Cảnh báo lũ quét, ngập úng do áp thấp nhiệt đới gây mưa rất to

Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương áp thấp nhiệt đới sẽ ảnh hưởng đến các tỉnh từ Nghệ An đến Ninh Thuận và các tỉnh Tây Nguyên. Trong ngày 7/10 áp thấp nhiệt đới sẽ ảnh hưởng gây mưa vừa, mưa to có nơi mưa rất to. Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ tại vũng trũng thấp, đô thị.

Những thông tin mới nhất về áp thấp nhiệt đới

Diễn biến của áp thấp nhiệt đới

Theo Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương cho biết vào hồi 01 giờ ngày 07/10, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 11,2-12,2 độ Vĩ Bắc; 111,0-112,0 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh từ Phú Yên đến Khánh Hòa khoảng 250km về phía Đông.
Dự báo trong 12 giờ tới, vùng áp thấp di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 15-20km và có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.

Đến 13 giờ ngày 07/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở khoảng 12,1 độ Vĩ Bắc; 109,5 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển các tỉnh từ Phú Yên đến Khánh Hòa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.
Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 15km và suy yếu thành một vùng áp thấp.
Vùng nguy hiểm trên Biển trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6, giật cấp 8): từ vĩ tuyến 11,0 đến 15,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 113,0 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 3.

Áp thấp nhiệt đới gây nhiều kiểu thời tiết nguy hiểm trên biển

Do ảnh hưởng của vùng áp thấp có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên ở khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Định đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và Vịnh Thái Lan có mưa rào và dông mạnh; trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7-8.
Vùng biển phía Tây của khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Tây quần đảo Trường Sa) và vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 8. Sóng biển cao 2,0-3,5m. Biển động mạnh.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của không khí lạnh nên ở vịnh Bắc Bộ có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 8, biển động; khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió Đông Bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 9, biển động mạnh.

Mưa lớn kéo dài ở Trung Bộ, cảnh báo sạt lở đất, lũ và ngập úng

Do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới đi qua Trung Bộ (trên dải hội tụ nhiệt đới tồn tại các vùng áp thấp có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới) và kết hợp với hoạt động của không khí lạnh nên từ nay đến ngày 11/10 ở các tỉnh Trung Bộ có khả năng mưa to đến rất to với tổng lượng mưa phổ biến 300-500mm/đợt, riêng các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có mưa rất to với lượng mưa phổ biến 500-700mm/đợt.

Các tỉnh Bắc Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 200-350mm/đợt; các tỉnh Nam Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 150-250mm/đợt.
Cảnh báo: Từ nay đến ngày 09/10 là cao điểm của đợt mưa 06-11/10. Sau ngày 11/10, mưa lớn ở các tỉnh Trung Bộ có diễn biến phức tạp và có khả năng kéo dài.
Bản tin tiếp theo phát lúc 09h00 ngày 07/10.

Trong rạng sáng nay 7/10 các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Phú Yên và khu vực Tây Nguyên đã có mưa vừa có nơi mưa to đến rất to như: Hòa Hải 88,8mm, Hồ Đá Bàn 73,6mm (Hà Tĩnh); Sơn Trạch 108mm (Quảng Bình), Bạch Mã 72,8mm (Thừa Thiên Huế), Quế Lộc 83,0mm (Quảng Nam); Quảng Ngãi 110 mm (Quảng Ngãi), Quy Nhơn 86,4mm (Bình Định), Tuy Hòa 63,2 mm (Phú Yên), Ia Lốp 49,4mm (Đăk Lăk)….

Dự báo trong sáng nay ngày 7/10, tại các tỉnh từ Nghệ An đến Ninh Thuận và khu vực Tây Nguyên có mưa vừa đến mưa to. Lượng mưa trong 6 giờ tới các từ 30 – 80 mm, có nơi trên 120 mm.

Cảnh báo: Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ tại các tỉnh từ Nghệ An đến Ninh Thuận và khu vực Tây Nguyên. Trong đó nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất và lũ quét tại các huyệnTrà Bồng, Tây Trà , Ba T ơ , Sơn,Tây, Sơn Hà, Minh Long  và  TP Quảng Ngãi của tỉnh Quảng Ngãi; tại các huyện Vũ Quang, Hương Khê , Hương Sơn của tỉnh Hà Tỉnh và tại các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My Tiên Ph ước, Hiệp Đức ,Nông S ơn,  Đại Lộc,  Nam Giang của tỉnh Quảng Nam…

Người dân cần làm gì để phòng thiệt hại do áp thấp nhiệt đới

Khi được cảnh báo, một số biện pháp ứng phó với bão và áp thấp nhiệt đới như sau:

Bịt kín cửa và các khe cửa, cửa càng kín gió thì chống bão, áp thấp nhiệt đới càng tốt, vì vậy phải đóng kín cửa để tránh gió thổi tốc vào nhà;

Không ra ngoài khi có mưa to, gió mạnh để tránh bị cây ngã đổ đè lên người, gió quật ngã hay tôn bay chém vào người.

Cần chú ý, khi tâm bão, áp thấp nhiệt đới đến thì gió và mưa ngừng hẳn, trời quang mây tạnh, nhưng ngay sau đó gió, mưa lại nổi lên với hướng ngược lại, vì vậy sau vài giờ bão, áp thấp nhiệt đới đi qua mới nên rời khỏi nhà; nên chủ động sơ tán đến các nhà kiên cố, các công trình công cộng kiên cố như trụ sở cơ quan nhà nước, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa… để trú ẩn; tuyệt đối không ở lại trên các chòi canh, lồng bè nuôi trồng hải sản.

Nếu có đào hầm trú ẩn thì phải nhanh chóng sơ tán xuống hầm; khi đang đi trên đường, nhanh chóng chọn một nơi an toàn như trụ sở cơ quan nhà nước, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa… để trú ẩn; tránh núp dưới bóng cây, nhà tạm bợ, những nơi có nhiều bảng hiệu quảng cáo… dễ gây tai nạn.

Khi đang ở trên tàu thuyền phải thường xuyên theo dõi tin dự báo thời tiết trên các phương tiện thông tin, hệ thống tín hiệu báo bão, đồng thời chú ý quan sát bầu trời và mặt biển để nhận biết thời tiết.

Khi nhận được tin bão, áp thấp nhiệt đới thì tùy thuộc vào vị trí của tàu thuyền đang hoạt động, vị trí cường độ hướng di chuyển của bão, áp thấp nhiệt đới mà kịp thời cho tàu thuyền vào bờ hoặc tránh xa vùng ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới./

Có thể bạn quan tâm
Alternate Text Gọi ngay
XSMB