Nước thải từ máy lọc nước RO có sử dụng được hay không?
Nước thải từ máy lọc nước RO có sử dụng được hay không?
Các Phần Chính Bài Viết
Hiện nay máy lọc nước sạch đặc biệt dòng máy lọc RO đang được nhiều gia đình lựa chọn. Thế nhưng nhiều chị đang phân vân không biết mình có nên sử dụng lại nước thải từ máy lọc hay không? Hãy tham khảo câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.
Nước thải từ máy lọc nước RO (Reverse Osmosis – thẩm thấu ngược) có thể sử dụng được trong một số trường hợp, tuy nhiên, việc sử dụng nó tùy thuộc vào chất lượng nước thải và mục đích sử dụng sau đó. Hãy cân nhắc các yếu tố sau khi xem xét việc sử dụng nước thải từ máy lọc nước RO:
- Chất lượng nước thải: Nước thải từ máy lọc RO thường có nồng độ các chất còn lại, bao gồm muối, khoáng chất, và các tạp chất khác. Nếu nước thải này có chất lượng tốt, có thể sử dụng lại cho mục đích như tưới cây, rửa xe, lau nhà, và các công việc không yêu cầu chất lượng nước cao.
- Không dùng cho uống và nấu ăn: Nước thải từ máy lọc RO không được đảm bảo an toàn để uống hoặc nấu ăn vì nó có thể chứa các tạp chất và vi khuẩn.
- Thăm dò pháp luật và quy định: Nếu bạn định sử dụng nước thải tái chế cho mục đích khác nhau, hãy kiểm tra các quy định và luật pháp địa phương liên quan đến việc sử dụng nước tái chế. Một số địa phương có các quy định cụ thể về việc xử lý nước thải và việc sử dụng nước tái chế.
- Cân nhắc về tạp chất và ảnh hưởng môi trường: Nước thải từ máy lọc RO có thể chứa các tạp chất và muối nồng độ cao. Khi sử dụng lại nước thải này, cần xem xét tác động của nó đối với môi trường và đảm bảo rằng việc tái sử dụng không gây hại đến đất đai hoặc nguồn nước khác.
Nếu nước thải từ máy lọc RO không thích hợp để sử dụng lại, có một số cách để giảm lượng nước thải này. Một trong số đó là lắp đặt hệ thống tái sử dụng nước thải hoặc sử dụng nước thải trong các quy trình công nghiệp có yêu cầu chất lượng nước thấp hơn.
Nhớ rằng, tùy chỉnh và sử dụng nước thải tái chế đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay lo ngại nào, hãy tham khảo các chuyên gia hoặc chuyên viên nước thải để được tư vấn tốt nhất.
Nước thải từ máy lọc nước RO có sử dụng được hay không?
Nước thải từ máy lọc nước Ro rất nhiều
Như bạn đã biết, nước sau khi qua lõi lọc của máy lọc nước Ro, thì ngoài nước tinh khiết có thể uống trực tiếp vẫn còn một lượng nước không thể đi qua màng lọc thứ 4 mà sẽ đi qua đường ống xả thẳng ra ngoài, hay còn gọi là nước thải.
Vậy có nên tái sử dụng nước thải từ máy lọc nước RO không? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây nhé!
Hiện nay, công nghệ lọc nước Ro đã có thể giúp lọc sạch đối với đa dạng tất cả các nguồn nước khác nhau. Tuy nhiên, khi hoạt dộng thì cứ 10 lít nước lọc thì bạn sẽ lọc được 6 lít nước tinh khiết và 4 lít nước thải.
Với lượng nước thải ra như vậy chắc chăn chị em sẽ rất tiếc nếu như phải đổ đi. Thế nhưng theo các chuyên gia thì loại nước thải này có thể tái sử dụng được. Lí do và bởi đây là nước thải của màng RO chứ không phải nước thải thông thường.
Để làm rõ được lý do dùng được nước thải này thì bạn cần hiểu nguyên lý hoạt động của máy lọc nước RO.
Nguyên lý hoạt động của máy lọc nước Ro
Theo nguyên lý hoạt động của máy lọc nước thì màng RO của máy lọc nước đứng ở vị trí thứ 4 trong hệ thống lọc nước.
Nước đầu vào, sau khi qua ba lõi lọc đầu tiên đã được xử lý hết cặn > 1 micromét ( 0,001 mm) và mùi, …
Khi tới màng lọc RO, phần nước tinh khiết đi qua màng chứa vào bình…phần còn lại mang theo vi khuẩn, các vi khoáng độc hại theo đường nước thải đi ra ngoài.
Theo nguyên lý hoạt động của máy lọc nước RO trên thì loại nước thải ra từ máy lọc nước sẽ dùng được. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo thêm cách dùng nước thải đó của một số chị em nội trợ tại Hà Nội nhé.
Chia sẻ cách dùng nước thải từ máy lọc nước RO
Để sử dụng nước thải từ máy lọc nước RO an toàn cho sức khỏe dưới đây là chia sẻ của một số chị em nội trợ:
Chị Quỳnh Phú tại Hồ Tây Hà Nội: Gia đình tôi cũng dùng máy lọc nước RO. Nước thải ra rất nhiều nên hàng ngày tôi tận dụng nước đó rồi cho chảy vào 1 chiếc bình. Chiếc bình đó tôi dùng để rửa rau, tưới cây cảnh trên sân thượng rất hiệu quả. Nếu nước còn thừa nhiều thì tôi dùng để rửa bát, vệ sinh nhà cửa. Rất thuận tiện và tiết kiệm được lớn lượng nước cần dùng cho việc này.
Chị An Hòa ở Sóc Sơn Hà Nội thì lại có cách dùng nước thải từ máy lọc nước này để đổ bồn cầu. Vào những ngày hè theo như chị chia sẻ thì chồng chị làm thợ xây dựng nên cơ thể rất nóng. Anh hay dặn chị hãy tích nước thải từ máy locjnuowcs RO để tối về anh dùng nước ấy để tắm cho mát. Bởi màu hè nước trên bồn ấm nên tăm nước thải từ máy lọc nước rất mát. Bởi vậy ngày nào chị cũng tích vào bồn để anh dùng khi cần thiết.
Hay chị Thu Hà ở Đông Anh Hà Nội cũng tiết kiệm nước thải của máy lọc nước để tận dụng tưới rau ở sân nhà. Theo chị loại nước này rất mát nên tưới rau rất thích và rau sẽ sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
Có nên dùng nước thải cho ăn uống hay không?
Mặc dù có thể tái sử dụng được nước thải này như đã đề cập ở trên, phần nước của máy lọc sẽ sạch hơn nước cấp đầu vào vì đã đi qua 3 lõi lọc đầu tiên của máy. Tuy nhiên, không dùng nước đó để nấu ăn, uống vì có thể tồn tại nhiều loại siêu vi khuẩn có kích thước nhỏ hơn 1 micro vẫn tồn tại trong nước và kim loại nặng chưa được lọc hết.
Bạn có thể sử dụng nước còn lại đi ra từ đường ống xả máy lọc nước RO vào việc vệ sinh nhà cửa như lau sàn nhà, đổ nhà vệ sinh, tưới cây,… nhưng không nên sử dụng trong thời gian dài.
Việc sử dụng lại nước xả vào từng mục đích còn phụ thuộc nhiều vào nguồn nước, nếu nguồn đầu vào là nước máy thì nguồn nước thải khá là sạch. Nhưng nếu nguồn đầu vào của gia đình bạn sử dụng là nước giếng khoan thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ phèn, sắt, mangan,… của nguồn nước đó.
Và lưu ý với nguồn nước giếng khoan thì ko nên dùng để giặt quần áo, nó làm ố vàng quần áo, bạc màu …
Bạn nên sử dụng một chiếc thùng nhựa để đựng nước nguồn nước xả, vì nước thải từ máy lọc nước chứa khá nhiều các axit nên không nên đựng vào thùng nước inox. Nếu da của bạn nhạy cảm thì khi sử dụng nước này nên đeo găng tay vào tránh trường hợp bị dị ứng.
Lưu ý khi sử dụng máy lọc nước RO hiệu quả
Giữ cho đường ống dẫn nước thải từ máy ra luôn được thông thoáng
Luôn chú ý đến đường dẫn nước thải tránh bị tắc hoặc bít lại sẽ làm cho nguồn nước thải không được xả ra ngoài, máy sẽ không thể tự động sục rửa hệ thống lõi lọc sau khi lọc nước. Điều này không những làm giảm tuổi thọ của lõi lọc nước mà còn làm cho chất lượng nước sau khi lọc sẽ không được tinh khiết.
Nên để máy sục rửa 3 giờ đối với máy mới và máy lâu không sử dụng
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, loại bỏ cặn bẩn, nấm mốc và các vi khuẩn có hại khác ở máy lọc nước đã lâu không sử dụng, hoặc làm sạch máy mới mua về bạn nên lắp máy vào đường nước và cho máy chạy liên tục trong vòng 3 giờ đồng hồ.
Thay lõi lọc nước định kỳ
Thay lõi lọc nước định kỳ là việc làm bắt buộc khi sử dụng máy lọc nước. Khi đó bạn sẽ có một nguồn nước đảm bảo giàu khoáng chất. Ngược lại nếu các lõi lọc nước không được thay định kỳ thì việc sử dụng nước từ máy lọc nước là cực kỳ nguy hiểm.
Theo như khuyến cáo của các chuyên gia thì nếu sử dụng các lõi lọc nước quá hạn thì nước sau khi nước xử lý qua máy thì nước còn nguy hại hơn là nước chưa qua xử lý. Lý do bởi lâu ngày lõi lọc mất khả năng diệt khuẩn, vi khuẩn sẽ tích tụ trong lõi lọc, khi sử dụng vi khuẩn này sẽ theo nước ra ngoài. Ngoài ra lõi lọc nước sẽ mất khả năng tạo khoáng và nước sẽ không còn khoáng chất cần thiết cho cơ thể của bạn.
Bên trên là bài viết cung cấp thông tin giải đáp cho bạn về vấn đề Nước thải từ máy lọc nước RO có sử dụng được hay không?. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho bạn khi sử dụng chiếc máy lọc nước Ro trong nhà mình nhé.
Chúc các bạn thành công!
Có thể bạn quan tâm
- Sử dụng nồi cơm điện cao tầng có những chức năng bạn không tưởng (02/10/2023)
- Có những triệu chứng sau thì bạn nên thay ngay nồi cơm mới (02/10/2023)
- Hướng dẫn cách vệ sinh máy nước nóng trực tiếp tại nhà (02/10/2023)
- Dùng điều hòa và máy sưởi mùa đông loại nào tốn điện hơn? (02/10/2023)
- Tại sao nên mua điều hòa vào mùa đông? (02/10/2023)
- Máy lọc nước Ro và Nano có nhưng ưu điểm và nhược điểm gì? (02/10/2023)