Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh sạt lở đất

Những ngày qua, từ thiệt hại rất lớn về người và tài sản do  sạt lở đất ở Miền Trung cho thấy mức độ nghiêm trọng của hiện tượng thiên tai ác liệt này. Không chỉ dừng lại ở dự báo mà đang rất cần có nhũng kiến thức để cán bộ, đảng viên và người dân biết cách phòng tránh kịp thời giảm thiệt hại về người và tài sản.

Thiệt hại về người và tài sản qua sạt lở ở miền Trung

Trong nửa tháng qua, mưa lũ, sạt lở đất đã làm cho 133 người  dân Miền Trung đã bị tử nạn và mất tích.

Trong đó, có 111 người bị tử nạn (Nghệ An: 2; Hà Tĩnh: 3; Quảng Bình: 9; Quảng Trị: 49; Thừa Thiên Huế: 28, Đà Nẵng: 3, Quảng Nam: 11, Quảng Ngãi: 1, Kon Tum: 2, Gia Lai: 1, Đắk Lắk: 1, Lâm Đồng: 1).

Hiện tại còn 22 người mất tích, gồm: Hà Tĩnh: 1; Quảng Trị: 4 (giảm 4 người đã về nhà); Thừa Thiên Huế: 15 người (tại Rào Trăng 3), Đà Nẵng: 1, Gia Lai: 1.

Số người bị thiệt mạng và mất tích do sạt lở đất: 60 người; do lũ lụt: 60 người; tai nạn trên biển: 8 người; nguyên nhân khác: 5 người.

Như vậy sạt lở đất tại miền Trung nói riêng và cả nước nói chung rất có nguy cơ xảy ra nếu mưa lũ vẫn cứ kéo về nhiều ngày, mưa to đến rất to và đặc biệt to.

Đặc biệt tại Biển Đông hình thành vùng áp thấp phát triển thành bão đang tiến ào nước ta và lại vào đúng khu vực miền Trung. Đến ngày 25 tâm bão nằm trên đất liền ở Miền Trung. Hơn lúc nào hết chính quyền, và người dân nơi đây cần tiếp tục ứng phó vói bão và nhất định cần cảnh giác cao độ với sạt trượt nguy cơ rất cao có thể xảy ra.

Cách phòng tránh nhận biết về sạt lở đất

Quan sát xung quanh nơi mình sinh sống

Cần quan sát những thay đổi xảy ra xung quanh khu vực sinh sống như các rãnh thoát nước mưa trên các sườn dốc (đặc biệt là những nơi mà dòng nước chảy tụ lại), xuất hiện dấu vết sạt lở, cây bị sạp…

Cửa hoặc cửa sổ bị kẹt, không thể mở ra. Vết nứt mới xuất hiện trên tường, trần, gạch, hoặc nền. Bức tường ngoài, lề đường hoặc cầu thang không nguyên dạng. Xuất hiện các vết nứt mở rộng trên mặt đất hoặc trên lối đi.

Vỡ mạch nước ngầm. Mặt đất có hiện tượng phồng rộp, đường bấp bênh. Nước phun ra từ mặt đất tại nhiều vị trí mới. Hàng rào, tường chắn, cột điện, cây cối bị nghiêng hoặc di chuyển.

Chú ý sự thay đổi của dòng nước

Chú ý sự thay đổi của dòng nước. Nếu nước đang từ trong chuyển sang đục thì đây cũng là một dấu hiệu cho thấy sắp có sạt lở đất.

Chú ý đến âm thanh to lạ

Khi bắt đầu nghe thấy tiếng rơi của đất đá và âm lượng tăng dần, mặt đất bắt đầu dịch chuyển xuống theo chiều dốc, các lớp đất thụt xuống, những âm thanh lạ, như tiếng cây gãy hoặc tảng đá va chạm với nhau tức là sạt lở đất sắp xảy ra và việc cần làm là nhanh chóng di dời khỏi khu vực nguy hiểm và thông báo cho chính quyền địa phương và hàng xóm để có thể được hỗ trợ kịp thời.

Khi di dời cần đảm bảo theo nguyên tắc

Đảm bảo tính mạng con người trước, tài sản sau; di dời trẻ em, người già, người ốm, phụ nữ trước. Địa điểm di dời là những nơi sinh hoạt cộng đồng như: trường học, bệnh viện hoặc những nhà kiên cố an toàn trong những vùng lân cận. Mang theo những nhu yếu phẩm cần thiết như: nước uống, thức ăn, thuốc men, quần áo và đèn pin…

Xây dựng nhà chống lũ, chống sạt trượt

Trong đợt mưa lũ vừa rồi tại miền Trung, hầu hết các hộ dân được dự án Nhà Chống Lũ hỗ trợ đều an toàn và có thể chủ động chuẩn bị trước tình hình. Điển hình như tại Tân Hoá (Quảng Bình), nước lũ vượt lịch sử năm 1999, cao tới 3m, nhà phao cứ nước lên là nổi đã phát huy được tác dụng của nó.

Tính đến tháng 9/2020, Nhà Chống Lũ đã hỗ trợ thành công 795 hộ gia đình tại các tỉnh Quảng Ninh, Quảng Nam, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Khánh Hoà, Bến Tre, Sóc Trăng và Hậu Giang trong việc xây dựng và cải tạo nhà. Bên cạnh đó, họ đã phát triển 9 mô hình nhà an toàn thích ứng với các kiểu thiên tai, đặc biệt là các kiểu lũ như: lũ bùn, lũ ống, lũ quét, lũ ngâm, lũ sông và một số loại lũ đặc biệt.

Chống sạt trượt đất cần xây dựng nhà tại khu vực đất ổn định, nên tránh xa các đồi núi có lịch sử sạt trượt.

Nên xây dựng nhà ở, nhà công vụ tránh xa khu đất có nhiều đồi núi. Thực tế đã chứng mình nhà gần đồi núi nguy cơ xóa xổ trong 1 vài phút. Ví vụ như tại vụ sạt lở làm cho 22 chiến sỹ của chúng ta bị vùi lấp. Trong khi đó khu vực đóng quan của đon vị cách quả núi gần 1, 6 km. Cho thấy mức độ cực kỳ nghiêm trọng nếu thiên tai xảy ra thường xuyên, dồn dập.

Đối với chính quyền địa phương cần chú ý

Vì đa số người dân tại những khu vực dễ xảy ra sạt lở thường sinh sống ở đây rất lâu đời và chưa từng xảy ra những sự việc tương tự nên thường chủ quan, khi được cảnh báo di dời thường chần chừ và ngại di dời. Chính vì vậy, trong trường hợp cần thiết phải di dời có thể dùng biện pháp cưỡng chế.

Dự báo thời tiết ngày 23/10

Hà Nội :

Ít mây, ngày nắng, đêm không mưa. Gió đông bắc đến bắc cấp 2-3. Đêm và sáng sớm trời lạnh.

Phía Tây Bắc Bộ:

Nhiệt độ từ 16-27 độ, có nơi dưới 15 độ
Ít mây, ngày nắng, đêm không mưa. Gió nhẹ. Sáng sớm và đêm trời lạnh.

Phía Đông Bắc Bộ:

Nhiệt độ từ 17-30 độ, vùng núi có nơi dưới 16 độ
Ít mây, ngày nắng, đêm không mưa. Gió đông bắc đến bắc cấp 2-3. Sáng sớm và đêm trời lạnh.

Thanh Hóa – Thừa Thiên Huế:

Nhiệt độ từ: 18-30 độ, phía Nam có nơi trên 21 độ
Phía Bắc ít mây, ngày nắng, đêm không mưa; phía Nam có mây, có mưa vài nơi. Gió bắc đến tây bắc cấp 3. Phía Bắc sáng sớm và đêm trời lạnh.

Đà Nẵng Đến Bình Thuận:

Nhiệt độ từ : 22-30 độ
Có mây, ngày nắng, đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông bắc đến bắc cấp 2-3.

Tây Nguyên:

Nhiệt độ từ: 19-27 độ; Có mây, ngày nắng, đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông bắc đến bắc cấp 2-3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Nam Bộ:

Nhiệt độ từ : 23- 34 độ; Có mây, có mưa rào và dông vài nơi. Gió tây bắc đến tây cấp 2-3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

 

 

 

Có thể bạn quan tâm
Alternate Text Gọi ngay
XSMB