Điện Gia Đình Chập Cháy 8 Nguyên Nhân Nguy Hiểm
Điện Gia Đình Chập Cháy 8 Nguyên Nhân Nguy Hiểm
Làm sao để giảm được điện gia đình chập cháy? Đây là 8 nguyên nhân nguy hiểm điện gia đình chập cháy kèm cách phòng điện gia đình bạn được an toàn nhất. Hiện nay có nhiều gia đình bị chập cháy điện gây hậu quả nghiêm trọng vậy thì nguyên nhân nào khiến điện gia đình chập cháy để chúng ta phòng ngừa trước? Hôm nay tôi lang thang trên mạng vô tình đọc được liền sưu tầm lại được 8 nguyên nhân chính dẫn tới điện gia đình bị chập cháy để tổng hợp lại mọi người cũng biết.
Các Phần Chính Bài Viết
Như bạn biết sẽ rất nguy hại nếu đường điện trong gia đình bạn bị chạm chập tất cả đều có nguyên nhân chỉ là do bạn không biết để đề phòng mà thôi. Hôm nay tôi sẽ chia sẻ 8 nguyên nhân dẫn tới điện gia đình bị chập cháy cụ thể hằng năm có rất nhiều vị tai nạn thương tâm xảy đến do chập cháy điện gia đình, phần lớn là do chúng ta chưa nhận thức được mối nguy hiểm rình rập chúng ta hằng ngày. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về điện gia đình sử dụng sao cho đảm bảo nhất trước tiên tôi sẽ chỉ cho bạn 8 nguyên nhân điện gia đình chập cháy sau đó tôi sẽ phân tích kỹ từng nguyên nhân nhé.
- 1 Cháy do dùng điện quá tải
- 2 Cháy do chập mạch
- 3 Cháy do mối nối dây không tốt (lỏng, hở)
- 4 Cháy do tĩnh điện
- 5 Cháy do hồ quang điện
- 6 Cháy do sự truyền nhiệt của vật tiêu thụ điện
- 7 Cháy do phóng điện sét
- 8 Cháy do chất lượng dây dẫn kém
Khi chúng ta có được 8 nguyên nhân gây điện gia đình chập cháy thì chúng ta đào sâu hơn với các biện pháp phòng ngừa 8 cách trên, Bạn đừng chỉ quan nhé vì phòng ngừa điện gia đình chập cháy mới là quan trọng nhất, bỏ ra 2 phút bạn sẽ chủ động với đường điện của gia đình mình.
1 Cháy do dùng điện quá tải
- Điện gia đình chập cháy quá tải là hiện tượng dòng điện của các phụ tải tiêu thụ lớn quá so với dòng điện định mức của dây dẫn, các thiết bị đóng cắt hoặc nguồn cấp. Bóng đèn trang trí, máy nghe nhạc, tivi, đầu đĩa, hệ thống đèn điện thờ, bếp từ, nồi nấu lẩu, tủ lạnh…Do đó, để tránh quá tải hệ thống điện trong nhà cần: Sắp xếp thức ăn trong tủ lạnh hợp lý, không mở cửa tủ lạnh quá nhiều lần; không giặt áo quần bằng chế độ nước nóng; tắt nguồn các thiết bị điện khi không sử dụng
Biện pháp phòng ngừa
- Khi lắp đặt phải chọn tiết diện dây dẫn phù hợp với dòng điện của phụ tải.
- Khi sử dụng không được dùng nhiều dụng cụ tiêu thụ điện có công suất lớn vượt quá khả năng chịu tải của dây dẫn
- Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ của thiết bị tiêu thụ, điện, kiểm tra vỏ bọc, cách điện dây dẫn, nếu có hiện tượng quá tải thì phải khắc phục ngay
- Phải sử dụng cầu dao điện, áptômat, cầu chì, rơ le… làm thiết bị đóng cắt và bảo vệ.
Sử dụng các thiết bị điện đảm bảo chất lượng để tránh điện gia đình chập cháy: Sử dụng dây dẫn điện có xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng, tiết diện dây phù hợp với công suất sử dụng để tránh bị quá tải gây sự cố chập cháy. Cầu dao, cầu chì, aptomat, công tắc, ổ cắm nên sử dụng loại đảm bảo chất lượng, xuất xứ rõ ràng, lắp đặt ở nơi khô ráo.
Mẹo Tìm Đường Nước Âm Tường Bị Bục Đúng Chỗ
2 Điện gia đình chập cháy do chập mạch
- Chập mạch là hiện tượng điện gia đình chập cháy các pha chập vào nhau, hoặc dây pha chạm đất làm điện trở dây dẫn giảm, cường độ dòng điện tăng lớn đột ngột dẫn tới cháy cách điện dây dẫn, phát sinh tia lửa điện gây cháy thiết bị điện.. ụm từ ngắn mạch ( chập điện ) thường được sử dụng để mô tả về tình trạng hệ thống điện đang bị sự cố, trục trặc. Tuy nhiên mạch điện bị chạm xảy ra có vô vàng nguyên nhân như : tường ẩm, thiết bị quá tải, mối nối chạm vào nhau hay do những động vật tác động đến điện trở thấp đi dòng điền tăng lên đột ngột gây ra tia lửa điện hoặc phát nổ
Nguyên nhân gây chập mạch
- Khi lắp đặt, khoảng cách 2 dây trần ngoài nhà không đúng tiêu chuẩn nên khi cây đổ, gió rung gây chập.
- Khi 2 dây bị mất lớp vỏ bọc cách điện chập vào nhau.
- Khi đấu nối đầu dây dẫn với nhau hay đấu vào máy móc thiết bị không đúng quy định
- Môi trường sản xuất có hoá chất ăn mòn dẫn tới lớp vỏ bọc cách điện bị phá huỷ
Ngắn mạch xảy ra khi dây nóng chạm vào dây trung tính trong cùng hệ tệ thống điện nhà bạn. Nó tạo nên dòng điện lớn thông qua mạch chính như cầu chì, CB gây ra tiếng nổ hoặc dẫn đến cháy nếu chúng không ngắt được. Tuy nhiên đó không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn đến dòng điện bị ngắn mạch . Chẳng hạn như dây điện bị hỏng, cách điện bị hỏng, quá tải mạch điện, các thiết bị như đèn, phích cắm, công tắc, dây điện, ổ cắm hay cầu dao bị lỗi gây nên
Biện pháp phòng ngừa
- Các dây dẫn điện trần ngoài nhà phải được mắc cách xa nhau 0,25 m.
- Không sử dụng dây thép, đinh… Để buộc, giữ cố định dây dẫn điện.
- Các dây nối vào phích cắm, đui dèn, máy móc phải chắc, gọn
- Điện nối vào mạch ở 2 dầu dây pha và trung tính không được chồng lên nhau.
Sử dụng cầu chì điện an toàn, các thiết bị điện ngắt mạch như CB chống rò, khởi động từ,… ngắt kết nối điện năng với dòng quá tải nhằm giảm hư hỏng các thiết bị và cũng nhằm tách biệt dòng điện bị ngắn để xử lý. Sử dụng dây đạt tiêu chuẩn, đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện trên cặp nguồn đó trước khi đưa vào sử dụng. Kiểm tra định kỳ nguồn điện gia đình, khắc phục khi có sự cố dù là nhỏ nhất, sử dụng các loại thiết bị điện tiết kiệm điện năng, chính hãng. Chuẩn bị sẵn cho nhà bạn một số điện thoại của đội ngũ thợ sửa điện tại nhà chuyên nghiệp có thể hỗ trợ bạn tối đa 24/7 .
3 Cháy do mối nối dây không tốt (lỏng, hở)
- Khi nối dây dẫn không tốt làm điện trở dây dẫn tăng lên làm cho điểm nối nóng đỏ gây cháy dây dẫn và các vật cháy liền kề. Khi mối nối lỏng, hở sẽ có hiện tượng tia lửa điện, được phóng qua không khí (móc nối dây dẫn, đóng mở cầu dao, công tắc điện) dẫn tới điện gia đình chập cháy. Dây dẫn điện trong nhà không được dùng dây dẫn trần mà phải dùng dây dẫn có bọc cách điện chất lượng tốt. Cỡ (tiết diện) dây dẫn điện được chọn sao cho có đủ khả năng tải dòng điện đến các dụng cụ điện mà nó cung cấp, không được dùng dây dẫn có tiết diện nhỏ vào các dụng cụ điện có công suất quá lớn để tránh gây hoả hoạn cháy nhà. Người sử dụng điện có thể tham khảo bảng phụ lục 1 để ước lượng dòng điện tiêu thụ của các dụng cụ dùng điện trong nhà và bảng phụ lục 2 để chọn cỡ dây dẫn điện đúng tiêu chuẩn.
Biện pháp phòng ngừa
- Vặn chặt các mối nối dây dẫn
- Dùng băng dính, vật cách điện bọc mối nối dây dẫn
- Không kéo căng dây điện và treo vật nặng lên dây dẫn
- Không để ghỉ cầu dao, dây dẫn, cầu chì điện.
Khi nối dây dẫn điện phải nối so le và có băng cách điện quấn ở ngoài mối nối (nhất là loại dây đôi). Nếu lắp đặt dây điện đi ngầm trong tường thì dây không được có mối nối và phải dùng dây bọc có 2 lớp cách điện thật tốt. Dây dẫn điện xuyên qua tường, mái nhà phải đặt trong ống sứ bảo vệ. Không được để nước mưa đọng lại trong ống hoặc chảy theo ống vào nhà. Khoảng cách từ các sứ cách điện đỡ đầu dây dẫn điện vào nhà đến mái nhà không được nhỏ hơn 2m. Cầu dao điện, công tắc điện phải đặt ở vị trí thao tác dễ dàng, phía dưới không để vật vướng mắc, chỗ đặt phải rộng rãi và đủ sáng, bảo đảm khi cần thiết đóng, cắt điện được nhanh chóng, kịp thời.
4 Điện gia đình chập cháy do tĩnh điện
- Tĩnh điện phát sinh do ma sát giữa các vật cách điện với nhau, giữa vật cách điện với vật dẫn điện do va đập của các chất lỏng cách điện (xăng, dầu) khi bơm rót, hoặc va đập của các chất lỏng với kim loại hay khi nghiền nát các hạt nhỏ rắn cách điện
Biện pháp phòng ngừa
Tiếp đất cho các máy móc thiết bị, các bể chứa, bồn chứa, ống dẫn xăng dầu.
5 Cháy do hồ quang điện
- Hồ quang điện là một dạng phóng điện trong không khí. Sức nóng của hồ quang điện rất lớn thể đến 60000C. Hồ quang điện thường thấy khi hàn điện, đóng mở cầu dao điện…
Biện pháp phòng ngừa
- Dùng cầu dao dầu, máy biến thế dầu, ...
6 Cháy do sự truyền nhiệt của vật tiêu thụ điện
- Vật tiêu thụ điện trong thời gian sử dụng, hoạt động đều toả nhiệt. Nhiệt toả ra phụ thuộc vào tính chất môi trường, công suất và thời gian tiêu thụ. Nếu không được kiểm soát thì nguồn nhiệt này cũng có thể gây cháy.
Biện pháp phòng ngừa
- Không sử dụng bàn là, bếp điện khi không có người trông nom.
- Không dùng vật liệu cháy được để che chắn nơi có nguồn nhiệt.
- Không dùng bóng đèn điện để sấy quần áo hoặc ủ chăn sưởi ấm, các dụng cụ này phải để cách xa vật cháy tối thiểu 0,5 m.
7 Cháy do phóng điện sét
- Sấm sét đánh làm điện gia đình chập cháy là sự cố xuất phát từ nguyên nhân khách quan. Bởi vậy lời khuyên từ Nhà Xanh là nếu có thể bạn nên chủ động ngắt nguồn điện trong nhà hay không sử dụng các thiết bị điện như tivi, đầu thu, máy tính… để hạn chế tối đa việc xảy ra sự cố mất điện.
Biện pháp phòng ngừa
- Làm thu lôi chống sét.
- Khi có giông sét chúng ta không đứng dưới cây cao
- Công trình cao không có thu lôi
- Không đứng trên đồi cao gò cao trên bãi trống.
Trường hợp sự cố xảy ra điện gia đình chập cháy nên bình tĩnh và cố gắng tìm biện pháp khắc phục điện gia đình chập cháy. Nếu không tự khắc phục được cách tốt nhất vẫn nên tìm một thợ đến nhà để được giúp đỡ. Khi gặp bất kỳ sự cố về điện, nếu cần giúp đỡ, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với địa chỉ tin cậy chuyên khắc phục các sự cố về điện, có kiến thức và kinh nghiệm, mọi sự cố điện gia đình chập cháy trong gia đình bạn sẽ được giải quyết một cách nhanh chóng và kịp thời.
8 Cháy do chất lượng dây dẫn kém
- Ngay từ khi xây nhà bạn phải tính đường điện bạn sử dụng dây dẫn phù hợp với thiết bị bạn chuẩn bị dùng, tuy nhiên vì lý do khách quan nào đó khiến bạn sao nhãng sử dụng thiết bị và dây dẫn không phù hợp khiến điện gia đình chập cháy hoặc đơn giản dùng lâu năm day dẫn kém đi, bạn lại không chú ý tới thay thế lại vì nghĩ nó không hỏng thì không phải thay, khiến day dẫn hỏng và chập cháy.
Biện pháp phòng ngừa
- Việc này đòi hỏi bạn phải hiểu hõ hoặc những thợ điện khi thiết kế cho bạn phải hỏi bạn trước thiết bị bạn dùng là gì? Có mục đích thứ 2 hay không? Sau đó lắp dây dẫn cho phù hợp. Theo tôi nên lắp những loại dây điện tốt, đắt tí cũng được nhưng đảm bảo hơn.
Trên là 8 nguyên nhân nguy hiểm và cách phòng ngừa điện gia đình chập cháy từ những chuyên gia chúng tôi chia sẻ dành cho bạn, rất mong muốn nội dung này sẽ hữu ích với mọi người. Nhớ chia sẻ giúp mình để hằng ngày có những kinh nghiệm hay tới mọi người. Xin chào và hẹn gặp lại ở các chia sẻ bài viết tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm
- Lỗi H-35 Trên Tủ Lạnh Sharp Hãy Cảnh Giác Ngay (27/12/2024)
- Tư vấn sửa lỗi E-61 trên máy giặt Electrolux (23/12/2024)
- Lỗi H-34 trên tủ lạnh Sharp Đừng để mất lạnh! (19/12/2024)
- Sự thật bất ngờ về lỗi E-54 máy giặt Electrolux (14/12/2024)
- Lỗi H-31 tủ lạnh Sharp phá hỏng cân bằng nhiệt (06/12/2024)
- Lỗi H-29 tủ lạnh Sharp Side by Side dẫn đến hỏng toàn diện (27/11/2024)