Giới thiệu – Ngân hàng – Bảo hiểm>Ngân hàng Chính sách xã hội VN>Giới thiệu – Chức năng – Báo điện tử của Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương

NGÂN HÀNG CHÍNH SÁH XÃ HỘI

Ngân hàng Chính sách xã hội được thành lập và hoạt động theo Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ.

Tên tiếng Việt: Ngân hàng Chính sách xã hội; Viết tắt là: NHCSXH.

Tên giao dịch Quốc tế: Vietnam bank for Social Policies (Viết tắt là: VBSP)

Hội sở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội (Toà nhà CC5, Bán đảo Linh Đàm, phường Hoàng liệt, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội)

 Trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo, tách tín dụng chính sách ra khỏi Ngân hàng thương mại và tổng kết hàng chục năm thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đây là  nỗ lực của Chính phủ để thực hiện chủ trương của Đảng và cam kết trước cộng đồng quốc tế về “xoá đói giảm nghèo”.

Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) được huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước; tiếp nhận các nguồn vốn của Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp để cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Đối tượng đựơc vay từ NHCSXH (gọi chung là người vay) gồm: Hộ nghèo; học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và học nghề; các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm theo Nghị quyết số 120/HĐBT ngày 11 tháng 4 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ); các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài; các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất, kinh doanh thuộc hải đảo, thuộc khu vực II, III miền núi và thuộc Chương trình phát triển kinh tế – xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa (gọi chung là Chương trình 135); các đối tượng khác khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Hoạt động của NHCSXH không vì mục đích lợi nhuận, thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Ngân hàng Chính sách xã hội có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trong phạm vi cả nước, là một pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, có tài sản và hệ thống giao dịch từ Ttrung ương đến địa phương.

Cơ cấu bộ máy của NHCSXH gồm 3 cấp: Hội sở chính (cấp Trung ương), Chi nhánh cấp tỉnh và Phòng giao dịch cấp huyện. Ở mỗi cấp đều có bộ máy quản trị và bộ máy điều hành tác nghiệp.

Bộ máy quản trị gồm : Hội đồng quản trị (HĐQT), ở Trung ương hiện có 14 thành viên. Trong đó, 12 thành viên kiêm nhiệm và 02 thành viên chuyên trách. Chủ tịch HĐQT do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước làm Chủ tịch, 11 Ủy viên kiêm nhiệm là Thứ trưởng hoặc tương đương của các Bộ, Ngành liên quan; Ban Đại diện HĐQT cấp tỉnh, cấp huyện do các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội cử cán bộ Lãnh đạo tham gia kiêm nhiệm.

Bộ máy điều hành tác nghiệp theo 3 cấp (Trung ương, tỉnh, huyện) làm nhiệm vụ thường trực, tổ chức điều hành quản lý vốn thống nhất từ Trung ương đến cơ sở, là những cán bộ có đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn và năng lực quản lý.

Phương thức quản lý tín dụng của NHCSXH là trực tiếp quản lý và cho vay, kết hợp với uỷ thác một số công đoạn qua các tổ chức chính trị – xã hội trên phạm vi cả nước; tổ chức giao dịch theo hình thức lưu động tại Trụ sở UBND xã.

Mô hình tổ chức và hoạt động của NHCSXH ở Việt Nam là hoàn toàn mới, chưa có ở bất cứ quốc gia nào. Vì vậy, trong quá trình hoạt động, dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ Khối Doanh nghiệp Trung ương, của Đảng uỷ NHCSXHTW, sự điều hành của HĐQT; trực tiếp là chỉ đạo và điều hành của Đồng chí Bí thư – Tống giám đốc; NHCSXH đã luôn cải tiến tổ chức, phương thức quản lý và đổi mới hình thức hoạt động. 

Hiện nay, bộ máy của toàn hệ thống đã lớn mạnh; gồm có Hội sở chính, 63 chi nhánh cấp tỉnh; Trung tâm Đào tạo, Trung tâm Công nghệ thông tin; 614 Phòng Giao dịch cấp huyện với trên 8000 cán bộ, trên 9 ngàn điểm Giao dịch tại xã, hơn 195 ngàn Tổ Tiết kiệm và vay vốn. Nhờ có mô hình quản lý mới, có bộ máy gọn nhẹ, phù hợp với tính chất đặc thù của tín dụng chính sách, NHCSXH đã từng bước xã hội hoá hoạt động của một tổ chức tín dụng Nhà nước, tiết giảm chi phí giao dịch của người vay.

Phương thức quản lý và hoạt động của NHCSXH đã nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, tăng cường khả năng tiếp cận, thực sự là cầu nối dịch vụ tín dụng chính sách ưu đãi của Chính phủ với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận được các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Các hộ nghèo, hộ chính sách có điều kiện gần gũi với các cơ quan công quyền ở địa phương, giúp các cơ quan này gần dân và hiểu dân hơn.

Kết quả sau gần 8 năm hoạt động của NHCSXH, từ chỗ chỉ có 3 chương trình tín dụng chính sách, hiện nay NHCSXH đang thực hiện 18 chương trình tín dụng, gồm :

1. Cho vay hộ nghèo ;

2. Cho vay theo Nghị quyết 30a/208/NQ-CP ;

3. Cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn ;

4. Cho vay thương nhân tại vùng khó khăn theo QĐ 92/2009/QĐ-TTg ;

5. Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn theo QĐ số 62 ;

6. Cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài ;

7. Cho vay học sinh, sinh viên theo QĐ số 157 ;

8. Cho vay giải quyết việc làm ;

9. Cho vay trả chậm nhà ở ;

10. Cho vay hỗ trợ về nhà ở theo QĐ số 167 ;

11. Cho vay đồng bào Dân tộc thiểu số, đồng bào khó khăn theo QĐ số 32 ;

12. Cho vay đồng bào Dân tộc thiểu số nghèo, khó khăn theo QĐ số 74 ;

13. Cho vay đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, khó khăn theo QĐ số 1592 ;

14. Cho vay trồng rừng (dự án FSDP) ;

15. Cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa (dự án KFW) ;

16. Cho vay một số dự án khác (vốn nước ngoài) ;

17. Cho vay sau cai nghiện ;

18. Cho vay khác.

Tính đến 31/8/2010, dư nợ cho vay các chương trình tín dụng đạt trên 85 ngàn tỷ đồng, với trên 7 triệu khách hàng đang vay vốn các chương trình tín dụng của NHCSXH, trong đó có trên 3,6 triệu hộ nghèo; trên 1,9 triệu học sinh, sinh viên được vay vốn học tập; 40 ngàn lượt lao động đi lao động có thời hạn tại nước ngoài; trong gần 02 năm (2009-2010) triển khai cho vay xây dựng được 131 ngàn căn nhà cho hộ nghèo. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã giúp cho gần 900 ngàn lượt hộ nghèo được vay vốn thoát nghèo và tạo ra hàng triệu việc làm mới sau khi học sinh, sinh viên ra trường, thu hút được 700 ngàn lao động có việc làm.

 Kết quả này góp phần quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. Đánh giá về mô hành tổ chức và hoạt động của NHCSXH, tại văn bản số 3355/VPCP-KTTH ngày 20 tháng 5 năm 2010, của Văn phòng Chính phủ, Chính phủ đã kết luận: “Mô hình tổ chức và hoạt động của NHCSXH đã góp phần tích cực vào việc triển khai thực hiện chính sách bảo đảm an sinh xã hội của Nhà nước”.

                        2. Danh sách và ảnh của thành viên HĐQT, Ban Tổng giám đốc, Ban Thường vụ Đảng uỷ NHCSXHTW Khoá III, nhiệm kỳ 2010 – 2015.

2.2. Hội đồng quản trị NHCXH gồm 14 thành viên:

1. Ông Nguyễn Văn Giàu: Thống đốc NHNN – Chủ tịch HĐQT NHCSXH;

2. Ông Bùi Bá Bồng: Thứ trưởng Bộ NN&PTNT- Uỷ viên HĐQT;

3. Ông Nguyễn Trọng Đàm: Thứ trưởng Bộ LĐTB & XH – Uỷ viên HĐQT;

4. Ông Nguyễn Bích Đạt: Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & ĐT – Uỷ viên HĐQT;

5. Bà H’Ngăm Niê KĐăm: Phó Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam – Uỷ viên HĐQT;

6. Ông Trần Văn Hà: Thứ trưởng Bộ Tài chính – Uỷ viên HĐQT ;

7. Ông Nguyễn Hoàng Hiệp: Bí thư Trung ương Đoàn TNCS HCM – Uỷ viên HĐQT;

8. Bà Bùi Thị Minh Hoài: Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông Dân Việt Nam – Uỷ viên HĐQT;

9. Ông Hà Hùng: Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc – Uỷ viên HĐQT;

10. Ông Đỗ Công Mùi: Phó Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam – Uỷ viên HĐQT;

11. Ông Phạm Văn Phượng: Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ – Uỷ viên HĐQT;

12. Ông Nguyễn Đồng Tiến: Phó Thống đốc NHNN Việt Nam – Uỷ viên HĐQT;

13. Bà Hà Thị Hạnh: Tổng Giám đốc NHCSXH – Uỷ viên HĐQT 

14. Ông Võ Đức Tiến: Trưởng Ban Kiểm soát HĐQT NHCSXH – Uỷ viên HĐQT.

2.2. Ban Tổng giám đốc NHCSXH gồm 4 thành viên:

                1. Bà Hà Thị Hạnh: Tổng giám đốc;

                2. Ông Dương Quyết Thắng: Phó Tổng giám đốc;

                3. Ông Võ Minh Hiệp: Phó Tổng giám đốc;

                4. Ông Nguyễn Văn Lý: Phó Tổng giám đốc.

2.3. Ban Thường vụ Đảng uỷ NHCSXHTW gồm 5 đồng chí:

1. Đồng chí Hà Thị Hạnh: Uỷ viên Ban Thường vụ – Bí thư Đảng uỷ;

2. Đồng chí Dương Quyết Thắng: Uỷ viên Ban Thường vụ – Phó Bí thư Đảng uỷ;

3. Đồng chí Lê Ngọc Bảo: Uỷ viên Ban Thường vụ – Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ;

4. Đồng chí  Bùi Quang Vinh: Uỷ viên Ban Thường vụ;

5. Đồng chí Nguyễn Mạnh Tú: Uỷ viên Ban Thường vụ.

———————————————————————–

Có thể bạn quan tâm
Alternate Text Gọi ngay
XSMB