Bài 1: Cách Thành Lập Quẻ Dịch – Dịch Học Đường Tâm Thanh

Cách Lập Quẻ Dịch Lý Theo Thời Gian

( Sách: Việt Dịch Chánh Tông)

Hướng dẫn lập Quẻ Dịch như sau :

1. Lấy năm tháng ngày giờ âm lịch đổi ra số thứ tự :

  • Năm Tý : 1, Sửu : 2, Dần : 3, Mẹo : 4, Thìn : 5, Tỵ : 6, Ngọ : 7, Mùi : 8, Thân : 9, Dậu : 10, Tuất : 11, Hợi : 12
  • Tháng Giêng : 1, tháng hai : 2, tháng ba : 3, tháng tư : 4, tháng năm : 5, tháng sáu : 6, tháng bảy : 7, tháng tám : 8, tháng chín : 9, tháng mười : 10, tháng mười một : 11, tháng mười hai : 12
  • Ngày mùng một: 1, ngày mùng hai: 2 … ngày ba mươi: 30.

  • Giờ

+ Giờ Tý từ 11 giờ đêm đến 1 h sáng ngày tiếp nối : 1
+ Giờ Sửu từ ( 1 – 3 sáng ) : 2
+ Giờ Dần từ ( 3 – 5 sáng ) : 3
+ Giờ Mẹo từ ( 5 – 7 sáng ) : 4
+ Giờ Thìn ( 7 – 9 giờ sáng ) : 5
+ Giờ Tị ( 9 – 11 giờ sáng ) : 6
+ Giờ Ngọ ( 11 giờ trưa – 1 giờ chiều ) : 7
+ Giờ Mùi ( 1 – 3 giờ chiều ) : 8
+ Giờ Thân ( 3 – 5 giờ chiều ) : 9
+ Giờ Dậu ( 5 – 7 giờ tối ) : 10
+ Giờ Tuất ( 7 – 9 giờ tối_ : 11

+ Giờ Hợi (9 – 11 giờ đêm): 12.
2) Cộng số của Năm, Tháng, Ngày (muốn biết) thành một tổng số.
3) Cộng số của Năm, Tháng, Ngày, Giờ (muốn biết) thành một tổng số.
4) Chia hai tổng số cho 8, rồi đổi số dư còn lại ra đơn quái

( xin xem số của đơn quái ở dưới ) .
– Nếu tổng số dưới 8 thì khỏi cần chia .
Lưu ý :
– Chia tổng số của Năm, Tháng, Ngày cho 8 làm thượng quái trước .
– Tổng số của Năm, Tháng, Ngày đó cộng thêm giờ vào rồi chia cho 8 làm hạ quái sau .
– Mỗi đơn quái chỉ có ba vạch .

Số của đơn quái: 1-Càn vi Thiên, 2-Đoài vi Trạch, 3-Ly vi Hỏa, 4-Chấn vi Lôi, 5-Tốn Vi Phong, 6-Khảm vi Thủy, 7-Cấn vi Lôi, 8-Khôn vi Địa
5) Ghép hai quái đơn đó thành chính tượng (quẻ kép):

– Thượng quái ở trên .

– Hạ quái ở dưới.
6) Lập hộ tượng (quẻ hộ, quẻ hỗ):

– Theo thứ tự của sáu vạch từ dưới lên, lấy hào 5, 4, 3 lập thành thượng quái của hộ tượng .

– Lấy hào 4, 3, 2 lập thành hạ quái của hộ tượng.
7) Biến tượng:

– Lấy tổng số của Năm, Tháng, Ngày, Giờ chia cho 6 tìm số dư, đó là hào động của quẻ ( 1 là hào 1 động, 2 là hào 2 động, … 6 là hào 6 động ) .
– Hào động là hào ấy phải biến, vạch liền ( – ) biến thành vạch đứt ( – ), vạch đứt ( – ) biến thành vạch liền ( – ) .

– Chép nguyên lại các vạch của chính tượng (quẻ chính), trừ hào động thì ghi vạch đã biến của nó, làm thành biến tượng (quẻ biến).
8) Khi lập xong chính, hộ, biến tượng phải hiểu cho tường tận ý nghĩa của dịch tượng trước khi đưa ra sử dụng.

Ví dụ: Ngày 27/7/2016 Dương Lịch. Lúc 7 giờ 3 phút tối

Bước 1 : Quy ra âm lịch là ngày 24 tháng 6 năm Bính Thân giờ Tuất
Bước 2 : Cộng năm tháng ngày ( Âm lịch ) : 9 + 6 + 24 = 39
Bước 3 : Cộng năm tháng ngày giờ : 9 + 6 + 24 + 11 = 50
Bước 4 : Ta lấy 39 chia cho 8 được 4 dư 7. 7 ứng với đơn quái là Cấn ( Thượng Quái )
Ta lấy 50 chia cho 8 được 6 dư 2. 2 ứng với đơn quái là Đoài ( Hạ Quái )

Bước 5: Ghép 2 đơn quái thành chánh tượng: Ta lập được Quẻ dịch là Sơn Trạch Tổn

Bước 6 : Lập hộ tượng :
Lấy hào 5, 4, 3 lập thành thượng quái của hộ tượng : Ta được đơn quái là Khôn
Lấy hào 4, 3, 2 lập thành hạ quái của hộ tượng : Ta được đơn quái là Chấn
Vậy Hộ Tượng Là : Quẻ Dịch Địa Lôi Phục
Bước 7 : Lập biến tượng : Lấy 50 chia cho 6 được 8 dư 2. Vậy động hào 2

Sơn Trạch tổn động hào 2: Hào 2 đang là hào dương bị động biến thành hào âm

nên ta lập được quẻ dịch là Sơn Lôi Di.

Trích Việt Dịch Chánh Tông ( Tài Liệu Nước Ta Dịch Lý Hội )

Bài 2: Ý tượng sơ giải của tám tượng đơn

Có thể bạn quan tâm
Alternate Text Gọi ngay
XSMB