Vì Sao Điều Hòa Bị Nhảy Atomat Nguyên Nhân Điều Hòa Chập Điện
Vì Sao Điều Hòa Bị Nhảy Atomat Nguyên Nhân Điều Hòa Chập Điện?
Hiện nay có nhiều gia đình gặp phải điều hòa bị nhảy atomat hỏi chúng tôi cách khắc phục. Chính vì vậy các chuyên gia chúng tôi sẽ trả lời vấn câu hỏi này vì sao điều hòa bị nhảy atomat nguyên nhân điều hòa chập điện. đầy đủ chi tiết các vẫn đề điều hòa nhảy atomat nhé.
Các Phần Chính Bài Viết
Điều hòa nhảy atomat thường xảy ra với những sự cố như: chập đường dây điện nguồn, bloc điều hòa bị kẹt cơ, dòng điện quá tải, hỏng aptomat, dò điện ra, chuột cắn hở dây… Hôm nay tôi sẽ chỉ cho bạn 10 nguyên nhân chính điều hòa nhảy atomat để bạn tự mình kiểm tra xem điều hòa nhà bạn bị phải trường hợp nào nhé. Bạn đã biết vì sao điều hòa chập điện bị nhảy aptomat? Hôm nay tôi chỉ ra 10 nguyên nhân điều hòa chập điện nhảy aptomat hướng dẫn bạn kiểm tra nhanh chóng, hiệu quả, đạt độ chính xác cao mà không cần tới thợ.
Kiểm Tra Điều Hòa Chập Điện Nhảy Aptomat
Vào những thời điểm nắng nóng hiện tượng điều hòa nhảy atomat thường xảy ra nhiều hơn, tuy nhiên nhiều gia đình để điều hòa cả năm không sử dụng cũng bị tình trạng bật điều hòa nhảy atomat, hai hiện tượng này đều là nhẩy aptomat nhưng nguyên nhân thì hoàn toàn khác nhau. Hôm nay tôi liệt kê đủ 10 nguyên nhân điều hòa nhảy atomat và cách sử lý luôn dành cho bạn. Các bạn chỉ việc kiểm tra theo từng bước theo tôi.
Làm thợ sửa điều hòa uy tín tại Hà Nội hơn 20 năm qua tôi có đủ kinh nghiệm thực tế để chia sẻ những kiến thức mình đang có dành cho mọi người tham khảo. Để bắt đầu 10 nguyên nhân điều hòa nhảy aptomat trước tiên tôi khuyên bạn nên đảm bảo an toàn lao động, kèm theo một số đồ nghề cơ bản như bút điện để thử, hoặc đồng hồ đo điện, tùy từng nguyên nhân để kiểm tra, nhưng đôi khi cần phải đo ở tình trạng sử dụng nhé. Còn bây giờ là 10 nguyên nhân mà tôi đưa ra.
1 Hỏng Aptomat
- Hiện Tượng Bật điều hòa là nhảy aptomat: Ở trường hợp này bạn hãy bật lại thêm 1 -2 lần nữa để xác định nguyên nhân chính xác là bị hỏng aptomat hay không nhé. Nếu tình trạng cứ bật điều hòa nhảy aptomat ngay là không phải hỏng aptomat. Còn nếu bật lần thứ 2 hoặc thứ 3 mà điều hòa chạy được 5 – 10 mới nhảy aptomat hoặc 1 tiếng sau mới bị thì bạn nên thay thử aptomat trước khi sang nguyên nhân thứ 2.
2 Dây Điện Nguồn
- Hiện Tượng: Bật điều hòa aptomat ngay. Ở tình trang mà bạn đã thay thử aptomat nhưng điều hòa chập điện nhảy aptomat vẫn nhảy aptomat ngay khi bật lên thì có thể đường dây nguồn điện sau aptomat cấp cho dàn lạnh có thể bị hỏng. Ở hiện tượng này bạn thay nguồn điện khác câu thử vào điều hòa xem còn bị nhảy aptomat hay không nhé. Hy vọng là bạn đã sử lý thành công còn nếu vẫn bị nhảy aptomat thì bạn kiểm tra bước thứ 3 nhé.
3 Điện yếu
- Hiện Tượng: điều hòa chạy được khoảng 15 phút trở lên xong bị nhảy aptomat. Ở hiện tượng này bạn cần phải có một số dụng cụ sau để kiểm tra dùng đồng hồ đo điện xem điện gia đình bạn có đủ 200V hay không, điều hòa chạy ổn định nhất ở mức 210 V – 220V nhưng nếu điện áp thấp dưới 200V thì điều hòa chập điện nhảy aptomat sau một thời gian ngắn là chuyện bình thường. Các bạn lưu ý nếu điện vẫn đủ trên 200V mà vẫn bị thì theo trình tự chúng ta kiểm tra tiếp bước sau.
4 Dây Kết Nối Từ Dàn Lạnh Ra Dàn Nóng
- Hiện Tượng: Sau 5-7 phút khi cục lạnh cấp điện cho cục nóng thì điều hòa chập điện nhảy aptomat cứ thế lặp lại nhiều lần. Lúc này bạn cần kiểm tra ngay nguồn điện cấp từ dàn lạnh ra dàn nóng có thể bị chuột cắn đứt dây, hoặc dây điện bị hở các điểm kết nối, dây bị quá tải. Tình trạng này bạn hãy thay dây là đảm bảo được nhé. Chúc bạn thực hiện bước này thành công.
5 Quạt Dàn nóng / Dàn Lạnh
- Hiện Tượng Bật điều khiển và giây nhảy aptomat : Có thể quạt dàn lạnh bị chập khi điện cấp cho quạt dàn lạnh thì nhảy aptomat. cách sử lý bạn nên gọi thợ hoặc nếu bạn tự tin làm thì thay thử quạt nhé.
- Hiện tượng Bật sau 3 phút nhảy aptomat: Có thể do quạt dàn nóng bị hỏng hoặc bị hỏng tụ quạt dàn nóng, để xác định hỏng tụ quạt hay bị chập ở quạt thì bạn cần biết cách kiểm tra quạt.
6 Tụ Điều Hòa
- Hiện Tượng: quạt dàn lạnh nóng chạy nhưng block không chạy, hoặc block chạy nhưng quạt không chạy. Có thể tụ điện bị chập nên khi nguồn điện cấp cho block thì sẽ bị dò điện ra ngoài dẫn tới nhảy aptomat. Phương pháp sử lý tình trạng này yêu cầu bạn phải biết về cách kiểm tra tụ nhé.
7 Block Điều Hòa
- Hiện Tượng: Bật lần đầu nhảy aptomat luôn, bật lại lần 2 thì sau 3-5 phút, bật lần 3 thì sau 10 phút thì điều hòa chập diện nhảy aptomat. Nguyên nhân có thể hỏng block như bị ăn dòng, dòng tăng từ từ sau khi vượt mức quy định thì aptomat sẽ tự nhảy để bảo vệ đường điện. Hoặc block bị kẹt cơ có tiếng kêu lạ khi không kích được lên dòng lên nhanh đột biến aptomat sẽ nhảy bảo vê. Với hiện tượng hỏng bloc điều hòa thì bạn nên gọi thợ có tay nghề tới thay thế nhé. Block điều hòa là bộ phận quan trọng nhất giúp điều hòa làm lạnh nên khi block hỏng cũng dẫn đến điều hòa không vào điện. Khi điều hòa bị thừa hay thiếu gas và hoạt động quá tải sẽ dẫn đến hỏng block và cần thay thế.
8 Chạm Chập
- Chạm chập thì nghe có vẻ rất chung chung nhưng bạn hãy xác định giúp mình từng vị trí chạm chập sau, mạch điện có thể bị ẩm ướt sau một thời gian không sử dụng, những con côn trùng làm làm chạm chập, chuột cắn dây làm chạm chập. Điều này cũng không phải là quá xa lạ đối với mọi người khi mà thời tiết miền Bắc trong mùa hè thường ở mức nhiệt độ cao kỷ lục (có khi lên tới hơn 40 độ C) khiến cho các thiết bị làm mát hoạt động quá tải kèm với đó là việc bố trí lắp đặt không hợp lý sẽ khiến dàn nóng không thể tản hết nhiệt, nguyên nhân này sẽ làm điều hòa bị chết tụ rồi chỉ chạy quạt gió dàn lạnh. Nguyên nhân này thì bạn cần bao quát được 7 nguyên nhân trên mới có thể xác định nguyên nhân thứ 8 này nhé.
9 Dây nguồn Quá Tải
- Điều hòa luôn có tiêu chuẩn dõ dàng phù hợp với từng loại dây điện, bạn không thể lắp dây 1,5 cho điều hòa 12000 BTU được, bởi vì khi lắp mới dây điện chưa bị ải điều hòa sẽ dùng bình thường, nhưng sau một thời gian sử dụng bạn lại thấy điều hòa bị chập điện aptomat đó là hiện tượng dây điện quá tải. Cách kiểm tra như sau, khi bạn thấy điều hòa chạy được khoảng 20 phút trở lên hay sờ vào dây điện nếu thấy dây điện đang chịu tải nóng lên tức dây đang bị quá tải nhé. Khi lắp đặt điều hòa, thợ non tay có thể sử dụng đường dây điện không đáp ứng đủ điện áp tiêu thụ của điều hòa rất dễ xảy ra chập cháy hệ thống điện. Ví dụ với máy điều hòa 12000 BTU công suất vào khoảng 1000W dòng sẽ là 4.5A nếu một đơn vị lắp đặt chỉ đi dây 1.5mm (tiêu chuẩn dùng cho dòng 4A) sẽ rất dễ dẫn tới hiện tượng chập cháy nguy hiểm.
10 Thừa Gas
- Thừa gas là nguyên nhân chính hay xảy ra nhất trong 10 nguyên nhân. Tại Sao Ư? Tại vì hiện nay nhiều gia đình khi gọi thợ tới nạp gas, trình độ thợ kém, số lượng gas nạp vội vàng. Ở ngay thời điểm đó thì không sao nhưng khi ở mức nhiệt nắng nóng 40 độ C thì điều hòa nhảy atomat bởi vì gas điều hòa có độ sôi ở mức nhiệt 37 độ mà thời tiết tăng cao thì áp suất gas sẽ tăng theo để làm lạnh. Khi tăng quá nhiều thì gas sẽ thừa và điều bạn dễ nhận thấy nhất là điều hòa nhảy atomat khi thời điểm nắng nóng lên cao.
Trên là 10 nguyên nhân dẫn tới điều hòa nhảy atomat mà tôi đã chia sẻ cho mọi người, ngoài ra không còn nguyên nhân nào khác, mỗi 1 nguyên nhân tôi hướng dẫn ở trên đều mô tả tình trạng, hiện tượng cho nguyên nhân đó. Các bạn chú ý làm đúng theo hướng dẫn nhưng phải đảm bảo an toàn lao động khi kiểm tra nhé.
Kết Luận
Các bạn thân mến trong suốt quá trình làm việc của điều hòa thì không thể tránh được những sự cố hỏng hóc có thể xảy đến, điển hình là tình trạng điều hòa nhảy atomat rất nguy hiểm cho chính bạn và người thân. Ngay cả khi kiểm tra bạn cũng nên cẩn thận với hiện tượng này. Để giảm thiểu được những hư hỏng ở điều hòa theo tôi bạn nên thường xuyên bảo dưỡng điều hòa định kỳ cho sạch sẽ, vừa tạo được không khí trong lành ở nhiệt độ mùa hè, vừa đảm bảo độ lạnh mà lại ít bị hỏng hóc hơn.
Nguồn: https://suadieuhoa.edu.vn/dieu-hoa-chap-dien-nhay-atomat/
Có thể bạn quan tâm
- Lỗi E-45 Máy Giặt Electrolux Nguy Hiểm Cho Bo Mạch! (21/11/2024)
- Tủ lạnh Sharp lỗi H-28 Những bước cần làm ngay (16/11/2024)
- Lỗi H27 tủ lạnh Sharp và các bước sửa đơn giản (07/11/2024)
- Giải mã lỗi E-42 máy giặt Electrolux ai cũng hiểu (01/11/2024)
- Thực hiện bảo trì tủ lạnh Sharp lỗi H12 (27/10/2024)
- Lưu ý khi gặp lỗi E-41 máy giặt Electrolux (20/10/2024)