Một số tỉnh khẩn trương khắc phục thiệt hại do mưa lớn ngày qua

Trong đợt mưa lũ vừa qua nhiều tỉnh thành trong cả nước bị thiệt hại nhiều do mưa lũ. Vậy làm thế nào để giảm bớt các thiệt hại nhất là thiệt hại về người và tài sản. Hãy cùng chúng tôi cập nhật thông tin mới nhất từ Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.

Nhiều tỉnh thành mưa lớn đã gây thiệt hại

Mưa lũ hư hại nhiều giao thông ở các tỉnh miền núi

Trong đợt mưa lũ vừa qua nhiều tuyến giao thông huyết mạch tại Quảng Trị đang bị hư hỏng trầm trọng. Trên 2 tuyến quốc lộ và 5 tuyến tỉnh lộ có hàng chục chỗ bị sạt lở, với khối lượng khoảng 20 nghìn m3 đất đá đã gây ách tắc giao thông nghiêm trọng.

Các ngành chức năng ở nơi đây đang tích cực khẩn trương huy động sức người, máy móc, phương tiện khác để khắc phục sự cố đảm bảo giao thông thông suốt cho người dân thuận tiện đi lại. Tuy nhiên xét về lâu dài thì những tuyến đường tỉnh lộ, quốc lộ cần sớm được nâng cấp mở rộng để đảm bảo cho người dân đi lại thuận tiện và an toàn.

Hơn nữa tại tỉnh này nhiều tuyến đường thôn, xã cũng đang có dấu hiệu xuống cấp cũng sạt lở  mỗi khi mưa to, gió lớn. Chính bởi vậy nơi đây đang rất cần sự quan tâm đầu tư đồng bộ các tuyến giao thông đảm bảo giao lưu hàng hóa, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn.

Khắc phục thiệt hại do mưa lớn gây ngập úng tại một số nơi

Tại tỉnh Thừa Thiên Huế mưa lớn cũng làm ngập úng cục bộ, ảnh hưởng nhiều đến các diện tích lúa, rau màu  mà đặc biệt đã ảnh hưởng đến diện tích sắn đang cho thu hoạch.

Bà con nông dân nơi đây đang khẩn trương nhổ sắn trước khung thời vụ để tránh bị thiệt hại do ngập úng gây nên.

Nhiều hộ  dân nơi đây cho rằng năm nay thời tiết mưa to, gây ngập úng đến sớm hơn mọi năm nên dù chưa đến kỳ thu hoạch sắn nhưng họ vẫn phải thu sớm để bảo vệ năng suất.Bởi để ngập úng thì sắn sẽ thối dữa và thiệt hại rất nhiều.

Thu hoạch sắn đến đâu thì công ty tinh bột sắn tại địa phương đã thu mua hết với giá cả hợp lý tạo động lực cho bà con yên tâm sản  xuất.

Các biện pháp phòng chống mưa lũ

Nước ta hàng năm phải hứng chịu hàng chục trận bão gay mưa lớn nhiều nơi. Trong các đợt lũ vừa qua, các cấp chính quyền, người dân các địa phương đã chủ động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả, cho nên đã hạn chế được mức độ thiệt hại.

Tuy nhiên vẫn có xảy ra thiệt hại về người và tài sản. vậy làm thế nào để hạn chế thấp nhất thiệt hại khi mưa bão?

Theo như phân tích của các chuyên gia thì nguyên nhân gây thiệt hại nhiều do chúng ta chưa thực sự đã dự báo được chính xác tình hình thời tiết trong khi đó thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Một số bộ phận người dân, chính quyền địa phương còn chủ quan, thiếu kỹ năng ứng phó, chưa thực hiện nghiêm túc, triệt để Công điện của Chính phủ và các cấp, nhất là khi lũ lên nhanh.

Các đợt mưa lũ vừa qua cho thấy, đây là những đợt mưa lũ vào loại đặc trưng, điển hình ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên. Nguyên nhân gây mưa đều là những hình thế thời tiết gây mưa điển hình ở khu vực miền trung và đều được nhận diện từ khá sớm. Tuy nhiên tổng lượng mưa, cường độ mưa xảy ra quá lớn, trên một khu vực rộng vượt quá khả năng nhận định của dự báo, đây là bài học thực tế sâu sắc đối với những người làm công tác dự báo.

Vậy biện pháp giảm thiệt hại do mưa lũ như thế nào?

Cần nâng cao chất lượng dự báo thời tiết để chuẩn xác, kịp thời hơn. Đồng thời cần đầu tư thệ hệ thống phục vụ dự báo thời tiết để chúng ta sớm có những dự báo chính xác như hệ thống quan trắc, ra-đa, lưới trạm khí tượng thủy văn, nhất là tại các vùng địa hình phức tạp, chia cắt để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác dự báo mưa lũ.

Tăng cường tuyên truyền vận động nhân dân và chỉ đạo các cấp chính quyền làm tốt công tác ứng phó với diễn biến phức tạp của thời tiết.

Mặt khác, cần đẩy mạnh việc xây dựng bản đồ ngập lụt hạ du các hồ chứa để làm cơ sở rà soát, điều chỉnh bổ sung các phương án ứng phó với mưa lũ theo phương châm “bốn tại chỗ” nhằm chủ động xử lý kịp thời các tình huống bất thường nhưng đã trở thành tình huống bình thường.

Ngoài ra, cần đầu tư phương tiện, trang, thiết bị phù hợp thực tế địa phương, củng cố lực lượng làm công tác tìm kiếm cứu nạn để xử lý các tình huống phức tạp và chủ động sơ tán dân khi có lũ lớn. Triển khai các giải pháp ưu tiên nâng cao năng lực ứng phó với thiên tai trong điều kiện biến đổi khí hậu, thiên tai cực đoan.

Dự báo thời tiết cho các khu vực trên cả nước trong ngày 12/9

Mưa lớn chấm dứt ở Bắc Bộ

Hôm nay ngày 12/9 mưa lớn được dự báo là sẽ chấm dứt ở Bắc Bộ.  Các hình thế gây mưa tại Bắc Bộ từ hôm nay mưa giảm nhanh, đầu buổi sáng tiết trời dịu mát đặc trưng của tiết trời mùa thu. Đến trưa chiều bừng nắng thì nhiệt độ có thể tăng lên ở mức là 31 đến 32 độ. Một số nơi như Thành Phố Hà Nội, Việt Trì nhiệt độ phổ biến 34 độ, thành phố Lào Cai, Hà Giang nhiệt độ 33 độ.

Theo dự báo đợt ít mưa nắng dáo này sẽ còn duy trì khoảng 1 tuần nữa tại khu vực Bắc Bộ. Dự báo trưa và chiều trời sẽ nóng nhiệt độ khoảng 32 đến 35 độ. Còn về đêm và sáng nhiệt độ khoảng 22 đến 27 độ.

Trung Bộ nắng nóng nhiều nhất trên cả nước

Sau nhiều đợt mưa lớn thì đến hôm nay các khu vực tại Trung Bộ đều có nắng ráo và đây là nơi nắng nhiều nhất trên cả nước.

Nhiệt độ từ Thanh Hóa đến Thừa thiên Huế nhiệt độ giao động từ 32 đến 35 độ; Từ Đà Nẵng đến Bình Thuận nhiệt độ từ 34 đến 36 độ.

Với nhiệt độ và thiết tiết thuận lợi như vậy nơi đang đang tích cực khắc phục những thiệt hại do mưa lớn gây nên tại những thời điểm trước.

Tây Nguyên- Nam bộ cảnh giác với mưa về chiều và đêm

Theo dự báo trong ngày hôm nay 12/9 khu vực Tây Nguyên và Nam bộ sẽ phải cảnh giác với mưa rào và dông.

Ban ngày thì trời nắng dáo, nắng đẹp nhiệt độ cao nhất là 34 độ đối với Nam Bộ và 31 độ đối với Tây Nguyên.

 

 

 

 

 

Có thể bạn quan tâm
Alternate Text Gọi ngay
XSMB