Thức ăn dặm của bé sẽ an toàn trong tủ lạnh

Bảo quản thức ăn dặm là một phần cực kì quan trọng trong quá trình cho bé ăn dặm. Nhưng nếu bữa nào chế biến bữa đó thì sẽ rất mất thì giờ, nhưng nếu chế biến để sẵn ăn dần thì lại không biết phải bảo quản như thế nào. Bởi đồ ăn dặm của bé mà không biết bảo quản đúng cách sẽ không thể đảm bảo được an toàn và cũng đánh mất đi những chất dinh dưỡng cần thiết có trong thực phẩm. Vậy bạn đã biết bảo quản đồ ăn dặm của con em mình đúng cách hay chưa. Nếu chưa, hãy theo dõi bài viết dưới này nhé !

2 cách trữ đông thức ăn dặm vừa đơn giản lại vừa an toàn

Hiệp Hội dinh dưỡng lâm sàng Anh đã từng đưa ra hướng dẫn cụ thể về việc bảo quản thức ăn dặm đã chế biến đúng cách cho bé. Theo đó, thức ăn đã chế biến thì  nên chia ra 2 phần: phần 1 dùng để cho bé ăn ngay; phần 2 dùng để cho vào bảo quản để ăn dần.

Khi trữ đông thực phẩm ăn dặm thì tốt nhất là nên để riêng từng loại thực phẩm tách biệt . Nếu như bạn không nấu riêng các loại thực phẩm mà lại trộn chung tất cả khi nấu, thì khi trữ đông, thời gian bảo quản chỉ còn bằng 1/2 so với trữ đông riêng lẻ nữa thôi.

Thời gian trữ đông thức ăn dặm có thành phần riêng lẻ:

Đối với rau củ quả: tối đa là từ 6 – 8 tháng (Tốt nhất là nên dùng trong 3 tuần).

Thịt heo, gà,bò,cá: tối đa từ 1-2 tháng (Tốt nhất nên dùng trong 10 ngày).

Thời gian trữ đông thức ăn dặm có thành phần hỗn tạp: tối đa là 3 tuần (Tốt nhất là dùng trong 3-5 ngày).

Có hai cách đơn giản để dự trữ đông thức ăn dặm đã chế biến sẵn:

Cách 1: Cho thực phẩm đã nấu chín và để nguội rồi trực tiếp vào túi vô trùng có khóa. Trước khi kéo khóa lại hãy nhớ phải ép đẩy hết không khí bên trong ra ngoài.

Cách 2: Hãy làm đông thực phẩm bằng khay đá, sau đó nên cho vào các túi vô trùng có khóa để dự trữ được lâu dài.

Một số lưu ý:

Khi đem vào trữ đông cần phải ghi rõ ngày tháng, loại thức ăn trữ đông để đảm bảo thực phẩm ăn dặm được chế biến kịp thời không bị hết hạn sử dụng và nhầm lẫn các loại với nhau.Ngăn để trữ đông thức ăn dặm cho bé nên được vệ sinh luôn sạch sẽ và để riêng với các ngăn khác (không để gần hoặc dính chung với các loại thịt tươi sống khác).

Khi rã đông xong cần phải ngửi mùi, nếm vị, quan sát màu sắc xem nếu có bất thường (bị đổi màu, có chất nhờn, có vị chua lạ, mùi lạ) thì cần loại bỏ ngay, không nên cho bé ăn.

Rã đông thực phẩm đã nấu chín/nghiền nát, rây nhuyễn và đóng viên đá đúng cách  

Rã đông tron ngăn mát tủ lạnh

Thịt lợn,thịt gà: từ 8 – 10 giờ hoặc có thể để qua đêm.

Cá: từ 6-8 tiếng.

Cua: từ 10 – 12 tiếng.

Tôm: khoảng 8 tiếng.

Trái cây ( như bơ, chuối, thanh long, kiwi, táo, lê, dứa hấu, nho, dâu tây, sơ ri): từ 6-8 tiếng.

Dùng chế độ rã đông trên lò vi sóng

Hãy kiểm tra lò vi sóng bạn có chế độ này không. Không nên dùng chế độ hâm nóng để rã đông.

Hấp cách thủy.

Hãy cho các viên thực phẩm đã chế biến vào chiếc túi nilon tốt rồi đặt dưới vòi nước lạnh và làm ấm trực tiếp bằng cách đun sôi trên bếp.

Quy tắc giữ đồ ăn tươi ngon trong tủ lạnh

Chỉ nên chất đầy 2/3 diện tích tủ lạnh
Việc chất quá đày thức ăn trong tủ rất dễ dẫn tới việc bỏ quên thực phẩm nào đó vì nó bị nhét quá sâu vào trong góc kẹt, bị ách tắt trong việc lưu thông không khí và ngốn rất nhiều năng lượng của tủ lạnh.Dẫn đến chiếc tủ lạnh rất mau bị hỏng.
Còn khi tủ lạnh trống thì hãy bỏ vào đó vài chai nước lọc hoặc giấy báo vò lại,điều chỉnh nhiệt độ về trạng thái trung bình để duy trì hiệu suất làm việc của tủ lạnh.
Tủ lạnh sẽ làm hoạt động được tốt và lâu bền hơn khi chỉ được chất đầy khoảng 2/3 diện tích.

Cách bảo quản rau của quả
Nguyên tắc 1: Chỉ nên bảo quản các loại trái cây đã chín trong tủ lạnh. Những trái cây chưa chín như bơ, chuối… thì nên để ở bên ngoài để thúc đẩy quá trình chín của quả.
Nguyên tắc 2: Không để rau củ quả trong cùng một ngăn. Chất exylen trong trái cây sẽ làm cho rau củ mau bị hư và úng.Nếu tủ lạnh nhà bạn có hai hộc đựng rau củ, thì hãy để rau củ ở hộc được ghi chú “High humidity” – độ ẩm cao và trái cây ở hộc “Low humidity” – độ ẩm thấp.
Nguyên tắc 3: Phần rau củ quả nào đã héo, hư thì đem bỏ đi đừng bảo quản cùng những loại còn tươi. Những phần rau củ, trái cây đã hư một phần thì hãy để sử dụng chúng ngay hoặc cắt nhỏ và bỏ vào hộp thủy tinh để bảo quản lạnh nhưng chỉ nên dùng tối đa 2 ngày.
Đối với rau đã nhúng rửa qua nước thì chỉ nên sử dụng trong 2 ngày để giữ nguyên chất lượng, mùi vị và hàm lượng vitamin trong rau.

Cách bảo quản trứng
Nếu trứng bạn mua ở chợ hay ở cửa hàng thì có thể để ở bên ngoài tủ lạnh vài ngày. Nhưng nếu mua ở siêu thị với nhiệt độ lạnh thì bạn nên rửa sạch và bảo quản ở ngăn trứng trong tủ lạnh nhé.

Cách bảo quản thịt cá, hải sảnNếu thịt, cá, hải sản mà bạn không sử dụng trong ngày thì hãy làm sạch rồi để vào hộp, túi ni lông và đem đi bảo quản ở ngăn đông.
còn nếu thịt, cá, hải sản mua về sử dụng trong ngày thì bạn cũng rửa sạch và bảo quản ở ngăn mát – khay thấp nhất ở trong tủ lạnh. Để tránh việc nước thịt bị rò rỉ ra hoặc lây nhiễm chéo các vi sinh vật.
Thịt, cá đã qua chế biến rồi thì bạn bảo quản trong hộp có nắp đậy và để trong ngăn mát – khay trên cùng. Khay này là nơi ấm nhất trong tủ lạnh nên vô cùng lý tưởng để bảo quản các loại đồ ăn cò dư và đồ ăn nhẹ như sandwich, phô mai, bia, các loại đồ uống…

Cách bảo quản sữa
Để sữa ở bên hông của cánh cửa tủ lạnh hay trong hộc tủ lạnh đều là phương thức bảo quản không đúng cách nhưng lại có rất nhiều người không biết điều này.
Sữa sẽ rất dễ bị nhiễm vi khuẩn và biến tính nếu không đủ nhiệt độ làm lạnh. Nên hãy để sữa ở ngăn mát – khay giữa của tủ lạnh nhé.

Bảo quản nước lọc, gia vị và bánh mứt
Nên bảo quản chúng tốt nhất là ở cánh cửa của tủ lạnh. Ngoài ra bạn cũng có thể để những thực phẩm đã chế biến và dễ dàng bảo quản ở khay cao nhất của ngăn mát (vị trí gần ngăn đông nhất).

Trên đây là một số lưu ý trong việc bảo quản thức ăn dặm cho bé cũng như một số mẹo bảo quản thực phẩm đúng cách trong tủ lạnh .Mong rằng bài viết này sẽ có ích đối với bạn và đừng quên chia sẻ bài viết cho bạn bè và người thân cùng biết tới với nhé !

 

Có thể bạn quan tâm
Alternate Text Gọi ngay
XSMB