3 chú ý quan trọng để gieo quẻ dịch được linh ứng cho kết quả chính xác nhất
Bài viết “3 chú ý quan trọng để gieo quẻ dịch được linh ứng cho kết quả chính xác nhất” gồm các phần chính sau đây:
-
Tâm có thành thì bốc được quẻ dịch linh ứng
-
Việc bói dịch phải coi trọng ba điều gọi là “ Tam yếu ”
-
Tượng quẻ dịch không hề có một ý nghĩa cứng ngắc nào cả trong dự báo
1. Tâm có thành thì bốc được quẻ dịch linh ứng
Về phép chiêm đoán bói dịch thì nhà dịch học lỗi lạc Thiệu Khang Tiết đã viết trong cuốn sách Mai hoa dịch số:
“Dịch trung bí mật cùng Thiên Địa
Tạo hóa Thiên Cơ tiết vị nhiên
Trung hữu thần minh ti họa phúc
Tòng lai thiết mạc giáo khinh truyền”
Tôi tạm dịch là:
“Bí mật của Dịch bao trùm trời đất
Những điều cơ mật của Tạo hóa chưa thể tiết lộ ra hết
Trong Dịch có thần minh chỉ ra được điều họa phúc
Cùng đến để bảo cho mọi người chớ có tùy tiện truyền cho người khác”
Tâm có thành thì bốc được quẻ dịch linh ứng
Do đó cổ nhân mới nói “Dịch là cái đạo của bậc quân tử, không phải đạo của kẻ tiểu nhân” để nhắc nhở hậu nhân chỉ được dùng khả năng dự báo của dịch để giúp người chứ không được làm điều bất chính hại người. Ngay trong Hệ từ truyện cũng đã nói “Bói một lần thì bảo, bói nhiều lần thì không bảo nữa”. Đó là lời khuyên của Dịch đối với các nhà chiêm bốc bởi vì bói một lần khi cần thiết thì người bói mới có lòng tin và lòng thành để quẻ dịch ứng nghiệm. Còn bói nhiều lần đối với một sự việc là người bói đã thiếu lòng tin, đã xem bói dịch là một trò đùa, tất cái “Tâm” không còn “Thành”, cái “ý” không còn “ngay”, cái “lòng” không còn “kính” thì Quẻ sẽ không còn “Linh” nữa, không còn “Ứng” nghiệm nữa. Đây là điều đầu tiên mà người bói dịch phải luôn ghi nhớ.
Trong bất kỳ nghi lễ cầu nguyện, hỏi xin thì điều quan trọng nhất chính là “Tâm thành”, khi đó mới được “linh ứng”. Việc bói dịch muốn thành công phải có lễ nghi và thành khẩn. Trong bói (bốc, phệ…) có luật cảm ứng. Người xin quẻ để bói phải cảm (tức là thành khẩn) thì thần minh (Dịch) mới ứng (đáp ứng, trả lời). Sự thành khẩn phải thể hiện cụ thể, từ thái độ trân trọng vật để bói cho đến nghi thức tiến hành phép bói. Cổ nhân ngày xưa khi bói thường ăn chay 3 ngày đêm, tắm rửa sạch sẽ rồi vào một tĩnh thất, thắp hương trên bàn thờ rồi tĩnh tọa cầu nguyện xin thần minh trả lời câu hỏi đủ thấy tầm quan trọng của nghi thức.
Ngoài ra cần chú ý nên đặt câu hỏi rất minh bạch, dứt khoát, có thế trả lời bằng Có hay Không, chứ không nên đặt vấn đề lung tung. Ví dụ nên hỏi: “Tôi có nên nhận việc ở hãng A không?”, chứ không nên hỏi: “Tôi nên làm việc ở hãng nào?” Còn nếu câu hỏi có liên quan đến thời gian, thì nên đặt rõ: “Tôi sẽ có việc làm trong một tháng không?”, chứ không nên đặt vấn đề lung tung: “Bao giờ tôi sẽ có việc làm?”
2. Việc bói dịch phải coi trọng ba điều gọi là “ Tam yếu ”
Việc bói dịch phải coi trọng Tam yếu (3 điều trọng yếu)
Phép bói dịch liên quan đến ba điều then chốt, trọng yếu nhất gọi là “Tam yếu” mà khi thực hành chiêm bốc phải biết vận dụng nhuần nhuyễn đó là:
-
Thính giác
: Tai phải quan tâm nghe cho kỹ mọi âm thanh của sự vật định xem, biết rõ mọi động tĩnh tương quan đến sự vật đó .
-
Thị giác
: Mắt phải quan sát tinh tường mọi sắc thái, hình tượng và mọi biểu lộ tương quan đến sự vật đó .
-
Chính tâm
: Tâm phải ngay thật vô tư để hoàn toàn có thể nói điều đúng, không thiên vị vì tiền, vì danh lợi, hay vì nể sợ quyền cao chức trọng. Tâm phải thanh thản để hoàn toàn có thể tập trung chuyên sâu quan tâm đến về những mối liên hệ của sự vật đó với mọi sự xung quanh, đồng cảm được cái hướng biến hóa của chúng. Như vậy cái “ Tâm ” ở đây gồm có cả “ trí tuệ ” của con người, không phải chỉ cái trí là “ duy lý ” đơn thuần mà đây là cái “ Trí của con Tim ”
Chính vì thế người giỏi bói dịch phải là người biết quan sát tinh tường khí sắc của đối tượng. Có khi mới nghe giọng nói, nhìn vẻ mặt hoảng hốt của đương sự đã đoán ra phần nào điều cát hung trong lòng họ. Vì vậy mà khoa bói dịch cổ liên quan mật thiết với khoa “Nhân tướng học”. Theo Thiệu Khang Tiết thì cái “đạo lý” của sự vật không thể đứng ngoài “Thanh sắc”, còn “Thanh sắc” thì có thể thông qua thính giác và thị giác mà quan sát được. Do đó có quan sát vạn vật để nghe được mọi âm thanh của chúng thì mới hiểu hết được lành hay dữ, có nhìn kỹ hình trạng của vạn vật mới phán đoán được thiện hay ác, có suy xét được kỹ đạo lý của nó là họa hay phúc, mới có thể làm nên sự ứng nghiệm của chiêm bốc dịch.
Mọi sự việc trong trời đất đều tùy từng lúc, tùy từng người, tùy từng nơi mà mang trong lòng nó tính lành hay dữ, tốt hay xấu. Bói dịch là dùng cái “số” của một thời điểm nhất định khi xảy ra sự việc liên quan đến một con người, để tìm cái “Tượng” tương ứng cùng hướng biến hóa của nó, rồi dùng cơ chế “sinh khắc” của ngũ hành trong Dịch mà lý giải. Quá trình đó không thể thoát ra ngoài 3 điều cơ bản gọi là “Tam yếu” đã nói ở trên.
3. Tượng quẻ dịch không hề có một ý nghĩa cứng ngắc nào cả trong dự báo
Tượng quẻ dịch không thể có 1 ý nghĩa cứng nhắc
Cổ nhân đã dạy “Tượng giả, xuất ý giả” tạm dịch là “Tượng là để xuất ý mà thôi” do đó Tượng không thể có một ý nghĩa cứng nhắc nào cả là bởi vì lời văn của Kinh dịch chỉ là phần vỏ, là cái xác của Kinh dịch nên nhiều khi phải dựa theo tinh thần, tâm linh để cảm nhận, phán đoán dịch số. Cho nên quẻ càn xảy ra ở chỗ này, thời điểm này là Trời, là vua, nhưng ở chỗ kia, thời điểm kia thì lại là ông già, là bậc trưởng lão; ở chỗ khác, thời điểm khác lại là con ngựa. Ngày mai tùy sự việc quẻ càn có thể là sự cứng mạnh, là thông suốt, hay sự thăng tiến. Ngày kia, bói việc ăn uống được quẻ càn là tượng con rồng, không lẽ lại cho rằng mình được ăn thịt rồng thì phi lý quá, mà thực ra nếu tinh ý quan sát nhận thấy vùng đó đang trong thời điểm người ta đánh bắt cá chép, nên trong trường hợp này quẻ càn tượng cho “cá chép” mới phù hợp.
Trong quyển Luận Hành của Vương Sung có câu chuyện kể rằng, môn đồ của Khổng Tử là Tử Cống sang các nước du thuyết, đến ngày về vẫn chưa thấy bóng dáng tăm hơi. Thế là, Khổng Tử bèn gieo một quẻ, nhận được quẻ Hoả Phong Đỉnh, kèm theo đó là bài từ “Cái vạc gãy chân”. Chúng môn đồ của Khổng Tử căn cứ theo lời bài từ đều cho rằng: “Trong quẻ nói là chân vạc gãy, xem ra Tử Cống bị thương ở chân, tạm thời không về được rồi”. Duy chỉ có Nhan Hồi mỉm cười mà không nói gì.
Khổng Tử hỏi nguyên do, Nhan Hồi đáp: “Tử Cống nhất định sẽ trở về! Dù không đi bằng chân, cũng sẽ ngồi thuyền trở về”. Quả nhiên sau đó không lâu, Tử Cống đã về và về bằng thuyền vì không có ngựa.
Nhan Hồi sở dĩ nói “ngồi thuyền”, là bởi bên dưới quẻ Đỉnh là Tốn, tức là mộc. Còn các môn đồ khác đoán sai, là bởi họ chỉ hiểu được tượng của quẻ Dịch mà không biết đạo lý của quẻ Tượng, đạo lý của Kinh Dịch.
Ngày xưa các môn đồ được thầy giỏi trực tiếp dạy dỗ mà còn nhầm thì ngày nay thầy bói giả chiếm đến 99% thì việc nhầm lẫn khiến đoán quẻ không chính xác là chuyện quá bình thường. Ngày nay đa số người giải quẻ chỉ hiểu được Tượng của quẻ Dịch mà không hiểu rõ đạo lý thâm ảo trong Kinh Dịch. Bói dịch là để dự đoán cái sắp xảy ra, tức tìm những quẻ chưa sinh. Theo dịch thì phải đọc ngược, tức là theo những quẻ biến từ số lớn đến số nhỏ. Vì sự vật có biến hóa mới dự đoán được. Vật không biến, vật không động, không thể chiêm bốc được. Nếu vật động mà hung thì tượng số liên quan ắt phải hung, vật động mà thông lợi thì tượng số liên quan ắt phải cát. Bói dịch phải bám thật sát lời “Từ” của Quẻ và Hào, mới giải đúng được. Dịch chỉ cho biết cái hướng diễn biến sẽ xảy ra của sự vật, không thể biết được cụ thể từng sự việc sẽ xảy ra như thế nào. Cái cụ thể, cái chi tiết phải do chính đương sự có liên quan, theo hướng chiêm bốc được mà tự suy ra. Tôi ví dụ thêm: Buổi tối giờ Dậu của một ngày mùa đông lạnh giá, Thiệu Ung vừa mới đốt lò sưởi ấm, liền có người đến gõ cửa nói muốn mượn đồ. Ông gieo một quẻ, nhận được quẻ Càn ở trên, quẻ Tốn ở dưới, tức là vật kim mộc. Con trai của Thiệu Ung đoán định là cái cuốc. Ông nói, từ quẻ tượng mà suy, thì nói rìu hay cuốc đều đúng cả. Nhưng nếu theo đạo lý mà nói, buổi tối sao lại dùng đến cuốc? Vậy nên tất nhiên là vị khách đến mượn rìu, vì rìu mới có thể chẻ củi sưởi ấm. Do vậy dùng lý của quẻ Tượng để suy luận biến hóa của sự vật, hẳn sẽ có sự khác biệt hoặc đôi lúc không chuẩn xác.
Nếu bạn thấy bài viết này bổ ích hãy like, share bài viết và fanpage “Xemvm.com” để ủng hộ chúng tôi và chia sẻ kiến thức hay cho bạn bè của bạn. Vui lòng ghi rõ nguồn website xemvm.com khi bạn trích dẫn nội dung từ bài viết này. Cám ơn bạn rất nhiều!
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi hoặc ý kiến góp ý để bài viết hoàn thiện hơn vui lòng gửi email về [email protected] hoặc để lại một bình luận bên dưới để chúng ta có thể thảo luận thêm!
Source: https://suachuatulanh.org
Category : Tư Vấn
Có thể bạn quan tâm
- 12 Cách Để Giấy Dán Trần Có Độ Bền Lâu Nhất Luôn Mới (23/11/2024)
- Lỗi E-45 Máy Giặt Electrolux Nguy Hiểm Cho Bo Mạch! (21/11/2024)
- Tủ lạnh Sharp lỗi H-28 Những bước cần làm ngay (16/11/2024)
- Lỗi H27 tủ lạnh Sharp và các bước sửa đơn giản (07/11/2024)
- Giải mã lỗi E-42 máy giặt Electrolux ai cũng hiểu (01/11/2024)
- Thực hiện bảo trì tủ lạnh Sharp lỗi H12 (27/10/2024)