Tăng cường sức khỏe mùa dịch bệnh covid 19

Hiện nay dịch bệnh covid 19 đang diễn biến phức tạp, bênh cạnh việc phòng tránh dịch bệnh bằng thực hiện thông điệp 5 k của Bộ y tế thì người dân cần tăng cường sức đề kháng để bảo vệ cơ thể tránh được dịch bệnh covid 19 cũng như dịch bệnh thông thường trong giai đoạn chuyển mùa. Nào chúng ta cùng tìm hiểu cách nào để tăng cường sức khỏe mùa dịch bệnh nhé.

Dinh dưỡng quyết định đến thể trạng cơ thể

Cân bằng dinh dưỡng để bảo vệ sức khỏe

Cân bằng dinh dưỡng chính là thìa khóa để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình trong giai đoạn này. Vậy cân bằng dinh dưỡng thực hiện như thế nào? Chúng ta cần ăn những thực phẩm nào để bảo vệ cơ thể phòng tránh được bệnh tật.

Để cơ thể thích nghi và phòng tránh bệnh tật thì chúng ta cần thực hiện tốt việc cân bằng dinh dưỡng từ những bữa ăn hàng ngày nhé. Nên bổ sung đủ 4 yếu tố dinh dưỡng và các nhóm thực phẩm thiết yếu.

Chế độ cân đối 4 yếu tố

Trong bữa cơm hàng ngày hay trong những bữa ăn thì bạn cần cân bằng 4 nhóm yếu tố dinh dưỡng sau để bảo vệ sức khỏe của mình. Cụ  thể:

Cân đối về lipit: Bạn nên cân đối về dinh dưỡng lipit cả thực phẩm và động vật giúp cơ thể tổng hợp thức ăn dễ dàng hơn và đặc biệt  giúp chúng ta có cơ thể khỏe mạnh khi bổ sung các loại chất lipit từ thực phẩm và động vật đan xen.

Cân đối về vitamin và khoáng chất: Hàng ngay bạn nên bổ sung các loại vitamin nhất là vitamin trong nhóm C giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên khoáng chất cũng cần bổ sung thường xuyên cùng vitamin để cơ thể khỏe mạnh và tổng hợp thức ăn tốt nhất nuôi dưỡng cơ thể mình cũng như đề kháng được một số loại bệnh tật.

Cân đối 3 chất sinh năng lượng trong chế độ ăn hàng ngày đó chính là protein, lipit và carbonhydrat trong khẩu phần ăn hàng ngày để cơ thể khỏe  mạnh và thích ứng với các loại bệnh tật không để chúng phát sinh gây hại.

Cái yếu tố cuối cùng đó chính là cân đối về protein trong thực vật và động vật. Trong bữa cơm hàng ngày chúng ta nên cân đối các loại protein trong nhóm thực vật và đồng vật tránh để quá chênh lệch gây nên tình trạng mất cân bằng cho cơ thể.

Ăn đủ 8 nhóm thực phẩm trong ngày

Hàng ngày cúng ta nạp năng lượng vào cơ thể để tăng sức đề kháng cho sự phát triển toàn diện của con người để phòng các bệnh tật do sự mất cân bằng dinh dưỡng để lại. Trong bữa cơm hàng ngày chúng ta cần quan tâm đến 8 nhóm thực phẩm như sau:

Đầu tiên cần ghi nhớ rằng chế độ dinh dưỡng cân bằng mỗi bữa ăn cần phải ăn đủ các nhóm chất dinh dưỡng: nhóm lương thực,  sữa, dàu ăn,  rau củ quả, thịt và hải sản, trứng và sản  phẩm từ trứng, các loại hạt và rau củ quả màu vàng và quan trong nhất là uống đủ lượng nước lọc khoảng 2 đến 3 l trong ngày.

Nhóm  thực phẩm lương thực đó chính là cơm, mỳ. Thực phẩm lương thực chiếm khoảng 55-60% khẩu phần ăn, 1 người bình thường có thể sử dụng mỗi bữa 2 miệng bát cơm nhỏ vào các bữa trưa và tối để cơ thể khỏe mạnh.

Nhóm thực phẩm sữa: sữa công thức, sữa tươi, sữa chua, pho mai… Tùy vào từng lứa tuổi để cung cấp năng lượng cho phù hợp và vừa đủ với nhu cầu và sức đề kháng của cơ thể nhé.

Nhóm thực phẩm dàu ăn và mỡ động vật đây là các thực phẩm cung cấp chất béo, đặc biệt là các chất béo có nguồn gốc từ các hạt: vừng, lạc, dầu Oliu… Hạn chế sử dụng chất béo no từ động vật: mỡ động vật, mỡ từ nội tạng động vật.

Nhóm thực phẩm rau củ quả rất quan trọng Rau xanh và quả chín là những thực phẩm giúp cơ thể có đủ vitamin, khoáng chất dinh dưỡng

Những thực phẩm thịt và hải sản cung cấp chất đạm Đạm có giá trị sinh học cao như: thịt bò, trứng, thịt gà, cá, cua,trai, hến,. Khi ăn vào sẽ tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Các loại hạt giàu đạm như đậu cô ve, đậu hà lan, đậu tương, lạc…

Bên cạnh đó dùng thêm Tỏi và gừng :  Mỗi ngày bạn có thể sử dụng 1 củ tỏi nhỏ tương ứng 3-5 tép, tỏi được chế biến tốt nhất bằng cách đập dập, và xào nấu ở nhiệt độ quá cao.

Gừng: Gừng có tính năng giúp giảm viêm, giảm đau họng và một số bệnh viêm khác. Ngoài ra nó còn giúp giảm cảm giác buồn nôn. Gừng giúp làm giảm các triệu chứng đau và làm chậm quá trình tạo cholesterol theo như một nghiên cứu mới đây trên động vật. Chế biến gừng vô cùng đa dạng, có thể dùng như gia vị trong bữa ăn, hoặc có thể dùng nấu chín, các gia vị ăn kèm, hoặc pha trà gừng để uống.

Các quả chín cung cấp vitamin C có màu vàng như cam, quýt, chanh, bưởi, ổi, đu đủ, chứa nhiều vitamin C, giúp tăng sự sản xuất bạch nâng cao miễn dịch cho cơ thể. Mỗi người nên ăn 300-400g quả chín mỗi ngày. Vitamin C được đào thải hàng ngày nên cần cung cấp cho cơ thể thường xuyên, đều đặn.

Một số loại rau xanh được khuyến cáo sử dụng trong bữa ăn như: Súp lơ, cải bắp, ớ chuông, bông cải xanh, cải bó xôi cũng chứa nhiều vitamin C, A, E. Đây là loại rau tốt nhất cho sức khỏe nên bổ sung vào thực đơn các món ăn của cả gia đình.

Ngoài ra bạn nên dùng thêm Sữa chua: Hãy dùng các loại sữa chua có các lợi khuẩn được ghi trên nhãn mác vì những lợi khuẩn này giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn. Tránh các loại sữa chua có nhiều đường.

Trà xanh:Trà xanh là một chất chống oxy hóa tuyệt vời, ngoài ra trà xanh giàu epigallocatechin gallate, hoặc EGCG, một chất oxy hóa mạnh mẽ khác trong khi EGCG là chất tăng khả năng sức đề kháng.

Bên cạnh đó dùng tinh dầu Quế, tinh dầu Lá xông, Mùi già, Tràm trà, Sả chanh, vỏ Bưởi, vỏ Cam, vỏ Chanh để xông phòng, xe ô tô giúp khử khuẩn, làm sạch không khí, giúp làm ấm cơ thể, phòng ngừa cảm lạnh. Thêm vào đó, bạn có thể dùng tinh dầu thiên nhiên để hòa vào nước lau nhà, lau chùi đồ đạc, những chỗ tay hay cầm vào hoặc pha để xúc miệng, pha với cồn để rửa tay phòng chống vi khuẩn, virus.

Song song với hỗ trợ dinh dưỡng, cần nâng cao tinh thần phòng tránh dịch bệnh theo khuyến cáo của Bộ y tế và tổ chức y tế thế giới để đẩy lùi dịch bệnh.

Chúc các bạn thành công!

Có thể bạn quan tâm
Alternate Text Gọi ngay
XSMB