Từ Nghệ An đến Bình Định mưa lớn kéo dài đến 10/10

Do ảnh hưởng của giải hội tụ nhiệt đới nên hôm nay các tỉnh từ Nghệ An đến Bình Định vẫn có mưa lớn và dự báo mưa lớn kéo dài đến hết ngày 10/10. Mưa lớn kéo dài nhiều nơi mưa trên 300 mm đến 500mm nên ngập úng cục bộ đã và đang diễn ra tại nhiều nơi. Bà con đi lại cần hết sức cẩn thận.

Mưa lớn kéo dài đã gây thiệt hại người và gây ngập úng tại một số địa phương

Diễn biến mưa tại miền Trung và Tây Nguyên

Hôm nay ngày 9/10 các tỉnh từ Nghệ An đến Bình Định vẫn tiếp tục có mưa lớn, lượng mưa phổ biến tính rạng sáng ngày 09/10 là 50-150mm; riêng Hã Tĩnh – Thừa Thiên Huế có mưa to đến rất to, có nơi đặc biệt to với lượng mưa 100-200mm, một số nơi có lượng mưa lớn hơn như: Trường Sơn (Quảng Bình) 560mm, Trường Xuân (Quảng Bình) 398mm, Tà Lương (Thừa Thiên Huế) 260.4mm,…

Dự báo: Do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới đi qua Trung Bộ kết hợp với hoạt động của không khí lạnh nên từ nay đến ngày 10/10, ở các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có mưa to đến rất to với tổng lượng mưa phổ biến 100-200mm, có nơi trên 300mm; ở Nam Nghệ An, Bình Định có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa 50-100mm, có nơi trên 100mm.

Lũ trên các sông dâng cao

Hiện nay, lũ trên sông Ngàn Sâu (Hà Tĩnh), sông Bồ (Thừa Thiên Huế) đang lên, sông Kiến Giang (Quảng Bình) lên lại, các sông khác từ Quảng Bình đến Quảng Nam đang xuống.

Mực nước lúc 06 h ngày 09/10, trên một số sông như sau:

Trên sông Ngàn Sâu tại Hòa Duyệt là 6,93m, dưới báo động (BĐ)1;

Trên sông Gianh tại Mai Hóa là 4,75m, dưới BĐ2 0,25m;

Trên sông Kiến Giang tại Lệ Thủy là 2,89m, trên BĐ3 0,19m;

Trên sông Thạch Hãn tại Thạch Hãn là 5,41m, dưới BĐ3 0,59m;

Trên sông Hương tại Kim Long là 1,49m, trên BĐ1 0,49m;

Trên sông Bồ tại Phú Ốc là 3,09m, trên BĐ2 0,09m; Trên sông Vu Gia tại Ái Nghĩa là 7,59m, dưới BĐ2 0,41m.

Dự báo Lũ trên sông Ngàn Sâu, các sông ở Thừa Thiên Huế lên chậm;

Sông Kiến Giang dao động ở mức cao; các sông khác từ Quảng Bình đến Quảng Nam tiếp tục xuống.

Chiều tối nay (09/10), mực nước trên các sông có khả năng như sau:

 Trên sông Ngàn Sâu tại Hòa Duyệt lên mức 7,5m, ở mức BĐ1;

Trên sông Gianh tại Mai Hóa xu ng mức 4,2m, dưới BĐ2 0,8m; Trên sông Kiến Giang tại Lệ Thủy ở mức 2,5m, trên BĐ2 0,m;

Trên sông Thạch Hãn tại Thạch Hãn xu ng mức 4,5m, ở mức BĐ2; Trên sông Bồ tại Phú Ốc lên mức 3,5m, trên BĐ2 0,5m;

Trên sông Hương tại Kim Long lên mức 1,7m, dưới BĐ2 0,3m;

Trên sông Vu Gia tại Ái Nghĩa xu ng mức BĐ1.

Tình trạng ngập lụt sâu, diện rộng ở vùng trũng thấp, các khu đô thị tại các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Nam vẫn tiếp tục diễn ra đến hết ngày 09/10, sau giảm dần. Nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất vùng núi các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam.

Thống kê một số thiệt hại do mưa lớn

Do mưa lớn kéo dài nên đã xuất hiện nhiều điểm ngập úng, bị chia cắt tại những nơi trũng thấp, vùng đô thị. Đặc biệt mưa lớn đã làm thiệt hại về người và tài sản của người dân trong vùng.

Tại tỉnh Quảng Trị 2 người đã mất tích do lũ cuốn tại huyện Hướng Hóa; 4 xã của huyện Đắc Nông bị cô lập do cầu Tràn bị ngập. Cầu Tràn trên quốc lộ 15 D đi cửa khẩu quốc tê La Lay thì cũng ngập gây khó khăn cho người và phương tiện di chuyển. Nhiều nơi dọc đường 14 và Đường Hồ Chí Minh cũng đang bị chia cắt.

Tại Thừa Thiên Huế mưa lớn làm ngập úng tại nhiều nơi, tại các tuyến đường nhiều cây xanh đã bị ngã đổ, tại nhiều bờ biển bị sạt lở; ngập úng tại đô thị diễn ra ngày một nghiêm trọng.

Tại miền núi Tây Giang của Tỉnh Quảng Nam bị sạt lở nghiêm trọng tại những tuyến đường lên 4 xã biên giới bị sạt lở nặng. Đất đá tràn xuống mặt đường gây ách tắc giao thông. Chính quyền và người dân địa phương rất khó khăn khắc phục do mưa lớn vẫn còn đang kéo dài.

Tại Đà Nẵng cơn mưa to và gió đã làm tốc mái 2 căn nhà ở Quận Ngũ Hành Sơn, nhiều tuyến đường bị ngập úng không thể di chuyển được.

Tại đồng bằng Sông Cửu Long mưa lớn làm nhiều ha lúa bị ngã và dự báo số lúa còn lại sẽ tiếp tục bị ngã nữa do vẫn còn nhiều trận mưa lớn từ nay đến cuối vụ.

Khi lúa bị đổ thì thiệt hại đến 70% thậm trí mất trắng. Do đó bà con cần nhanh chóng tìm biện pháp khắc phục sớm.

Biện pháp khắc phục sớm lúa bị đổ do mưa lớn

Theo các chuyên gia  cho biết, để giảm thiệt hại cho bà con trồng lúa khi mưa lớn các Sở Nông nghiệp các tỉnh cần nhanh chóng chỉ đạo Phòng nông nghiệp các huyện, thị xã cử các cán bộ kỹ thuật về cơ sở cùng địa phương, hợp tác xã tăng cường giúp nông dân triển khai bơm tháo úng, phun thuốc trừ rầy.

Đối với diện tích lúa chín, hạt đã chắc hơn 85%, các địa phương hướng dẫn nông dân tiến hành thu hoạch khẩn trương với phương châm “xanh nhà hơn già đồng” nhằm giảm thiểu thiệt hại.

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện, thị xã cũng tăng cường hướng dẫn bà con chăm sóc các diện tích lúa bị đổ giúp thân lúa phát triển mạnh, bảo đảm đủ chất dinh dưỡng cho hạt lúa đang gần kỳ thu hoạch. Đối với những diện tích đã “vào chắc”, sau khi tháo nước phải dựng lúa dậy bằng cách cụm từ 3-5 bụi lại với nhau, sau khi tháo nước, trời tạnh ráo cần tăng cường bón phân để lúa nhanh phục hồi.

Bà con cần lưu ý khi di chuyển bị ngập úng

Trước tình hình mưa lớn gây ngập úng cục bộ nhiều nơi bị chia cắt, cơ quan chức năng đưa ra một số khuyến cáo cho người dân đảm bảo an toàn trong quá trình tham gia giao thông:

Sau những trận mưa lớn, những đoạn đường có lũ chảy qua không nên qua lại khi hai bên đường không có rào chắn hay cọc tiêu báo hiệu tránh tình trạng bị lũ cuốn trôi người và phương tiện. Khi di chuyển trên đoạn đường ngập nước, việc phanh giữ xe sẽ tạo ra quán tính không như mong muốn. Vì vậy, cần di chuyển đều ga với tốc độ trung bình, xe sẽ không bị chết máy. Cần lưu ý tạo khoảng cách giữa xe đi trước và đi sau.

Bà con cần lưu ý những dấu hiệu nhận biết sắp có sạt lở để phòng tránh và cảnh báo mọi người. Luôn cảnh giác lắng nghe bất kỳ tiếng động lạ nào, kể cả tiếng cành cây gãy.

Chú ý sự thay đổi của dòng nước, nếu nước đang từ trong chuyển sang đục thì đây cũng là một dấu hiệu cho thấy sắp có sạt lở đất. Nếu thấy có những dấu hiệu nguy cơ sạt lở đất, bà con cầnlập tức di dời và thông báo cho chính quyền địa phương và hàng xóm để có sự hỗ trợ kịp thời.

Tại các trường học, nhà trường cũng cần nhắc nhở, cảnh báo và hướng dẫn học sinh cách nhận biết điểm có nguy cơ sạt lở, lũ ống, lũ quét để các em có thể phòng tránh nguy hiểm cho bản thân. Tuyệt đối không bơi, lội qua suối cạn, thác nước sau những trận mưa rừng.

 

 

Có thể bạn quan tâm
Alternate Text Gọi ngay
XSMB