Top 5 câu hỏi liên quan đến việc bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh

Như chúng ta đã biết hiện nay tủ lạnh có tác dụng tuyệt với giúp bảo quản sữa mẹ cho trẻ dùng dần mà không lo thiếu sữa khi mẹ vắng nhà. Thế nhưng khi bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh nhiều chị vẫn thắc mắc. Sau đây là những câu hỏi phổ biến về cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh cũng như cách cho trẻ dùng sữa bảo quản đúng nhất.

Top 5 câu hỏi liên quan đến sữa mẹ bảo quản trong tủ lạnh

Rã đông sữa mẹ như nào là chuẩn?

  • Khi sữa mẹ được bảo quản tại ngăn đá thì lưu giữ được từ 3 đến 6 tháng. Đến tháng thứ 4 sữa mẹ cần được cho trẻ dùng nếu không sẽ sắp hết hạn. Vì vậy mẹ hãy lấy sữa ra và thực hiện rã đông cho trẻ ăn nhé.
  • Đầu tiên, mẹ chuyển bình hoặc túi trữ sữa trong ngăn đá xuống ngăn mát (chỉ nên rã đông bằng cách này) trước nửa ngày hoặc 1 ngày để sữa tan dần.
  • Nhiều mẹ lấy sữa trên ngăn đông và bỏ ra ngoài nhiệt độ thường để rã đông và cho trẻ dùng  ngay thì đó là điều nên tránh nhé.
  • Vì sữa mẹ chỉ nên rã đông từ từ trong tủ lạnh mà không nên để nó thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm vi khuẩn tấn công nhanh làm hỏng sữa mẹ.

Rã đông xong dùng trong thời gian bao lâu?

  • Khi thực hiện rã đông trong ngăn mát bạn có thể để sữa mẹ nguyên đó trong 24  h đồng hồ. Đấy là chưa mang ra bên ngoài sau khi  đã rã đông nhé.
  • Nếu bạn mang ra bên ngoài và hâm nóng lên cho trẻ bú. Nêu trẻ bú không hết tuyệt đối k hông được sử dụng lại nhé, bé bú còn thừa cũng bỏ đi.

Hâm nóng sữa mẹ sau khi rã đông như thế nào?

  • Có nhiều cách hâm nóng sữa mẹ sau khi đã rã đông. Nhưng bạn cần thự chiện rã đông đúng cách thì mới đảm bảo được hàm lượng  chất dinh dưỡng cho cả trẻ sơ sinh và trẻ đã 1-2 tuổi.
  • Sữa mẹ trữ đông cần phải rã đông chậm / giã đông chậm bằng cách chuyển xuống ngăn mát trước nửa ngày hoặc một ngày để sữa tan dần.
  • Cứ đến giờ bú, lấy 1 phần sữa (đủ cho bé ăn một lần) đã rã đông chậm cho vào bình. Ngâm bình trong nước ấm 40oC hoặc máy hâm để tăng nhiệt độ sữa bằng với nhiệt độ cơ thể – thân nhiệt của bé.
  • Tuyệt đối không dùng nước nóng quá hoặc nước sôi, vì sẽ làm mất dinh dưỡng của sữa.
  • Sữa để tủ lạnh khi lấy ra sẽ có một lớp chất béo màu trắng đục đóng phía trên. Sau khi hâm ấm, mẹ nhớ lắc nhẹ để lớp béo hoà tan hoàn toàn.
  • Cách lắc nhẹ bình sữa đã hâm nóng: Dùng 2 lòng bàn tay áp vào bình sữa, thao tác giống như chà 2 bàn tay với nhau một cách nhẹ nhàng.
  • Trước khi cho bé bú hãy thử sữa bằng cách nhỏ một giọt sữa từ bình lên mu bàn tay hoặc trong cườm tay để đảm bảo an toàn cho bé.

Sữa mẹ hâm nóng để được bao lâu?

  • Sau khi đã hâm nóng cho trẻ bú ngay nhé. Nếu trẻ bù thừa thì nên bỏ đi chứ không để lại bảo quản tiếp nhé.
  • Vì vậy với câu hỏi này thì chúng tôi xin trả lời rằng sữa mẹ sau khi hâm nóng thì nên sử dụng ngay chứ không dùng thêm được lần nào nữa nhé.

Làm thế nào để nhận biết sữa mẹ bị hỏng

  • Khi bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh vì nguyên nhân nào đó mà sữa mẹ bị hỏng. Vậy làm thế nào để nhận biết sữa mẹ bị hỏng?
  • Sữa có mùi hôi: Sữa thường không có mùi đậm. Nếu khi rã đông và mở túi trữ sữa / bình chứa mà mẹ ngửi được mùi hôi, có nghĩa là sữa đã bị hỏng.
  • Sữa bị vón cục: Sữa phân tách lớp, có lớp váng ở trên là bình thường. Tuy nhiên sữa bị vón cục là dấu hiệu của chất lượng sữa không còn tốt nữa.
  • Sữa có mùi chua như sữa chua, sữa bò bị thiu cũng là dấu hiệu sữa bị hỏng.
  • Mẹ hãy nếm thử sữa trước khi cho bé ăn. Nếu sữa có vị chua, cảm giác khó uống thì sữa đã bị hỏng.
  • Sữa quá hạn sử dụng: theo dõi kỹ kỹ ngày lưu trữ sữa và sử dụng sữa trước khi hết hạn theo bảng thời gian bảo quản sữa mẹ ở trên.

Lưu ý  bảo quản và hâm nóng sữa mẹ đúng cách

  • Không pha sữa mới vắt với sữa hâm nóng bé bú còn thừa.
  • Không được sử dụng lại hay trữ đông lại sữa đã hâm nóng một lần sẽ rất nguy hiểm.
  • Khi lắc mạnh hay thay đổi nhiệt độ đột ngột, sữa mẹ sẽ bị thay đổi cấu trúc và tính chất của một số phân tử protein đóng vai trò là kháng thể.
  • Các kháng thể Lactoferrin, Lysozyne… chỉ phát huy được chức năng chống viêm nhiễm, chống sưng tấy trong niêm mạc ruột khi ở đúng cấu trúc phân tử ban đầu.
  • Khi bị tác động, một vài cấu trúc có thể vẫn giữ nguyên, phần còn lại có thể bị gãy thành các amino axit. Tuy vẫn còn dưỡng chất nhưng mất vai trò kháng thể.
  • Tránh rã đông nhanh trong nước sôi. hoặc lò vi sóng vì sự thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm giảm chất lượng sữa, có trường hợp bé bị đau bụng khi ăn sữa này.
  •  Không được pha sữa mới vắt chung với sữa rã đông.
  • Không được lắc mạnh bình sữa đã rã đông. Cách lắc sữa mình sẽ nói rõ hơn ở phần hâm nóng sữa mẹ ngay bên dưới.

Nói tóm lại sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng dồi dào và là nguồn cung cấp kháng thể vô cùng cần thiết cho sự phát triển của các bé, giúp bé có thể phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần. Chính vì vậy dù bận rộn hay dù do nguyên nhân gì thì các bạn hãy cố gắng để con mình được uống sữa mẹ ít nhất 6 tháng đầu đời. hãy bảo quản sữa trong tủ lạnh cũng là cách mà bạn cho con uống sữa mẹ thường xuyên nhé.

Chúc các bạn thành công!

 

Có thể bạn quan tâm
Alternate Text Gọi ngay
XSMB