Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): Nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Quốc Ánh – Bác sĩ Nhi khoa – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Bác sĩ đã có kinh nghiệm gần 10 năm là bác sĩ nội trú và bác sĩ điều trị.
Vi khuẩn HP lây nhiễm từ người qua người, trẻ em là đối tượng dễ bị lây nhiễm nhất do có hệ miễn dịch yếu. HP cũng là nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em.
1. Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori là gì?
Các Phần Chính Bài Viết
Helicobacter pylori (HP) là xoắn khuẩn có roi gram-âm, tìm thấy trong và bên dưới lớp niêm của thượng bì dạ dày. HP có thể tồn tại trong môi trường của acid dạ dày. Loại vi khuẩn này tiết ra enzyme urease giúp trung hòa độ acid trong dạ dày. Vi khuẩn HP có thể sinh sống và phát triển ở lớp nhầy trên bề mặt niêm mạc dạ dày. Nó có thể gây ra tình trạng viêm loét dạ dày mãn tính, thường phát triển trong khi không gây ra bất kỳ triệu chứng nổi bật nào.
Bạn đang đọc: Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): Nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ
Nhiễm khuẩn HP là tình trạng dạ dày bị lây nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori.
2. Triệu chứng khi nhiễm Helicobacter pylori
- Đau bụng hoặc nóng rát trong bụng.
- Buồn nôn.
- Ói mửa.
- Thường xuyên ợ hơi, đầy hơi.
- Sụt cân.
- Khó nuốt.
- Phân có máu hay phân đen màu hắc ín.
- Chất nôn có máu hoặc chất nôn có màu đen hoặc chất nôn giống như bã cà phê.
3. Nguyên nhân
Vi khuẩn H. pylori chủ yếu lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt hoặc chất phân. H. pylori cũng có thể lây lan qua nước không được xử lý.
Vi khuẩn H. pylori xâm nhập cơ thể qua miệng và chuyển vào hệ thống tiêu hóa. Dạ dày và acid dạ dày tự nó tạo ra một môi trường không thuận lợi đối với nhiều vi khuẩn. Nhưng vi khuẩn H. pylori đặc biệt thích nghi để tồn tại trong dạ dày. Nó tạo ra một enzyme, thông qua một loạt các quá trình sinh hóa, tạo ra một vùng đệm có độ acid thấp cho chính nó.
Trẻ em bị tiếp xúc với nguồn bệnh thì rất dễ bị nhiễm, bằng nhiều cách khác nhau như ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, không được nấu chín kỹ, uống nước bị nhiễm khuẩn, không rửa tay trước khi ăn, tiếp xúc nước bọt: Hôn, dùng chung đồ ăn hoặc bàn chải đánh răng với người nhiễm vi khuẩn HP.
4. Xét nghiệm tìm H.Pylori như thế nào?
- Xét nghiệm xâm lấn cần có nội soi:
- Sinh thiết và mô học.
- Test urease nhanh (clo test).
- Cấy vi trùng.
- PCR tìm DNA vi trùng.
- Xét nghiệm không xâm lấn:
- Tìm kháng nguyên trong phân.
- Test hơi thở tìm vi khuẩn HP.
Khi nào xét nghiệm tìm HP được chỉ định?
- Bệnh lý loét được xác định qua X-quang hoặc nội soi.
- Biểu hiện mô học của lymphoma (malt).
- Đánh giá sau điều trị nhiễm HP:
- Loét dạ dày có biến chứng (xuất huyết, thủng, hoặc tắc), lymphoma.
- Còn triệu chứng sau điều trị, nên làm nội soi và sinh thiết để đánh giá bệnh loét dạ dày kèm với nhiễm hp kéo dài.
5. Phòng ngừa viêm loét dạ dày do nhiễm khuẩn HP bằng cách nào?
Để phòng ngừa nhiễm khuẩn HP gây viêm loét dạ dày cho trẻ, bố mẹ cần chú ý thực hiện nghiêm túc những hướng dẫn sau:
- Hạn chế dùng chung dụng cụ ăn uống trong gia đình như chung bát nước chấm, hạn chế gắp thức ăn cho nhau.
- Lưu ý khi cho trẻ ăn uống tại các hàng quán ven đường vì thức ăn và dụng cụ ăn uống có thể không đảm bảo vệ sinh.
- Nên diệt trừ ruồi, muỗi, gián, chuột; giữ gìn vệ sinh chén đũa sạch sẽ, ngâm các dụng cụ ăn uống trong gia đình trong nước sôi.
- Không hôn trẻ, mớm đồ ăn cho trẻ.
- Không nên trộn đồ ăn cho trẻ nhỏ bằng đũa của mình.
- Các vật nuôi như chó, mèo cũng là nguồn lây nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori nên cần vệ sinh sạch sẽ cho thú cưng.
- Hạn chế ăn đồ sống như rau sống, gỏi hay thức ăn lên men như mắm tôm, mắm ruốc vì các loại thực phẩm này thường không được vệ sinh sạch sẽ, dễ gây các bệnh đường tiêu hóa, trong đó có nhiễm khuẩn HP.
Không phải tất cả các trường hợp nhiễm Helicobacter Pylori đều phải điều trị. Việc có cần điều trị HP hay không nên để bác sĩ chuyên ngành tiêu hóa khám, tư vấn và quyết định để tránh những tốn kém không đáng có.
trái lại, nếu trẻ có những triệu chứng như trên, cha mẹ nên đưa con đi khám chuyên khoa tiêu hóa để được khám, tư vấn, chỉ định xét nghiệm tìm HP và xem xét điều trị .
>>Xem thêm: Liệu pháp quang động học và vắc-xin trong điều trị helicobacter pylori– Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương – Bác sĩ nội soi tiêu hóa – Khoa Khám bệnh & Nội khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Source: https://suachuatulanh.org
Category : Hỏi Đáp Chuyên Gia
Có thể bạn quan tâm
- Lỗi E-66 Máy Giặt Electrolux Giải Pháp Tốt Nhất (09/01/2025)
- Nguyên Nhân Gây Lỗi H-36 Trên Tủ Lạnh Sharp (05/01/2025)
- Lỗi E-62 máy giặt Electrolux kiểm tra bộ nhiệt dễ dàng (31/12/2024)
- Lỗi H-35 Trên Tủ Lạnh Sharp Hãy Cảnh Giác Ngay (27/12/2024)
- Tư vấn sửa lỗi E-61 trên máy giặt Electrolux (23/12/2024)
- Lỗi H-34 trên tủ lạnh Sharp Đừng để mất lạnh! (19/12/2024)