Một số cách giúp hạn chế tình trạng trẻ giật mình khi ngủ
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.
Trẻ sơ sinh bị giật mình khi ngủ là hiện tượng khiến nhiều phụ huynh lo lắng vì chất lượng giấc ngủ không tốt sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất và trí tuệ của bé. Để giải quyết triệt để vấn đề này, cha mẹ cần phải xác định nguyên nhân và có cách xử trí phù hợp.
1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị giật mình khi ngủ
Trước khi tìm cách trị giật mình khi ngủ ở trẻ sơ sinh, cha mẹ của các bé cần nắm được nguyên do gây ra thực trạng này. Đó là :
- Phản xạ sinh lý: Trong tháng đầu tiên, bé chưa quen với môi trường bên ngoài nên thường bị giật mình khi ngủ. Tình trạng này sẽ được cải thiện khi bé lớn hơn;
- Tâm lý bất an: Bé hay bị giật mình khi hồi hộp, lo lắng, sợ hãi, có cảm giác không an toàn;
- Tiếng ồn: Bé sơ sinh dễ bị giật mình trong khi ngủ bởi tiếng động lớn ở bên ngoài như tiếng chuông điện thoại, tiếng nhạc, tiếng mở cửa,…;
- Bị đặt xuống bất ngờ: Khi đang được bế ẵm và bị đặt xuống một cách bất ngờ, bé hay bị giật mình vì thay đổi độ cao quá nhanh tạo cảm giác như đang rơi;
- Trào ngược dạ dày: Là nguyên nhân thường gặp khiến bé bị giật mình;
- Thiếu canxi: Khi bị thiếu canxi, trẻ hay rướn người và giật mình;
- Tổn thương hệ thần kinh trung ương: Rối loạn thần kinh bẩm sinh, dây thần kinh bị tổn thương là nguyên nhân khiến bé hay giật mình khi ngủ;
2. Làm thế nào để trẻ hết giật mình khi ngủ?
Khi bé giật mình trong lúc ngủ, bố mẹ nên ôm ấp vỗ về bé. Bé sẽ nghe được những âm thanh quen thuộc của bố mẹ, từ đó xua tan nỗi sợ hãi và có cảm giác an toàn, ngủ ngon giấc hơn. Đây là biện pháp đối phó khi trẻ bị giật mình khi ngủ.
Ở những bé thường xuyên bị giật mình khi ngủ, bố mẹ cần theo dõi để tìm ra nguyên nhân. Nếu do các nguyên nhân bệnh lý thì phụ huynh cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa Nhi để được điều trị phù hợp. Trong các trường hợp giật mình do phản xạ tự nhiên và tác động từ môi trường bên ngoài, bố mẹ có thể áp dụng các cách làm cho trẻ hết giật mình khi ngủ như sau:
Xem thêm: Chuyển đổi số là gì?
- Tạo không gian ngủ lý tưởng cho bé: Tiếng động lớn, phòng ngủ không thoải mái là một trong những nguyên nhân khiến trẻ hay bị giật mình khi ngủ. Vì vậy, cha mẹ nên bố trí phòng ngủ của bé yên tĩnh, không có tiếng ồn, nhiệt độ phòng thích hợp, không quá nóng cũng không quá lạnh. Đồng thời, nên giảm tối đa ánh sáng khi bé ngủ;
- Tạo cảm giác an toàn cho bé: Dùng gối ôm cho trẻ, gối nhẹ để chặn người hoặc dùng áo sạch của mẹ để gần để trẻ có cảm giác gần mẹ hơn, thấy an tâm hơn;
- Đặt bé xuống giường khi bé thiu thiu ngủ: Khi ru bé ngủ, cha mẹ nên hạn chế để bé ngủ trên tay vì sẽ tạo thói quen xấu cho bé. Thay vào đó, mẹ nên đặt bé xuống giường khi bé thiu thiu ngủ, vỗ về để bé ngủ sâu giấc hơn và không làm bé bị giật mình;
- Cho bé bú sữa mẹ đầy đủ: Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất tối ưu, cung cấp cho bé đầy đủ các nhóm chất cần thiết, giúp bé phát triển toàn diện và tăng cường sức đề kháng. Vì vậy, mẹ nên cho bé bú đầy đủ sữa mẹ để bé khỏe mạnh, không bị thiếu chất, chấm dứt tình trạng giật mình khi ngủ do thiếu canxi;
- Bổ sung vitamin D: Bổ sung vitamin D3 cho bé 400 UII/ngày theo sự hướng dẫn của bác sỹ để dự phòng thiếu vitamin D.
Hiện tượng ngủ hay giật mình khiến trẻ ngủ không sâu giấc, từ đó ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và thể chất. Vì vậy, cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị giật mình khi ngủ để có phương pháp kiểm soát tình trạng này một cách hiệu quả nhất.
Ở Việt Nam hiện nay cứ 10 trẻ dưới 5 tuổi có đến 7 trẻ thiếu kẽm và 10 bà mẹ có thai có đến 8 người bị thiếu kẽm. Tỷ lệ thiếu kẽm ở phụ nữ có thai là 80,3%, phụ nữ tuổi sinh đẻ 63,6% và trẻ em dưới 5 tuổi là 69,4%. Biểu hiện bé thiếu kẽm thường thấy đó chính là chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng nhẹ và vừa, chậm tăng trưởng chiều cao, và có 1 số triệu chứng quan sát được như trẻ chán ăn hoặc giảm ăn, giảm bú, không ăn thịt cá, chậm tiêu, táo bón nhẹ, buồn nôn và nôn kéo dài ở trẻ. Bên cạnh việc bổ sung kẽm hợp lý, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,… cho con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
Hãy thường xuyên truy cập website vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.
Source: https://suachuatulanh.org
Category : Hỏi Đáp Chuyên Gia
Có thể bạn quan tâm
- Lỗi H27 tủ lạnh Sharp và các bước sửa đơn giản (07/11/2024)
- Giải mã lỗi E-42 máy giặt Electrolux ai cũng hiểu (01/11/2024)
- Thực hiện bảo trì tủ lạnh Sharp lỗi H12 (27/10/2024)
- Lưu ý khi gặp lỗi E-41 máy giặt Electrolux (20/10/2024)
- Tủ lạnh Sharp lỗi H-10 Làm sao để khắc phục? (16/10/2024)
- Từng Bước Khắc Phục Lỗi E-40 Máy Giặt Electrolux (13/10/2024)