Giới thiệu Đề án Tuyên truyền, phổ biến pháp luật phục vụ Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững

Ngày 03/3/2023 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 770/QĐ-BNN-PC về việc Phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật phục vụ Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

Theo đó, mục tiêu chung của Đề án là đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu, nội dung Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Về mục tiêu cụ thể, Đề án đặt ra mục tiêu giai đoạn 2023 – 2025 là có từ 70% trở lên người dân có hoạt động liên quan đến nông nghiệp và phát triển nông thôn được truyền thông, phổ biến các chính sách, quy định pháp luật về nông nghiệp và phát triển nông thôn và các quy định pháp luật khác có liên quan phù hợp với từng đối tượng, từng địa bàn; và từ 80% trở lên cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong ngành được trang bị kiến thức pháp luật thuộc lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ của mình.

Đối với giai đoạn 2026 – 2030, Đề án đề ra mục tiêu có từ 80% trở lên người dân có hoạt động liên quan đến nông nghiệp và phát triển nông thôn được truyền thông, phổ biến các chính sách, quy định pháp luật về nông nghiệp và phát triển nông thôn và các quy định pháp luật khác có liên quan phù hợp với từng đối tượng, từng địa bàn; và từ 95% trở lên cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong ngành được trang bị kiến thức pháp luật thuộc lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ của mình.

Để thực hiện các mục tiêu nêu trên, Đề án đã đề ra 6 nhiệm vụ, đó là: 1) Xác định nội dung chính sách, pháp luật quan trọng, có tác động lớn và các hình thức truyền thông tiếp thị, phổ biến chính sách, pháp luật phù hợp cho người dân sản xuất, kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, phù hợp với từng vùng miền gắn với nhiệm vụ chính trị và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của từng địa phương, từng thời điểm; 2) Xây dựng tài liệu phục vụ công tác truyền thông tiếp thị, phổ biến chính sách, pháp luật cho người dân sản xuất, kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; 3) Tiến hành truyền thông tiếp thị, phổ biến các chính sách, quy trình, quy định pháp luật gắn trực tiếp với cuộc sống của người dân sản xuất, kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; 4) Đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, huy động mọi nguồn lực của xã hội tham gia vào hoạt động truyền thông tiếp thị, phổ biến các chính sách, quy định pháp luật cho người dân sản xuất, kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; 5) Xây dựng cơ chế quản lý, phối hợp giữa các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thực hiện Đề án; 6) Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án.

Về giải pháp thực hiện, Đề án xác định 6 nhóm giải pháp chủ yếu, bao gồm: 1) Xây dựng, hoàn thiện thể chế về công tác truyền thông tiếp thị, phổ biến chính sách, pháp luật cho người dân sản xuất, kinh doanh lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; tăng cường phối hợp, hợp tác giữa các cơ quan, đơn vị trong công tác này; 2) Củng cố tổ chức, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thực hiện công tác truyền thông tiếp thị, phổ biến chính sách, pháp luật về nông nghiệp và phát triển nông thôn của Bộ; 3) Xây dựng các tài liệu truyền thông tiếp thị, phổ biến chính sách, pháp luật về nông nghiệp và phát triển nông thôn; 4) Sử dụng các hình thức truyền thông tiếp thị, phổ biến chính sách, pháp luật về nông nghiệp và phát triển nông thôn phù hợp với từng đối tượng, từng địa bàn và điều kiện cụ thể của cơ quan, đơn vị, địa phương; 5) Tăng cường phối hợp, lồng ghép trong tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án.
 

Có thể bạn quan tâm
Alternate Text Gọi ngay
XSMB