Tại sao lại có phong tục lì xì đầu năm?
Tại sao lại có phong tục lì xì?
Phong tục lì xì đã xuất hiện từ rất lâu tại Việt Nam, nhưng không phải ai cũng biết rõ nguồn gốc của phong tục này. Đã có rất nhiều câu chuyện được thêu dệt, nhưng có một câu chuyện nổi bật và được nhiều người biết đến đã được truyền lại đến thế hệ ngày nay.
Chuyện kể rằng, ngày xưa ở Đông Hải có rất nhiều yêu quái thường xuyên gây hại bá tánh, song những ngày thường chúng luôn bị các thần tiên ở hạ giới canh giữ. Tuy nhiên, hàng năm các vị thần tiên đều phải về trời vào thời điểm giao thừa. Lúc này, yêu quái lộng hành quấy rối trẻ em đang ngủ, khiến trẻ thường giật mình khóc thét và bị sốt, nên bố mẹ thường không dám ngủ để thức canh con trẻ.
Một lần có 8 vị tiên đi ngang nhà kia thấy vậy liền hóa thành những đồng tiền nằm bên chỗ mấy đứa trẻ, cha mẹ chúng đem gói những đồng tiền này vào tấm vải đỏ để xua đuổi yêu quái. Phép lạ này nhanh chóng lan truyền ra khắp nhân gian, nên khi Tết đến, người ta lại bỏ tiền vào trong những cái túi màu đỏ tặng trẻ con, để trẻ chóng lớn và khỏe mạnh hơn, từ đó trở thành tục lì xì đầu năm như hiện nay.
Bạn đang đọc: Tại sao lại có phong tục lì xì đầu năm?
Ý nghĩa của việc lì xì
Trải qua nhiều thế hệ, phong tục này không chỉ mang ý nghĩa xua đuổi tà ma xui rủi, mong con trẻ khỏe mạnh chóng lớn. Phong tục lì xì ngày nay còn là dịp để con cháu mừng tuổi ông bà cha mẹ với mong muốn cầu chúc cho ông bà cha mẹ sống thọ và bình an.
Lì xì là phiên âm của từ “lợi thị” trong tiếng Trung, có nghĩa là được lợi, được tiền, được may mắn. Do đó, tiền lì xì là tiền đem lại cái may mắn, điều lành, điều tốt cho tất cả mọi người dịp đầu năm.
Ý nghĩa của phong bao lì xì không nằm ở số tiền mừng mà quan trọng là ở thiện ý, ý nghĩa tốt đẹp của hành động. Tiền lì xì không quy định là mệnh giá nào, thường là những món tiền nhỏ, gồm cả tiền lẻ và tiền chẵn.
Phong tục lì xì trong đời sống hiện đại
Tuy nhiên, với sự phát triển của xã hội ngày nay, phong tục lì xì đang càng ngày trở nên biến tướng và không còn mang trọn vẹn ý nghĩa như ban đầu. Tiền mừng tuổi không đơn thuần thay cho những lời chúc tốt đẹp đầu năm, mà mừng tuổi đầu xuân còn ngầm chứa nhiều mục đích, toan tính cá nhân rất sâu xa.
Có khi người trong gia đình mừng tuổi nhau thì ít nhưng mừng tuổi sếp, người thân của sếp thì nhiều với hy vọng sang năm mới được thăng quan, tiến chức, được bổng lộc hơn người… Như vậy, từ một mỹ tục đẹp người ta đã biến nó thành món hàng trao đổi, hối lộ, buôn danh và lợi.
Đáng buồn hơn, suy nghĩ thực dụng của người lớn đang thấm dần sang trẻ nhỏ và với chúng, ngày tết đến là dịp để “thu hoạch”, “kiếm chác”. Thế nên chuyện mừng tuổi đầu xuân đã trở thành nỗi kinh hoàng của một số người.
Biết rằng, đời sống của chúng ta ngày một nâng cao, nhưng không vì thế mà lợi dụng để biến một phong tục truyền thống đẹp đẽ thành một dịp để vụ lợi. Việc mừng tuổi, chi tiêu trong ngày tết phải đúng mực, tiết kiệm để mỗi khi xuân về, tết đến thực sự là niềm mong mỏi, niềm vui, niềm hạnh phúc của mọi người.
Source: https://suachuatulanh.org
Category : Tư Vấn
Có thể bạn quan tâm
- 12 Cách Để Giấy Dán Trần Có Độ Bền Lâu Nhất Luôn Mới (23/11/2024)
- Lỗi E-45 Máy Giặt Electrolux Nguy Hiểm Cho Bo Mạch! (21/11/2024)
- Tủ lạnh Sharp lỗi H-28 Những bước cần làm ngay (16/11/2024)
- Lỗi H27 tủ lạnh Sharp và các bước sửa đơn giản (07/11/2024)
- Giải mã lỗi E-42 máy giặt Electrolux ai cũng hiểu (01/11/2024)
- Thực hiện bảo trì tủ lạnh Sharp lỗi H12 (27/10/2024)