Tại sao rau củ nấu chín không nên để trong tủ lạnh

Tủ lạnh là nơi bảo quản thức ăn và thực phẩm tươi, chín. Thế nhưng không phải thức ăn nào cũng để bảo quản trong tủ lạnh được. Đặc biệt là những thức ăn đã chế biến chín như các loại rau xanh. Vậy tại sao rau củ nấu chín không nên để trong tủ lạnh? Những loại rau củ nà tuyệt đối không bảo quản trong tủ lạnh khi đã nấu chín. Sau đây là những phân tích của các chuyên gia.

Tại sao rau củ nấu chín không nên để trong tủ lạnh?

Thông thường sau mỗi bữa ăn thức ăn thừa thường được đặt trong tủ lạnh để dùng đến bữa sau. Nhiều loại thức ăn thì vẫn còn giữ được nguyên hương vị nhưng có những loại thức ăn lại gây ra chất độc hại cho sức khỏe con người.

Đặc biệt là rau xanh khi nấu chín mà bảo quản trong tủ lạnh nếu bạn không biết cách hâm nóng thì có thể sẽ làm cho chất Nitrat chuyển hóa thành nitrit và rồi tiếp tục chuyển hóa thành chấ Nitrosamine. Một số chất này mà vào cơ thể trong thời gian dài sẽ gây nên tình trạng bệnh tật phát sinh nhất là bệnh ung thư.
Đặc biệt những món sau đây sẽ có nguy cơ gây ung thư nếu bạn bảo quản trong tủ lạnh và hâm nóng không đúng cách nhé. Chúng ta cùng tìm hiểu kỹ nhé

Củ dền

Củ dền là loại củ có chứa nhiều chất rất có lợi cho sức khỏe. Như tăng cường sức lực, giảm huyết áp, giải độc gan và tan mỡ máu thế nhưng trong bản thân củ dền có chưa chấ nitrat. Bản chất của chất nitrat phản ứng kém với nhiệt cao thấp.

Khi bạn nấu chín củ dền và đựng củ dền trong tủ bảo quản 1 thời gian nếu khi bỏ ra hâm nóng trước khi sử dụng thì nguy cơ chất nitrat sẽ chuyển hóa thành nitrit, rồi tiếp tục chuyển hóa thành chất nitrosamene đây là chất rất dễ đi vào cơ thể gây nên bệnh tật cho chúng ta.

Do đó để bảo bảo sức khỏe khi dùng củ dền bạn nên chọn củ dền vừa phải chế biến lượng vừa đủ để ăn hết. Khi không ăn hết thì cũng nên bỏ đi đừng cố tận dụng sẽ gây hậu quả nghiêm trọng nhé. Đây là lời khuyên mà nhiều chuyên gia dinh dưỡng dành cho bạn khi thực hiện chế biến đồ ăn với củ dền nhé.

Khoai tây


Khoai tây là thực phẩm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Khoai tây được chúng ta chế biến rất nhiều món ăn bổ dưỡng và ngon miệng nhất là cho trẻ nhỏ. Với hạm lượng tinh bột cao và chất dinh dưỡng rồi dào thì khoai tây sẽ là thức ăn không thể thiếu trong nhiều gia đình.

Tuy nhiên khi nấu chín khoai tây nếu bạn để lâu ngoài không khí thì trong khoai tây đã nấu chín sẽ sản sinh ra chất Clostridium botulinum, loại vi khuẩn có thể gây ngộ độc trong cơ thể.

Cũng tương tự nếu bạn để khoai tây bảo quản trong tủ lạnh rồi hâm nóng ăn không đúng cách cũng sẽ khiến củ khoai tây của chúng ta sản sinh chất độc và khi chúng ta ăn vào cơ thể vô hình chung sẽ làm cho chất độc phát tán ra và gây hại cho sức khỏe.

Rau cải bó xôi

Đây là loại rau xanh có rất nhiều chất dinh dưỡng cũng như vitamin cho cơ thể khi chúng ta nạp loại rau xanh này vào. Việc chế biến rau cải bó xôi cũng đơn giản chỉ cần nấu chín là ăn thì chất dinh dưỡng có rất nhiều . thế nhưng loại rau xanh này lại có chứa nhiều chất Nitrat. Nếu bạn nấu chín và bảo quản chúng trong tủ lạnh để dùng bữa sau thì loại chất nitrat này cũng sẽ sản sinh ra chất nitrosamene gây ung thư nếu bạn ăn thường xuyên nhé.

Do đó cải bó xôi cần chế biến xong ăn ngay chứ không nên bảo quản chúng trong nhiệt độ thường hay cả nhiệt độ tủ lạnh. Những chất này nếu chúng ta không biết chế biến chúng sẽ gây hại cho sức khỏe của chúng ta.

Ngoài ra trong cải bó xôi còn chứa chất nitrit chất này có nghiên cứu cho rằng không an toàn cho trẻ dưới 6 tháng tuổi nếu như chúng ta không nấu chín loại cải này. Do đó bạn nên xay nhỏ cải bó xôi trước khi nấu cho trẻ để nhanh chín hơn nhé và hạn chế chất độc ảnh hưởng đến bé yêu.

Dầu ô liu

Là loại dầu thực vật có chứa nhiều chất béo bão hòa đơn và Omega 3 cực kỳ có lợi cho sức khỏe của chúng ta nhất là của người già và trẻ nhỏ. Tuy nhiên những chất béo này lại nhạy cảm với nhiệt độ nóng lạnh. Khi bạn nấu dầu ô liu với thức ăn và lại để thức ăn đó trong tủ lạnh và hâm lại thì dễ bị hỏng và phát sinh gây bệnh.

Do đo khi nấu dầu oliu bạn không nên nấu quá già khi dầu quá nóng nó sẽ sản sinh ra chất gây ung thư đấy các bạn ạ.

Cách bảo quản thức ăn đúng cách trong tủ lạnh

Khi thức ăn thừa chúng ta bảo quản trong tủ lạnh cần tuân thủ theo hướng dẫn như sau:

Thời gian: Thực phẩm dễ hư hỏng nên bảo quản ở ngăn đá, ngăn mát thì chỉ nên để 1, 2 tiếng. Nguyên tắc chung là chỉ nên giữ thực phẩm thừa trong 4 ngày. Còn pizza và thịt hoặc gia cầm đã nấu chín thì để từ 3-4 ngày, với thịt trứng, cá ngừ (đã qua chế biến), mì trộn có thể để từ 3-5 ngày.

Mẹo nhỏ là bạn nên sử dụng hộp đựng thực phẩm: Bảo quản thực phẩm trong các vật dụng vừa khít với nó. Hộp hoặc chai thủ tinh đựng thực phẩm có lợi trong việc giúp người dùng dễ dàng kiểm tra thực phẩm bên trong, có thể dùng cho lò vi sóng và thân thiện với môi trường hơn.

Nếu bạn sử dụng túi nhựa thì nên kiểm tra đảm bảo là chúng không chứa BPA (có ghi  “BPA-free”) gây nguy hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn khi dự trữ thực phẩm, bạn chỉ nên giữ lại những hộp đựng thực phẩm an toàn (nhựa không chưa BPA hoặc thuỷ tinh)

Khá nhiều người có thói quen dự trữ thực phẩm và quên luôn không dùng tới nó cho đến khi nó thực sự hết hạn và đem vứt đi, để tránh trường hợp trên, bạn nên tập thói quen xếp chúng theo thứ tự thời gian dự trữ. Đồ ăn cũ hơn đem ra ngoài, đồ ăn mới đặt vào bên trong, hoặc nếu không nhớ được thời gian đặt thực phẩm vào tủ lạnh, bạn có thể dán một mảnh giấy nhỏ ghi lại thời gian trên vỏ hộp đựng.

Như vậy bạn đã biết cách làm cho thực phẩm của chúng ta an toàn hơn khi bảo quản trong tủ lạnh cũng như những thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh. Hy vọng bài viết trên có ích với bạn.

Chúc các bạn thành công!

Có thể bạn quan tâm
Alternate Text Gọi ngay
XSMB