Sinh mổ lần 3 có nguy hiểm không?

Bài viết được viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Như Thu Trúc – Bác sĩ Sản phụ khoa – Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Sinh mổ là một cuộc đại phẫu, gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu. Nếu mẹ bầu có dự định sinh mổ lần 3 thì nên cân nhắc và nên tìm hiểu những thông tin dưới đây.

1. Những điều cần biết khi sinh mổ

Sinh mổ là quá trình mổ bụng dưới và tử cung của sản phụ để lấy em bé ra ngoài. Quá trình lành vết thương phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Sức khỏe, cơ địa, số lần sinh mổ của người mẹ, hỗ trợ y tế. Nếu sinh mổ ở lần 1, lần 2 thì khả năng vết thương lành rất nhanh thì sinh mổ ở lần thứ 3 sẽ chậm hơn.

Mẹ bầu được chỉ định sinh mổ trong trường hợp:

Xem thêm: Có bảo quản bánh chưng ngay tết trong tủ lạnh?

  • Sinh mổ chủ động: Trường hợp này thường được chỉ định đối với mẹ bầu bị cao huyết áp hoặc nhau thai bám cổ tử cung (nhau tiền đạo).
  • Sinh mổ khẩn cấp: Đây là tình huống khi mẹ bầu chuyển dạ nhưng xuất hiện tình trạng suy thai, thai nhi cần phải được đưa ra ngoài thật nhanh trong vòng vài phút khi phát hiện vấn đề.

Bệnh nhân huyết áp cao

2. Sinh mổ lần 3 có nguy hiểm không?

Sinh mổ lần 3 thường có những nguy hiểm khôn lường trong suốt quá trình thai kỳ đến quá trình phục hồi.

  • Ở lần sinh mổ thứ 3, mẹ bầu có nguy cơ đối mặt với nhiều tai biến nguy hiểm đến sức khỏe cũng như tính mạng như: Nứt, vỡ tử cung; bất thường về nhau thai như nhau bong non, nhau tiền đạo, rau cài răng lược (đây là những biến chứng bất thường có thể dẫn đến hậu quả băng huyết sau sinh, cắt bỏ tử cung).
  • Nếu thời gian mang thai giữa lần 2 và lần 3 không đủ, vết sẹo chưa lành hẳn sẽ gây ra nguy cơ nứt vỡ tử cung, nguy cơ băng huyết hoặc phải cắt tử cung để đảm bảo tính mạng cho mẹ.
  • Nứt, bục vết mổ cũ đây là tình trang xảy ra phổ biến ở sản phụ sinh mổ lần 3. Khi vết sẹo chưa đủ thời gian phục hồi sẽ dẫn đến nứt bục vết mổ cũ rất dễ xảy ra, gây nhiễm trùng.
  • Dễ bị dính ruột
  • Dễ bị nhiễm trùng, mắc bệnh về tử cung như rong kinh rong huyết.

Vỡ tử cung

3. Những điều lưu ý khi sản phụ sinh mổ lần 3

  • Với những cặp vợ chồng có nhu cầu sinh mổ lần thứ 3 sau 2 lần sinh mổ trước đó thì cần lưu ý: Sinh mổ lần 3 nên cách lần 2 từ 3 – 5 năm khi vết sẹo đã bình phục hoàn toàn. Đồng thời, khoảng cách mang thai giữa lần thứ 3 và lần thứ 2 nên cách nhau ít nhất 2 năm. Nếu phụ nữ mang thai ít hơn 2 năm sẽ làm tăng nguy cơ bục vết mổ ở lần sinh thứ 2 sẽ rất lớn (gấp 3 lần).
  • Thời gian phục hồi vết thương của mẹ bầu sinh mổ lần 3 cũng sẽ lâu hơn so với việc sinh thường. Thông thường, thời gian phục hồi sẽ từ 2 – 4 tuần. Do vậy, mẹ bầu cần có người hỗ trợ gần như tuyệt đối trong thời gian này
  • Nằm viện lâu sẽ kèm theo các khoản viện phí cao hơn.
  • Các loại thuốc sử dụng trong quá trình mổ đẻ như: Thuốc gây tê, gây mê, kháng sinh,… sẽ ảnh hưởng đến quá trình kích thích sản sinh sữa mẹ và cho con bú. Vì vậy, hãy chú ý đến chế độ ăn uống cho mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai cũng như sau sinh
  • Mẹ bầu cũng không cần chờ đến khi có dấu hiệu chuyển dạ mới sinh mổ. Hầu hết, các trường hợp sẽ được chỉ định mổ sớm hơn. Nếu 2 lần trước sản phụ đều mổ đẻ thì lần sinh thứ 3 chắc chắn cũng được chỉ định sinh mổ, để tránh nguy cơ bục vết mổ..
  • Những thai phụ mà thai làm tổ trên vết mổ cũ, khoảng cách giữa lần sinh thứ 2 và thứ 3 dưới 16 tháng, sẹo có dấu hiệu sưng tấy sẽ được chỉ định mổ sớm.
  • Nhưng lưu ý về ăn uống trước khi mổ đẻ cũng rất quan trọng. Để tránh ảnh hưởng đến quá trình mổ đẻ, mẹ bầu không ăn uống gì trước khi mổ 8 tiếng. Trước đó vài ngày cũng chỉ nên tiêu thụ những thực phẩm dễ tiêu hóa. Nếu dạ dày chứa nhiều đồ ăn có thể dẫn tới tình trạng trào ngược phổi gây tắc đường thở, nguy hiểm hơn là tử vong.

gây mê
Sinh mổ lần 1, lần 2 đã tiềm ẩn rất nhiều nguy hại, do vậy, mẹ bầu mang thai lần 3 cần được theo dõi ngặt nghèo cả quy trình mang thai, chuyển dạ, sinh mổ và sau khi sinh nở. Điều này nhằm mục đích đề phòng tai biến sản khoa, tác động ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tính mạng con người của cả mẹ và con .

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số

hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Có thể bạn quan tâm
Alternate Text Gọi ngay
XSMB