Tại sao lại xuất hiện nhiều kiểu thời tiết cực đoan tại Việt Nam

Từ đầu năm đến nay xuất hiện một số hiện tượng thời tiết bất thường như mưa đá, giông lốc ở miền Bắc, xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Và trong mấy ngày gần đây mưa to ở Miền Núi phía Bắc đã gây thiệt hại về người và nhiều tài sản của người dân. Trong ngày 23 và đêm ngày 24/7/2020 mưa xuất hiện với cường độ mạnh xảy ra tại các tỉnh Tây Nguyên gây sạt lở đất, nguy cơ lũ ở các sông. Vậy tại sao gần đây lại xuất hiện nhiều kiểu thời tiết cực đoan tại Việt Nam.

Tại sao Việt Nam lại xuất hiện ngày càng nhiều kiểu thời  tiết cực đoan

Việt Nam được ghi nhận là 1 trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất từ biến đổi khí hậu toàn cầu, vì vậy thời tiết cực đoan ngày càng xuất hiện nhiều. Qua phải hứng chịu thời tiết cực đoan nên đã gây nhiều thiệt hại và làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.

 

+ Chỉ tính riêng trong 20 năm gần đây các loại thiên tai xảy ra đã cướp đi tính mạng của hơn 13 nghìn người, thiệt hại 6,4 tỷ USD; 60% diện tích đất và hơn 70% dân số phải đứng trước rủi ro hứng chịu thảm họa từ thiên tai.

—>> Vậy tại sao lại xuất hiện các kiểu thời tiết cực đoan trên? Các chuyên gia cho rằng tất cả các kiểu thời tiết cực đoan trên là do có biến đổi khí hậu mà cụ thể là hiện tượng nóng lên toàn câu đã và đang tạo ra những tác động khó dự báo lên số lượng, tần suấ cũng như mức đọ của các kiểu thời tiết cực đoan tại Việt Nam và trên thế Giới.

Việc biến đổi khi hậu không những những khiến nhiệt độ tăng, thay đổi lượng mưa, hay nước biển dâng, mà trên phạm vi toàn cầu còn khiến cho các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra với tần suất nhiều hơn và diễn biến bất thường hơn.

Trong 4 năm qua, việc nước biển dâng cao kỷ lục và nhiệt độ tăng cao bất thường trên phạm vi toàn cầu có xu hướng tiếp tục tiếp diễn, hệ quả đi kèm chính là các hiện tượng thời tiết cực đoan cũng ngày một gia tăng. Báo cáo của WMO cũng chỉ rõ, trong thời gian 4 năm vừa qua, mức nhiệt nóng nhất từng được ghi nhận và nhiệt độ trung bình trong năm 2018 đã tăng cao hơn khoảng 1 độ C so với các giá trị tương tự ở giai đoạn tiền công nghiệp.

+ Tại Việt Nam theo dự báo mỗi năm nhiệt độ đều tăng lên tầm 1 độ. Mùa hè năm 2020 người dân Miền Bắc và Miền Trung phải hứng chịu những trận nắng nóng kéo dài nhiệt độ từ 36 đến 40 độ C, có nhiều nơi tại thời điểm buổi trưa sang chiều nhiệt độ ngoài trời lên trên 50 độ C.

Nắng nóng kéo dài, lượng mưa giảm.Nếu mưa thì rất to và kéo dài gây sạt lở đất, lũ quét, sấm sét, nước biển dâng…

Các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng, không những gây ảnh hưởng và thiệt hại nhiều tới tài nguyên, kinh tế, phát triển xã hội, mà còn khiến nhiều người thiệt mạng.

Các biện pháp thích ứng thời tiết cực đoan tại Việt Nam

Tăng cường dự báo thời tiết, cảnh báo thiên tai

  • Nhận thức rõ vai trò và ý nghĩa của công tác dự báo cũng như cảnh báo sớm các hiện tượng thời tiết cực đoan, nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực tới đời sống người dân cũng như phát triển kinh tế-xã hội, trong những năm qua, công tác dự báo, cảnh báo khí tượng thuỷ văn cũng luôn được Chính phủ Việt Nam coi trọng.
  • Công tác dự báo, cảnh báo thiên tai tại Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể. Cụ thể, các bản tin dự báo bão, áp thấp nhiệt đới đã kéo dài thời hạn dự báo đến 3 ngày và cảnh báo đến 5 ngày; các bản tin dự báo, cảnh báo mưa lớn diện rộng, nắng nóng, không khí lạnh cũng cảnh báo trước từ 2-3 ngày và dự báo trước 1-2 ngày; nhận định về tình hình hạn hán, xâm nhập mặn sớm và sát với thực tế. Việc thực hiện dự báo, cảnh báo đã khó, việc đánh giá mức độ tác động, phạm vi ảnh hưởng của các hiện tượng này tới đời sống người dân, kinh tế-xã hội càng khó hơn, do phụ thuộc vào hiện trạng, năng lực ứng phó kịp thời với thiên tai.

Tăng cường các biện pháp thích ứng khác

  • Muốn thích ứng với biến đổi khí hậu chúng ta phải đẩy mạnh khôi phục rừng, tập trung tại những khu rừng nghèo hoặc những khu vực đã mất rừng để bảo vệ đất, giữ nước. Tăng cường bảo vệ những diện tích rừng hiện còn, nhất là những khu rừng nguyên sinh mà ở đó, tầng đất mặt với lớp mùn có tác dụng như một bể chứa nước lớn, điều tiết dòng chảy lũ trong mùa mưa và tăng dòng chảy cho mùa cạn. Đồng thời, tiếp tục tăng cường tuyên truyền, vận động định canh, định cư, cải thiện và nâng cao đời sống cũng như thay đổi tập quán của người dân, đặc biệt là các dân tộc ít người.
  • Bên cạnh đó, phải thực hiện tiết kiệm trong sử dụng nước. Việc tiết kiệm nước được thực hiện dưới các hình thức khác nhau trong các hộ dùng nước khác nhau.
  • Trong nông nghiệp: Tiếp tục việc bê-tông hóa hệ thống kênh mương dẫn nước, nhằm giảm tổn thất nước do quá trình thấm ra bờ kênh, diễn ra suốt chiều dài kênh mương; Triển khai việc tưới ẩm, tưới nhỏ giọt trên những diện tích phù hợp. Đây là biện pháp tiết kiệm nước tưới đặc biệt hiệu quả, nhưng lại là một giải pháp công nghệ cao, đòi hỏi vốn đầu tư lớn, nên chỉ thích hợp đối với khu vực sản xuất lớn, chuyên môn hóa, tập trung; Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, cây trồng vậy nuôi phù hợp điều kiện của nguồn nước mà đem lại hiệu quả cao.
  • Trong công nghiệp, cần phải đặc biệt áp dụng các phương pháp tiết kiệm nước như: Tiết kiệm nước bằng cách ưu tiên tái sử dụng nước (sử dụng nước tuần hoàn); Cải tiến công nghệ thân thiện với môi trường và tiết kiệm nước.
  • Trong sinh hoạt, tiết kiệm nước bằng cách nâng cao chất lượng đường ống dẫn nước, bảo đảm không bị rò rỉ;…

 

 

Có thể bạn quan tâm
Alternate Text Gọi ngay
XSMB