA. Trong thực tế, lõi thép đuợc ép chặt nhung vẫn có dộ hớ giữa các lá thép do dộ cong vênh và lớp sưn cách diện của lá thép. Vì vậy, cấn phải tính diện tích thục của trụ lõi thép. s, = Suh;i Trong dó, k| là hệ số lấp đầy đuợc cho trong bảng 8-1 Bảng 8-1. HỆ SỐ LẤP ĐẦY k/ Loại máy biến áp k/ Máy biến áp âm tần 0,8 Máy biến áp dùng trong gia đình 0,9 Máy biến áp lõi íerit 1 Đế don giản trong tính toán, có thế tra bảng 8-2 duới đây khi tính toán mạch lừ. Bảng 8-2. DIỆN TÍCH TRỤ QUẤN DÂY TƯƠNG ỨNG VỚI CÕNG SUẤT MÁY BIẾN ÁP (tần số 50Hz) Công suất máy Diện tích hữu ích S|,ị (cm^) Diện tích thực tế s, (cm^) biến áp (VA) (Để tính số lá thép) (Để tinh khuôn quấn dây) 10 3,8 k/=0,9 k/=0,8 k/=0,7 15 4.7 20 5,4 4,2 4.7 5,4 25 6,0 5,8 6,6 30 6,6 5,2 6,7 7,7 7,5 8.6 6,0 8,2 9,4 6,7 7.3 46 Cõng suất máy Diện tích hữu ích S|,i (cm^) Diện tích thực tẽ s, (cm^) biến áp (VA) (Để tinh số lá thép) (Đẽ tính khuôn quấn dây) 35 7,1 40 7,6 k/=0,9 k/=0,8 k;=0,7 45 8,1 7,9 50 8,5 8,4 8,9 10,1 55 8,9 8,9 9,5 10,8 60 9,3 9,4 10,1 11,5 65 9,7 9,9 10,6 12,1 70 10,0 10,3 11,1 12,7 75 10,4 10,8 11,6 13,3 80 10,7 11,2 12,1 13,8 85 11,1 11,6 12,6 14,3 90 11,4 11,9 13,0 14,9 95 11,7 12,3 13,4 15,3 100 12,0 12,7 13,8 15,8 150 14,7 13,0 14,2 16,3 200 17.0 13,3 14,6 16,7 250 19,0 16,3 15,0 17,1 300 20,8 18,9 18,4 21,0 350 22,5 21,1 21,2 24,2 400 24,0 23,1 23,7 27,1 450 25,5 24,9 26,0 29,7 500 26,8 26,7 28,1 32,1 550 28,1 28,3 30,0 34,3 600 29,4 29,8 31,8 36,4 31,3 33,5 38,3 32,7 35,2 40,2 36,7 42,0 47 Công suất máy Diện tích hữu ích S|,ị (cm^) Diên tích thưc tế Sị (cm^) biến áp (VA) (Để tính số lá thép) (Đê tính khuôn quấn dây) 650 30,6 k/=0,9 k/=0,8 k,= 0,7 700 31,8 34,0 750 32,9 35.3 38,2 43,7 800 33,9 36,5 39,7 45,4 850 35,0 37,7 41,1 47,0 900 36,0 38,9 42,4 48,5 950 37,0 40,0 43,7 50,0 1000 38,0 41,1 45,0 51,4 1500 46,5 42,2 46,2 52,8 2000 53,7 51,6 47,4 54,2 59,6 58,1 66,4 67,1 76,7 tlã y chọn mạch từ d ể quấn một máy biến áp côníị suất 30VA, có điện áp sơ cấp uỊ – 220V, U2 = Ỉ 2 V. Hiệu suất máy biến áp r\\ – 0,7. 3. Tính số vòng dây của các cuộn dây Với một máy biến áp và tần sô’ nhất định, số vòng của một cuộn dây phụ thuộc tiết diện trụ lõi thép đã chọn và chất lượng lõi thép. Có nhiều cách tính số vòng dây, trong phạm vi bài này chúng ta chọn cách tính qua đại lượng trung gian là \”số vòng/vôn\” kí hiệu là n, là số vòng tương ứng cho mỗi vôn điện áp sơ cấp hay thứ cấp. Bảng 8-3 cho ta giá trị số vòng/vôn ứng với tiết diện lõi thép. Để đơn giản trong khi tính toán, ta có thể tra bảng xác định số vòng/vôn. Từ đó ta tính được số vòng dây cuộn sơ cấp ; N, = U |.n Số vòng cuộn thứ cấp : N2 = (U2 + 1 0 %Ư2 ).n Trong đó 1 0 %U2 là lượng sụt áp khi có tải của dây quấn thứ cấp. 48 Bảng 8-3. QUANHỆGIỮATIẾT DIỆNLÕI THÉPVÀsó VÒNG/VÔN (Với tầnsố50Hz vàcườngđộtừcảmB=1,2T) Tiết diện lõi thép hữu ích (cm^) Số vòng/vôn 4 9,5 6 6,3 8 4,7 10 3,8 12 3,2 14 2,7 16 2,4 18 2,1 20 1,9 22 1,7 24 1,6 26 1,5 28 1,4 30 1,3 íỉã y tính s ố vỏng dây quấn cho máy biến úp với nhĩừig thông sô’sau : s = 30VA, Uị = 220V, Ư2 = Ỉ2V, r ) = 0,7. 4. Tính tiết diện dây quấn (hoặc đường kính dây dẫn) a) Tính tiết diện dây quấn Tiết diện dây dản của các cuộn sơ và thứ cấp tỉ lệ thuận với dòng điện chạy trong dây dẫn và ti lệ nghịch với mật độ dòng điên cho phép. Mật độ dòng điện cho phép (A/lmm^) là số ampe trên Imm^ dây dẫn khi vận hành liên tục mà không sinh ra phát nóng nguy hiểm và tổn thất lớn, được xác định bằng thực nghiệm. Công suất máy biến áp càng nhỏ, mật độ dòng điện cho phép càng lớn. 49 Bảng 8-4. MẬT ĐÔ DÒNG ĐIỂN CHO PHÉP Công suất (VA) Mật độ dòng điện cho phép (A/mm^) 4 > 50 3,5 50100 3 100-200 2,5 200 – 500 2 500 – 1000 Vậy, tiếl diện dây dần được lính như sau : Sdd J ; là tiết diện dây (min ). 1 : là cường độ dòng điện (A). J : là mật dộ dòng điện cho phép (A/mm^). b) Tính đường kính dáy quấn Đế đơn giản trong lính toán, có thê’ tra bảng để tìm liêT diện và đường kính dây quấn sau khi đã lính được dòng điện sơ cấp và thứ cấp. Sau khi tính tiết diện dây dẫn, tiến hành tra bảng được giá trị đường kính dây dẫn hoặc ngược lại. Bảng 8-5. ĐƯỜNG KÍNH DÂY DẪN THEO TIẾT DIỆN DÂY Đường kính dây dẫn (mm) Tiết diên dây dẫn (mm^) 0,0038 0,07 0,0050 0,08 0,0063 0,09 0,0078 0,1 0,0113 0,12 0,015 0,14 50

Có thể bạn quan tâm
Alternate Text Gọi ngay
XSMB