Tủ lạnh nơi lý tưởng bảo quản bánh Trung thu lâu ngày

Bánh Trung thu hiện nay đã được chế biến với nhiều hương vị khác nhau,  đặc biệt loại bánh này đã được chị em tự chế biến để phục vụ gia đình vừa  tiết kiệm, ngon lại đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên bánh tự chế biến thường không dùng chất bảo quản. Do đó tủ lạnh chính là nơi lý tưởng bảo quản bánh Trung thu lâu ngày không hỏng.

Tủ lạnh – Nơi lý tưởng cho việc bảo quản bánh Trung thu

Một ngày đẹp trời bạn tự tay làm ra những chiếc bánh Trung Thu tươi ngon và có một đặc điểm chung là không chất bảo quản. Điều này giúp các bà nội trợ yên tâm hơn khi sử dụng trong gia đình nhưng lại có nhược điểm là nhanh chóng bị hỏng, mốc nếu không bảo quản kỹ. Vì vậy, để đảm bảo chất lượng và vị tươi ngon của bánh bạn hãy tham khảo cách bảo quản dưới đây khi mùa Trung thu đang đến rồi nhé!

Trong các loại bánh Trungthu thì bánh trung thu dẻo là một trong những loại bánh khó bảo quản nhất nên việc bảo quản các loại bánh trong đó có bánh dẻo cần đặc biệt quan tâm và thực hiện đúng hơn nhé.

Bảo quản bánh dẻo

Địa chỉ đầu tiên bạn cần nhớ đến khi cần bảo quản bánh trung thu tự chế thì chắc chắn là tủ lạnh rồi! Bởi khi bảo quản trong tủ lạnh với nhiệt độ và độ ẩm cao trong tủ lạnh là điều kiện thuận lợi để ngăn chặn các vi sinh vật, nấm mốc xâm nhập và sản sinh chất độc hại, làm mất đi hương vị đặc trưng và vẻ ngoài bắt mắt của những chiếc bánh Trung thu.

Cách tốt nhất để giữ được các loại bánh Trung thu được thơm ngon dài ngày là bỏ chúng vào ngăn mát tủ lạnh ngay sau khi làm làm xong bánh. Bảo quản bánh trung thu trong tủ lạnh càng sớm càng tốt sẽ ngăn vi khuẩn xâm nhật vào bánh gây nên tình trạng nhanh ôi thiu.

Khi bảo quản bánh trong tủ lạnh bạn cũng cần lưu ý tăng thêm n hiệt độ để bánh được bảo quản dài ngày hơn và đảm bảo hơn. Trung bình nhiệt độ trong ngăn này có thể bảo quản bánh từ vài tuần đến một tháng. Bánh sẽ không bị “ra mồ hôi”, mọc nấm, mốc mà vẫn giữ được độ tươi của nhân gần như lúc mới mua hay làm.

Bảo quản bánh nướng

Còn riêng mới bánh nướng việc bảo quản dễ hơn và có thời gian lâu hơn bánh dẻo. Bạn có thể bọc bánh vào những chiếc túi bóng và để trong ngăn làm đá. Tuy nhiên, thời gian càng dài thì lớp vỏ ngoài càng cứng, nhân sẽ khô hơn. Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy hâm nóng chúng với lò vi sóng hoặc lò nướng trước khi ăn.

Một số nguyên liệu chính làm bánh Trung thu

Có thể các bạn đã biết những chắc vẫn còn một số bạn chưa biết được hết các nguyên liệu làm bánh Trung thu. Do đó chúng tôi xin giới thiệu một số nguyên liệu thân thuộc dễ tìm kiếm để tạo nên bánh trung thu nhé.

Bột Mỳ

Tro tàu chuyên làm bánh

Nước đường làm màu  và vị bánh

Các loại hạt đậu, đỗ, hạt sen, khoai lang, khoai môn

Trứng muối

Các loại hạt

Mạch nha

Nếu bạn làm nhân thập cẩm thì chuẩn bị nguyên liệu  theo sở thích  bao gồm: mứt bí, mứt hạt sen, hạt dưa, hạt bí, vừng trắng, lá chanh, jambon, lạp xưởng, lá chanh, mỡ đường (mỡ gáy luộc sơ, thái nhỏ, ướp đường với tỉ lệ 1:1 cho săn lại), trứng muối.

Lưu ý các khâu làm làm bánh sao cho ngon hấp dẫn

Mùa trung thu đang đến gần để gia đình quây quần bên nhau thêm ý nghĩa thì những cặp bánh trung thu do các thành viên gia đình làm nên sẽ thật có ý nghĩa phải không các bạn.

Với những bàn tay khéo léo của chị em phụ nữ chúng mình sẽ tạo ra những chiếc bánh dẻo, bánh nướng thơm ngon, nhiều kiểu dáng, đa dạng về màu sắc và có độ ngọt phù hợp với sở thích của nhiều thành viên trong gia đình thậm trí từng thành viên một.

Nếu có những chiếc bánh như vậy thì việc bảo quản những chiếc bánh này cũng không khác nhiều so với sản phẩm bạn mua ngoài cửa hàng, tuy nhiên, bạn vẫn phải lưu ý một số điều dưới đây. Hãy ghi lại những lưu ý này để bạn có được những chiếc bánh tuyệt vời nhất nhé!

Để làm bánh như yêu cầu trên bạn cần tinh tế trong gia giảm quá trình chế biến là bạn có thể bảo quản bánh được lâu hơn bình thường mà vẫn thơm ngon, bổ dưỡng và đặc biệt nói không với chất bảo quản. Trong tất cả các khâu làm bánh thì bạn cần lưu ý một số khâu quan trọng tạo nên chiếc bánh tươi ngon, thơm lừng và ăn lúc nào cũng như mới làm xong nhé. Vậy những khâu đó là như thế nào?

Khâu làm màu bánh

Đây là khâu khá quan trọng bạn cần đặt biệt lưu ý từ khâu đun đường, pha mạch nha đảm bảo thời gian theo quy định cụ thể như sau:

Với các nguyên liệu đã chuẩn bị với tỷ lệ thích hợp, bạn nên đun đường với nước trước, trong khi đun cần khuấy cho tan hết đường đến khi nước sôi thì không khuấy nữa mà để lửa riu riu khoảng 25-30 phút.

Sau đó thêm nước cốt chanh và mạch nha vào nấu thêm 20 phút nữa. Cuối cùng cho nước kho tàu vào, để khoảng 5 phút, tắt bếp đợi nguội và đậy kín nắp là hoàn thành. Nước đường để càng lâu thì vị bánh càng ngon và màu càng đẹp. Với cách làm nước đường này, bánh sẽ giữ được lâu hơn đấy.

Khâu nướng bánh

Thời gian nướng bánh cần được đặc biệt lưu ý phù hợp tùy theo trọng lượng và loại nhân bánh. Bởi khi nướng lâu, nhân bánh có thể nở ra khiến cho lớp vỏ ngoài bị méo, nứt, thậm chí vỡ ra.

Trong quá trình nướng, nếu thấy bánh cứng thì lấy ra nhúng vào nước lạnh sau đó để vài phút rồi cho vào lò nướng lại. Bánh nướng đảm bảo, đúng chuẩn thì sẽ bảo quản được bánh lâu hơn.

Chọn mua nguyên liệu

Tuy không phải tất cả, song ở một số cơ sở sản xuất bánh tư nhân, chất lượng bánh làm ra không đảm bảo sẽ khiến thời gian bảo quản bị rút ngắn, dễ dàng bị nấm mốc “ghé thăm”. Vì vậy, để đảm bảo an toàn thực phẩm, mọi người hãy chọn cho mình những thương hiệu bánh tin cậy, có ghi rõ hạn sử dụng và quy trình chế biến kỹ lưỡng.

Ngoài ra, trong suốt quá trình bảo quản, bạn cần giữ bánh ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.

Chúc các bạn thành công!

Có thể bạn quan tâm
Alternate Text Gọi ngay
XSMB