Tránh xa những thực phẩm này để không phát nổ tủ lạnh
Tránh xa những thực phẩm này để không phát nổ tủ lạnh
Các Phần Chính Bài Viết
Tủ lạnh trở thành thiết bị không thể thiếu trong mỗi căn bếp của mọi nhà. Cho rằng đây là “ngôi nhà” chưa được mọi thứ, nhiều bà nội trợ có thói quen tất cả đồ ăn thực uống đều bảo quản trong tủ lạnh. Đó là khi các bà nội trợ không biết đến một số thực phẩm có thể phát nổ trong chiếc tủ lạnh nhà mình. Tránh xa những thực phẩm này để không phát nổ tủ lạnh bạn nhé!
Bảo quản nước ngọt có gas trong ngăn đá
Nhiều người thích đồ uống lạnh thường hay để nước ngọt hoặc bia vào trong ngăn đá mà không biết hành động này có thể làm cho nước uống của mình nổ tung không khác gì bom. Nguyên nhân là khi được đặt trong nhiệt độ lạnh (dưới 0 độ C), các lon nước ngọt có gas (kể cả chai thủy tinh) sẽ khó có thể chịu được áp lực nở ra của khí gas.
Nước ngọt có ga có thể phát nổ nếu bạn bảo quản sai vị trí trong tủ lạnh. Nguyên nhân là khi được đặt trong nhiệt độ lạnh (dưới 0 độ C), các loại nước ngọt có gas sẽ khó có thể chịu được áp lực nở ra của khí gas. Ở nhiệt độ đóng băng, chúng sẽ nở ra và vì không gian trong bình nhỏ nên tạo ra áp lực cao. Lon nước có thể phát nổ khi nó không thể giữ được áp lực.
Các nhà sản xuất đã lưu ý trên lon nước: “Không đốt nóng hoặc đông đá lạnh ở 0 độ C” nên bạn cần chú ý để không xảy ra tai nạn đáng tiếc. Nếu bạn muốn làm lạnh nhanh, hãy chỉ để nước ngọt hay bia, rượu của bạn vào ngăn lạnh hoặc ngăn làm lạnh nhanh để đảm bảo an toàn cho mọi người trong gia đình nhé!
Rượu, bia, khí dễ cháy trong ngăn đá
Bạn cũng không nên để rượu, bia và các chất dễ cháy khác như cồn, xăng… trong tủ lạnh, đặc biệt là để ở ngăn đông đá. Không gian giới hạn của tủ lạnh là điều kiện tốt cho cháy nổ nếu khi khởi động hoặc xảy ra sự cố có tia lửa. Đồ uống có cồn bạn có thể được để trong tủ lạnh nhưng chỉ là ngăn lạnh thay vì ngăn đông.
Đá khô không nên để trong ngăn đá tủ lạnh
Ngoài các đồ uống có gas, rượu bia, đá khô cũng là một trong những thứ được các chuyên gia khuyến cáo tuyệt đối không để trong ngăn đá. Trong môi trường kín của tủ lạnh, do áp lực gia tăng mạnh sẽ khiến đá khô trở thành “quả bom” cực kỳ nguy hiểm, có thể làm nổ tung chiếc tủ lạnh, gây thương tích bạn và người thân trong gia đình.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý tới một nguyên tắc an toàn khác là tránh cầm đá khô bằng tay không vì sẽ có nguy cơ bị tê liệt nghiêm trọng. Vì vậy, hãy sử dụng găng tay hoặc kẹp cao su khi lấy đá khô và lưu trữ nó trong bình đựng styrofoam hoặc thiết bị làm mát cách điện.
Không nên sử dụng tủ lạnh quá cũ
Để phòng tránh cháy nổ tủ lạnh, điều quan trọng nhất là phải sử dụng tủ lạnh theo đúng thời hạn khuyến cáo của nhà sản xuất, không dùng tủ lạnh quá cũ, từng hư hỏng, gỉ sét, nạp lại gas nhiều lần, giảm khả năng làm mát, dẫn đến áp suất hệ thống quá cao, dễ cháy nổ.
Còn nếu gia đình bạn đang sử dụng tủ lạnh cũ thì không nên đụng chạm vào các thiết bị bên trong, hay tự ý mang đi nạp gas mới. Nên mời thợ có chuyên môn về nạp gas hoặc hàn xì các bộ phận hư hỏng. Bởi lẽ, khí gas dùng trong tủ lạnh là một chất dễ cháy, dễ bắt lửa khi bị rò rỉ và nếu có nguồn lửa sẽ gây cháy tủ lạnh và cháy lây sang các vật khác trong nhà.
Muốn vệ sinh dàn ngưng vì bụi bám nhiều cũng nên mời thợ về xử lý. Nếu tủ lạnh không đông đá, hoặc đá đóng tràn cả ngoài khay, tủ không có hơi lạnh, bạn cần nhờ đến những cơ sở sửa chữa có uy tín.
Các lưu ý khi sử dụng tủ lạnh
– Liên quan đến an toàn khi sử dụng tủ lạnh, bạn không đặt bất kỳ thiết bị điện tử nào trên tủ lạnh. Bởi nhiệt độ khác nhau và sóng điện tử sẽ làm hỏng thiết bị của bạn.
– Đừng bao giờ cố gắng cạo băng từ ngăn đông, tủ đá bằng một vật sắc. Chất làm mát trong tủ lạnh là khí isobutane, một loại dễ cháy. Nếu bạn vô tình làm rò rỉ chất này bằng vật nhọn, nó có thể gây nổ.
– Khi sử dụng, đặt tủ lạnh ở nơi thoáng mát, tránh xa các nguồn sinh nhiệt (bếp, bình gas, lò nướng) từ 1 – 3m; cách xa tường 10 – 15cm, tránh để ánh nắng mặt trời rọi trực tiếp vào tủ; tránh môi trường quá ẩm (phòng tắm, vòi phun nước.
– Khi tủ có tiếng động lớn từ máy nén hoạt động liên tục trong thời gian dài không tự ngắt; sờ hai bên hai thành tủ cảm thấy nóng hay cảm thấy có khí rất nóng tỏ ra từ máy nén; nghe tiếng động lạ từ máy nén,… thì bạn cần phải ngắt ngay nguồn điện tủ lạnh để đảm bảo tủ không chập cháy dẫn đến phát nổ.
Nguy cơ cháy nổ tủ lạnh không nhiều, tuy nhiên nếu người dùng chủ quan, sử dụng không đúng cách thì tủ lạnh có thể phát nổ gây nguy hiểm cho gia đình mình.
Có thể bạn quan tâm
- 12 Cách Để Giấy Dán Trần Có Độ Bền Lâu Nhất Luôn Mới (23/11/2024)
- Lỗi E-45 Máy Giặt Electrolux Nguy Hiểm Cho Bo Mạch! (21/11/2024)
- Tủ lạnh Sharp lỗi H-28 Những bước cần làm ngay (16/11/2024)
- Lỗi H27 tủ lạnh Sharp và các bước sửa đơn giản (07/11/2024)
- Giải mã lỗi E-42 máy giặt Electrolux ai cũng hiểu (01/11/2024)
- Thực hiện bảo trì tủ lạnh Sharp lỗi H12 (27/10/2024)