Nhện giăng tơ như thế nào?

Khi bạn nhìn thấy giữa các cây hai bên bờ kênh, hoặc hai góc nhà cách nhau rất xa có kết một mạng nhện rác rưởi, các bạn hẳn sẽ do dự : Nhện vừa không biết bơi cũng không biết bay thì nó làm cách nào mắc được ” tấm lưới không trung ” này vậy ?Hóa ra, phần cuối bụng của nhện có mấy đôi ” máy dệt “, tơ nhện chính là được tuôn ra từ trong lỗ nhỏ của máy dệt. Thành phần của tơ nhện là protein, giống như tơ tằm vậy, khi vừa tuôn ra còn là một loại ” keo dán ” rất dính. Khi nó tiếp xúc với không khí thì lập tức trở nên cứng và trở thành tơ .
Cũng giống như con người muốn đi qua bên kia sông thì phải bắc cầu, nhện khi muốn bò đến bờ bên kia sông thì nó phải mắc ” cáp trời ” .

Việc mắc cáp trời rất thú vị. Nhện từ vị trí của nó giương ra rất nhiều chân dài để kéo tơ dài ra phía trước. Vậy là những sợi tơ nhện này xuôi theo gió bay bay, giống như mấy chiếc dây thắt lưng mỏng trong suốt bay trong không trung. Sau đó, nó luôn dùng chân để chạm vào điểm cố định của sợi tơ nhện.

Bỗng nhiên, nó phát hiện trong đó có một sợi tơ không kéo nổi. Hóa ra một đầu của sợi tơ bay bị gió thổi sang đối diện, và đã bị dính trên cành cây hoặc đồ vật khác, do vậy cáp trời đã được mắc như vậy.

Một biện pháp khác để mắc cáp trời là: đầu tiên nhện cố định tơ vào một điểm, còn mình treo trên sợi tơ, rủ xuống mặt đất, sau đó phần cuối bụng vừa nhả tơ, vừa trèo lên trên góc nhà hay cành cây đối diện, đợi sau khi đến được mục đích lại dùng chân thu tơ lại, khi thu đến vừa độ dài thích hợp liền cố định tơ lên trên điểm cố định mới, như vậy cáp trời cũng có thể dệt thành.

Giống như cột nhà phải lớn một chút ít, nhện định ra sợi này là sợi chống đỡ cho mạng nhện rác rưởi, đi đi về về lại dính lên mấy sợi tơ, biến nó thành một ” dây cáp ” thô. Tiếp đó, phía dưới sợi cáp thô này lại mắc song song sợi cáp thứ hai. Đợi sau khi hai sợi cáp mắc xong, thì nhện dệt thành một tấm mạng nhện rác rưởi ở giữa hai sợi cáp thô này .
( Theo sách Động vật )

Có thể bạn quan tâm
Alternate Text Gọi ngay
XSMB