Thủ Tục Mua Nhà Trả Góp Ra Sao ⭐️ Thủ Tục Vay Ngân Hàng Mua Nhà Trả Góp?

Trên là tóm tắt về các giấy tờ và thủ tục vay mua nhà trả góp cần thiết, trên thực tế, căn cứ vào điều kiện và hồ sơ của mỗi cá nhân vay vốn sẽ phát sinh thêm một số giấy tờ khác.

Bạn đang đọc: Thủ Tục Mua Nhà Trả Góp Ra Sao ⭐️ Thủ Tục Vay Ngân Hàng Mua Nhà Trả Góp?

Dưới đây là quy trình cơ bản khi Anh/Chị Vay Ngân Hàng Mua Nhà Trả Góp cần phải đảm bảo?:

Bước 1: chuẩn bị hồ sơ và pháp lý sản phẩm BĐS và những giấy tờ liên quan đã liệt kê ở trên, theo quy định theo hướng dẫn của ngân hàng.

Bước 2: Sau khi phía ngân hàng tiếp nhận hồ sơ vay vốn, tiếp tới NH thực hiện thẩm định và định giá tài sản ( giá trị so với thị trường ) mà Anh/Chị thế chấp cho khoản vay của mình

Quy trình thẩm Định:

  • Kiểm tra lịch sử tín dụng CIC & điểm tín dụng của anh/chị
  • Thẩm định qua trao đổi điện thoại
  • Xác thực thực tế nơi  đăng ký tạm trú hay thường trú, nơi làm việc/kinh doanh.

Định giá tài sản đảm bảo: (bộ phận thẩm định NH thực hiện đồng thời hoặc sau khi có quyết định chấp thuận cho vay)

  • Bộ phận thẩm định của chính ngân hàng đó hay một tổ chức công ty độc lập chuyên về định giá.
  • Giá trí tài sản đảm bảo ( Theo giá thị trường – theo hợp đồng), tuỳ thuộc vào quy định mỗi NH.
  • Giá trị định giá Tài sản thế chấp là một trong những căn cứ để quyết định cho vay theo tỷ lệ vốn.

Bước 3: Chọn gói vay phù hợp với TSĐB và khả năng trả nợ của Anh/Chị, và tiến hành ký kết các hồ sơ/hợp đồng, và hoàn thiện các thủ tục liên quan (như công chứng tài sản bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm, nếu có) .

Bước 4: Phát hành bảo lãnh/ Tiến hành giải ngân vốn vay.

Trường hợp chưa hoàn thành thủ tục sang tên:

  • Bên mua, bên bán và ngân hàng ký thỏa thuận 3 bên về việc giải ngân phong tỏa sổ tiết kiệm/mở tài khoản tạm khóa đối với khoản tiền giải ngân cho bên mua. 
  • Sau khi ký kết hợp đồng tín dụng, ngân hàng giải ngân khoản vay vào sổ tiết kiệm/tài khoản tạm khóa đứng tên bên bán và phong tỏa toàn bộ số tiền này trong quá trình hai bên mua bán thực hiện thủ tục sang tên theo quy định của pháp luật.
  • Ngân hàng sẽ giải tỏa sổ tiết kiệm/tài khoản tạm khóa cho bên bán sau khi bên vay vốn (Bên mua) ký hợp đồng thế chấp công chứng và thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo theo quy định.

Bước 5: Giám sát tín dụng: Phối hợp với Ngân hàng thực hiện các công việc sau khi được giải ngân vốn vay/phát hành bảo lãnh (sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không? thanh toán đầy đủ nghĩa vụ vay nợ –  hoặc phối hợp định giá lại TSBĐ (nếu có).

Bước 6: Thanh lý hợp đồng là bước cuối cùng trong quy trình cho vay mua nhà trả góp tại ngân hàng, khi Anh/Chị tất toán toàn bộ nợ và lãi cho ngân hàng thì xem như quy trình cho vay kết thúc.

Thời gian xử lý Hồ sơ vay:

  • Đối với khoản vay không qua thẩm định rủi ro: Tối đa 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ của khách hàng.
  • Đối với khoản vay qua thẩm định rủi ro: Tối đa 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ của khách hàng.

4-Thu-tuc-mua-nha-tra-gop-2 (2).jpg

Công thức tính lãi suất ngân hàng 2021:

Lãi suất cho vay = lãi suất huy động (6 tháng, 12 tháng, 24 tháng,..) + Biên độ lãi suất (3%, 4%, 5%) ( tuỳ vào tình hình thực tế mà lãi suất huy động và biên độ lãi suất khác nhau).

Trả Theo Dư Nợ Giảm Dần:

  • Lãi phải trả = [ ( Dư nợ còn lại * Lãi suất vay trong kỳ ) / 365 ngày ] * số ngày vay thực tế trong kỳ
  • Lãi mà Anh/Chị trả cho NH, được xác định theo dư nợ thực tế còn lại của khoản vay tại kỳ trả nợ.
  • Thường áp dụng: vay mua nhà trả góp, vay kinh doanh trả góp….

Trả Theo Dư Nợ Ban Đầu – Lãi Suất Add – On: 

  • Công thức: Lãi phải trả = (( Dư nợ vay ban đầu * Lãi suất vay )/365 ngày) * số ngày vay thực tế trong kỳ.
  • Thường áp dụng cho các khoản vay không có tài sản đảm bảo: cho vay tiểu thương mua bán, cho vay tiêu dùng tín chấp.
  • Mỗi tháng Anh/Chị sẽ phải đóng cho ngân hàng một khoản tiền nhất định, mặc dù tiền gốc giảm (do bạn đã thanh toán tiền gốc trả góp các kỳ trước).

Chọn thời hạn vay hợp lý để giảm áp lực trả nợ hàng tháng:

  • Nếu vay trong thời gian ngắn, số tiền gốc khách hàng phải trả chia đều cho mỗi tháng là rất lớn, người vay khó thu xếp tiền để trả nợ, NH cũng khó duyệt khoản vay.
  • Tuy nhiên, nếu vay dài hạn (từ 5 năm trở lên), số tiền gốc phải trả mỗi tháng sẽ ít hơn. Thời gian vay càng lâu, số nợ gốc càng được chia nhỏ, giảm áp lực trả nợ đối với người vay.

Lưu ý phí phạt trả nợ trước hạn:

  • Nếu trả nợ trước hạn, khách hàng thường phải đóng mức phí phạt từ 2 – 3% số tiền trả nợ trước hạn.
  • Tuỳ vào ngân hàng và chủ đầu tư hỗ trợ khác nhau ( tuỳ vào thời điểm)

4-Thu-tuc-vay-ngan-hang-mua-nha-tra-gop-3 (2).jpg

Những Lưu Ý Khi Khách Hàng Vay Mua Nhà Trả Góp Qua Ngân Hàng:

  • Tìm hiểu kỹ chủ đầu tư và Dự Án cần mua: Phân khúc dự án ( đất nền, nhà phố, căn hộ…), pháp lý dự án, đơn vị xây dựng, tiến độ, chương trình bán hàng, lịch thanh toán….
  • Lựa chọn ngân hàng đối tác uy tín: an toàn trong giao dịch, thẩm định hồ sơ, giải ngân hồ sơ.
  • Xác định khoản vay hợp lý: Chọn hạn mức mua nhà trả góp phù hợp với tài chính và thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ của mình.
  • Lưu ý đến lãi suất phạt: Trường hợp đến hạn thanh toán mà chưa đóng thì lãi suất bị phạt như thế nào? Và số tiền thanh toán thêm ra sao?
  • Nên mua bảo hiểm cho căn nhà: Để bảo vệ một cách toàn diện trước các rủi ro ngoài ý muốn có thể xảy ra.
  • Chọn thời gian vay hợp lý: Tuỳ vào thu nhập của bản thân, và khả năng trả nợ cho NH mà chọn thời gian vay dài hay ngắn.

4-Thu-tuc-vay-ngan-hang-mua-nha-tra-gop-3.png

Có thể bạn quan tâm
Alternate Text Gọi ngay
XSMB