Cách Tính Tiền Điện Các Thiết Bị Gia Đình Theo Công Suất
Cách Tính Tiền Điện Các Thiết Bị Gia Đình Theo Công Suất
Để biết những thiết bị gia đình bạn có tốn điện hay không, tôi sẽ mách cho bạncách tính tiền điện các thiết bị gia đình theo công suất từng thiết bị.
Để tính tiền điện cho các thiết bị gia đình dựa trên công suất, bạn cần biết công suất của từng thiết bị và thời gian sử dụng hàng ngày. Sau đó, sử dụng công thức sau:
Tiền điện = Công suất (kW) x Thời gian sử dụng (giờ) x Giá điện (đồng/kWh)
Dưới đây là các bước cụ thể:
Bước 1: Xác định công suất của từng thiết bị. Công suất thường được ghi trên nhãn mác của thiết bị hoặc trong tài liệu hướng dẫn sử dụng. Công suất thường được đo bằng đơn vị “Watt” (W) hoặc “Kilowatt” (kW). 1 kW = 1000 W.
Bước 2: Xác định thời gian sử dụng hàng ngày của từng thiết bị. Điều này có thể dựa trên thời gian bạn thường sử dụng chúng mỗi ngày hoặc bằng cách sử dụng máy đo công suất để đo thời gian thực tế.
Bước 3: Xác định giá điện trên hóa đơn của bạn. Giá điện thường được tính bằng đơn vị “đồng/kWh”. Thông tin này cũng sẽ có trên hóa đơn của bạn.
Bước 4: Áp dụng công thức tính tiền điện:
Tiền điện = Công suất (kW) x Thời gian sử dụng (giờ) x Giá điện (đồng/kWh)
Ví dụ, nếu bạn có một bếp điện có công suất 2 kW và bạn nấu ăn trong 1 giờ mỗi ngày và giá điện của bạn là 3.000 đồng/kWh, bạn có thể tính tiền điện như sau:
Tiền điện = 2 kW x 1 giờ x 3.000 đồng/kWh = 6.000 đồng/ngày
Làm tương tự cho các thiết bị khác và sau đó tổng hợp tất cả các số liệu để tính tổng tiền điện hàng tháng. Lưu ý rằng giá điện có thể biến đổi theo thời gian và vùng địa lý, vì vậy hãy kiểm tra hóa đơn của bạn để biết giá điện chính xác nhất.
Giá điện hiện nay đang có xu hướng tăng cao vì nhu cầu sử dụng các thiết bị tiêu tốn điện này một nhiều, nhiều người đã tính ngay từ khi mua thiết bị về, đặc biệt như những thiết bị điện máy công suất lớn như điều hòa máy lạnh, tủ lạnh, máy giặt, máy sấy, hay những thiết bị gia dụng như bàn là, bình nóng lạnh… Đều khá tốn điện, tuy nhiên nếu bạn kiểm soát tốt công suất thiết bị để tính tiền điện các thiệt gia đình để mua sắm cũng như dùng hợp lý thì tiền điện cũng sẽ giảm được cho chúng ta khá nhiều, bài viết này sẽ chỉ cho bạn đầy đủ cách tính tiền điện các thiết bị gia đình theo công suất.
Bảng giá điện gia đình
- Để tính được tiền điện các thiết bị gia đình trước tiền bạn phải nắm được bảng gái điện trước đã, dưới đây là biểu giá bán điện mới nhất cho khách hàng tham khảo.
Điện 1 pha
Giá bán lẻ điện sinh hoạt | Giá |
Bậc 1: Cho kWh từ 0-50 | 1.549 |
Bậc 2: Cho kWh từ 51 – 100 | 1.600 |
Bậc 3: Cho kWh từ 101 -200 | 1.858 |
Bậc 4: Cho kWh từ 201 -300 | 2.340 |
Bậc 5: Cho kWh từ 301 -400 | 2.615 |
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên | 2.701 |
Điện 3 pha
Cấp điện áp từ 110 kV trở lên | Giá VNĐ |
a) Giờ bình thường | 1.434 |
b) Giờ thấp điểm | 884 |
c) Giờ cao điểm | 2.570 |
Cấp điện áp từ 22 kV đến dưới 110 kV | |
a) Giờ bình thường | 1.452 |
b) Giờ thấp điểm | 918 |
c) Giờ cao điểm | 2.673 |
Cấp điện áp từ 6 kV đến dưới 22 kV | |
a) Giờ bình thường | 1.503 |
b) Giờ thấp điểm | 953 |
c) Giờ cao điểm | 2.759 |
Cấp điện áp dưới 6 kV | |
a) Giờ bình thường | 1.572 |
b) Giờ thấp điểm | 1.004 |
c) Giờ cao điểm | 2.862 |
Hướng dẫn cách tính tiền điện theo công suất
- Trước khi đi vào tìm hiểu cách tính tiền điện theo công suất thì ta phải hiểu công suất là gì? Công suất là gì? Cách tính tiền điện theo công suất ra sao? Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn tính tiền điện theo công suất mà mỗi tháng gia đình bạn phải chi trả nhé.
Khái niệm về công suất được hiểu đơn giản là thông số hiển thị cho người sử dụng biết được chính xác lượng điện năng tiêu thụ của thiết bị là bao nhiêu hay là sẽ tiêu tốn bao nhiêu số điện trong thời gian 1 tháng để từ đó tính toán số tiền điện cần phải chi trả.
Ta có bài toán tính tiền điện theo công suất như sau:
A= P.t
Trong đó
- A: Lượng điện tiêu thụ trong thời gian t
- P: công suất ( đơn vị KW) hoặc công suất (Jun/giây(J/s))
- t: thời gian sử dụng ( đơn vị giờ)
- Đơn vị Oát (W)
Cách quy đổi sang W:
- 1KW = 1000W
- 1MW = 1.000.000W
Công suất tiêu thụ điện năng là thông số mà từ đó hiển thị cho người sử dụng biết được lượng điện năng tiêu thụ của thiết bị là bao nhiêu hoặc có thể hiểu đơn giản là sẽ tốn bao nhiêu số điện trong 1 tháng để có thể làm bài toán tính tiền điện cần chi trả.
Việc tính công suất tiêu thụ điện trong nhà dựa vào các thông số kỹ thuật được khi trên máy. Điều này sẽ giúp người tiêu dùng lựa chọn được các loại thiết bị phù hợp với kinh tế và nhu cầu sử dụng cũng như giúp cho việc tính toán lượng điện mỗi gia đình sẽ sử dụng hàng tháng một cách dễ dàng hơn.
Ta có ví dụ để bạn dễ hình dung hơn:
Tính lượng điện năng tiêu thụ của tủ lạnh có công suất 85W trong 1 tháng?
Như vậy để tính được thì chúng ta áp dụng cách tính tiền điện theo công suất ở trên để tính được lượng điện năng tiêu thụ trong 1 tháng là bao nhiêu.
Đơn vị điện năng tiêu thụ là KW/h hoặc W/h nên 1KW/h = 1000WH sẽ tương đương với 1 số điện. Khi công suất tủ lạnh là 85W thì nghĩa là mỗi giờ tủ lạnh sẽ tiêu tốn là 0,085KW điện. Như vậy trong 1 ngày tủ lạnh sẽ tiêu hao số điện là 0,085 * 24 = 2,04 KWh điện.
- Như vậy trong 1 tháng sẽ tiêu hết : 2,04 * 30 = 61,2 số điện
Và cuối cùng để tính được tiền điện của nhà bạn thì ta theo bài toán tính tiền điện như sau :
- Công suất P = U.I
- Điện năng A = P.T
=> Số tiện điện phải chi trả là : T= A . đơn giá
Như vậy, chúng tôi đã hướng dẫn bạn cách tính tiền điện mà gia đình bạn sẽ phải chi trả hàng tháng. Các bạn có thể tránh sự nhầm lẫn sai số khi có hóa đơn tiền điện đưa đến.
Cách tính tiền điện điều hòa theo công suất
1 Máy điều hòa nhiệt độ 9000 BTU có công suất dao động từ 800 – 850 W. Các máy 12000 BTU có công suất 1500W. Như vậy, Nếu một chiếc điều hòa nhiệt độ 9000BTU chạy trong vòng một tiếng đồng hồ sẽ tiêu tốn 0,85KWh (gần 1 số điện). Còn một chiếc điều hòa nhiệt độ 12000BTU sẽ tiêu tốn của gia đình bạn 1,5 số điện sau 1 giờ sử dụng.
Điều hòa có công suất tối đa là 1200W thì lượng điện tiêu hao khoảng 1,2 KWh sau 1 giờ sử dụng. Trên thực tế thì lượng điện tiêu thụ có thể sẽ ít hơn vì trong ví dụ, chúng ta đang sử dụng công suất tối đa của thiết bị để tính, trên thực tế không phải lúc nào các thiết bị điện cũng luôn chạy với công suất tối đa. Đặc biệt là với các thiết bị điện được trang bị máy nén Inverter có khả năng tiết kiệm điện nên lượng điện tiêu thụ cũng sẽ thấp hơn.
Cách tính tiền điện tủ lạnh theo công suất
Tương tự như các cánh tính trên với tủ lạnh có công suất tiêu thụ P= 120W, giả sử trong 1 ngày, tủ lạnh hoạt động liên tục với t= 24h sẽ tiêu tốn hết một lượng điện năng là:
- A=P x t =t 120 x 24 = 2880 (Wh) = 2,88 (kWh) với 1 kWh= 1000Wh
- Lại có 1 kWh = 1 số điện, suy ra: A = 2,88 kWh = 2,88 số điện
Với giá tiền điện theo thông tư 16/2014/TT-BCT ngày 29/05/2014 của Bộ Công Thương và Quyết định số 4495/QĐ-BCT ngày 30/11/2017 của Bộ Công Thương thì một ngày tủ lạnh sẽ tiêu thụ hết số tiền điện là:
- 2,88 x 1,549 = 4,46112 (VNĐ)
Với 1,549 là giá tiền của 1 số điện cho 50 số đầu tiên.
Vậy số tiền phải trả cho tủ lạnh trong vòng 1 tháng là: 4,46112 x 30 = 133,8336 (VNĐ)
Trên là cách tính tiền điện các thiết bị gia đình theo công suất cụ thể, được chúng tôi gợi ý các vị vụ khá chi tiết dành cho bạn, rất mong rằng những kiến thức này giúp bạn giảm thiểu được tiền điện khi dùng thiết bị gia dụng. Cảm ơn quý vị đã quan tâm tới phương pháp cách tính tiền điện các thiết bị gia đình theo công suất, đừng quên chia sẻ bài viết để ủng hộ chúng tôi.
Có thể bạn quan tâm
- Lỗi H-34 trên tủ lạnh Sharp Đừng để mất lạnh! (19/12/2024)
- Sự thật bất ngờ về lỗi E-54 máy giặt Electrolux (14/12/2024)
- Lỗi H-31 tủ lạnh Sharp phá hỏng cân bằng nhiệt (06/12/2024)
- Lỗi H-29 tủ lạnh Sharp Side by Side dẫn đến hỏng toàn diện (27/11/2024)
- 12 Cách Để Giấy Dán Trần Có Độ Bền Lâu Nhất Luôn Mới (23/11/2024)
- Lỗi E-45 Máy Giặt Electrolux Nguy Hiểm Cho Bo Mạch! (21/11/2024)