Kỹ năng 7: Kỹ năng viết của luật sư – Luật Sư Nguyễn Hữu Phước

Chào mừng bạn đã quay trở lại với chuyên mục quản trị công ty luật của tôi sau khi bạn có thể đã đọc qua những chủ đề thú vị khác trong quyển sách Hướng dẫn khởi nghiệp với nghề luật sư của tôi. Xin mời bạn tiếp tục tham khảo một chủ đề khác cũng rất thú vị của quyển sách này nhé.

Xem thêm: Bạn có nên mua tủ lạnh dịp tết này hay không?

Ngoài những nhu yếu về kỹ năng trình diễn bằng lời nói thì luật sư cũng phải giỏi kỹ năng viết lách. Không những vậy, trong trong thực tiễn hành nghề luật sư tại Nước Ta, tần suất bạn phải sử dụng kỹ năng viết lách thậm chí còn còn nhiều hơn so với kỹ năng nói vì hầu hết những việc làm hằng ngày của luật sư đều không ít có tương quan đến kỹ năng viết, ví dụ như viết thư tư vấn cho người mua, soạn thảo email trao đổi việc làm với đồng nghiệp hay người mua, soạn thảo hồ sơ, tài liệu, sách vở cho người mua, soạn đơn, thư, báo cáo giải trình, quan điểm cho những vụ tranh tụng tại tòa án nhân dân hay trọng tài, viết sách, viết báo chuyên đề pháp lý cho những báo, đài, v.v … Vì vậy, lẽ dĩ nhiên bạn phải trao dồi kỹ năng viết lách của mình sao cho có tính thuyết phục cao, lôgíc và lôi cuốn để người đọc nói chung và những người mua của bạn nói riêng hoàn toàn có thể tin cậy vào bạn .

Để cải thiện kỹ năng viết lách của mình, bạn nên thực hiện các cách sau đây:

  • Nếu có điều kiện, bạn nên tạo ra một không gian riêng trong văn phòng của bạn để bạn có thể tập trung vào việc viết lách mà không bị ai quấy rầy hay làm phiền;
  • Xác định ngay từ đầu mục đích bài viết của bạn là để làm gì, ví dụ như bài viết của bạn về chủ đề pháp luật để đăng báo, tạp chí chuyên ngành pháp luật, bản tự khai nộp cho tòa án để thẩm phán thụ lý thấy được quan điểm pháp lý của bạn, thư tư vấn để khách hàng hiểu được vị trí pháp lý của mình trong vụ việc pháp lý của họ, từ đó bạn sẽ bám theo những mục đích đó để không bị chệch hướng;
  • Xác định đối tượng người đọc là ai, đó có phải là khách hàng, đối tác, các bên tranh chấp, tòa án, trọng tài, các cơ quan Nhà nước hay các bên thứ ba nào khác, v.v…, để chọn văn phong sao cho phù hợp nhất;
  • Cần đặt mình vào vị trí của người đọc bài viết của bạn để đánh giá liệu xem bài viết của bạn có thể thỏa mãn yêu cầu của họ hay không;
  • Chọn thời điểm viết làm sao để bạn thật sự có cảm hứng viết, trừ trường hợp bạn phải hoàn thành bài viết vào một thời điểm cụ thể nào đó. Thường thì bạn nên chọn các chủ đề ngắn, đơn giản để viết trước rồi thì mới tiếp cận các chủ đề phức tạp hơn khi đã quen dần;
  • Tìm những thông tin có liên quan, ví dụ như văn bản quy phạm pháp luật, tài liệu, giấy tờ do khách hàng cung cấp, v.v…, để tạo cơ sở vững chắc cho các lập luận, ý kiến trong bài viết của bạn, tránh đưa ra những ý kiến có tính chất chung chung, không có cơ sở pháp lý mà càng làm cho người đọc không tin tưởng vào chất lượng bài viết của bạn;
  • Lập dàn ý chi tiết cho bài viết trước khi viết vì việc này sẽ giúp bạn tránh được tình trạng nội dung bị rời rạc, chồng chéo, không có sự nối kết theo dòng suy nghĩ mạch lạc từ trước ra sau, khiến người đọc cảm thấy khó hiểu hoặc hiểu lầm;
  • Cần hạn chế các từ viết tắt vì không phải người đọc nào cũng hiểu được chúng dù các từ viết tắt đó có thông dụng đến đâu đi chăng nữa;
  • Nên đưa bản thảo bài viết của bạn cho đồng nghiệp và bạn bè của bạn để họ phản biện, góp ý ở nhiều khía cạnh khác nhau giúp bài viết của bạn có tính chất đa chiều;
  • Kiểm tra lại bản thảo bài viết của bạn để giảm bớt các lỗi chính tả, ngữ pháp không đáng có; và
  • Tập viết ở bất kỳ đâu thuận tiện cho bạn, đặc biệt là viết bằng tiếng Anh cũng như tham gia các lớp dạy kỹ năng viết. Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo thêm các bài viết của những người khác để trải nghiệm văn phong của nhiều tác giả khác nhau.

Bài viết này của tôi được viết chủ yếu dựa vào những kiến thức pháp luật bao quát mà tôi đã được học ở trường đại học cũng như những kinh nghiệm hành nghề luật sư chuyên sâu của tôi trong gần 25 năm qua. Nếu bạn thấy rằng những thông tin chia sẻ của tôi ở trên là hữu ích cho việc theo đuổi đam mê với nghề luật sư của bạn, xin hãy ủng hộ tôi bằng một cú click chuột vào website này nhé www.phuoc-partner.com. Cám ơn bạn rất nhiều và chúc bạn thành công chinh phục nghề luật sư của mình. Xin chào bạn.

Có thể bạn quan tâm
Alternate Text Gọi ngay
XSMB