Miền Trung đang khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ
Do ảnh hưởng không khí lạnh kết hợp rìa bắc dải hội tụ nhiệt đới và hoạt động của đới gió đông trên cao, trong những ngày qua, trên địa bàn các tỉnh miền Trung đặc biệt tại các tỉnh như Hà Tĩnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế… có mưa to, rất to, đặc biệt to, tổng lượng mưa nhiều nơi từ 1.000 đến trên 3.300 mm; mực nước các sông trên địa bàn các tỉnh dâng cao trên mức báo động, trên lũ lịch sử nam 1979 hơn 1 m. Theo dự báo ngay hôm nay 22/3 cho đến 24/3 mưa đã giảm nhưng sau ngày 25 lại chịu ảnh hưởng của cơn bão số 8 đang hướng vào đất liền. Do đó các địa phương đang khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ, giúp người dân từng bước ổn định đời sống.
Khẩn Trương khắc phục hậu quả mưa lũ ở Miền Trung
Các Phần Chính Bài Viết
Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, tính đến 17h ngày 20/10, mưa lũ từ ngày 6-20/10 đã làm 133 người chết và mất tích, trong đó có 106 người chết; 371ha lúa bị ngập, 6.989 ha hoa màu bị ngập, hư hại; 5.876 con gia súc, 685.225 con gia cầm bị chết, cuốn trôi; 16 tuyến quốc lộ, 163.150m đường quốc lộ, 161.880m đường giao thông địa phương bị ngập, sạt lở, hư hỏng tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị.
Hiện đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, tỉnh Quảng Bình còn 7 vị trí ngập, sạt lở và nhiều tuyến đường nội tỉnh đang ngập lụt, chia cắt. Quốc lộ 1A đoạn qua thị trấn Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh còn bị ngập.
Trong ngày hôm nay dự báo mưa đã giảm hẳn các địa phương đang tích cực thực hiện mọi biện pháp để khác phục hậu quả do mưa bão.
Quảng Bình chỉ đạo khắc phục hậu quả do đợt mưa lũ đặc biệt lớn gây ra
Tại tỉnh Quảng Bình: Ngày 20-10-2020, Tỉnh ủy Quảng Bình đã có công văn số 1022-CV/TU (do đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Vũ Đại Thắng ký) gửi các đơn vị, địa phương trong tỉnh về việc khẩn trương khắc phục hậu quả do đợt mưa lũ đặc biệt lớn gây ra.
Toàn tỉnh có gần 100.000 nhà bị ngập; nhiều đoạn đường quốc lộ, tỉnh lộ không lưu thông được; nhiều thôn, bản bị chia cắt, cô lập. Trong thời gian tới, tình hình mưa lũ tiếp tục có diễn biến phức tạp, nguy cơ sụt trượt các tuyến đường, sạt lỡ đất, lũ quét khu vực miền núi và một số vùng ở mức cao.
Hiện lực lượng chức năng đang tích cực giúp người dân nhất là về lương thực, thực phẩm, nước uống không để người dân nào bị đói khát.
Tỉnh Hà Tĩnh vừa khắc phục mưa lũ vừa phòng chống bão số 8
Để khẩn trương khắc phục hậu quả do mưa, lũ, đồng thời chủ động ứng phó với cơn bão số 8, Trưởng BCH PCTT&TKCN tỉnh Hà Tĩnh đã yêu cầu: Các sở, ngành liên quan theo chức năng nhiệm vụ có trách nhiệm chủ động xuống hỗ trợ các địa phương để khắc phục hậu quả mưa, lũ bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả. Đồng thời chủ động các phương án sẵn sàng đối phó với diễn biến của tình hình thời tiết trong thời gian sắp tới.
Đề nghị Ủy ban MTTQ tỉnh, Tỉnh đoàn, Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và các tổ chức chính trị xã hội chỉ đạo thành viên các cấp phối hợp với các địa phương thực hiện tốt công tác khắc phục hậu quả lũ, lụt. Cử lực lượng hội viên, đoàn viên trực tiếp xuống tại các địa phương bị ngập lũ để giúp Nhân dân khắc phục hậu quả mưa lũ.
Các đoàn kiểm tra, chỉ đạo công tác PCTT và TKCN của tỉnh trực tiếp xuống tận cơ sở để kiểm tra, chỉ đạo khắc phục hậu quả sau lũ nhằm sớm ổn định đời sống, sản xuất và dân sinh.
Đài Khí tượng thủy văn tỉnh cập nhật diễn biến bão số 8 và tình hình mưa lũ; phối hợp với Đài Phát thanh truyền hình, Báo Hà Tĩnh kịp thời đưa tin về diễn biến của thiên tai cho các cấp, các ngành và nhân dân biết để chủ động phòng tránh có hiệu quả.
Tỉnh Thừa Thiên Huế tích cực tìm kiếm người còn mất tích
Gần nửa tháng nay, người dân tỉnh Thừa Thiên – Huế gặp nhiều khó khăn khi liên tiếp chống chọi với 3 đợt lũ lớn.
Hiện nay, nước lũ đang xuống nhưng tại nhiều địa phương vẫn còn ngập sâu, có nơi lên đến hơn 1m. Cùng với việc tập trung khắc phục hậu quả sau mưa lũ, bà con tại các vùng trũng cũng đang khẩn trương thực hiện các biện pháp để ứng phó với cơn bão số 8.
UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã xuất cấp và phân phối 78 tấn gạo, 450 thùng bánh gạo và 38.700 thùng mì tôm từ dự trữ lương thực phòng chống thiên tai cấp tỉnh để cứu trợ khẩn cấp cho các hộ di dời phòng tránh mưa lũ. Hiện Thủ tướng Chính phủ đã cấp cho Thừa Thiên – Huế 1.000 tấn gạo cứu đói ban đầu. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thừa Thiên – Huế tiếp nhận từ các nguồn hỗ trợ hơn 25 tỷ đồng và đã có hàng chục ngàn suất quà về với người dân vùng lũ. Các địa phương đang tập trung khắc phục hậu quả; đồng thời tổ chức cứu trợ người dân bị ảnh hưởng nặng của mưa bão.
Diễn biến mới nhất về cơn bão số 8
Hồi 04 giờ ngày 22/10, vị trí tâm bão ở khoảng 16,5 độ Vĩ Bắc; 116,7 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 470km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (90-100km/giờ), giật cấp 13. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 150km tính từ tâm bão.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km và có khả năng mạnh thêm. Đến 04 giờ ngày 23/10, vị trí tâm bão ở khoảng 17,2 độ Vĩ Bắc; 114,5 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 220km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/giờ), giật cấp 14.
Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 14,5 đến 19,0 độ Vĩ Bắc; từ kinh tuyến 112,5 đến 118,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh.
Do ảnh hưởng của bão, ở vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông có mưa bão, gió mạnh cấp 9-10, sau tăng lên cấp 11-12, giật cấp 14; sóng biển cao từ 6-8m; biển động dữ dội.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 5-10km và có khả năng mạnh thêm. Đến 04 giờ ngày 24/10, vị trí tâm bão ở khoảng 17,6 độ Vĩ Bắc; 112,3 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (100-135km/giờ), giật cấp 14.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 10-15km. Đến 04 giờ ngày 25/10, vị trí tâm bão ở khoảng 17,6 độ Vĩ Bắc; 108,5 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Nam Vịnh Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/giờ), giật cấp 11.
Trong 72 đến 96 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km.
Thông tin về cơn bão này chúng tôi sẽ chuyển tải trong các bản tin tiếp theo./
Có thể bạn quan tâm
- Cách giảm tiếng ồn khi tủ lạnh Side by Side hoạt động? (17/08/2024)
- 5 Trung Tâm Bảo Hành Tủ Lạnh Hitachi Tại Nhà Hà Nội Uy Tín Nhất (24/07/2023)
- Bảo Hành Tủ Lạnh Samsung Địa Chỉ Tâm Đắc Nhất Hà Nội (23/07/2023)
- Thời tiết nhiệt độ bốn mùa tỉnh Đắk Lắk (19/05/2022)
- Thời tiết nhiệt độ bốn mùa tỉnh Đồng Tháp (27/04/2022)
- Thời tiết nhiệt độ bốn mùa tỉnh Đồng Nai (26/04/2022)