Phòng chống dịch bệnh động vật sau mưa lũ

Nhiều ngày vừa qua mưa lũ ở miền Trung đã làm thiệt hại hàng triệu con gia súc, gia cầm tại các tỉnh như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa…Để giảm thiểu thiệt hại cho đàn vật nuôi còn sót lại cũng như đảm bảo công tác tái đàn sau mưa lũ. Bà con nông dân cần thực hiện một số khuyến cáo về việc tổng vệ sinh, sát trùng, phòng, chống dịch bệnh động vật sau mưa, lũ.

Các biện pháp vệ sinh, sát trùng, phòng, chống dịch bệnh động vật sau mưa, lũ

Đối với người chăn nuôi

Để khôi phục sản xuất sau mưa lũ người dân các tỉnh cần chú trọng hướng kiểm tra, gia cố chuồng nuôi, cơ sở nuôi thủy sản bảo đảm chắc chắn để phòng, chống bão, lụt. Có giải pháp ứng phó trong các trường hợp xảy ra úng ngập, cần di dời đàn vật nuôi đến vị trí không bị úng ngập, giải pháp giữ ấm cho đàn vật nuôi trong điều kiện thời tiết mưa, lạnh kéo dài.

Đẩy mạnh chăm sóc, nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi bằng cách cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống phù hợp với từng đối tượng nuôi, đồng thời bổ sung vitamin và các khoáng chất cần thiết cho đàn vật nuôi. Tổ chức thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin cho gia súc, gia cầm theo đúng quy định.

Khi nước rút phải thực hiện vệ sinh, khử trùng bằng vôi bột, hóa chất và tiêu độc khu vực chăn nuôi trước khi đưa vật nuôi trở lại chuồng nuôi.

Đối với chính quyền địa phương

Chính quyền và các cơ quan chuyên môn các cấp tổ chức tổng vệ sinh, thu gom xác động vật chết để xử lý, sát trùng, tiêu độc vùng chăn nuôi bị lũ, ngập để tổng tẩy uế môi trường, tiêu diệt các loại mầm bệnh.

Có phương án hỗ trợ con giống, hóa chất để xử lý môi trường, tiêu hủy thủy sản và vật nuôi chết do lũ, lụt và dịch bệnh.

Báo cáo những khó khăn vướng mắc trong công tác khắc phục hậu quả mưa lũ, lụt và trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn.

Chủ động triển khai công tác giám sát để phát hiện sớm, kịp thời xử lý trường hợp gia súc, gia cầm mắc bệnh, nghi mắc bệnh nguy hiểm như Dịch tả lợn Châu Phi, Cúm gia cầm, Lở mồm long móng, Tai xanh,…

Tuyên truyền, hướng dẫn chủ vật nuôi báo ngay cho chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn thú y để điều tra, xử lý ổ dịch theo đúng quy định, không giết mổ, mua bán động vật ốm, chết, không vứt xác động vật chết do mắc bệnh ra ngoài môi trường.

Tình hình thời tiết ngày 24/10 và diễn biến cơn bão số 8

Diễn biến cơn bão số 8

Hồi 04 giờ ngày (24/10), vị trí tâm bão ở khoảng 17,8 độ Vĩ Bắc; 113,5 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 160km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/giờ), giật cấp 13. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 200km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 100km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 15km. Đến 04 giờ ngày 25/10, vị trí tâm bão ở khoảng 17,7 độ Vĩ Bắc; 108,8 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 120km về phía Nam Tây Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/giờ), giật cấp 11.

Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): từ vĩ tuyến 15,0 đến 20,0 độ Vĩ Bắc; từ kinh tuyến 107,0 đến 115,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh.

Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Tây khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có mưa bão, gió mạnh cấp 10-11, giật cấp 13; sóng biển cao từ 5-7m; biển động dữ dội.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15-20km đi vào đất liền các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó là một vùng áp thấp. Đến 04 giờ ngày 26/10, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở khoảng 17,7 độ Vĩ Bắc; 104,8 độ Kinh Đông, trên khu vực Nam Lào. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40km/giờ).

Dự báo gió mạnh trên biển: Từ tối nay (24/10), trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ gió mạnh dần lên cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11; sóng biển cao từ 2-4m; biển động rất mạnh; ở vùng biển từ Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9; biển động mạnh.

 Dự báo mưa: Từ đêm nay (24/10) đến sáng 26/10, ở các tỉnh từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế có mưa vừa, mưa to với tổng lượng mưa phổ biến 50-150mm/đợt.

Dồn tổng lực tìm kiếm 13 công nhân mất tích

Hiện nay tại Thừa Thiên Huế đã điều hơn 100 người, 12 xe cơ giới được điều vào thủy điện Rào Trăng 3 tìm kiếm 13 công nhân mất tích.

Đến nay đường 71 từ thủy điện Rào Trăng 4 vào Rào Trăng 3 đã thông xe chiều 23/10. Hôm nay sẽ là ngày cao điểm của đợt tìm kiếm. Khoảng 7 máy xúc, 5 xe tải, hơn 100 bộ đội công binh, đội quy tập mộ liệt sĩ 192 được điều vào hiện trường.

Khi tuyến đường 71 được giải tỏa, lực lượng chức năng sẽ đưa xe ben, xe múc, xe ủi vào hiện trường phục vụ tìm kiếm công nhân mất tích với phương châm thông đường đoạn nào cho xe qua đoạn đó.

Đến nay đã tìm thấy 4 thi thể đưa ra đống đổ nát.

Thời tiết 24/10: Bắc Bộ nắng, Trung Bộ bắt đầu xuất hiện mưa nhiều nơi

Thời tiết 24/10 Bắc Bộ ngày nắng, tối và sáng sớm trời lạnh. Trung bộ bắt đầu xuất hiện mưa dông nhiều nơi.

Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương, hiện nay (23/10) ở khu vực Bắc Biển Đông đang có mưa bão; các vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang, khu vực Giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) đang có mưa dông

Dự báo: Trong đêm nay và ngày mai (24/10), do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với hoạt động của cơn bão số 8 nên khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có mưa bão; ở Vịnh Bắc Bộ từ chiều mai có mưa bão; ở vùng biển các tỉnh từ Bình Thuận đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang, Vịnh Thái Lan, khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa) có mưa dông mạnh. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh.

Ở khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 10-12, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 13, giật cấp 15; sóng biển cao từ 6-8m; biển động dữ dội.

Ở vịnh Bắc Bộ có gió Đông Bắc đến Bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 8, từ chiều tối mai gió mạnh dần lên cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11, biển động rất mạnh; vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Quảng Trị đến Ninh Thuận có gió Đông Bắc đến Bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 8; sóng biển cao 2,0-4,0m; biển động.

Ở vùng biển phía Bắc của khu vực giữa Biển Đông có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8; sóng biển cao 4,0-6,0m; biển động.

Có thể bạn quan tâm
Alternate Text Gọi ngay
XSMB