Nguy cơ hạn nặng tại các tỉnh Miền Tây Nam Bộ

Thời điểm này, những năm trước, các cánh đồng miền tây Nam Bộ đang chìm trong biển nước, kéo theo bao sản vật cho người nông dân. Năm 2020, Mặc dù từ đầu mùa mưa đến nay đã xuất hiện nhiều cơn mưa lớn.  Đến nay trong đỉnh điểm mùa mưa, nước lũ vẫn chưa về. Đây là tín hiệu cho thấy nguy cơ hạn nặng tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ của nước ta.

Nguy cơ hạn nặng tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ

Lượng nước tại Sông Mê Kong thiếu hụt nhiều so với các năm trước

Nếu như tại các tỉnh Miền Bắc hay so sánh với nước láng giềng Trung Quốc thì từ đầu năm đến nay có rất nhiều trận mưa cực lớn gây lũ lụt và cướp đi sinh mạng của nhiều người.

Thế nhưng tại các tỉnh Nam Bộ đặc biệt tại Miền Tây của khu vực này tuy có mưa nhưng lượng nước mưa không đảm bảo cho mùa lũ lên để những người dân mưu sinh bằng nước lũ có được miếng cơm, manh áo nhờ sản vật biển cả.

Tại Khu vực sông Mê Kong, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo, cuối tháng 9 và tháng 10, lượng mưa ở vùng thượng lưu sông Mekong có thể sẽ được cải thiện bằng mức trung bình nhiều năm và sẽ tiếp tục có mưa trong các tháng tiếp theo nhất là ở vùng hạ lưu sông Mekong.

Thông tin từ Tổng cục Khí tượng Thủy văn (BộTNMT), sau đợt hạn mặn khốc liệt năm 2020, bước vào mùa lũ, lượng mưa trên toàn lưu vực sông Mê Công vẫn tiếp tục bị sụt giảm. Từ đầu tháng 6 đến nay, tổng lượng mưa khu vực thượng nguồn Trung Quốc thấp hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN) khoảng 25% và cao hơn cùng kỳ năm 2019 khoảng 10%. Tổng lượng mưa ở vùng thượng lưu sông Mê Công ở mức cao hơn TBNN và năm 2019 từ 10-25%, ở vùng trung, hạ lưu phổ biến thấp hơn TBNN và năm 2019 từ 25-45%. Hiện tại, mực nước cao nhất vùng đầu nguồn sông Cửu Long thấp hơn TBNN từ 1,15-2,0m, thấp hơn cùng kỳ năm 2019 từ 1,05-1,65m và năm 2015 từ 0,1-0,45m

Trung tâm cũng dự báo tổng lượng mưa trên toàn lưu vực sông Mekong sẽ thiếu hụt nhiều so với các năm trước. Dự kiến đỉnh lũ năm nay ở thượng nguồn sông Cửu Long sẽ ở mức thấp, dưới báo động 1, xuất hiện muộn vào giữa tháng 10 và sau đó sẽ giảm nhanh và chỉ đạt khoảng 55% trung bình nhiều năm, có thể sẽ là thấp nhất trong 10 năm vừa qua.

Đồng bằng Sông cửu Long ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hiện tượng El Nino

Theo cơ quan chức năng, lượng mưa sụt giảm khiến tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tới đây sẽ diễn ra tương tự mùa khô năm 2019-2020 và có thể gay gắt hơn so với năm trước.

Theo các chuyên gia nghiên cứu độc lập về sinh thái Đồng bằng sông Cửu Long, hiện tượng El Nino từ đầu năm đến hết tháng 8 dẫn đến mưa ít trong lưu vực đã khiến lũ năm nay không đạt như mong mỏi.

Trước đó, toàn lưu vực đồng bằng sông Cửu Long vừa trải qua một mùa hạn lịch sử khiến các sông nhánh và hàng trăm hồ thủy điện bị thiếu hụt nước nên các cơn mưa từ đầu mùa đến giờ chỉ mới có tác dụng giải hạn, không còn để đổ xuống dòng sông chính xuôi về hạ lưu.

Việc thiếu lũ khiến nông dân đồng bằng Sông Cửu Long và các nhà khoa học, lãnh đạo các địa phương lo lắng. Nước lũ không đủ không chỉ khiến thiếu phù sa bồi đắp cho các cánh đồng, nguồn lợi thủy sản hao hụt mà còn đe dọa sẽ tiếp diễn hạn mặn cho năm sau.

Người dân mong chờ những trận lũ hy vọng hồi sinh…

Mùa nước lũ với người nông dân đồng bằng Nam Bộ xưa nay luôn là niềm hứng khởi. Nước lũ về kéo theo bao sản vật của mùa nước nổi, làm nên nét đặc trưng của vùng đất này.

Nước lũ cũng chính là nguồn dinh dưỡng vô giá bồi đắp làm nên sự trù phú của các cánh đồng lúa miền tây Nam Bộ. Trái ngược với hình ảnh thường thấy hàng năm, năm nay, dù đã ở thời điểm đỉnh của mùa nước nổi nhưng các cánh đồng miền tây vẫn trong tình trạng “khát lũ”. Nước vẫn chưa về.

Đặc biệt Nông dân đồng bằng Sông Cửu Long vừa trải qua một mùa hạn mặn khiến cho nhiều người trắng tay, nhiều khu vườn vốn xum xuê cây trái chỉ trong chớp mắt biến thành củi. Mong chờ mùa lũ để hy vọng phục hồi lại vườn cây trái xem ra không thành hiện thực bởi tình trạng thiếu lũ năm nay.

Có thể khẳng định từ xưa nay, lũ miền Tây Nam bộ với tên gọi quen thuộc: Mùa nước nổi là nỗi mong đợi hằng năm của người Đồng bằng sông Cửu Long. Nó mang lại cuộc sống ấm no sung túc, ghi lại nhiều ký ức tuổi thơ đẹp đẽ cho rất nhiều thế hệ. Vì thế lũ không về, cùng với nỗi lo là nỗi buồn mà người dân miền Tây đang phải hứng chịu.

Hạ lưu sông Mê kong vẫn có mưa trong tháng tiếp theo

Theo nhận định, trong các tháng tiếp theo vùng hạ lưu sông Mê Công vẫn tiếp tục có mưa, tuy nhiên tổng lượng mưa trên toàn lưu vực sông Mê Công vẫn thiếu hụt nhiều so với TBNN.

Đỉnh lũ năm 2020 tại đầu nguồn sông Cửu Long (tại trạm thủy văn Tân Châu và Châu Đốc) ở mức thấp (dưới báo động 1) và xuất hiện muộn vào giữa tháng 10 (chậm khoảng 3 tuần và thấp hơn giá trị đỉnh lũ TBNN khoảng 5.000 m3/s) và sau đó sẽ giảm nhanh.

Theo đánh giá sơ bộ, tổng lượng dòng chảy qua hai trạm này trong toàn bộ mùa lũ năm 2020 dự kiến chỉ đạt khoảng 55% TBNN (thiếu khoảng 130 tỷ m3) và thấp hơn cùng kỳ năm 2019 khoảng 15%.

Như vậy, về tổng lượng nước lũ, năm 2020 có thể sẽ có mùa lũ thấp nhất trong vòng 10 năm vừa qua. Các trạm vùng hạ nguồn sông Cửu Long lên theo triều, đỉnh lũ phổ biến ở mức báo động 2 đến báo động 3, có nơi trên báo động 3, nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại một số vùng trũng thấp, ven sông, đặc biệt tại các thành phố Cần Thơ, Vĩnh Long.

Hạn hán, xâm nhập mặn có khả năng diễn ra sớm, gay gắt

Nhận định về khả năng hạn hán, xâm nhập mặn trong thời gian tới, Tổng cục KTTV đánh giá tổng lượng dòng chảy trong những tháng mùa khô 2020-2021 từ thượng nguồn sông Mê Công về ĐBSCL ở mức thiếu hụt từ 20-35% so với TBNN (tương đương năm 2019), tình trạng thiếu nước, xâm nhập mặn sẽ diễn ra sớm và gay gắt.

Cùng đó, cơ quan khí tượng quốc gia cũng đưa ra cảnh báo tình hình hán hán, xâm nhập mặn trong mùa khô 2020-2021 sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, thủy sản và diện tích trồng cây ăn trái ở ĐBSCL.

Ngoài ra, do thiếu hụt nguồn nước dẫn đến mực nước trên sông và các kênh rạch ở mức thấp, nguy cơ cao xảy ra sạt lở bờ sông và các kênh rạch, đặc biệt là trên các sông chính. Tuy nhiên, trong trường hợp cực đoan, mưa trái mùa xảy ra ít, kết hợp với việc sử dụng, khai thác tài nguyên nước trên các dòng nhánh và trữ nước tại các đập vùng thượng nguồn gia tăng, tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn ở ĐBSCL sẽ diễn ra tương tự mùa khô năm 2019-2020 và có thể còn gay gắt hơn./

 

 

Có thể bạn quan tâm
Alternate Text Gọi ngay
XSMB