Mỗi ngày Dịch một tý – Trang 2

Gửi bài

gửi bởi vo_danh_00 » 11:38, 11/10/11

6. Thế Ứng

Càn vi Thiên: Thế tại hào 6
Thiên Phong Cấu: — 1
Thiên Sơn Độn: — 2
Thiên Địa Bỉ: — 3
Phong Địa Quan: — 4
Sơn Địa Bác: — ; 5
Hỏa Địa Tấn: — ; 4 (Du Hồn)
Hỏa Thiên Đại Hữu: — 3 (Quy Hồn)

Cách với hào Thế 2 ngôi, tức là hào Ứng; kỳ dư các quẻ khác có thể từ đó mà suy ra.

Sau đây tôi cần phải thuyết minh rõ nguồn gốc ở đâu mà Thánh Nhân đã lập ra được Thế Ứng cho các quẻ. Và vì sao có quẻ Du Hồn, và Quy Hồn

Tất cả các Quẻ Thuần của tám Quẻ là Quẻ Kép của quẻ đơn Bát Quái chồng lên mà có. Tất cả 64 quẻ có Thế Ứng đều từ 8 Quẻ Thuần tuần tự biến ra. Và các cặp Thế Ứng là sự hòa hợp Âm Dương của Hào Vị mà có từng cặp như (1-4) (2-5) (3-6). Tại sao vậy? Vì Hào Vị được lập ra từ nguyên lý Cơ Ngẫu, tức là do số chẳn lẻ mà có. Tỷ như trong một quẻ có 6 Hào từ dưới đếm lên: 1,2,3,4,5,6

Hào: 1, 3, 5 là số lẻ nên là Dương Hào
Hào: 2, 4, 6 là số chẳn nên là Âm Hào

Nhưng tại sao có các cặp hợp như (1-4), (2-5), (3-6)? Chắc có bạn sẽ cho rằng vì do Dương và Âm hợp, nên có sự hợp như thế! Nói vậy thì chỉ đúng 1 phần, bởi nếu thế thì, tại sao 1 không hợp với 6, 3 không hợp với 4??? Sở Dĩ có sự hợp thành cặp Thế Ứng là vì:

– Hào 1 là Dương thuộc hào đầu của quẻ Nội, 4 là Hào Âm thuộc hào đầu của quẻ Ngoại (phải có đủ Âm Dương, Nội Ngoại, và hợp Hào Vị mới chính đáng hòa hợp sinh thành được). Dịch Đạo có câu: “một Âm, một Dương là Đạo của Trời Đất”, “độc Dương không thể sinh, độc Âm cũng không thể thành”. Quẻ Bát Thuần là Quẻ Kép chồng lên nhau mà có. Quẻ Thượng hay quẻ Ngoại gọi là Dương vì tượng của Trời nên ở trên; Quẻ Nội gọi là Âm vì tượng của Đất nên ở dưới. Do đó các cặp Thế Ứng phải có đủ Âm Dương, Nội Ngoại Quái, Trời Đất, và hào vị mới hòa hợp được. (Hầu như chưa có sách nào giải thích điều này, nhưng nếu ta Thấy và Hiểu được Ý Thánh Nhân thì không gì không rõ ràng cả). Cũng từ cái Lý thiên nhiên trời trên đất dưới, trời có trước đất có sau mà Thánh Nhân mới vạch quẻ từ dưới lên theo tuần tự từ thấp lên cao, vì bất cứ Sự Vật nào cũng có quá trình từ dưới thăng tiến lên, rồi đến cực mới giáng xuống theo hậu thiên. Hơn nữa, người học theo Đạo Trời Đất nên phải theo ĐỊNH LUẬT tự nhiên. Vạch từ dưới lên là theo Hậu Thiên mà lập vì có hào thì thành tượng. Trường hợp lập quẻ theo Tiên Thiên thì sẽ diễn từ số mà ra, vì số có trước sau mới thành tượng. Một khi lập quẻ từ các con số, thì phải lập quẻ thượng (ngoại quái) trước, sau mới lập quẻ hạ (nội quái), tức là từ trên xuống.

Trên là nói sơ qua Nguyên Lý do đâu mà có các cặp Thế Ứng, dưới đây là nói về Nguyên Lý vì sao có Thế Ứng của 64 quẻ và Tổ Bói Dịch Lý Thuần Phong dựa vào đâu mà lập thành.

Thí Dụ: Quẻ Thuần Càn

6. —– Thế
5. —–
4. —–
3. —– Ứng
2. —–
1. —–

Như đã nói ở trên, vạch quẻ theo Bốc Phệ thì vạch từ dưới lên. Từ dưới vạch lên đến Hào 6 là vừa đủ một Quẻ Kép Càn chồng lên Càn. Đến đó là Cực và đó cũng là hào vừa vạch (Động) cuối cùng nên mới lấy Thế ở đó. Thế chẳng gì khác hơn là hào vừa động mà có. Khi đã có Thế rồi thì lấy hào 3 làm Ứng, theo LÝ đã nói ở trên. Và tất cả các Quẻ Bát Thuần đều có hào Thế ở hào 6 vì Nguyên Lý vừa nêu.

Từ quẻ Bát Thuần Càn vừa vạch xong 6 Hào, là QUẺ CHỦ; nếu bây giờ có sự chuyển động thì hào Dương sẽ biến thành Âm, hoặc ngược lại Âm sẽ biến thành Dương. Vạch đến hào 6 rồi, phải trở xuống Hào 1 mà chuyển động ngay từ dưới. Hào 1 (sơ) Dương động thành Âm, nên thành quẻ Thiên Phong Cấu. (Xem tượng quẻ ở dưới)

6. —–
5. —–
4. —– Ứng
3. —–
2. —–
1. — — Thế

Vì Hào một vừa động biến ra, nên quẻ Cấu Thế ở Hào 1 thì Ứng ở hào 4 theo LÝ đã nêu ở trên theo các cặp (1-4), (2-5), (3-6).

Hào 1 đổi rồi, đến động hào 2 thành quẻ Thiên Sơn Độn. (Xem tượng quẻ ở dưới)

6. —–
5. —– Ứng
4. —–
3. —–
2. — — Thế
1. — —

Hào 2 vừa động biến thành Quẻ Độn nên Thế ở hào 2 thì Ứng ở hào 5.

Giờ đến Hào 3 động thì thành quẻ Thiên Địa Bĩ. (Xem tượng ở dưới)

6. —– Ứng
5. —–
4. —–
3. — — Thế
2. — —
1. — —

Hào 3 vừa động biến thành Quẻ Bĩ, nên Thế ở Hào 3 và Ứng ở Hào 6.

Đến hào 4 động thì thành quẻ Phong Địa Quan hoặc Quán. (Xem tượng ở dưới)

6. —–
5. —–
4. — — Thế
3. — —
2. — —
1. — — Ứng

Hào 4 vừa động biến ra quẻ Quán, nên Thế ở hào 4 thì Ứng ở hào 1.

Đến hào 5 động thì thành quẻ Sơn Địa Bác. (Xem tượng ở dưới)

6. —–
5. — — Thế
4. — —
3. — —
2. — — Ứng
1. — —

Hào 5 vừa động thành quẻ Bác, nên Thế ở hào 5 thì Ứng ở hào 2.

Đến đây thay vì động hào 6 Thánh Nhân lại không làm vậy mà trở ngược xuống động hào 4 là cớ làm sao? Đó là vì, nếu cho động hào 6 nữa thì coi như 6 hào Dương đều động thành 6 Âm tức Thành quẻ Khôn mất, nên không thể cho động hào 6. Từ quẻ Bác vẫn còn nằm trong quẻ Càn, nay muốn giữ (Xác) của quẻ Càn phải mượn động hào 4 thành quẻ Hỏa Địa Tấn. Tuy Xác thì vẫn là quẻ Càn, nhưng Hồn thì không phải của quẻ Càn nữa vì tên quẻ không có chữ nào là Thiên (tượng của Càn) cả. Bởi mỗi quẻ chỉ có 6 hào biến 6 lần thì hết, nên quẻ Càn xuất qua quẻ Bác động hào 4 thành quẻ Hỏa Địa Tấn nên gọi là Du Hồn. Chỗ này hiếm người biết nguyên lý lắm! (Xem tượng quẻ ở dưới)

6. —–
5. — —
4. —– Thế
3. — —
2. — —
1. — — Ứng

Hào 4 vừa động thành quẻ Tấn nên Thế ở hào 4 thì Ứng ở hào 1.

Vừa biến xuống hào 4 xong, bây giờ phải động xuống hào 3, nhưng nếu động hào 3 thành quẻ Hỏa Sơn Lữ thì Hồn không trở về được Thể quẻ Càn. Do đó phải động hào 1, 2, 3, của quẻ Khôn ở dưới thành quẻ Càn mới quy về Hồn của quẻ Càn được, nên thành quẻ Hỏa Thiên Đại Hữu. Cũng nhờ cách biến này mới Quy Hồn về Xác quẻ Càn mà gọi là quẻ Quy Hồn. Chỗ này cũng hiếm người biết nguyên lý lắm! (Xem tượng quẻ ở dưới)

6. —– Ứng
5. — —
4. —–
3. —– Thế
2. —–
1. —–

Vì hào 3 là hào động cuối cùng nên Thế ở hào 3 thì Ứng ở hào 6.

Ghi chú: Chỉ có quẻ thứ 7 và quẻ thứ 8 của tám quẻ Bát Thuần mới gọi là Du Hồn và Quy Hôn thôi. Không phải Thế ở hào 4 hay hào 3 thì gọi là quẻ Du Hồn hoặc Quy Hồn.

Lấy Quẻ Càn Khôn làm viền mối trời đất, tất cả quẻ khác cũng đồng một Nguyên Lý biến (theo Càn Khôn) và Thế Ứng, Du Hồn Quy Hồn, bất di bất dịch. Đâu phải Thánh Nhân muốn làm gì thì làm, họ đều có Nguyên Lý cả. Nhưng chúng ta hiểu được hay không lại là chuyện khác.

xin tiếp phần thế và ứng, phần này không cần lý giải gì thêm trong tăng san đã vừa đủ ý nghĩa : Càn vi Thiên : Thế tại hào 6T hiên Phong Cấu : — 1T hiên Sơn Độn : — 2T hiên Địa Bỉ : — 3P hong Địa Quan : — 4S ơn Địa Bác : — ; 5H ỏa Địa Tấn : — ; 4 ( Du Hồn ) Hỏa Thiên Đại Hữu : — 3 ( Quy Hồn ) Cách với hào Thế 2 ngôi, tức là hào Ứng ; kỳ dư những quẻ khác hoàn toàn có thể từ đó mà suy ra .

Có thể bạn quan tâm
Alternate Text Gọi ngay
XSMB