Bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh đúng cách và hiệu quả nhất
Trong cuộc sống hiện đại , giữa cuồng quay của công việc thì việc vắt sữa, trữ sữa bảo quản trong tủ lạnh giúp những bà mẹ chủ động hơn khi chăm sóc con cái. Dù cho mẹ có bận làm việc hay đi công tác xa thì bé vẫn luôn có sẵn một lượng sữa thơm ngon và giàu dinh dưỡng để đảm bảo phát triển ổn định.
Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh chuẩn nhất
Các Phần Chính Bài Viết
Nhiều người mẹ lựa chọn cách vắt sữa cho con dùng ngay sau khi vừa sinh, một số người mẹ khác thì lại bắt đầu việc này khoảng sau 6 tháng thai sản khi quay trở lại làm việc. Việc vắt và trữ sữa mẹ trong tủ lạnh cho con uống đã trở nên vô cùng quen thuộc và được rất nhiều bà mẹ áp dụng để cung cấp nguồn sữa mẹ quý giá cho con rồi. Nhưng không phải ai ngay từ lần đầu làm mẹ đã nắm được việc bảo quản sữa sao cho đúng cách nhất để làm sao giữ nguyên được dinh dưỡng và kháng thể trong sữa trữ đông cho con mình. Vậy thì hãy tham khảo bài viết này ngay nhé !
Thời gian trữ đông sữa tùy thuộc vào từng loại tủ lạnh
Hầu hết hiện nay các bà mẹ đều biết, nếu như vắt và bảo quản, trữ đông sữa mẹ đúng cách thì sữa mẹ vẫn đảm bảo được đủ các chất dinh dưỡng, kháng thể phù hợp với bé hơn tất cả các loại sữa có công thức khác. Tuy nhiên, việc bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh được bao lâu thì còn phụ thuộc lớn vào loại tủ lạnh mà gia đình bạn đang sử dụng.
Cụ thể, với loại sữa mẹ đã hút/ vắt nhưng chưa dùng ngay sẽ mau chóng bị hư hỏng nếu ở nhiệt độ cao. Khi nhiệt độ càng thấp thì sữa mẹ sẽ càng được bảo quản lâu hơn.
Trong nhiệt độ phòng >29 độ C thì bảo quản sữa được tối đa được1 giờ
Trong nhiệt độ phòng máy lạnh <26 độ C thì bảo quản sữa tối đa được 6 giờ
Nếu dùng túi đá khô để vận chuyển sữa thì tối đa được 24 giờ
Bảo quản sữa trong ngăn mát của tủ lạnh thì tối đa được 48 giờ
Trữ sữa mẹ đông trong ngăn đá tủ lạnh nhỏ 1 cửa tối đa 2 tuần
Bảo quản sữa mẹ đông trong ngăn đá của tủ lạnh 2 cửa (ngăn đá có cửa riêng) thì được tối đa là 3 tháng
Dùng loại tủ đông chuyên dụng (tủ lạnh dành riêng để trữ đông thức ăn) để bảo quản sữa mẹ thì sẽ được tối đa là 6 tháng.
Một số lưu ý khi cho bé dùng sữa mẹ trữ đông
Không nên trữ đông phần sữa mẹ đã vắt ra mà cho bé bú còn dư. Vì trong lúc bé bú thì vi khuẩn trong miệng bé có thể sẽ xâm nhập vào sữa và gây hư sữa.
Để có thể tiết kiệm túi trữ sữa, thì mẹ có thể vắt sữa ra rồi cất vào túi và để ở ngăn mát. Đến cữ vắt tiếp theo thì mẹ đổ thêm vào cho đầy túi rồi đem cất lên tủ đông.
Không nên hoà chung sữa mới vắt và sữa đã trữ đông cho bé bú
Dùng bình trữ sữa, hoặc túi trữ sữa thì nên dùng băng keo giấy, hoặc là bút lông dầu để ghi ngày, tháng vắt sữa lên túi, tiện cho việc theo dõi thời gian dùng sữa sau này tránh để quá hạn bảo quản.
Nên dùng túi trữ sữa chuyên dụng loại có khoá zip hoặc loại bình trữ sữa có bán tại các shop dành cho mẹ và bé. Không nên đựng sữa trong bịch nilon hay các chai nước suối chưa qua tiệt trùng.
Cách rã đông sữa mẹ đúng cách
Nếu như sữa được cất ở ngăn mát của tủ lạnh thì mẹ chỉ cần lấy ra ngoài trước để cho bớt lạnh hoặc ngâm cả bình sữa vào ly nước ấm là có thể cho bé bú
Sữa lấy từ tủ lạnh ngăn đá ra thì nên cho vào ngăn mát để làm tan dần. Khi sữa tan hết thì cho ra ngoài một lúc sau đó hãy hâm sữa lại cho nóng ở khoảng 40 độ C là có thể cho bé bú rồi. Hoặc nếu không có máy hâm sữa thì mẹ cũng có thể cho bé bú sữa nguội hoặc ngâm bình sữa vào vào ly nước nóng cho có hơi ấm nhé.
Tuyệt đối không được làm sữa tan nhanh bằng bất kỳ một hình thức nào. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể rất dễ làm cho sữa bị mất các hàm lượng dinh dưỡng và làm chết kháng thể.
Nếu sữa đã được cho ra ngoài môi trường bên ngoài thì không được để quá 24h. Nếu bé bú không hết thì mẹ cũng nên đổ đi mà không nên dùng lại.
Hâm nóng sữa mẹ đúng cách mà không làm mất chất
Đối với loại sữa mẹ đã được bảo quản trong tủ lạnh rồi thì việc hâm nóng trước khi cho bé uống là điều rất cần thiết. Có nhiều cách hâm nóng sữa mẹ khác nhau và một số lưu ý khi làm nóng sữa dưới đây sẽ giúp bạn giữ được lượng dinh dưỡng hoàn hảo trong sữa cho bé
Sữa mẹ đổi màu, có mùi lạ
Có nhiều trường hợp sữa mẹ sau khi vắt ra để tủ lạnh hoặc trữ đông thì xuất hiện mùi tanh, mùi kim loại hoặc thậm chí là mùi xà phòng hoặc mùi dầu mỡ. Nhiều người mẹ thấy có mùi lạ thì đã nhanh chóng đổ bỏ phần sữa này đi. Nhưng thật ra, sữa có mùi lạ lại là do tác động của enzim lipase đã bẻ gãy các chất béo ở sữa mẹ vắt ra trong quá trình để tủ lạnh. Trong trường hợp này thì sữa mẹ vẫn an toàn và bé vẫn có thể uống được mà không hề có vấn đề gì cả. Tuy nhiên, một số bé có thể sẽ không chịu uống đâu vì mùi nó bị lạ so với bình thường bé hay uống rồi mà.
Sữa mẹ mới vắt ra có thể hâm nóng đến 72 độ C trong vòng 2 phút để ngăn chặn được sự hoạt động của enzim lipase. Sau đó hãy đổ sữa vào túi hay bình thuỷ tinh rồi đem cất vào ngăn mát tủ lạnh khi sữa còn nóng để bảo quản như hướng dẫn ở phía trên. Các chuyên gia sữa mẹ đã từng cho biết, cách làm này có thể làm cho một số chất miễn dịch có trong sữa mẹ bị giảm sút hoặc mất đi. Vì vậy chỉ nên bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh theo cách này nếu như bé không chịu dùng sữa trữ đông tự nhiên thôi nhé .
Trên đây là một số mẹo bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh đúng cách và hiệu quả nhất .Nếu thấy bài viết có ích thì đừng quên chia sẻ cho mọi người xung quanh cùng biết đến với nhé ! Để cho thuận tiện cho mẹ và cũng để bé được phát triển khỏe mạnh nhất. Chúc các bạn thành công !
Có thể bạn quan tâm
- Sử dụng nồi cơm điện cao tầng có những chức năng bạn không tưởng (02/10/2023)
- Có những triệu chứng sau thì bạn nên thay ngay nồi cơm mới (02/10/2023)
- Hướng dẫn cách vệ sinh máy nước nóng trực tiếp tại nhà (02/10/2023)
- Dùng điều hòa và máy sưởi mùa đông loại nào tốn điện hơn? (02/10/2023)
- Tại sao nên mua điều hòa vào mùa đông? (02/10/2023)
- Máy lọc nước Ro và Nano có nhưng ưu điểm và nhược điểm gì? (02/10/2023)