Bài tập phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế – Tài liệu text
Bài tập phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.57 KB, 32 trang )
Bài tập Phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Nhóm 15-CN19B
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ ĐỐI NGOẠIBÀI TẬP
PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
QUỐC TẾGiảng viên: Đặng Thị Minh Ngọc
Thành viên nhóm 15-CN19B:
Phạm Thị Lý
Phạm Thùy Linh
Nguyễn Thị Vân
Nguyễn Thị Nhung
Nguyễn Thị Hằng
Nguyễn Thị YếnHà Nôi, 2012
1
Bài tập Phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Nhóm 15-CN19B
LỜI MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thực hiện việc giao kết hợp đồng dưới mọihình thức và ở mọi lĩnh vực, từ những hợp đồng mua bán phục vụ nhu cầu sống
thường ngày cho đến các hợp đồng được giao kết giữa các tập đoàn lớn, thậm chí
là giữa các quốc gia với nhau. Nhiều ý kiến cho rằng tính chặt chẽ của hợp đồng là
yếu tố duy trì sự ổn định và thành công của các hoạt động kinh doanh ngày này.
Người soạn thảo hợp đồng cần có đầy đủ kỹ năng cũng như hiểu biết chuyên sâu
về các quy định pháp luật có liên quan. Đó là chưa kể đến bất đồng về ngôn ngữ và
truyền thống văn hóa giữa các nước cũng có thể khiến mâu thuẫn và tranh chấp
xảy ra giữa các bên tham gia thực hiện hợp đồng. Ngoài ra, một hợp đồng dù được
soạn thảo kỹ lưỡng đến đâu, các bên tham gia thực hiện hợp đồng cũng không thể
lường trước được hết những vấn đề sẽ phát sinh trong quá trình thực hiện. Do đó,
nhóm phân tích chọn đề tài nghiên cứu hợp đồng kinh tế quốc tế và cụ thể là chọn
phân một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế để phân tích làm rõ một số vấn đề
liên quan đến nội dung của hợp đồng kinh tế. Mục tiêu phân tích bao gồm:
Nhận biết cách thức soạn thảo một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Phân tích tổng thể để làm rõ các yếu tố là điều kiện hiệu lực của hợp đồng
Phân tích chi tiết các điều khoản trong hợp đồng nhằm xác định quyền và
nghĩa vụ giữa các bên tham gia
Rút ra kinh nghiệm trong việc soạn thảo hợp đồng và phân tích một hợp
đồng kinh tế nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng
Nhóm phân tích chân thành cảm ơn cô giáo Đặng Thị Minh Ngọc – giáo viên
giảng dạy môn Pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại vì sự hướng dẫn tận
tình và những kiến thức đã được cô truyền đạt tại lớp. Những kiến thức này đã trở
thành nền tảng hữu ích giúp nhóm hoàn thành được bài tập này. Xin cảm ơn sự
tham gia tích cực của các thành viên trong nhóm.
NHÓM 15 – CN19B2
Bài tập Phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Nhóm 15-CN19B
NỘI DUNG
LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………………………..2
NỘI DUNG…………………………………………………………………………………………………3
BẢN DỊCH HỢP ĐỒNG………………………………………………………………………………3
PHẦN I: ĐIỀU KIỆN HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG……………………………………..9
PHẦN II: NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG…………………………………………………….10
Điều 1: HÀNG HOÁ, SỐ LƯỢNG, GIÁ CẢ…………………………………………………10
Điều 3: ĐÓNG GÓI BAO BÌ VÀ KẺ KÝ MÃ HIỆU……………………………………..10
Điều 4: ĐIỀU KHOẢN GIAO HÀNG …………………………………………………………13
Điều 5: ĐIỀU KHOẢN THANH TOÁN……………………………………………………….14
Điều 6: ĐIỀU KHOẢN KIỂM TRA……………………………………………………………..21
Điều 7: PHẠT VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI ……………………………………………23
Điều 8: KHIẾU KIỆN………………………………………………………………………………..24
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LÀM VIỆC CỦA NHÓM………………………..31BẢN DỊCH HỢP ĐỒNG
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ SỐ 041TC-ZHP/11
Ngày: 28/06/2011Bên Bán: Công ty TNHH Công nghiệp ZHEJIANG ZHAPU
3Bài tập Phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Nhóm 15-CN19B
Khu phát triển kinh tế ZhaPu, Jiaxing, Zhejiang, 314201,
Trung Quốc
ĐT: 0573-85520597, 85520590 Fax: 0573-85520333
Đại diện: Ông Wu Qi Fa – Tổng giám đốc
Bên Mua: Công ty CP Tư vấn và thương mại Tân Cơ
55 Lạc Trung, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam
ĐT: (84)-4-36362414Fax: (84)-4-36362843
Đại diện: Ông Nguyễn Công Trương – Giám đốc
Bên Bán đồng ý bán và bên Mua đồng ý mua hàng hoá theo các điều khoản
và điều kiện sau:
Điều 1: HÀNG HOÁ, SỐ LƯỢNG, GIÁ CẢ: (Căn cứ phụ lục của hợp
đồng)
– Tổng giá trị hợp đồng: 215.147,81 Đô la Mỹ
Điều 2: CHẤT LƯỢNG, ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT, XUẤT XỨ
2.1. Chất lượng: hàng mới, được sản xuất năm 2011 bởi Công ty TNHH
Công nghiệp ZHEJIANG ZHAPU
2.2. Đặc điểm kỹ thuật
– Tiêu chuẩn hình dáng và kích thước: DIN933,913
– Tiêu chuẩn về các tính chẩt cơ học: ISO898-1-1992
2.3. Nước xuất xứ: Trung Quốc
Điều 3: ĐÓNG GÓI BAO BÌ VÀ KÝ MÃ HIỆU
3.1. Bao bì đóng gói: Được đóng gói bằng thùng giấy bìa các-tông, khoảng
25 kg một thùng phù hợp với phương thức vận tải bằng đường biển và đảm
bảo an toàn trong chuyên chở. Hàng phải được tra mỡ.
3.2. Ký mã hiệu: Thể hiện thông tin về Hàng hoá/ Số lượng/ Khối lượng
tịnh/ Tổng trọng lượng, nhãn hiệu v.v… bên ngoài hộp các-tông, ghi nhắc
lại trên kệ gỗ.3.4. Ngay khi giao hàng, bên Bán sẽ gửi fax thông báo cho bên mua về việc
giao hàng gồm các chứng từ sau: phiếu đóng gói, hoá đơn, vận đơn, chứng
4Bài tập Phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Nhóm 15-CN19B
nhận xuất xứ và chứng nhận về số lượng/ chất lượng, báo cáo kết quả kiểm
tra chi tiết, ETD, ETA…
Điều 4: ĐIỀU KHOẢN GIAO HÀNG
4.1. Thời gian giao hàng: 60 ngày sau khi bên Bán nhận được Hợp đồng
4.2. Giao hàng từng phần: được phép
4.3. Trung chuyển: không được phép
4.5 Cảng xếp hàng: Bất cứ cảng nào tại Trung Quốc
4.6. Cảng dỡ hàng: theo phụ lục hợp đồng
4.7. Thông báo giao hàng: ngay khi giao hàng, bên Bán sẽ gửi fax thông báo
cho bên Mua về việc giao hàng gồm các chứng từ sau: phiếu đóng góp, hoá
đơn và vận đơn trong vòng 02 ngày sau ngày ghi trên vận đơn
4.8. Tàu biển do bên Bán thuê có khả năng đi biển, đăng ký bảo hiểm của
Hội P&I quốc tế, có chứng nhận ISM và phải được đăng ký ở mức cao nhất.
Điều 5: ĐIỀU KHOẢN THANH TOÁN
5.1. Thanh toán bằng đồng đô la Mỹ, L/C không hủy ngang, trả ngay 100%
cho bên hưởng lợi là CÔNG TY TNHH ZHEJIANG ZHAPU
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP PTNT CHI NHÁNH ZHEJIANG
ĐỊA CHỈ: SỐ 172, ĐƯỜNG CHENGNAN ĐÔNG, THÀNH
PHỐ PINGHU 314.200, ZHEJIANG, CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN
DÂN TRUNG HOA
MÃ ĐIỆN: ABOCCNBJ110SỐ TÀI KHOẢN: 19344914040000975
5.2. L/C có thể thanh toán khi xuất trình đầy đủ các chứng từ gốc sau đây
(nếu không có quy định khác):
– 3/3 bản gốc bộ Vận đơn sạch “xếp hàng lên tàu” có ghi chú “Cước phí trả
trước” và miễn phí 14 ngày lưu bãi.
– 03 bản gốc Hoá đơn thương mại đã ký.
– 03 bản gốc Phiếu đóng gói hàng chi tiết.
– 01 bản gốc và 01 bản sao Chứng nhận xuất xứ do Hội đồng xúc tiến
thương mại quốc tế Trung Quốc cấp.
5Bài tập Phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Nhóm 15-CN19B
– 01 bản gốc và 01 bản sao Chứng nhận chất lượng, số lượng.
– 01 bản gốc và 01 bản sao Kết quả kiểm nghiệm nguyên liệu của nhà máy.
– 01 bản gốc và 02 bản sao Hợp đồng hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm có
thể chuyển nhượng được bằng hình thức ký hậu để trống cho 110% giá trị
hóa đơn, thể hiện đại lý thanh toán bảo hiểm tại Hà Nội, Việt Nam bằng
đồng tiền ghi trên hóa đơn, bảo hiểm cho mọi rủi ro.
Điều 6: KIỂM TRA HÀNG HÓA
6.1. Trong quá trình sản xuất, người mua có quyền chỉ định “Trung tâm
quốc gia giám sát và kiểm tra chất lượng các bộ phận tiêu chuẩn Trung
Quốc” để kiểm tra hàng hoá.
6.2. Trong trường hợp bên Mua phát hiện chất lượng và / hoặc số
lượng /trọng lượng của hàng hóa không đúng với quy định của hợp đồng sau
khi hàng đã tới cảng đến hoặc tới xưởng của bên Mua, bên Mua có quyền
yêu cầu một tổ chức giám định, do hai bên thỏa thuận, lập biên bản khảo sátvà giám định. Phí giám định do bên vi phạm hợp đồng chịu.
6.3. Trong trường hợp hai bên không thỏa thuận được về tổ chức giám định,
bên Mua có quyền chỉ định đơn vị giám định SGS (Société Générale de
Surveillance) giám định chất lượng, trọng lượng, mã hiệu, kích thước, dung
sai của hàng hóa tại cảng đến hoặc xưởng của bên Mua, kết quả giám định
của SGS phải được xuất trình cho bên Bán đối với bất cứ điểm nào không
phù hợp với quy định của hợp đồng này.
6.4. Kết quả kiểm tra của SGS tại cảng đến hoặc tại xưởng của bên Mua là
kết quả cuối cùng và có tính chất ràng buộc cả hai bên.
Điều 7: XỬ PHẠT
7.1. Xử phạt giao hàng chậm: Trong trường hợp người bán trì hoãn việc
giao hàng hóa được đề cập tại Điều 4 với thời gian trì hoãn là 5 ngày, bên
Bán mỗi tuần sẽ phải trả khoản phạt là 1% giá trị hợp đồng vi phạm. Nếu
việc giao hàng bị trì hoãn hơn 10 ngày, bên Mua sẽ có quyền chấm dứt hợp
đồng và bên Bán sẽ phải chịu tất cả những thiệt hại và tổn thất đối với dự án
cùng với một khoản phạt là 7% giá trị hợp đồng bị vi phạm.
7.2. Xử phạt chất lượng không phù hợp: Trong thời gian thi công, nếu chất
lượng của hàng hóa không tương thích với chất lượng được quy định trong
6Bài tập Phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Nhóm 15-CN19B
hợp đồng đã ký, ảnh hưởng đến chất lượng dự án của bên Mua, trong vòng
15 ngày kể từ khi nhận được thông báo bằng văn bản của bên Mua, bên Bán
có trách nhiệm thay thế hàng hóa khác phù hợp với những tiêu chuẩn quy
định trong hợp đồng đã ký đồng thời bồi thường cho bên Mua 7% tổng giá
trị hàng hóa vi phạm. Bên cạnh đó, bên Bán phải bồi thường cho bên Muatất cả những trách nhiệm có liên quan. Bên Bán sẽ phải chịu trách nhiệm về
tất cả những chi phí phát sinh do việc thay thế hàng hóa gây ra.
7.3. Xử phạt giao hàng thiếu: Trong trường hợp số lượng hàng bị thiếu so
với hợp đồng đã ký, ảnh hưởng tới tiến độ thi công của bên Mua, trong vòng
15 ngày kể từ khi nhận được thông báo bằng văn bản của bên Mua, bên Bán
có trách nhiệm cung cấp thêm số hàng còn thiếu và mỗi tuần bồi thường cho
bên Mua 5% tổng giá trị số hàng còn thiếu. Mọi chi phí phát sinh do thiếu
hàng sẽ do bên Bán chi trả.
7.4. Hủy hợp đồng: Nếu bên Bán hoặc bên Mua muốn hủy hợp đồng, bên
yêu cầu hủy hợp đồng phải nộp phạt một khoản là 10% giá trị hợp đồng cho
bên còn lại.
7.5. Giá của đơn đặt hàng không được phép thay đổi trong bất kỳ hoàn cảnh
nào, trừ phi có hợp đồng của cả hai bên.
Điều 8: KHIẾU KIỆN
8.1. Trong trường hợp khiếu kiện về số lượng và trọng lượng của hàng hóa,
bên Mua sẽ thông báo cho bên Bán bằng điện báo hoặc fax trong thời gian
sớm nhát sau khi hoàn thành việc bốc dỡ hàng. Bản báo cáo điều tra ban đầu
cùng với thông tin đầy đủ chi tiết nêu ra tại điều 6.2 phải được gửi cho bên
Bán trong vòng 45 ngày sau khi hoàn thành việc bốc dỡ hàng tại cảng đến.
Trong trường hợp khiếu kiện về chất lượng, bên Mua phải xuất trình cho
bên Bán bản báo cáo điều tra chính thức tại cảng dỡ hàng hoặc kho hàng của
bên Mua trong vòng 60 ngày kể từ khi hàng cập cảng đến.
Bên Mua sẽ thông báo bằng văn bản cho bên Bán những khiếu kiện khác
trong vòng 65 ngày kể từ khi hoàn thành việc bốc dỡ hàng tại nơi đến và tất
cả những tài liệu liên quan khác.
Trong vòng 15 ngày sau khi nhận được thông báo khiếu kiện, bên Bán phải
trả lời lại cho bên Mua.
7Bài tập Phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Nhóm 15-CN19B
8.2. Bất cứ khi nào khiếu kiện được chứng minh là do trách nhiệm của bên
Bán, bên Bán sẽ phải dàn xếp bằng việc thay thế hàng hóa theo đúng như
yêu cầu của hợp đồng đã ký trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận được khiếu
kiện của bên Mua. Bên Bán sẽ phải chịu tất cả các chi phí, phí tổn và bồi
thường thiệt hại và tổn thất do lỗi giao hàng của bên Bán gây ra.
8.3. Bên Bán sẽ thông báo bằng văn bản bất kỳ hoặc tất cả khiếu kiện cho
bên Mua trong vòng 65 ngày kể từ ngày ký hợp đồng. Bất cứ khi nào khiếu
kiện được chứng minh là trách nhiệm của bên Mua, bên Mua sẽ phải chịu tất
cả các chi phí, phí tổn và bổi thường thiệt hại và tổn thất cho bên Bán.
Điều 9: SỰ KIÊN BẤT KHẢ KHÁNG
9.1. Bên nào trì hoãn hoặc không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng do sự kiện
bất khả kháng được quốc tế thừa nhận như: thiên tai, động đất, núi lửa,
chiến tranh, vượt ngoài tầm kiểm soát, không thể dự báo trước hoặc không
thể khắc phục và trong trường hợp một hoặc cả hai bên đều đều bị ảnh
hưởng (trừ các chính sách thuế của chính phủ) sẽ được miễn trách.
9.2. Bên muốn được miễn trách do các sự kiện được nói đến ở trên phải
thông báo cho bên kia trong thời hạn 07 ngày sau khi sự kiện bất khả kháng
xảy ra bằng văn bản về thời điểm xảy ra và kết thúc của sự kiện bất khả
khảng và gửi giấy Chứng nhận do Phòng thương mại tại nơi sự kiện hoặc
các sự kiện bất khả kháng diễn ra làm bằng chứng. Quá thời hạn này, sự
kiện bất khả kháng sẽ không được xem xét. Trong trường hợp thời gian trì
hoãn thực hiện hợp đồng do sự kiện bất khả kháng kéo dài quá 45 ngày, các
bên có quyền hủy hợp đồng, nếu không có thỏa thuận khác. Trong trường
hợp đó, các bên không có quyền đòi bồi thường thiệt hại.
Điều 10: TRỌNG TÀI
Mọi bất đồng, tranh chấp, khiếu nại phát sinh giữa các bên dẫn tới vi phạmhoặc chấm dứt hợp đồng, không giải quyết được bằng thương lượng sẽ được
đưa ra Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam bên cạnh Phòng Thương Mại
và Công nghiệp Việt Nam xét xử theo luật Trọng Tài. Phán xét của trọng tài
sẽ là quyết định cuối cùng mà các bên phải chấp hành. Mọi chi phí liên quan
tới việc phán xét do bên thua chịu trách nhiệm chi trả.
Điều 11: ĐIỀU KHOẢN KHÁC8
Bài tập Phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Nhóm 15-CN19B
11.1. Các bên có trách nhiệm thực hiện mọi điều khoản, quy định của hợp
đồng này.
11.2. Hợp đồng này được dẫn chiếu tới các điều khoản của Incoterms 2000.
11.3. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký.
11.4. Mọi thay đổi hoặc/và bổ sung có liên quan tới hợp đồng này phải được
lập thành văn bản, và chỉ có giá trị khi cả hai bên cùng ký vào các phụ lục
không thể tách rời của hợp đồng này.
11.5. Bản fax của hợp đồng này cùng với chữ ký của các bên liên quan dưới
đây được xem là bản gốc và bản thật.BÊN BÁN
BÊN MUA
(đã ký và đóng dấu)
(đã ký và đóng dấu)
PHẦN I: ĐIỀU KIỆN HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG
9
Bài tập Phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Nhóm 15-CN19B
PHẦN II: NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG
Điều 1: HÀNG HOÁ, SỐ LƯỢNG, GIÁ CẢ
Điều 2: CHẤT LƯỢNG, ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT, XUẤT XỨ
Điều 3: ĐÓNG GÓI BAO BÌ VÀ KẺ KÝ MÃ HIỆU
Bao bì của hàng hóa có tác dụng bảo vệ hàng hóa, đóng một vai trò rất
quan trọng trong khâu bốc xếp, chuyên trở hàng hóa. Do vây, việc mô tả bao bì
trong hợp đồng cần tỉ mỉ về hình dáng, kích cỡ, chất liệu, độ bền, cách đóng gói, vị
trí ký mã hiệu, nội dung ký mã hiệu trên bao bì cần đàm bảo đầu đủ các dấu hiệu
đặc trưng của từng loại hàng hóa.
Về quy định chất lượng của bao bì, Hợp đồng đã chỉ ra rằng chất lượng bao
bì phải phù hợp với phương thức vận tải đường biển. Như vậy, từ quy định này ta
có thế hiểu rằng, để phù hợp với phương thức vận tải đường biển, bao bì thường
10Bài tập Phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Nhóm 15-CN19B
phải có dạng hình hộp, có độ bền tốt, đủ để có thể chịu được sức nặng của những
hàng hóa khác chất xếp trong hầm tàu trong khi chuyên chở cũng như đảm bảo sự
an toàn cho hàng hóa trong quá trình bốc xếp, vận chuyển. Vì hàng hóa trong Hợp
đồng này là ốc vít (hex bolt black oxide) nên Hợp đồng cũng quy định việc tra dầu
mỡ trước để tránh han gỉ.
•Về chất liệu bao bì: thùng bìa bồi/ thùng bìa các-tông (cardboard carton)
•
Về kích cớ bao bì: 25 kg mỗi thùng
Về cung cấp và giá cả của bao bì: trong hợp đồng này, các bên không đề
cập đến việc cung cấp bao bì và giá cả của bao bì. Như vậy, nếu hai bên giao dịch
là bạn hàng truyền thống của nhau, đã thực hiện với nhau nhiều hợp đồng thì sẽ
thực hiện theo cách thức truyền thống. Ngoài ra, nếu tập quán buôn bán hàng hóa
của hai nước có những quy định khác, thì có thể hiểu là áp dụng theo tập quán.
Như vậy, ngoài quy định chung của bao bì là phù hợp với phương thức vận
tải đường biển, hợp đồng còn quy định về chất lượng và kích cỡ của bao bì. Tuy
nhiên, Hợp đồng không nêu đầy đủ những quy định chi tiết khác như:
•
•
•
•
•
•
•
…Yêu cầu kỹ thuật của bao bì
Nghĩa vụ cung cấp bao bì
Loại bao bì
Chất liệu sản xuất bao bì
Tiêu chuẩn bao bì
Chi tiết hướng dẫn sử dụng bao bì
Giá cả bao bìViệc đưa ra những quy định chi tiết sẽ giúp các bên tránh được những sự
bất đồng trong việc giải thích yêu cầu đối với bao bì. Nếu chỉ đưa ra yêu cầu
chung thì mỗi bên có thể có những cách hiểu khác nhau về quy định này. Ví dụ,
nếu không quy định rõ về loại bao bì và kích cỡ của bao bì, bên giao hàng thể dùng
thùng gỗ, thùng sắt, khối lượng mỗi thùng có thể quá lớn hoặc quá nhỏ, gây khó
khăn trong việc bốc xếp và vận chuyển.
Thông thường, việc cung cấp bao bì được thực hiện theo ba cách 1: (i) bên
bán cung cấp bao bì, đồng thời với việc giao hàng cho bên mua; (ii) bên bán ứng
trước bao bì để đòng gói hàng hóa nhưng sau khi nhận hàng bên mua phải trả lại
bao bì; (iii) bên bán yêu cầu bên mua gửi bao bì đến trước để đóng gói sau đó mới
giao hàng. Giá cả của bao bì có thể được tính luôn vào giá cả hàng hóa, có thể do
bên mua trả riêng, hoặc được tính như giá hàng hóa.
1Giáo trình Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương (2007). Vũ Hữu Tửu
11
Bài tập Phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Nhóm 15-CN19B
Từ đó có thể nhận thấy rằng, việc không đề cập đến quy định về cung cấp
bao bì và giá cả của bao bì trong hợp đồng có thể gây khó khăn cho các bên giao
dịch trong việc giải thích quy định của Hợp đồng nếu là lần đầu hợp tác mua bán
với nhau. Đặc biệt khi các bên giao dịch thuộc các nước có thói quen và tập quán
thương mại khách nhau.
Bên cạnh quy định về bao bì, các bên giao dịch còn phải thỏa thuận về ký
mã hiệu trên bao bì như: vị trí mã hiệu, nội dung kí mã hiệu.
Theo quy định của Chính phủ Việt Nam về nhãn hàng hóa 2, những nội dung bắt
buộc thể hiện trên nhãn hàng là3:
a. Tên hàng
b. Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa
c. Xuất xứ hàng hóa
Ngoài ra đối với hàng hóa là trang thiết bị cơ khí thì trên bao bì phải ghi
định lượng, năm sản xuất và thông số kỹ thuật.
Như vậy, về cơ bản, Hợp đồng đã đưa ra một số quy định phù hợp với quy
định của Chính phủ Viêt Nam về việc ghi nhãn mác cho hàng hóa nhập khẩu, đó
là: tên hàng, số lượng, khối lượng tịnh, khối lượng hỗn hợp, tên chi nhánh. Những
thông tin này được ghi bên ngoài thùng các-tông đựng hàng và ghi nhắc lại thùng
gỗ bên ngoài. Tuy nhiên, Hợp đồng không đề cập chi tiết tới các yêu cầu về ký mã
hiệu như:
– Được viết bằng sơn hoặc mực không phai, không nhoè
– Phải dễ đọc, dễ thấy
– Kích thước của ký mã hiệu thường ≥ 2cm
– Không gây ảnh hưởng đến phẩm chất hàng hoá
– Phải dùng mực màu đen hoặc màu tím với hàng hoá thông thường, màu đỏ với
hàng hoá nguy hiểm, màu da cam với hàng hoá độc hại
– Phải được viết theo thứ tự nhất định
– Phải được kẻ ít nhất trên 2 mặt giáp nhau, thông thường người ta kẻ trên 3 mặt
phẳng theo phương thẳng đứng của bao bì.Trong điều khoản về bao bì và ký mã hiệu, không biết do nhầm lẫn hay có
thỏa thuận đặc biệt từ trước, các bên giao dịch đã đưa thêm quy định về việc giao
nhận hàng vào điều khoản về bao bì và ký mã hiệu, và quy định này một lần nữa
lại được nhắc lại ở điều khoản 4 về các điều kiện giao hàng.2
3Nghị
nh 89/2006/NĐ-CP
ngày 30/08/2006 của Thủ tướng Chính phủ về về nhãn hàng hóa
Điề
u 9,địNghị
định 89/2006/NĐ-CP12
Bài tập Phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Nhóm 15-CN19B
Điều 4: ĐIỀU KHOẢN GIAO HÀNG
Thông thường, điều khoản này quy định trách nhiệm của bên bán phải
thông báo cho bên mua về việc chuẩn bị xong để giao hàng, ngoài ra bên bán liệt
kê những chứng từ phải giao cho bên mua để chứng minh việc giao hàng của
mình.
Đây là điều khoản rất quan trọng của hợp đồng, vì nó sẽ quy định nghĩa vụ
cụ thể của bên bán; đồng thời cũng là ràng buộc các bên hoàn thành trách nhiệm
của mình đối với đối phương.Trong điều khoản giao hàng của Hợp đồng này có những nội dung cơ bản
sau đây:
– Thời hạn giao hàng (Time of Delivery) được quy định theo điều kiện cụ thể: 60
ngày sau khi Bên Bán nhận được Hợp đồng
– Quy định về phương thức giao hàng (shipment):
+ Cho phép giao hàng từng phần (Partial shipment allowed)
+ Không cho phép chuyển tải (Transhipment not allowed)
Như vậy, hàng được phép giao nhiều lần và từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ
hàng chỉ được sử dụng 01 phương tiện vận tải.
Việc chấp nhận giao hàng nhiều lần hay một lần phải được cân nhắc sao cho
phù hợp với khả năng cung cấp hàng của Bên Bán nhưng đồng thời tạo điều kiện
thuận lợi cho việc nhận hàng của Bên Mua. Mặt khác còn phải xem xét điều kiện
cảng biển có cho phép hay không.
– Quy định về cảng xếp hàng (port of loading): bất cứ cảng nào tại Trung Quốc
(any port in China). Như vậy, Bên Bán sẽ hoàn toàn được chủ động trong việc
chọn cảng xếp hàng sao cho thuận tiện với điều kiện thực tế của mình.
– Quy định về cảnh giao hàng4(discharging port) kèm theo điều kiện giá cả: một
đợt hàng sẽ được giao tại cảng Hải Phòng theo điều kiện CIF Hải Phòng,
Incoterms 2000 và một đợt hàng sẽ được giao tại cảng Cát Lai (TP HCM) theo
điều kiện CIF Hồ Chí Minh Cảng Cát Lai, Incoterms 2000
Như vậy, Bên Bán phải chịu phí tổn chuyên trở tới hai địa diểm được nhắc
tới ở trên, còn rủi ro đối với hàng hóa như hư hỏng, mất mát, các chi phí phát
sinh …sau khi hàng đã được giao cho người chuyên trở đều đều thuộc về Bên Mua.
Ngoài ra, theo điều kiện CIF5, Bên Bán có nghĩa vụ mua bản hiểm cho hàng hóa vì
lợi ích Bên Mua.4
5Căn cứu Phụ lục 01 và Phụ lục 12 của Hợp đồng
Incorterms 2000
13
Bài tập Phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Nhóm 15-CN19B
– Thông báo về việc giao hàng (Advice of Delivery): bên Bán phải cung cấp cho
bên Mua bằng chứng về việc giao hàng, và đối với điều kiện CIF thì đó là vận đơn
đường biển. Ngoài ta, trong Hợp đồng này, các bên còn quy định bên Bán sẽ thông
báo với bên Mua về việc giao hàng trong vòng 02 ngày kể từ ngày ghi trên vận
đơn, và bên Bán phải cung cấp cho bên Mua những chứng từ là:
+ Phiếu xếp hàng
+ Hóa đơn
+ Vận đơn
– Quy định về việc thuê tàu: Theo điều kiện CIF, bên bán chịu trách nhiệm thuê tàu
để chuyên chở hàng hóa từ cảng bốc xếp đến cảng đích. Trong hợp đồng các bên
cần làm rõ về loại, quốc tịch, tuổi, đặc tính, chất lượng của tàu, thời gian vận
chuyển, lịch và lý trình vận chuyển… Như vậy, bên bán sẽ thực hiện nghĩa vụ thuê
tàu vận chuyển theo đúng quy định của hợp đồng.
Tuy nhiên trong trường hợp này, Hợp đồng chỉ quy định tàu được đăng ký
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu (P&I Insurance) do P&I Club quốc tế
cấp( P&I Club registered) và phải được chứng nhận quản lý an toàn theo Bộ luật
Quản lý an toàn quốc tế cho tàu biển (ISM), mà không yêu cầu làm rõ về thời gian
vận chuyển, lịch và lý trình vần chuyển. Do đó, ngoài việc thực hiện các quy định
đã nêu trong Hợp đồng thì Bên Bán sẽ thuê tàu theo điều kiện thông thường để
chuyên chở hàng hóa tới cảng đến qui định theo tuyến đường thông thường. Chi
phí thuê tàu do Bên Bán gánh chịu theo điều kiện CIF, Incoterms 2000.Điều 5: ĐIỀU KHOẢN THANH TOÁN
Điều khoản thanh toán giữ vị trí rất quan trong trong hợp đồng ngoại thương,
vì nó liên quan trực tiếp đến quyền lợi của cả hai bên. Do vậy khi đàm phán ký kết
hợp đồng ngoại thương về điều khoản thanh toán các bên cần phải thống nhất
những nội dung chính về đồng tiền thanh toán và phương thức thanh toán.
A. Đồng tiền thanh toán: Đô la Mỹ.
Trường hợp này đồng tiền thanh toán và đồng tiền tính giá trùng với nhau và
là đồng tiền mạnh, ổn định và có khả năng thanh khoản cao.
B. Phương thức thanh toán:
B1. Phương thức thanh toán của hợp đồng.14
Bài tập Phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Nhóm 15-CN19B
Trên thị trường thế giới hiện nay người ta thường áp dụng một số phương
thức thanh toán như: Thanh toán tiền mặt, Thanh toán chuyển tiền (bằng thư hay
bằng điện), Thanh toán nhờ thu, Thanh toán tín dụng chứng từ, Phương thức ghi
sổ…
Mỗi phương thức thanh toán đều có những điểm lợi và bất lợi cho người bán
hoặc người mua. Do vậy tuỳ thuộc mối quan hệ, giá trị và thời hạn thực hiện hợp
đồng mà các bên thống nhất lựa chọn phương thức thanh toán nào cho phù hợp,
thuận tiện và đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia hợp đồng.
Muốn lựa chọn một phương thức thanh toán hợp lý trong quá trình mua bán
trao đổi hàng hoá với nước ngoài, ngoài việc nắm vững các quy trình nghiệp vụ
mỗi thương nhân còn phải biết vận dụng chúng một cách linh hoạt, ứng xử nhanh
trong nhiều trường hợp vì nghiệp vụ thanh toán quốc tế là một nghiệp vụ rất phứctạp, nếu gặp phải các đối tác không trung thực, có nhiều thủ đoạn thì rất dễ rơi vào
bẫy của họ và sẽ khó có thể tránh khỏi tình trạng tiền mất tật mang.
Khi lựa chọn các phương thức thanh toán các thương nhân cần xem xét
những căn cứ sau đây:
– Độ an toàn trong thanh toán. Độ an toàn trong thanh toán được xem xét trên 2
yếu tố:
+ Thời hạn thanh toán càng dài độ an toàn càng thấp do yếu tố lạm phát hoặc
do biến động của tỉ giá.
+ Nếu không đề phòng những rủi ro thường gặp trong thanh toán như sự lừa
đảo của bạn hàng, năng lực tài chính của những người có liên quan như: ngân hàng
bảo lãnh, ngân hàng mở L/C, ngân hàng nhờ thu… thì độ an toàn trong thanh toán
càng
thấp.
– Chi phí dịch vụ: Với những phương thức thanh toán khác nhau thì chi phí dịch vụ
trả cho ngân hàng cũng rất khác nhau, do vậy nhân tố này cũng phải được cân nhắc
cẩn thận nếu không chi phí dịch vụ sẽ làm tiêu tan lợi nhuận của thương vụ.
– Trị giá của lô hàng: Trị giá của lô hàng càng lớn thì rủi ro càng cao.
– Quan hệ các bên: Quan hệ truyền thống lâu dài, lâu dài giữ uy tín trong kinh
doanh sẽ cho các thương nhân giảm bớt rủi ro trong thanh toán.
Trong hợp đồng này lựa chọn phương thức thanh toán tín dụng chứng từ:
“Thanh toán bằng đồng đô la Mỹ, L/C không hủy ngang, trả ngay 100% cho
bên hưởng lợi là CÔNG TY TNHH ZHEJIANG ZHAPU” (In US dollars, by
irrevocable L/C 100% at sight in favor of ZHEJIANG ZHAPU INDUSTRIAL
CO.,LTD)
Trong đó:
15Bài tập Phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Nhóm 15-CN19B
+ Loại L/C: L/C không hủy ngang, trả ngay.
+ Tên người hưởng lợi: người bán CÔNG TY TNHH ZHEJIANG ZHAPU.
+ Trị giá L/C: 100% giá trị hàng hóa.
Phương thức thanh toán bằng L/C có nhiều ưu điểm:
+ Đối với người bán: Thanh toán bằng L/C đảm bảo chắc chắn thu được tiền
hàng, là hình thức thanh toán có lợi nhất đối với người bán.
+ Đối với người mua: Thanh toán bằng L/C đảm bảo rằng việc trả tiền chỉ
được thực hiện một khi người bán đã xuất trình đầy đủ bộ chứng từ hợp lệ và ngân
hàng đã kiểm tra bộ chứng từ đó.
Thanh toán theo L/C tạo sự thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp. Nhưng những
rủi ro vẫn có thể xảy ra nếu các doanh nghiệp không cẩn thận khi thanh toán theo
phương thức L/C.
Các doanh nghiệp cần chuẩn bị cho mình những kiến thức
về L/C hay lường trước được những rủi ro trong quá trình thanh toán L/C, có thế
việc mua bán hàng hoá mới nhanh gọn, đạt hiệu quả cao.
1. Những rủi ro thường gặp trong thanh toán L/C đối với người bán:
1.1. Rủi ro trong thanh toán :
Những thay đổi trong hợp đồng ngoại thương giữa người bán và người
mua phải tiến hành làm thủ tục sửa đổi, bổ sung L/C. L/C loại hủy ngang có thể
được ngân hàng phát hành sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ bất cứ khi nào trước khi
người bán xuất trình bộ chứng từ, mà không cần có sựđồng ý của người này. Nếu
người bán xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì mọi khoản thanh
toán/chấp nhận có thể chậm trễ, thậm chí bị từ chối. Người bán luôn chịu rủi ro về
hệ số tín nhiệm của NHPH, cũng như rủi ro chính trị hay rủi ro cơ chế, chính sách
của nước người mua.
Nếu người bán nhận được một L/C trực tiếp từ NHPH (không gửi thông qua
ngân hàng thông báo), thì đó có thể là một L/C giả. Người bán không xuất trình
đuợc bộ chứng từ theo đúng quy định L/C. Khi đó thì mọi khoản thanh toán (chấpnhận) đều có thể bị từ chối và người bán sẽ phải tự giải quyết bằng cách dỡ hàng,
lưu kho, bán đấu giá… cho đến khi vấn đề được giảiquyết hoặc phải chở hàng
quay về nước. Người bán phải trả các khoản chi phí nhưlưu tàu quá hạn, phí lưu
kho, mua bảo hiểm hàng hoá… trong khi không biết nhà nhậpkhẩu có đồng ý nhận
hàng hay từ chối nhận hàng vì lý do bộ chứng từ có sai sót.
1.2. Rủi ro từ phía ngân hàng mở L/C :
16Bài tập Phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Nhóm 15-CN19B
Nguyên nhân do Ngân hàng (NH) không đảm bảo khả năng thanh toán. Nếu
NH phát hành hoặc NH xác nhận mất khả năng thanh toán thì mặc dù bộ chứng từ
xuất trình có hoàn hảo cũng không được thanh toán cũng tương tự như vậy, nếu
NH chấp nhận hối phiếu kỳ hạn bị phá sản trước khi hối phiếu đến hạn thì hối
phiếu cũng không được trả tiền. Trừ khi L/C được xác nhận bởi một NH hạng nhất
trong nước, còn lại người bán sẽ phải chịu rủi ro về hệ số tín nhiệm của NH phát
hành cũng như rủi ro chính trị hay rủi ro do cơ chế chính sách của nhà nước thay
đổi.
Nguyên nhân dẫn đến chứng từ có sai sót:
– Thiếu hiểu biết về UCP.
– Quy trình nghiệp vụ L/C tại các doanh nghiệp tùy tiện.
– Thỏa thuận giữa người mua và người bán không rõ rang về các chi tiết giao
hàng hoặc L/C.
– Thiếu kinh nghiệm và thiếu sự phối hợp giữ các phòng ban trong doanh
nghiệp.
– L/C không được phát hành chuẩn xác, có chủ ý xấu, hoặc L/C không hoàn
chỉnh, không khả thi.– Một số người mua tinh quái đã cài một số điều khoản không khả thi để bắt
lỗi chứng từ làm cơ sở từ chối nhận hàng (do hợp đồng thương mại bị hớ), hoặc
làm cơ sở mặc cả để giảm giá.
Biện pháp phòng tránh:
– Bố trí nhân sự giỏi về nghiệp vụ ở khâu lập bộ chứng từ (trang bị tốt kiến
thức chuyên môn và trình độ ngoại ngữ cho cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp và cán
bộ chuyên môn nghiệp vụ trực tiếp làm công tác xuất nhập khẩu).
– Làm ăn với đối tác có thiện chí.
– Thỏa thuận ngay với người mua những chứng từ cần xuất trình ngay khi ký
hợp đồng ngoại thương.
– Nghiên cứu kỹ những rủi ro sai sót thường gặp đối với từng chứng từ.
– Đọc kỹ và có kiến thức hiểu biết L/c từ Người NK, để biết rằng L/c yêu cầu
xuất trình chứng từ gì, nội dung và hình thức chứng từ thế nào. Sau đó phát hành
chứng từ phải dựa trên nội dung qui định của L/C về chứng từ xuất trình để thanh
toán (nội dung chứng từ phải phù hợp với L/c). VD: Loại chứng từ, nội dung qui
đinh trên chứng từ, ngày phát hành chứng từ; Phải lưu ý đến thời hạn xuất trình
của chứng từ phù hợp và trong thời hạn hiệu lực của L/c; Ngày phát hành chứng từ
chú ý phải ko được sau ngày của B/L.
– Thực hiện tu chỉnh L/C nếu cần.
17Bài tập Phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Nhóm 15-CN19B
– Yêu cầu mở L/C tại các ngân hàng uy tín, có tên tuổi.
– Ngân hàng xác nhận được chỉ đích danh hay là ngân hàng đại lý của ngân
hàng phát hành L/C tại nước xuất khẩu .
2. Những rủi ro thường gặp trong thanh toán L/C đối với người mua:2.1. Rủi ro do người xuất khẩu không cung cấp hàng hoá
Những rủi ro này là rất đáng tiếc, các doanh nghiệp cần có những bước đi cụ
thể để tránh rủi ro trên.
Biện pháp phòng tránh:
– Tìm hiểu bạn hàng kỹ lưỡng
– Tham khảo ý kiến ngân hàng về quá trình kinh doanh của người xuất khẩu
– Quy định trong hợp đồng điều khoản Penalty, trong đó quy định phạt bên
nào không thực hiện nghĩa vụ của mình một cách đầy đủ
– Yêu cầu cả hai bên ký quĩ tại một ngân hàng để đảm bảo thực hiện hợp
đồng
– Yêu cầu những công cụ của ngân hàng như: Standby L/C, Bank Guarantee,
Performance Bond.. (chỉ áp dụng đối với những hợp đồng lớn và khách hàng
không quen biết nhau) để đảm bảo quyền lợi người mua
2.2. Rủi ro do thanh toán dựa trên chứng từ:
Có thể rủi ro về chứng từ giả, chứng từ không trung thực, mâu thuẫn giữa
hàng hoá và chứng từ
Nếu đối tác không tin cậy hay đối tác có chủ ý “lừa đảo” rất có thể doanh
nghiệp sẽ bị lừa bởi những giấy tờ giả. Ngoài ra, vấn đề mâu thuẫn giữa hàng và
chứng từ cũng là rất quan trong, bởi rất có thể hàng hoá khi nhập khẩu sẽ bị hải
quan tịch thu do không có sự trùng khớp với giấy tờ.
Biện pháp phòng tránh:
– Yêu cầu về nội dung và hình thức chứng từ phải rất chặt chẽ, không yêu
cầu chung chung.
– Chứng từ phải do những cơ quan đáng tin cậy cấp
– Vận đơn do hãng tàu đích danh lập. Khi xếp hàng hoá phải có sự giám sát
của đại diện phía người mua để kịp thời đối chiếu sự thật giả của vận đơn và lịch
trình tàu (đối với lô hàng có giá trị lớn).
– Ðề nghị người bán gửi thẳng 1/3 bộ vận đơn gốc (bản chính) thẳng tới
người mua
18Bài tập Phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Nhóm 15-CN19B
– Hoá đơn thương mại đòi hỏi phải có sự xác nhận của đại diện phía người
mua hoặc của Phòng Thương mại hoặc hoá đơn lãnh sự (Consular’s invoice)
– Giấy chứng nhận chất lượng do cơ quan có uy tín ở nước xuất khẩu hoặc
quốc tế cấp hoặc có sự giám sát kiểm tra và ký xác nhận vào giấy chứng nhận của
đại diện phía người mua
– Giấy chứng nhận số lượng cũng phải có sự giám sát của đại diện phía người
mua hoặc đại diện thương mại.
– Cung cấp giấy chứng nhận kiểm tra (Certificate of inspection)
2.3. Các rủi ro khác:
Các rủi ro thường gặp khác như: lựa chọn hãng tàu không tin cậy, hư hỏng
hàng hoá do xếp hàng không đúng quy định
Biện pháp phòng tránh:
– Giành quyền chủ động thuê tàu (nhập khẩu theo điều kiện nhóm F)
– Chỉ định hãng tàu nổi tiếng, đặc biệt nên thuê tàu của các hãng có văn
phòng giao dịch tại nước người mua
– Mua bảo hiểm cho hàng hoá
– Trong hợp đồng nên ràng buộc trách nhiệm của người bán trong vấn đề xếp
hàng lên tàu như nhập khẩu theo điều kiện FOB stowed, CFR stowed, CIF
stowed..
B2. Bộ chứng từ thanh toán:
Bộ chứng từ thanh toán là căn cứ để ngân hàng kiểm tra mức độ hoàn thanh
nghĩa vụ chuyển giao hàng hoá của người xuất khẩu để tiến hành việc trả tiền cho
người hưởng lợi.
Các loại chứng từ phải xuất trình: Căn cứ theo yêu cầu đã được thoả thuậntrong hợp đồng thương mại. Thông thường một bộ chứng từ gồm có:
+ Hối phiếu thương mại (Commerial Bill of Exchange)
+ Hoá đơn thương mại (Commercial Invoice)
+ Vận đơn hàng hải (Ocean Bill of Lading)
+ Chứng nhận bảo hiểm (Insurance Policy)
+ Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)
+ Chứng nhận trọng lượng (Certificate of quality)
+ Danh sách đóng gói (packing list)
+ Chứng nhận kiểm nghiệm (Inspection Certificate)
Yêu cầu về số lượng bản chứng từ (bao nhiêu bản chính, bao nhiêu bản phụ)
và yêu cầu về việc ký phát từng loại chứng từ được quy định trong hợp đồng.
19Bài tập Phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Nhóm 15-CN19B
Theo quy định của hợp đồng:
L/C sẽ được thanh toán khi xuất trình đầy đủ các chứng từ gốc sau đây (nếu
không có quy định khác):
– 3/3 bản gốc bộ Vận đơn sạch “xếp hàng lên tàu” có ghi chú “Cước phí trả
trước” và miễn phí 14 ngày lưu bãi.
– 03 bản gốc Hoá đơn thương mại đã ký.
– 03 bản gốc Phiếu đóng gói hàng chi tiết
– 01 bản gốc và 01 bản sao Chứng nhận xuất xứ do Hội đồng xúc tiến thương
mại quốc tế Trung Quốc cấp
– 01 bản gốc và 01 bản sao Chứng nhận chất lượng, số lượng
– 01 bản gốc và 01 bản sao Kết quả kiểm nghiệm nguyên liệu của nhà máy.
– 01 bản gốc và 02 bản sao Hợp đồng hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm có thểchuyển nhượng được bằng hình thức ký hậu để trống cho 110% giá trị hóa đơn,
thể hiện đại lý thanh toán bảo hiểm tại Hà Nội, Việt Nam bằng đồng tiền hóa
đơn, bảo hiểm cho mọi rủi ro.
Như vậy yêu cầu về bộ chứng từ thanh toán trong hợp đồng tương đối đầy
đủ, được sự thỏa thuận và nhất trí giữa bên Bán và bên mua. Tuy nhiên trong hợp
đồng không đề cập đến yêu cầu về hối phiếu thương mại (Commerial Bill of
Exchange) và giấy chứng nhận trọng lượng (Certificate of quality).
C.Ngân hàng phục vụ xuất nhập khẩu (Seller’s bank/ Collecting bank/advising
bank)
Ghi rõ tên địa chỉ của ngân hàng tham gia vào quá trình thanh toán tiền hàng
(thu hộ tiền, chuyển hộ tiền, giữ hộ tiền,thông báo về kết quả mở L/C và nhận tiền,
ngân hàng mở L/C nếu thanh toán bằng L/C) Các bên tham gia hợp cần chú ý
cung cấp đầy đủ những chi tiết về ngân hàng này và tài khoản để bảo vệ quyền lợi
của mình trong thanh toán.
Theo quy định của hợp đồng:
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP PTNT CHI NHÁNH CHIẾT GIANG
ĐỊA
CHỈ: SỐ
172, ĐƯỜNG
CHENGNAN ĐÔNG, THÀNH
PHỐ PINGHU 314.200, CHIẾT GIANG, CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN
DÂN
TRUNG
HOA
MÃ ĐIỆN: ABOCCNBJ110
SỐ TÀI KHOẢN: 19344914040000975
Tên ngân hàng, địa chỉ, số tài khoản, mã điện đã được ghi 1 cách cụ thể, chi
tiết.
20Bài tập Phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Nhóm 15-CN19B
Hai bên đã chọn ngân hàng thanh toán là 1 ngân hàng của nước người bán.
Điều này có lợi cho người bán vì người bán sẽ không phải chịu rủi ro về hệ số tín
nhiệm của Ngân hàng phát hành cũng như rủi ro chính trị hay rủi ro do cơ chế
chính sách của nhà nước thay đổi. Người bán có hiểu biết rõ hơn về ngân hàng đã
biết rằng L/C yêu cầu xuất trình chứng từ gì, nội dung và hình thức chứng từ thế
nào. Sau đó phát hành chứng từ phải dựa trên nội dung qui định của L/C về chứng
từ xuất trình để thanh toán (nội dung chứng từ phải phù hợp với L/C).
D. Thời hạn thanh toán (Time of payment)
Khi đàm phán về thời hạn giao hàng các bên có thể thống nhất với nhau theo
một trong những cách sau: Trả tiền trước, trả tiền sau, trả tiền ngay khi giao hàng
hoặc thanh toán theo phương thức hỗn hợp (trả trước một phần, trả ngay một phần,
và phần còn lại sẽ thanh toán sau khi giao hàng một khoảng thời gian nào đó)
Trong hợp đồng này lựa chọn thanh toán trả ngay:
“Thanh toán bằng đồng đô la Mỹ, L/C không hủy ngang, trả ngay 100% cho
bên hưởng lợi là CÔNG TY TNHH ZHEJIANG ZHAPU” (In US dollars, by
irrevocable L/C 100% at sight in favor of ZHEJIANG ZHAPU INDUSTRIAL
CO.,LTD)
Trên thị trường thế giới người ta chấp nhận trả tiền ngay khi sử dụng
phương thức D/P trong phương thức nhờ thu hoặc L/C at sight trong phương thức
tín dụng chứng từ. Trả ngay ở đây được hiểu là trả ngay khi nhìn thấy hối phiếu
đòi tiền, có nghĩa là sau khi giao hàng người bán sẽ lập hối phiếu yêu cầu người
mua thanh toán ngay khi nhận được hối phiếu (khi nhìn thấy hối phiếu). Khoảng
thời gian kể từ khi người bán ký phát hối phiếu cho đến khi nhận được giấy báo có
từ ngân hàng kéo dài ít nhất là 21 ngày.
Việc trả tiền ngay 100% giá trị đòi hởi người mua phải trả toàn bộ giá trị hợpđồng khi người mua giao được toàn bộ chứng từ quy định trong hợp đồng.
Thời hạn trả tiền của thư tín dụng: Thời hạn trả tiền có thể nằm trong thời
hạn hiệu lực của thư tín dụng (vì là trả tiền ngay). Trong trường hợp này, cần lưu ý
là hối phiếu có kỳ hạn phải được xuất trình để chấp nhận trong thời hạn hiệu lực
của thư tín dụng.
Như vậy điều khoản thanh toán của hợp đồng đã khá chi tiết và đầy đủ. Tuy
nhiên chưa để cập đến thời hạn mở L/C là 1 thông tin rất quan trọng.
Điều 6: ĐIỀU KHOẢN KIỂM TRA
Kiểm tra hàng hoá XNK có thể xuất phát từ:
21Bài tập Phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Nhóm 15-CN19B
+ Yêu cầu của người bán.
+ Yêu cầu của người mua.
+ Yêu cầu của Chính phủ hoặc cơ quan chuyên môn.
Vì vậy điều khoản này đôi khi cũng trở nên cần thiết, đặc biệt trong trường
hợp kiểm tra chất lượng hàng XNK là yêu cầu bắt buộc để đáp ứng một nhu cầu
nào đó từ phía chính quyền nước XK hoặc nước NK như: kiểm tra lương thực,
thực phẩm, cà phê, thuốc chữa bệnh, thiết bị…
Hàng hoá được kiểm tra bởi người XK hoặc người đại diện của nhà XK, là
một việc làm cần thiết khách quan để sớm phát hiện những sai sót làm ảnh hưởng
đến chất lượng hàng XK và kịp thời điều chỉnh, sửa chữa sản phẩm.
Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, vẫn cần có sự kiểm tra chi tiết từ phía nhà
NK hoặc người đại diện của nhà NK (hoặc một tổ chức giám định chuyên môn) để
bảo đảm rằng NB giao hàng đúng theo yêu cầu của NM và tuân theo luật pháp
nước nhập khẩu. Trong trường hợp này hai bên phải chỉ đích danh người cấp giấychứng nhận kiểm tra.
Theo quy định của hợp đồng:
6.1. Trong quá trình sản xuất, người mua có quyền chỉ định “Trung tâm quốc gia
giám sát và kiểm tra chất lượng các bộ phận tiêu chuẩn Trung Quốc” để kiểm
tra hàng hoá.
6.2. Trong trường hợp bên Mua phát hiện chất lượng và / hoặc số lượng /trọng
lượng của hàng hóa không đúng với quy định của hợp đồng sau khi hàng đã tới
cảng đích hoặc tới xưởng của bên Mua, bên Mua có quyền yêu cầu một tổ chức
giám định, do hai bên thỏa thuận, lập biên bản khảo sát và giám định. Phí giám
định do bên vi phạm hợp đồng chịu.
6.3. Trong trường hợp hai bên không thỏa thuận được về tổ chức giám định, bên
Mua có quyền chỉ định đơn vị giám định SGS (Société Générale de
Surveillance) giám định chất lượng, trọng lượng, mã hiệu, kích thước, dung sai
của hàng hóa tại cảng đến hoặc xưởng của bên Mua, kết quả giám định của SGS
phải được xuất trình cho bên Bán đối với bất cứ điểm nào không phù hợp với
quy định của hợp đồng này.
6.4. Kết quả kiểm tra của SGS tại cảng đích hoặc tại xưởng của bên Mua là kết
quả cuối cùng và có tính chất ràng buộc cả hai bên.
Cơ quan kiểm tra trong quá trình sản xuất: “Trung tâm quốc gia giám sát và
kiểm tra chất lượng các bộ phận tiêu chuẩn Trung Quốc”. Việc chỉ định cơ quan
kiểm tra trong quá trình sản xuất là 1 tổ chức của nước người bán là điều thuận lợi
22Bài tập Phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Nhóm 15-CN19B
cho người bán và bất lợi cho bên người mua vì bên bán có sự am hiểu về uy tín và
độ tin cậy của tổ chức này hơn bên mua.Tổ chức giám định trong trường hợp có vi phạm hợp đồng: Do hai bên thỏa
thuận. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được về tổ chức giám định, bên Mua
có quyền chỉ định đơn vị giám định SGS (Société Générale de Surveillance).
Phí giám định: do bên vi phạm hợp đồng chịu. Quy định này hoàn toàn phù
hợp.
Như vậy điều khoản kiểm tra của hợp đồng đã tương đối đầy đủ.Điều 7: PHẠT VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI
Ðiều khoản này qui định những biện pháp khi hợp đồng không được thực
hiện (toàn bộ hay một phần). Ðiều khoản này cùng lúc nhằm hai mục tiêu:
– Ngăn ngừa đối phương có ý định không thực hiện hay thực hiện không tốt hợp
đồng.
– Xác định số tiền phải trả nhằm bồi thường thiệt hại gây ra.
Có thể thấy là hợp đồng trên đã đáp ứng được mục tiêu của điều khoản xử
phạt và bồi thường thiệt hại thể hiện trong các trường hợp phạt dưới đây:
+ Phạt chậm giao hàng: Tổng số tiền phạt giao hàng chậm không quá 10%
tổng giá trị hàng giao chậm. Nếu giao hàng chậm quá 10 ngày, hợp đồng có thể
được hủy bỏ hoàn toàn hợp pháp, và bên Bán phải trả cho bên Mua tiền bồi thường
thiệt hại là 7% tổng giá trị hợp đồng.
+ Phạt giao hàng không phù hợp về số lượng và chất lượng:
Hợp đồng trên áp dụng biện pháp là thay thế lô hàng không đủ tiêu chuẩn chất
lượng và bổ sung số lượng hàng còn thiếu đồng thời áp dụng kèm theo tỷ lệ tiền
phạt, các chi phí phát sinh khác do nhà cung cấp vi phạm chịu.
+Phạt do hủy hợp đồng hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng: hợp đồng đã
quy định rõ số tiền phạt khi một bên bất kỳ hủy hợp đồng.
Tuy nhiên, hợp đồng còn thiếu phần xử phạt do chậm thanh toán: phạt một
tỷ lệ phần trăm của số tiền đến thời hạn thanh toán, tính theo thời hạn chậm thanh
toán, và phân bố lãi suất chậm thanh toán. Ngoài ra, hợp đồng cũng chưa quy định
việc xử phạt đối với việc mở L/C chậm hơn quy định so với hợp đồng. Đây cũng
là những điều khoản khá quan trọng. Có thể do sự hợp tác lâu dài và có uy tín giữa23
Bài tập Phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Nhóm 15-CN19B
hai công ty nên việc chậm thanh toán, hoặc mở L/C chậm không diễn ra, dẫn đến
việc trường hợp phạt này không được ghi vào hợp đồng.
Điều 8: KHIẾU KIỆN
Khiếu kiện là phương pháp giải quyết các tranh chấp bằng thương lượng
trực tiếp giữa các bên có liên quan với nhau nhằm thoả mãn (hoặc không thoả
mãn) yêu cầu của bên khiếu kiện. Vì vậy trong hợp đồng ngoại thương người ta
thường ghi thêm điều khoản này để quyền lợi các bên được bảo đảm một cách an
toàn hơn; đồng thời giữ được mối quan hệ tốt đẹp giữa các bên có liên quan.
8.1.Khiếu kiện về số lượng và trọng lượng:
Trong trường hợp bên Mua khiếu kiện về số lượng và trọng lượng của hàng
hóa, hợp đồng quy định rằng bên Mua sẽ thông báo cho bên Bán bằng điện báo
hoặc fax càng sớm càng tốt ngay sau khi hoàn thành việc bốc dỡ hàng. Bản báo
cáo điều tra ban đầu do bên mua với thông tin đầy đủ chi tiết nêu ra tại điều 6.2
phải được gửi cho bên Bán trong vòng 45 ngày sau khi hoàn thành việc bốc dỡ
hàng tại cảng đến.
Khiếu kiện về chất lượng: Trong trường hợp bên Mua khiếu kiện về chất
lượng, hợp đồng quy định rằng bên Mua phải xuất trình cho bên Bán bán báo cáo
điều tra chính thức tại cảng dỡ hàng hoặc kho hàng của bên Mua trong vòng 60
ngày kể từ khi hàng cập cảng đến.
Khiếu kiện khác: Hợp đồng quy định bên Mua sẽ thông báo bằng văn bản
cho bên Bán những khiếu kiện khác trong vòng 65 ngày kể từ khi hoàn thành việc
bốc dỡ hàng tại nơi đến và tất cả những tài liệu liên quan khác.
Hợp đồng cũng quy định trong vòng 15 ngày sau khi nhận được thông báo khiếukiện, bên Bán phải trả lời lại cho bên Mua.
8.2. Quyền hạn và nghĩa vụ của các bên khi đưa ra khiếu kiện:
Hợp đồng quy định bất cứ khi nào khiếu kiện được chứng minh là do trách
nhiệm của bên Bán, bên Bán sẽ phải dàn xếp bằng việc thay thế hàng hóa theo
đúng như yêu cầu của hợp đồng đã ký trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận được
khiếu kiện của bên Mua. Bên Bán sẽ phải chịu tất cả các chi phí, phí tổn và bồi
thường thiệt hại và tổn thất do lỗi giao hàng của bên Bán gây ra.
8.3. Về thời hạn giải quyết khiếu kiện:
Hợp đồng quy định bên Bán sẽ thông báo bằng văn bản bất kỳ hoặc tất cả
khiếu kiện cho bên Mua trong vòng 65 ngày kể từ ngày ký hợp đồng. Bất cứ khi
24Bài tập Phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Nhóm 15-CN19B
nào khiếu kiện được chứng minh là trách nhiệm của bên Mua, bên Mua sẽ phải
chịu tất cả các chi phí, phí tổn và bổi thường thiệt hại và tổn thất cho bên Bán.
Như vậy, về cơ bản hợp đồng đã quy định những trường hợp cụ thể bên
Mua có thể khiếu kiện, nêu rõ trình tự khiếu kiện, thời hạn nộp đơn khiếu kiện,
quyền hạn và nghĩa vụ của các bên khi đưa ra khiếu kiện.Điều 9: SỰ KIỆN BẤT KHẢ KHÁNG
Trong thực tế khi thực hiện hợp đồng có những tình huống xảy ra ngoài
khả năng dự kiến của các bên, gây nên những tổn thất không thể tránh khỏi cho
hàng hoá; chẳng hạn như thiên tai bất ngờ, hoả hoạn hoặc những hành vi của con
người, của chiến tranh làm thiệt hại hàng hoá…Những tổn hại ngoài dự phòng này
được coi là bất khả kháng và các bên có thể được miễn trách.
9.1. Hợp đồng quy định không bên nào phải chịu trách nhiệm cho việc
chậm trễ hoặc không thực hiện các nghĩa vụ của mình trong hợp đồng khi nguyên
nhân của việc chậm trễ hoặc không thực hiện đó xuất phát từ kết quả của thiên tai
như động đất, núi lửa, chiến tranh, những việc không nằm trong tầm kiểm soát,
không thể dự báo trước hoặc trong trường hợp một hoặc cả hai bên đều bị ảnh
hưởng bởi những hiện tượng đó (trừ những chính sách thuế của chính phủ
9.2. Hợp đồng quy định bất kỳ bên nào đưa ra trường hợp bất khả kháng
như là lý do để biện minh phải có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho bên kia
về thời gian xảy ra, thời gian kết thúc sự việc bất khả kháng trong vòng 7 ngày kể
từ ngày xảy ra sự việc, đồng thời phải cung cấp được giấy chứng thực của Phòng
Thương Mại sở tại về trường hợp bất khả kháng như bằng chứng chứng minh. Quá
thời hạn này (quá 7 ngày kể từ ngày xảy ra trường hợp bất khả kháng), Điều khoản
về Trường hợp bất khả kháng sẽ không được xem xét. Trường hợp chậm trễ do
nguyên nhân bất khả kháng kéo dài quá 45 ngày, mỗi bên đều có quyền đơn
phương chấm dứt hợp đồng, trừ khi có thỏa thuận khác, trong trường hợp đó,
không bên nào có quyền được đòi bồi thường thiệt hại.
Như vậy, về cơ bản hợp đồng này đã nêu ra các trường hợp đựơc bất khả
kháng và cách nêu ra bằng chứng để để chứng minh bên Mua hay bên B ở trong
tình trạng bất khả kháng.
Điều 10: TRỌNG TÀI
25
hình thức và ở mọi nghành, từ những hợp đồng mua bán ship hàng nhu yếu sốngthường ngày cho đến những hợp đồng được giao kết giữa những tập đoàn lớn lớn, thậm chílà giữa những vương quốc với nhau. Nhiều quan điểm cho rằng tính ngặt nghèo của hợp đồng làyếu tố duy trì sự không thay đổi và thành công xuất sắc của những hoạt động giải trí kinh doanh thương mại ngày này. Người soạn thảo hợp đồng cần có rất đầy đủ kỹ năng và kiến thức cũng như hiểu biết chuyên sâuvề những lao lý pháp lý có tương quan. Đó là chưa kể đến sự không tương đồng về ngôn từ vàtruyền thống văn hóa truyền thống giữa những nước cũng hoàn toàn có thể khiến xích míc và tranh chấpxảy ra giữa những bên tham gia triển khai hợp đồng. Ngoài ra, một hợp đồng dù đượcsoạn thảo kỹ lưỡng đến đâu, những bên tham gia thực thi hợp đồng cũng không thểlường trước được hết những yếu tố sẽ phát sinh trong quy trình thực thi. Do đó, nhóm nghiên cứu và phân tích chọn đề tài điều tra và nghiên cứu hợp đồng kinh tế tài chính quốc tế và đơn cử là chọnphân một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế để nghiên cứu và phân tích làm rõ 1 số ít vấn đềliên quan đến nội dung của hợp đồng kinh tế tài chính. Mục tiêu nghiên cứu và phân tích gồm có : Nhận biết phương pháp soạn thảo một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tếPhân tích tổng thể và toàn diện để làm rõ những yếu tố là điều kiện kèm theo hiệu lực hiện hành của hợp đồngPhân tích chi tiết cụ thể những pháp luật trong hợp đồng nhằm mục đích xác lập quyền vànghĩa vụ giữa những bên tham giaRút ra kinh nghiệm tay nghề trong việc soạn thảo hợp đồng và nghiên cứu và phân tích một hợpđồng kinh tế tài chính nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêngNhóm nghiên cứu và phân tích chân thành cảm ơn cô giáo Đặng Thị Minh Ngọc – giáo viêngiảng dạy môn Pháp luật trong hoạt động giải trí kinh tế tài chính đối ngoại vì sự hướng dẫn tậntình và những kỹ năng và kiến thức đã được cô truyền đạt tại lớp. Những kỹ năng và kiến thức này đã trởthành nền tảng hữu dụng giúp nhóm triển khai xong được bài tập này. Xin cảm ơn sựtham gia tích cực của những thành viên trong nhóm. NHÓM 15 – CN19BBài tập Phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tếNhóm 15 – CN19BNỘI DUNGLỜI MỞ ĐẦU …………………………………………………………………………………………….. 2N ỘI DUNG. ……………………………………………………………………………………………….. 3B ẢN DỊCH HỢP ĐỒNG ……………………………………………………………………………… 3PH ẦN I : ĐIỀU KIỆN HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG …………………………………….. 9PH ẦN II : NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG ……………………………………………………. 10 Điều 1 : HÀNG HÓA, SỐ LƯỢNG, GIÁ CẢ ………………………………………………… 10 Điều 3 : ĐÓNG GÓI BAO BÌ VÀ KẺ KÝ MÃ HIỆU …………………………………….. 10 Điều 4 : ĐIỀU KHOẢN GIAO HÀNG ………………………………………………………… 13 Điều 5 : ĐIỀU KHOẢN THANH TOÁN ………………………………………………………. 14 Điều 6 : ĐIỀU KHOẢN KIỂM TRA. ……………………………………………………………. 21 Điều 7 : PHẠT VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI …………………………………………… 23 Điều 8 : KHIẾU KIỆN ……………………………………………………………………………….. 24B ÁO CÁO ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LÀM VIỆC CỦA NHÓM ……………………….. 31B ẢN DỊCH HỢP ĐỒNGHỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA SỐ 041TC – ZHP / 11N gày : 28/06/2011 Bên Bán : Công ty TNHH Công nghiệp ZHEJIANG ZHAPUBài tập Phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tếNhóm 15 – CN19BKhu tăng trưởng kinh tế tài chính ZhaPu, Jiaxing, Zhejiang, 314201, Trung QuốcĐT : 0573 – 85520597, 85520590 Fax : 0573 – 85520333 Đại diện : Ông Wu Qi Fa – Tổng giám đốcBên Mua : Công ty CP Tư vấn và thương mại Tân Cơ55 Lạc Trung, Hai Bà Trưng, TP.HN, Việt NamĐT : ( 84 ) – 4-3636 2414F ax : ( 84 ) – 4-3636 2843 Đại diện : Ông Nguyễn Công Trương – Giám đốcBên Bán chấp thuận đồng ý bán và bên Mua đồng ý chấp thuận mua hàng hóa theo những điều khoảnvà điều kiện kèm theo sau : Điều 1 : HÀNG HÓA, SỐ LƯỢNG, GIÁ CẢ : ( Căn cứ phụ lục của hợpđồng ) – Tổng giá trị hợp đồng : 215.147,81 Đô la MỹĐiều 2 : CHẤT LƯỢNG, ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT, XUẤT XỨ2. 1. Chất lượng : hàng mới, được sản xuất năm 2011 bởi Công ty TNHHCông nghiệp ZHEJIANG ZHAPU2. 2. Đặc điểm kỹ thuật – Tiêu chuẩn hình dáng và size : DIN933, 913 – Tiêu chuẩn về những tính chẩt cơ học : ISO898-1-19922. 3. Nước nguồn gốc : Trung QuốcĐiều 3 : ĐÓNG GÓI BAO BÌ VÀ KÝ MÃ HIỆU3. 1. Bao bì đóng gói : Được đóng gói bằng thùng giấy bìa các-tông, khoảng25 kg một thùng tương thích với phương pháp vận tải đường bộ bằng đường thủy và đảmbảo bảo đảm an toàn trong chuyên chở. Hàng phải được tra mỡ. 3.2. Ký mã hiệu : Thể hiện thông tin về Hàng hóa / Số lượng / Khối lượngtịnh / Tổng khối lượng, thương hiệu v.v … bên ngoài hộp các-tông, ghi nhắclại trên kệ gỗ. 3.4. Ngay khi giao hàng, bên Bán sẽ gửi fax thông tin cho bên mua về việcgiao hàng gồm những chứng từ sau : phiếu đóng gói, hóa đơn, vận đơn, chứngBài tập Phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tếNhóm 15 – CN19Bnhận nguồn gốc và ghi nhận về số lượng / chất lượng, báo cáo giải trình hiệu quả kiểmtra cụ thể, ETD, ETA … Điều 4 : ĐIỀU KHOẢN GIAO HÀNG4. 1. Thời gian giao hàng : 60 ngày sau khi bên Bán nhận được Hợp đồng4. 2. Giao hàng từng phần : được phép4. 3. Trung chuyển : không được phép4. 5 Cảng xếp hàng : Bất cứ cảng nào tại Trung Quốc4. 6. Cảng dỡ hàng : theo phụ lục hợp đồng4. 7. Thông báo giao hàng : ngay khi giao hàng, bên Bán sẽ gửi fax thông báocho bên Mua về việc giao hàng gồm những chứng từ sau : phiếu góp phần, hoáđơn và vận đơn trong vòng 02 ngày sau ngày ghi trên vận đơn4. 8. Tàu biển do bên Bán thuê có năng lực đi biển, ĐK bảo hiểm củaHội P&I quốc tế, có ghi nhận ISM và phải được ĐK ở mức cao nhất. Điều 5 : ĐIỀU KHOẢN THANH TOÁN5. 1. Thanh toán bằng đồng đô la Mỹ, L / C không hủy ngang, trả ngay 100 % cho bên hưởng lợi là CÔNG TY Trách Nhiệm Hữu Hạn ZHEJIANG ZHAPUNGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP PTNT CHI NHÁNH ZHEJIANGĐỊA CHỈ : SỐ 172, ĐƯỜNG CHENGNAN ĐÔNG, THÀNHPHỐ PINGHU 314.200, ZHEJIANG, CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂNDÂN TRUNG HOAMÃ ĐIỆN : ABOCCNBJ110SỐ TÀI KHOẢN : 193449140400009755.2. L / C hoàn toàn có thể thanh toán giao dịch khi xuất trình khá đầy đủ những chứng từ gốc sau đây ( nếu không có lao lý khác ) : – 3/3 bản gốc bộ Vận đơn sạch ” xếp hàng lên tàu ” có ghi chú “ Cước phí trảtrước ” và không tính tiền 14 ngày lưu bãi. – 03 bản gốc Hóa đơn thương mại đã ký. – 03 bản gốc Phiếu đóng gói hàng chi tiết cụ thể. – 01 bản gốc và 01 bản sao Chứng nhận nguồn gốc do Hội đồng xúc tiếnthương mại quốc tế Trung Quốc cấp. Bài tập Phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tếNhóm 15 – CN19B – 01 bản gốc và 01 bản sao Chứng nhận chất lượng, số lượng. – 01 bản gốc và 01 bản sao Kết quả kiểm nghiệm nguyên vật liệu của xí nghiệp sản xuất. – 01 bản gốc và 02 bản sao Hợp đồng hoặc Giấy ghi nhận bảo hiểm cóthể chuyển nhượng ủy quyền được bằng hình thức ký hậu để trống cho 110 % giá trịhóa đơn, biểu lộ đại lý thanh toán giao dịch bảo hiểm tại Thành Phố Hà Nội, Nước Ta bằngđồng tiền ghi trên hóa đơn, bảo hiểm cho mọi rủi ro đáng tiếc. Điều 6 : KIỂM TRA HÀNG HÓA6. 1. Trong quy trình sản xuất, người mua có quyền chỉ định ” Trung tâmquốc gia giám sát và kiểm tra chất lượng những bộ phận tiêu chuẩn TrungQuốc ” để kiểm tra hàng hóa. 6.2. Trong trường hợp bên Mua phát hiện chất lượng và / hoặc sốlượng / khối lượng của hàng hóa không đúng với lao lý của hợp đồng saukhi hàng đã tới cảng đến hoặc tới xưởng của bên Mua, bên Mua có quyềnyêu cầu một tổ chức triển khai giám định, do hai bên thỏa thuận hợp tác, lập biên bản khảo sátvà giám định. Phí giám định do bên vi phạm hợp đồng chịu. 6.3. Trong trường hợp hai bên không thỏa thuận hợp tác được về tổ chức triển khai giám định, bên Mua có quyền chỉ định đơn vị chức năng giám định SGS ( Société Générale deSurveillance ) giám định chất lượng, khối lượng, mã hiệu, size, dungsai của hàng hóa tại cảng đến hoặc xưởng của bên Mua, hiệu quả giám địnhcủa SGS phải được xuất trình cho bên Bán so với bất kỳ điểm nào khôngphù hợp với lao lý của hợp đồng này. 6.4. Kết quả kiểm tra của SGS tại cảng đến hoặc tại xưởng của bên Mua làkết quả sau cuối và có đặc thù ràng buộc cả hai bên. Điều 7 : XỬ PHẠT7. 1. Xử phạt giao hàng chậm : Trong trường hợp người bán trì hoãn việcgiao hàng hóa được đề cập tại Điều 4 với thời hạn trì hoãn là 5 ngày, bênBán mỗi tuần sẽ phải trả khoản phạt là 1 % giá trị hợp đồng vi phạm. Nếuviệc giao hàng bị trì hoãn hơn 10 ngày, bên Mua sẽ có quyền chấm hết hợpđồng và bên Bán sẽ phải chịu tổng thể những thiệt hại và tổn thất so với dự áncùng với một khoản phạt là 7 % giá trị hợp đồng bị vi phạm. 7.2. Xử phạt chất lượng không tương thích : Trong thời hạn kiến thiết, nếu chấtlượng của hàng hóa không thích hợp với chất lượng được pháp luật trongBài tập Phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tếNhóm 15 – CN19Bhợp đồng đã ký, tác động ảnh hưởng đến chất lượng dự án Bất Động Sản của bên Mua, trong vòng15 ngày kể từ khi nhận được thông tin bằng văn bản của bên Mua, bên Báncó nghĩa vụ và trách nhiệm sửa chữa thay thế hàng hóa khác tương thích với những tiêu chuẩn quyđịnh trong hợp đồng đã ký đồng thời bồi thường cho bên Mua 7 % tổng giátrị hàng hóa vi phạm. Bên cạnh đó, bên Bán phải bồi thường cho bên Muatất cả những nghĩa vụ và trách nhiệm có tương quan. Bên Bán sẽ phải chịu nghĩa vụ và trách nhiệm vềtất cả những ngân sách phát sinh do việc sửa chữa thay thế hàng hóa gây ra. 7.3. Xử phạt giao hàng thiếu : Trong trường hợp số lượng hàng bị thiếu sovới hợp đồng đã ký, tác động ảnh hưởng tới quá trình xây đắp của bên Mua, trong vòng15 ngày kể từ khi nhận được thông tin bằng văn bản của bên Mua, bên Báncó nghĩa vụ và trách nhiệm phân phối thêm số hàng còn thiếu và mỗi tuần bồi thường chobên Mua 5 % tổng giá trị số hàng còn thiếu. Mọi ngân sách phát sinh do thiếuhàng sẽ do bên Bán chi trả. 7.4. Hủy hợp đồng : Nếu bên Bán hoặc bên Mua muốn hủy hợp đồng, bênyêu cầu hủy hợp đồng phải nộp phạt một khoản là 10 % giá trị hợp đồng chobên còn lại. 7.5. Giá của đơn đặt hàng không được phép đổi khác trong bất kể hoàn cảnhnào, trừ phi có hợp đồng của cả hai bên. Điều 8 : KHIẾU KIỆN8. 1. Trong trường hợp khiếu kiện về số lượng và khối lượng của hàng hóa, bên Mua sẽ thông tin cho bên Bán bằng điện báo hoặc fax trong thời giansớm nhát sau khi hoàn thành xong việc bốc dỡ hàng. Bản báo cáo tìm hiểu ban đầucùng với thông tin rất đầy đủ chi tiết cụ thể nêu ra tại điều 6.2 phải được gửi cho bênBán trong vòng 45 ngày sau khi hoàn thành xong việc bốc dỡ hàng tại cảng đến. Trong trường hợp khiếu kiện về chất lượng, bên Mua phải xuất trình chobên Bán bản báo cáo giải trình tìm hiểu chính thức tại cảng dỡ hàng hoặc kho hàng củabên Mua trong vòng 60 ngày kể từ khi hàng cập cảng đến. Bên Mua sẽ thông tin bằng văn bản cho bên Bán những khiếu kiện kháctrong vòng 65 ngày kể từ khi hoàn thành xong việc bốc dỡ hàng tại nơi đến và tấtcả những tài liệu tương quan khác. Trong vòng 15 ngày sau khi nhận được thông tin khiếu kiện, bên Bán phảitrả lời lại cho bên Mua. Bài tập Phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tếNhóm 15 – CN19B8. 2. Bất cứ khi nào khiếu kiện được chứng tỏ là do nghĩa vụ và trách nhiệm của bênBán, bên Bán sẽ phải dàn xếp bằng việc sửa chữa thay thế hàng hóa theo đúng nhưyêu cầu của hợp đồng đã ký trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận được khiếukiện của bên Mua. Bên Bán sẽ phải chịu tổng thể những ngân sách, phí tổn và bồithường thiệt hại và tổn thất do lỗi giao hàng của bên Bán gây ra. 8.3. Bên Bán sẽ thông tin bằng văn bản bất kể hoặc tổng thể khiếu kiện chobên Mua trong vòng 65 ngày kể từ ngày ký hợp đồng. Bất cứ khi nào khiếukiện được chứng tỏ là nghĩa vụ và trách nhiệm của bên Mua, bên Mua sẽ phải chịu tấtcả những ngân sách, phí tổn và bổi thường thiệt hại và tổn thất cho bên Bán. Điều 9 : SỰ KIÊN BẤT KHẢ KHÁNG9. 1. Bên nào trì hoãn hoặc không triển khai nghĩa vụ và trách nhiệm hợp đồng do sự kiệnbất khả kháng được quốc tế thừa nhận như : thiên tai, động đất, núi lửa, cuộc chiến tranh, vượt ngoài tầm trấn áp, không hề dự báo trước hoặc khôngthể khắc phục và trong trường hợp một hoặc cả hai bên túc tắc bị ảnhhưởng ( trừ những chủ trương thuế của chính phủ nước nhà ) sẽ được miễn trách. 9.2. Bên muốn được miễn trách do những sự kiện được nói đến ở trên phảithông báo cho bên kia trong thời hạn 07 ngày sau khi sự kiện bất khả khángxảy ra bằng văn bản về thời gian xảy ra và kết thúc của sự kiện bất khảkhảng và gửi giấy Chứng nhận do Phòng thương mại tại nơi sự kiện hoặccác sự kiện bất khả kháng diễn ra làm dẫn chứng. Quá thời hạn này, sựkiện bất khả kháng sẽ không được xem xét. Trong trường hợp thời hạn trìhoãn triển khai hợp đồng do sự kiện bất khả kháng lê dài quá 45 ngày, cácbên có quyền hủy hợp đồng, nếu không có thỏa thuận hợp tác khác. Trong trườnghợp đó, những bên không có quyền đòi bồi thường thiệt hại. Điều 10 : TRỌNG TÀIMọi sự không tương đồng, tranh chấp, khiếu nại phát sinh giữa những bên dẫn tới vi phạmhoặc chấm hết hợp đồng, không xử lý được bằng thương lượng sẽ đượcđưa ra Trung tâm Trọng tài Quốc tế Nước Ta bên cạnh Phòng Thương Mạivà Công nghiệp Nước Ta xét xử theo luật Trọng Tài. Phán xét của trọng tàisẽ là quyết định hành động sau cuối mà những bên phải chấp hành. Mọi ngân sách liên quantới việc phán xét do bên thua chịu nghĩa vụ và trách nhiệm chi trả. Điều 11 : ĐIỀU KHOẢN KHÁCBài tập Phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tếNhóm 15 – CN19B11. 1. Các bên có nghĩa vụ và trách nhiệm thực thi mọi lao lý, lao lý của hợpđồng này. 11.2. Hợp đồng này được dẫn chiếu tới những lao lý của Incoterms 2000.11.3. Hợp đồng này có hiệu lực thực thi hiện hành kể từ ngày ký. 11.4. Mọi biến hóa hoặc / và bổ trợ có tương quan tới hợp đồng này phải đượclập thành văn bản, và chỉ có giá trị khi cả hai bên cùng ký vào những phụ lụckhông thể tách rời của hợp đồng này. 11.5. Bản fax của hợp đồng này cùng với chữ ký của những bên tương quan dướiđây được xem là bản gốc và bản thật. BÊN BÁNBÊN MUA ( đã ký và đóng dấu ) ( đã ký và đóng dấu ) PHẦN I : ĐIỀU KIỆN HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNGBài tập Phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tếNhóm 15 – CN19BPHẦN II : NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNGĐiều 1 : HÀNG HÓA, SỐ LƯỢNG, GIÁ CẢĐiều 2 : CHẤT LƯỢNG, ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT, XUẤT XỨĐiều 3 : ĐÓNG GÓI BAO BÌ VÀ KẺ KÝ MÃ HIỆUBao bì của hàng hóa có công dụng bảo vệ hàng hóa, đóng một vai trò rấtquan trọng trong khâu bốc xếp, chuyên trở hàng hóa. Do vây, việc miêu tả bao bìtrong hợp đồng cần tỉ mỉ về hình dáng, kích cỡ, vật liệu, độ bền, cách đóng gói, vịtrí ký mã hiệu, nội dung ký mã hiệu trên vỏ hộp cần đàm bảo đầu đủ những dấu hiệuđặc trưng của từng loại hàng hóa. Về pháp luật chất lượng của vỏ hộp, Hợp đồng đã chỉ ra rằng chất lượng baobì phải tương thích với phương pháp vận tải đường bộ đường thủy. Như vậy, từ pháp luật này tacó thế hiểu rằng, để tương thích với phương pháp vận tải đường bộ đường thủy, vỏ hộp thường10Bài tập Phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tếNhóm 15 – CN19Bphải có dạng hình hộp, có độ bền tốt, đủ để hoàn toàn có thể chịu được sức nặng của nhữnghàng hóa khác chất xếp trong hầm tàu trong khi chuyên chở cũng như bảo vệ sựan toàn cho hàng hóa trong quy trình bốc xếp, luân chuyển. Vì hàng hóa trong Hợpđồng này là ốc vít ( hex bolt black oxide ) nên Hợp đồng cũng pháp luật việc tra dầumỡ trước để tránh han gỉ. Về vật liệu vỏ hộp : thùng bìa bồi / thùng bìa các-tông ( cardboard carton ) Về kích cớ vỏ hộp : 25 kg mỗi thùngVề phân phối và Chi tiêu của vỏ hộp : trong hợp đồng này, những bên không đềcập đến việc phân phối vỏ hộp và giá thành của vỏ hộp. Như vậy, nếu hai bên giao dịchlà bạn hàng truyền thống cuội nguồn của nhau, đã triển khai với nhau nhiều hợp đồng thì sẽthực hiện theo phương pháp truyền thống cuội nguồn. Ngoài ra, nếu tập quán kinh doanh hàng hóacủa hai nước có những lao lý khác, thì hoàn toàn có thể hiểu là vận dụng theo tập quán. Như vậy, ngoài pháp luật chung của vỏ hộp là tương thích với phương pháp vậntải đường thủy, hợp đồng còn lao lý về chất lượng và kích cỡ của vỏ hộp. Tuynhiên, Hợp đồng không nêu rất đầy đủ những lao lý chi tiết cụ thể khác như : … Yêu cầu kỹ thuật của bao bìNghĩa vụ cung ứng bao bìLoại bao bìChất liệu sản xuất bao bìTiêu chuẩn bao bìChi tiết hướng dẫn sử dụng bao bìGiá cả bao bìViệc đưa ra những lao lý cụ thể sẽ giúp những bên tránh được những sựbất đồng trong việc lý giải nhu yếu so với vỏ hộp. Nếu chỉ đưa ra yêu cầuchung thì mỗi bên hoàn toàn có thể có những cách hiểu khác nhau về pháp luật này. Ví dụ, nếu không pháp luật rõ về loại vỏ hộp và kích cỡ của vỏ hộp, bên giao hàng thể dùngthùng gỗ, thùng sắt, khối lượng mỗi thùng hoàn toàn có thể quá lớn hoặc quá nhỏ, gây khókhăn trong việc bốc xếp và luân chuyển. Thông thường, việc phân phối vỏ hộp được triển khai theo ba cách 1 : ( i ) bênbán phân phối vỏ hộp, đồng thời với việc giao hàng cho bên mua ; ( ii ) bên bán ứngtrước vỏ hộp để đòng gói hàng hóa nhưng sau khi nhận hàng bên mua phải trả lạibao bì ; ( iii ) bên bán nhu yếu bên mua gửi vỏ hộp đến trước để đóng gói sau đó mớigiao hàng. Giá cả của vỏ hộp hoàn toàn có thể được tính luôn vào Chi tiêu hàng hóa, hoàn toàn có thể dobên mua trả riêng, hoặc được tính như giá hàng hóa. Giáo trình Kỹ thuật nhiệm vụ ngoại thương ( 2007 ). Vũ Hữu Tửu11Bài tập Phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tếNhóm 15 – CN19BTừ đó hoàn toàn có thể nhận thấy rằng, việc không đề cập đến pháp luật về cung cấpbao bì và Ngân sách chi tiêu của vỏ hộp trong hợp đồng hoàn toàn có thể gây khó khăn vất vả cho những bên giaodịch trong việc lý giải lao lý của Hợp đồng nếu là lần đầu hợp tác mua bánvới nhau. Đặc biệt khi những bên thanh toán giao dịch thuộc những nước có thói quen và tập quánthương mại khách nhau. Bên cạnh lao lý về vỏ hộp, những bên thanh toán giao dịch còn phải thỏa thuận hợp tác về kýmã hiệu trên vỏ hộp như : vị trí mã hiệu, nội dung kí mã hiệu. Theo lao lý của nhà nước Nước Ta về nhãn hàng hóa 2, những nội dung bắtbuộc bộc lộ trên nhãn hàng là3 : a. Tên hàngb. Tên và địa chỉ của tổ chức triển khai, cá thể chịu nghĩa vụ và trách nhiệm về hàng hóac. Xuất xứ hàng hóaNgoài ra so với hàng hóa là trang thiết bị cơ khí thì trên vỏ hộp phải ghiđịnh lượng, năm sản xuất và thông số kỹ thuật kỹ thuật. Như vậy, về cơ bản, Hợp đồng đã đưa ra một số ít lao lý tương thích với quyđịnh của nhà nước Viêt Nam về việc ghi nhãn mác cho hàng hóa nhập khẩu, đólà : tên hàng, số lượng, khối lượng tịnh, khối lượng hỗn hợp, tên Trụ sở. Nhữngthông tin này được ghi bên ngoài thùng các-tông đựng hàng và ghi nhắc lại thùnggỗ bên ngoài. Tuy nhiên, Hợp đồng không đề cập chi tiết cụ thể tới những nhu yếu về ký mãhiệu như : – Được viết bằng sơn hoặc mực không phai, không nhòe – Phải dễ đọc, dễ thấy – Kích thước của ký mã hiệu thường ≥ 2 cm – Không gây tác động ảnh hưởng đến phẩm chất hàng hóa – Phải dùng mực màu đen hoặc màu tím với hàng hóa thường thì, màu đỏ vớihàng hóa nguy khốn, màu da cam với hàng hóa ô nhiễm – Phải được viết theo thứ tự nhất định – Phải được kẻ tối thiểu trên 2 mặt giáp nhau, thường thì người ta kẻ trên 3 mặtphẳng theo phương thẳng đứng của vỏ hộp. Trong lao lý về vỏ hộp và ký mã hiệu, không biết do nhầm lẫn hay cóthỏa thuận đặc biệt quan trọng từ trước, những bên thanh toán giao dịch đã đưa thêm lao lý về việc giaonhận hàng vào pháp luật về vỏ hộp và ký mã hiệu, và pháp luật này một lần nữalại được nhắc lại ở lao lý 4 về những điều kiện kèm theo giao hàng. Nghịnh 89/2006 / NĐ-CP ngày 30/08/2006 của Thủ tướng nhà nước về về nhãn hàng hóaĐiều 9, địNghịđịnh 89/2006 / NĐ-CP 12B ài tập Phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tếNhóm 15 – CN19BĐiều 4 : ĐIỀU KHOẢN GIAO HÀNGThông thường, pháp luật này pháp luật nghĩa vụ và trách nhiệm của bên bán phảithông báo cho bên mua về việc sẵn sàng chuẩn bị xong để giao hàng, ngoài những bên bán liệtkê những chứng từ phải giao cho bên mua để chứng tỏ việc giao hàng củamình. Đây là lao lý rất quan trọng của hợp đồng, vì nó sẽ quy định nghĩa vụcụ thể của bên bán ; đồng thời cũng là ràng buộc những bên triển khai xong trách nhiệmcủa mình so với đối phương. Trong pháp luật giao hàng của Hợp đồng này có những nội dung cơ bảnsau đây : – Thời hạn giao hàng ( Time of Delivery ) được pháp luật theo điều kiện kèm theo đơn cử : 60 ngày sau khi Bên Bán nhận được Hợp đồng – Quy định về phương pháp giao hàng ( shipment ) : + Cho phép giao hàng từng phần ( Partial shipment allowed ) + Không được cho phép chuyển tải ( Transhipment not allowed ) Như vậy, hàng được phép giao nhiều lần và từ cảng xếp hàng đến cảng dỡhàng chỉ được sử dụng 01 phương tiện đi lại vận tải đường bộ. Việc gật đầu giao hàng nhiều lần hay một lần phải được xem xét sao chophù hợp với năng lực phân phối hàng của Bên Bán nhưng đồng thời tạo điều kiệnthuận lợi cho việc nhận hàng của Bên Mua. Mặt khác còn phải xem xét điều kiệncảng biển có được cho phép hay không. – Quy định về cảng xếp hàng ( port of loading ) : bất kỳ cảng nào tại Trung Quốc ( any port in Trung Quốc ). Như vậy, Bên Bán sẽ trọn vẹn được dữ thế chủ động trong việcchọn cảng xếp hàng sao cho thuận tiện với điều kiện kèm theo trong thực tiễn của mình. – Quy định về cảnh giao hàng4 ( discharging port ) kèm theo điều kiện kèm theo giá thành : mộtđợt hàng sẽ được giao tại cảng Hải Phòng Đất Cảng theo điều kiện kèm theo CIF Hải Phòng Đất Cảng, Incoterms 2000 và một đợt hàng sẽ được giao tại cảng Cát Lai ( TP TP HCM ) theođiều kiện CIF Hồ Chí Minh Cảng Cát Lai, Incoterms 2000N hư vậy, Bên Bán phải chịu phí tổn chuyên trở tới hai địa diểm được nhắctới ở trên, còn rủi ro đáng tiếc so với hàng hóa như hư hỏng, mất mát, những ngân sách phátsinh … sau khi hàng đã được giao cho người chuyên trở túc tắc thuộc về Bên Mua. Ngoài ra, theo điều kiện kèm theo CIF5, Bên Bán có nghĩa vụ và trách nhiệm mua bản hiểm cho hàng hóa vìlợi ích Bên Mua. Căn cứu Phụ lục 01 và Phụ lục 12 của Hợp đồngIncorterms 200013B ài tập Phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tếNhóm 15 – CN19B – Thông báo về việc giao hàng ( Advice of Delivery ) : bên Bán phải cung ứng chobên Mua dẫn chứng về việc giao hàng, và so với điều kiện kèm theo CIF thì đó là vận đơnđường biển. Ngoài ta, trong Hợp đồng này, những bên còn pháp luật bên Bán sẽ thôngbáo với bên Mua về việc giao hàng trong vòng 02 ngày kể từ ngày ghi trên vậnđơn, và bên Bán phải phân phối cho bên Mua những chứng từ là : + Phiếu xếp hàng + Hóa đơn + Vận đơn – Quy định về việc thuê tàu : Theo điều kiện kèm theo CIF, bên bán chịu nghĩa vụ và trách nhiệm thuê tàuđể chuyên chở hàng hóa từ cảng bốc xếp đến cảng đích. Trong hợp đồng những bêncần làm rõ về loại, quốc tịch, tuổi, đặc tính, chất lượng của tàu, thời hạn vậnchuyển, lịch và lý trình luân chuyển … Như vậy, bên bán sẽ triển khai nghĩa vụ và trách nhiệm thuêtàu luân chuyển theo đúng pháp luật của hợp đồng. Tuy nhiên trong trường hợp này, Hợp đồng chỉ lao lý tàu được đăng kýBảo hiểm nghĩa vụ và trách nhiệm dân sự chủ tàu ( P&I Insurance ) do P&I Club quốc tếcấp ( P&I Club registered ) và phải được ghi nhận quản trị bảo đảm an toàn theo Bộ luậtQuản lý bảo đảm an toàn quốc tế cho tàu biển ( ISM ), mà không nhu yếu làm rõ về thời gianvận chuyển, lịch và lý trình vần chuyển. Do đó, ngoài việc triển khai những quy địnhđã nêu trong Hợp đồng thì Bên Bán sẽ thuê tàu theo điều kiện kèm theo thường thì đểchuyên chở hàng hóa tới cảng đến pháp luật theo tuyến đường thường thì. Chiphí thuê tàu do Bên Bán gánh chịu theo điều kiện kèm theo CIF, Incoterms 2000. Điều 5 : ĐIỀU KHOẢN THANH TOÁNĐiều khoản thanh toán giao dịch giữ vị trí rất quan trong trong hợp đồng ngoại thương, vì nó tương quan trực tiếp đến quyền hạn của cả hai bên. Do vậy khi đàm phán ký kếthợp đồng ngoại thương về pháp luật giao dịch thanh toán những bên cần phải thống nhấtnhững nội dung chính về đồng xu tiền thanh toán giao dịch và phương pháp thanh toán giao dịch. A. Đồng tiền giao dịch thanh toán : Đô la Mỹ. Trường hợp này đồng xu tiền thanh toán giao dịch và đồng xu tiền tính giá trùng với nhau vàlà đồng xu tiền mạnh, không thay đổi và có năng lực thanh khoản cao. B. Phương thức giao dịch thanh toán : B1. Phương thức giao dịch thanh toán của hợp đồng. 14B ài tập Phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tếNhóm 15 – CN19BTrên thị trường quốc tế lúc bấy giờ người ta thường vận dụng một số ít phươngthức thanh toán giao dịch như : Thanh toán tiền mặt, Thanh toán chuyển tiền ( bằng thư haybằng điện ), Thanh toán nhờ thu, Thanh toán tín dụng thanh toán chứng từ, Phương thức ghisổ … Mỗi phương pháp thanh toán giao dịch đều có những điểm lợi và bất lợi cho người bánhoặc người mua. Do vậy tùy thuộc mối quan hệ, giá trị và thời hạn triển khai hợpđồng mà những bên thống nhất lựa chọn phương pháp thanh toán giao dịch nào cho tương thích, thuận tiện và bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ cho những bên tham gia hợp đồng. Muốn lựa chọn một phương pháp giao dịch thanh toán hài hòa và hợp lý trong quy trình mua bántrao đổi hàng hóa với quốc tế, ngoài việc nắm vững những quá trình nghiệp vụmỗi thương nhân còn phải biết vận dụng chúng một cách linh động, ứng xử nhanhtrong nhiều trường hợp vì nhiệm vụ thanh toán giao dịch quốc tế là một nhiệm vụ rất phứctạp, nếu gặp phải những đối tác chiến lược không trung thực, có nhiều thủ đoạn thì rất dễ rơi vàobẫy của họ và sẽ khó hoàn toàn có thể tránh khỏi thực trạng tiền mất tật mang. Khi lựa chọn những phương pháp thanh toán giao dịch những thương nhân cần xem xétnhững địa thế căn cứ sau đây : – Độ bảo đảm an toàn trong thanh toán giao dịch. Độ bảo đảm an toàn trong giao dịch thanh toán được xem xét trên 2 yếu tố : + Thời hạn thanh toán giao dịch càng dài độ bảo đảm an toàn càng thấp do yếu tố lạm phát kinh tế hoặcdo dịch chuyển của tỉ giá. + Nếu không đề phòng những rủi ro đáng tiếc thường gặp trong thanh toán giao dịch như sự lừađảo của bạn hàng, năng lượng kinh tế tài chính của những người có tương quan như : ngân hàngbảo lãnh, ngân hàng nhà nước mở L / C, ngân hàng nhà nước nhờ thu … thì độ bảo đảm an toàn trong thanh toáncàngthấp. – Ngân sách chi tiêu dịch vụ : Với những phương pháp thanh toán giao dịch khác nhau thì ngân sách dịch vụtrả cho ngân hàng nhà nước cũng rất khác nhau, do vậy tác nhân này cũng phải được cân nhắccẩn thận nếu không ngân sách dịch vụ sẽ làm tiêu tan doanh thu của thương vụ làm ăn. – Trị giá của lô hàng : Trị giá của lô hàng càng lớn thì rủi ro đáng tiếc càng cao. – Quan hệ những bên : Quan hệ truyền thống lịch sử lâu bền hơn, vĩnh viễn giữ uy tín trong kinhdoanh sẽ cho những thương nhân giảm bớt rủi ro đáng tiếc trong thanh toán giao dịch. Trong hợp đồng này lựa chọn phương pháp giao dịch thanh toán tín dụng thanh toán chứng từ : “ Thanh toán bằng đồng đô la Mỹ, L / C không hủy ngang, trả ngay 100 % chobên hưởng lợi là CÔNG TY TNHH ZHEJIANG ZHAPU ” ( In US dollars, byirrevocable L / C 100 % at sight in favor of ZHEJIANG ZHAPU INDUSTRIALCO., LTD ) Trong đó : 15B ài tập Phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tếNhóm 15 – CN19B + Loại L / C : L / C không hủy ngang, trả ngay. + Tên người hưởng lợi : người bán CÔNG TY Trách Nhiệm Hữu Hạn ZHEJIANG ZHAPU. + Trị giá L / C : 100 % giá trị hàng hóa. Phương thức giao dịch thanh toán bằng L / C có nhiều ưu điểm : + Đối với người bán : Thanh toán bằng L / C bảo vệ chắc như đinh thu được tiềnhàng, là hình thức giao dịch thanh toán có lợi nhất so với người bán. + Đối với người mua : Thanh toán bằng L / C bảo vệ rằng việc trả tiền chỉđược thực thi một khi người bán đã xuất trình vừa đủ bộ chứng từ hợp lệ và ngânhàng đã kiểm tra bộ chứng từ đó. Thanh toán theo L / C tạo sự thuận tiện tối đa cho doanh nghiệp. Nhưng nhữngrủi ro vẫn hoàn toàn có thể xảy ra nếu những doanh nghiệp không cẩn trọng khi giao dịch thanh toán theophương thức L / C.Các doanh nghiệp cần sẵn sàng chuẩn bị cho mình những kiến thứcvề L / C hay lường trước được những rủi ro đáng tiếc trong quy trình giao dịch thanh toán L / C, có thếviệc mua bán hàng hóa mới nhanh gọn, đạt hiệu suất cao cao. 1. Những rủi ro đáng tiếc thường gặp trong thanh toán giao dịch L / C so với người bán : 1.1. Rủi ro trong thanh toán giao dịch : Những đổi khác trong hợp đồng ngoại thương giữa người bán và ngườimua phải thực thi làm thủ tục sửa đổi, bổ trợ L / C. L / C loại hủy ngang có thểđược ngân hàng nhà nước phát hành sửa đổi, bổ trợ hay hủy bỏ bất kể khi nào trước khingười bán xuất trình bộ chứng từ, mà không cần có sựđồng ý của người này. Nếungười bán xuất trình bộ chứng từ không tương thích với L / C thì mọi khoản thanhtoán / gật đầu hoàn toàn có thể chậm trễ, thậm chí còn bị phủ nhận. Người bán luôn chịu rủi ro đáng tiếc vềhệ số tin tưởng của NHPH, cũng như rủi ro đáng tiếc chính trị hay rủi ro đáng tiếc chính sách, chính sáchcủa nước người mua. Nếu người bán nhận được một L / C trực tiếp từ NHPH ( không gửi thông quangân hàng thông tin ), thì đó hoàn toàn có thể là một L / C giả. Người bán không xuất trìnhđuợc bộ chứng từ theo đúng pháp luật L / C. Khi đó thì mọi khoản giao dịch thanh toán ( chấpnhận ) đều hoàn toàn có thể bị khước từ và người bán sẽ phải tự xử lý bằng cách dỡ hàng, lưu kho, đấu giá … cho đến khi yếu tố được giảiquyết hoặc phải chở hàngquay về nước. Người bán phải trả những khoản ngân sách nhưlưu tàu quá hạn, phí lưukho, mua bảo hiểm hàng hóa … trong khi không biết nhà nhậpkhẩu có đồng ý chấp thuận nhậnhàng hay khước từ nhận hàng vì nguyên do bộ chứng từ có sai sót. 1.2. Rủi ro từ phía ngân hàng nhà nước mở L / C : 16B ài tập Phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tếNhóm 15 – CN19BNguyên nhân do Ngân hàng ( NH ) không bảo vệ năng lực giao dịch thanh toán. NếuNH phát hành hoặc NH xác nhận mất năng lực thanh toán giao dịch thì mặc dầu bộ chứng từxuất trình có tuyệt vời và hoàn hảo nhất cũng không được thanh toán giao dịch cũng tựa như như vậy, nếuNH gật đầu hối phiếu kỳ hạn bị phá sản trước khi hối phiếu đến hạn thì hốiphiếu cũng không được trả tiền. Trừ khi L / C được xác nhận bởi một NH hạng nhấttrong nước, còn lại người bán sẽ phải chịu rủi ro đáng tiếc về thông số tin tưởng của NH pháthành cũng như rủi ro đáng tiếc chính trị hay rủi ro đáng tiếc do chính sách chủ trương của nhà nước thayđổi. Nguyên nhân dẫn đến chứng từ có sai sót : – Thiếu hiểu biết về UCP. – Quy trình nhiệm vụ L / C tại những doanh nghiệp tùy tiện. – Thỏa thuận giữa người mua và người bán không rõ rang về những chi tiết cụ thể giaohàng hoặc L / C. – Thiếu kinh nghiệm tay nghề và thiếu sự phối hợp giữ những phòng ban trong doanhnghiệp. – L / C không được phát hành chuẩn xác, có chủ ý xấu, hoặc L / C không hoànchỉnh, không khả thi. – Một số người mua tinh quái đã cài một số ít lao lý không khả thi để bắtlỗi chứng từ làm cơ sở khước từ nhận hàng ( do hợp đồng thương mại bị hớ ), hoặclàm cơ sở mặc cả để giảm giá. Biện pháp phòng tránh : – Bố trí nhân sự giỏi về nhiệm vụ ở khâu lập bộ chứng từ ( trang bị tốt kiếnthức trình độ và trình độ ngoại ngữ cho cán bộ chỉ huy doanh nghiệp và cánbộ trình độ nhiệm vụ trực tiếp làm công tác làm việc xuất nhập khẩu ). – Làm ăn với đối tác chiến lược có thiện chí. – Thỏa thuận ngay với người mua những chứng từ cần xuất trình ngay khi kýhợp đồng ngoại thương. – Nghiên cứu kỹ những rủi ro đáng tiếc sai sót thường gặp so với từng chứng từ. – Đọc kỹ và có kỹ năng và kiến thức hiểu biết L / c từ Người NK, để biết rằng L / c yêu cầuxuất trình chứng từ gì, nội dung và hình thức chứng từ thế nào. Sau đó phát hànhchứng từ phải dựa trên nội dung pháp luật của L / C về chứng từ xuất trình để thanhtoán ( nội dung chứng từ phải tương thích với L / c ). VD : Loại chứng từ, nội dung quiđinh trên chứng từ, ngày phát hành chứng từ ; Phải chú ý quan tâm đến thời hạn xuất trìnhcủa chứng từ tương thích và trong thời hạn hiệu lực thực thi hiện hành của L / c ; Ngày phát hành chứng từchú ý phải ko được sau ngày của B / L. – Thực hiện tu chỉnh L / C nếu cần. 17B ài tập Phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tếNhóm 15 – CN19B – Yêu cầu mở L / C tại những ngân hàng nhà nước uy tín, có tên tuổi. – Ngân hàng xác nhận được chỉ đích danh hay là ngân hàng nhà nước đại lý của ngânhàng phát hành L / C tại nước xuất khẩu. 2. Những rủi ro đáng tiếc thường gặp trong giao dịch thanh toán L / C so với người mua : 2.1. Rủi ro do người xuất khẩu không phân phối hàng hoáNhững rủi ro đáng tiếc này là rất đáng tiếc, những doanh nghiệp cần có những bước tiến cụthể để tránh rủi ro đáng tiếc trên. Biện pháp phòng tránh : – Tìm hiểu bạn hàng kỹ lưỡng – Tham khảo quan điểm ngân hàng nhà nước về quy trình kinh doanh thương mại của người xuất khẩu – Quy định trong hợp đồng lao lý Penalty, trong đó lao lý phạt bênnào không triển khai nghĩa vụ và trách nhiệm của mình một cách vừa đủ – Yêu cầu cả hai bên ký quĩ tại một ngân hàng nhà nước để bảo vệ triển khai hợpđồng – Yêu cầu những công cụ của ngân hàng nhà nước như : Standby L / C, Bank Guarantee, Performance Bond .. ( chỉ vận dụng so với những hợp đồng lớn và khách hàngkhông quen biết nhau ) để bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ người mua2. 2. Rủi ro do giao dịch thanh toán dựa trên chứng từ : Có thể rủi ro đáng tiếc về chứng từ giả, chứng từ không trung thực, xích míc giữahàng hóa và chứng từNếu đối tác chiến lược không đáng tin cậy hay đối tác chiến lược có chủ ý “ lừa đảo ” rất hoàn toàn có thể doanhnghiệp sẽ bị lừa bởi những sách vở giả. Ngoài ra, yếu tố xích míc giữa hàng vàchứng từ cũng là rất quan trong, bởi rất hoàn toàn có thể hàng hóa khi nhập khẩu sẽ bị hảiquan tịch thu do không có sự trùng khớp với sách vở. Biện pháp phòng tránh : – Yêu cầu về nội dung và hình thức chứng từ phải rất ngặt nghèo, không yêucầu chung chung. – Chứng từ phải do những cơ quan đáng an toàn và đáng tin cậy cấp – Vận đơn do hãng tàu đích danh lập. Khi xếp hàng hóa phải có sự giám sátcủa đại diện thay mặt phía người mua để kịp thời so sánh thực sự giả của vận đơn và lịchtrình tàu ( so với lô hàng có giá trị lớn ). – Đề nghị người bán gửi thẳng 1/3 bộ vận đơn gốc ( bản chính ) thẳng tớingười mua18Bài tập Phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tếNhóm 15 – CN19B – Hóa đơn thương mại yên cầu phải có sự xác nhận của đại diện thay mặt phía ngườimua hoặc của Phòng Thương mại hoặc hóa đơn lãnh sự ( Consular’s invoice ) – Giấy ghi nhận chất lượng do cơ quan có uy tín ở nước xuất khẩu hoặcquốc tế cấp hoặc có sự giám sát kiểm tra và ký xác nhận vào giấy ghi nhận củađại diện phía người mua – Giấy ghi nhận số lượng cũng phải có sự giám sát của đại diện thay mặt phía ngườimua hoặc đại diện thay mặt thương mại. – Cung cấp giấy ghi nhận kiểm tra ( Certificate of inspection ) 2.3. Các rủi ro đáng tiếc khác : Các rủi ro đáng tiếc thường gặp khác như : lựa chọn hãng tàu không an toàn và đáng tin cậy, hư hỏnghàng hóa do xếp hàng không đúng quy địnhBiện pháp phòng tránh : – Giành quyền dữ thế chủ động thuê tàu ( nhập khẩu theo điều kiện kèm theo nhóm F ) – Chỉ định hãng tàu nổi tiếng, đặc biệt quan trọng nên thuê tàu của những hãng có vănphòng thanh toán giao dịch tại nước người mua – Mua bảo hiểm cho hàng hóa – Trong hợp đồng nên ràng buộc nghĩa vụ và trách nhiệm của người bán trong yếu tố xếphàng lên tàu như nhập khẩu theo điều kiện kèm theo FOB stowed, CFR stowed, CIFstowed .. B2. Bộ chứng từ giao dịch thanh toán : Bộ chứng từ giao dịch thanh toán là địa thế căn cứ để ngân hàng nhà nước kiểm tra mức độ hoàn thanhnghĩa vụ chuyển giao hàng hóa của người xuất khẩu để triển khai việc trả tiền chongười hưởng lợi. Các loại chứng từ phải xuất trình : Căn cứ theo nhu yếu đã được thỏa thuậntrong hợp đồng thương mại. Thông thường một bộ chứng từ gồm có : + Hối phiếu thương mại ( Commerial Bill of Exchange ) + Hóa đơn thương mại ( Commercial Invoice ) + Vận đơn hàng hải ( Ocean Bill of Lading ) + Chứng nhận bảo hiểm ( Insurance Policy ) + Chứng nhận nguồn gốc ( Certificate of Origin ) + Chứng nhận khối lượng ( Certificate of quality ) + Danh sách đóng gói ( packing list ) + Chứng nhận kiểm nghiệm ( Inspection Certificate ) Yêu cầu về số lượng bản chứng từ ( bao nhiêu bản chính, bao nhiêu bản phụ ) và nhu yếu về việc ký phát từng loại chứng từ được lao lý trong hợp đồng. 19B ài tập Phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tếNhóm 15 – CN19BTheo pháp luật của hợp đồng : L / C sẽ được giao dịch thanh toán khi xuất trình vừa đủ những chứng từ gốc sau đây ( nếukhông có lao lý khác ) : – 3/3 bản gốc bộ Vận đơn sạch ” xếp hàng lên tàu ” có ghi chú “ Cước phí trảtrước ” và không tính tiền 14 ngày lưu bãi. – 03 bản gốc Hóa đơn thương mại đã ký. – 03 bản gốc Phiếu đóng gói hàng cụ thể – 01 bản gốc và 01 bản sao Chứng nhận nguồn gốc do Hội đồng triển khai thươngmại quốc tế Trung Quốc cấp – 01 bản gốc và 01 bản sao Chứng nhận chất lượng, số lượng – 01 bản gốc và 01 bản sao Kết quả kiểm nghiệm nguyên vật liệu của xí nghiệp sản xuất. – 01 bản gốc và 02 bản sao Hợp đồng hoặc Giấy ghi nhận bảo hiểm có thểchuyển nhượng được bằng hình thức ký hậu để trống cho 110 % giá trị hóa đơn, biểu lộ đại lý giao dịch thanh toán bảo hiểm tại TP.HN, Việt Nam bằng đồng xu tiền hóađơn, bảo hiểm cho mọi rủi ro đáng tiếc. Như vậy nhu yếu về bộ chứng từ thanh toán giao dịch trong hợp đồng tương đối đầyđủ, được sự thỏa thuận hợp tác và nhất trí giữa bên Bán và bên mua. Tuy nhiên trong hợpđồng không đề cập đến nhu yếu về hối phiếu thương mại ( Commerial Bill ofExchange ) và giấy ghi nhận khối lượng ( Certificate of quality ). C.Ngân hàng ship hàng xuất nhập khẩu ( Seller’s ngân hàng / Collecting ngân hàng / advisingbank ) Ghi rõ tên địa chỉ của ngân hàng nhà nước tham gia vào quy trình thanh toán giao dịch tiền hàng ( thu hộ tiền, chuyển hộ tiền, giữ hộ tiền, thông tin về hiệu quả mở L / C và nhận tiền, ngân hàng nhà nước mở L / C nếu giao dịch thanh toán bằng L / C ) Các bên tham gia hợp cần chú ýcung cấp không thiếu những cụ thể về ngân hàng nhà nước này và thông tin tài khoản để bảo vệ quyền lợicủa mình trong thanh toán giao dịch. Theo lao lý của hợp đồng : NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP PTNT CHI NHÁNH CHIẾT GIANGĐỊACHỈ : SỐ172, ĐƯỜNGCHENGNAN ĐÔNG, THÀNHPHỐ PINGHU 314.200, CHIẾT GIANG, CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂNDÂNTRUNGHOAMÃ ĐIỆN : ABOCCNBJ110SỐ TÀI KHOẢN : 19344914040000975T ên ngân hàng nhà nước, địa chỉ, số thông tin tài khoản, mã điện đã được ghi 1 cách đơn cử, chitiết. 20B ài tập Phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tếNhóm 15 – CN19BHai bên đã chọn ngân hàng nhà nước giao dịch thanh toán là 1 ngân hàng nhà nước của nước người bán. Điều này có lợi cho người bán vì người bán sẽ không phải chịu rủi ro đáng tiếc về thông số tínnhiệm của Ngân hàng phát hành cũng như rủi ro đáng tiếc chính trị hay rủi ro đáng tiếc do cơ chếchính sách của nhà nước biến hóa. Người bán có hiểu biết rõ hơn về ngân hàng nhà nước đãbiết rằng L / C nhu yếu xuất trình chứng từ gì, nội dung và hình thức chứng từ thếnào. Sau đó phát hành chứng từ phải dựa trên nội dung lao lý của L / C về chứngtừ xuất trình để giao dịch thanh toán ( nội dung chứng từ phải tương thích với L / C ). D. Thời hạn giao dịch thanh toán ( Time of payment ) Khi đàm phán về thời hạn giao hàng những bên hoàn toàn có thể thống nhất với nhau theomột trong những cách sau : Trả tiền trước, trả tiền sau, trả tiền ngay khi giao hànghoặc giao dịch thanh toán theo phương pháp hỗn hợp ( trả trước một phần, trả ngay một phần, và phần còn lại sẽ thanh toán giao dịch sau khi giao hàng một khoảng chừng thời hạn nào đó ) Trong hợp đồng này lựa chọn giao dịch thanh toán trả ngay : “ Thanh toán bằng đồng đô la Mỹ, L / C không hủy ngang, trả ngay 100 % chobên hưởng lợi là CÔNG TY TNHH ZHEJIANG ZHAPU ” ( In US dollars, byirrevocable L / C 100 % at sight in favor of ZHEJIANG ZHAPU INDUSTRIALCO., LTD ) Trên thị trường quốc tế người ta gật đầu trả tiền ngay khi sử dụngphương thức D / P trong phương pháp nhờ thu hoặc L / C at sight trong phương thứctín dụng chứng từ. Trả ngay ở đây được hiểu là trả ngay khi nhìn thấy hối phiếuđòi tiền, có nghĩa là sau khi giao hàng người bán sẽ lập hối phiếu nhu yếu ngườimua giao dịch thanh toán ngay khi nhận được hối phiếu ( khi nhìn thấy hối phiếu ). Khoảngthời gian kể từ khi người bán ký phát hối phiếu cho đến khi nhận được giấy báo cótừ ngân hàng nhà nước lê dài tối thiểu là 21 ngày. Việc trả tiền ngay 100 % giá trị đòi hởi người mua phải trả hàng loạt giá trị hợpđồng khi người mua giao được hàng loạt chứng từ lao lý trong hợp đồng. Thời hạn trả tiền của thư tín dụng : Thời hạn trả tiền hoàn toàn có thể nằm trong thờihạn hiệu lực hiện hành của thư tín dụng ( vì là trả tiền ngay ). Trong trường hợp này, cần lưu ýlà hối phiếu có kỳ hạn phải được xuất trình để gật đầu trong thời hạn hiệu lựccủa thư tín dụng. Như vậy lao lý thanh toán giao dịch của hợp đồng đã khá chi tiết cụ thể và rất đầy đủ. Tuynhiên chưa để cập đến thời hạn mở L / C là 1 thông tin rất quan trọng. Điều 6 : ĐIỀU KHOẢN KIỂM TRAKiểm tra hàng hóa XNK hoàn toàn có thể xuất phát từ : 21B ài tập Phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tếNhóm 15 – CN19B + Yêu cầu của người bán. + Yêu cầu của người mua. + Yêu cầu của nhà nước hoặc cơ quan trình độ. Vì vậy pháp luật này nhiều lúc cũng trở nên thiết yếu, đặc biệt quan trọng trong trườnghợp kiểm tra chất lượng hàng XNK là nhu yếu bắt buộc để phân phối một nhu cầunào đó từ phía chính quyền sở tại nước XK hoặc nước NK như : kiểm tra lương thực, thực phẩm, cafe, thuốc chữa bệnh, thiết bị … Hàng hóa được kiểm tra bởi người XK hoặc người đại diện thay mặt của nhà XK, làmột việc làm thiết yếu khách quan để sớm phát hiện những sai sót làm ảnh hưởngđến chất lượng hàng XK và kịp thời kiểm soát và điều chỉnh, thay thế sửa chữa loại sản phẩm. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, vẫn cần có sự kiểm tra cụ thể từ phía nhàNK hoặc người đại diện thay mặt của nhà NK ( hoặc một tổ chức triển khai giám định trình độ ) đểbảo đảm rằng NB giao hàng đúng theo nhu yếu của NM và tuân theo luật phápnước nhập khẩu. Trong trường hợp này hai bên phải chỉ đích danh người cấp giấychứng nhận kiểm tra. Theo lao lý của hợp đồng : 6.1. Trong quy trình sản xuất, người mua có quyền chỉ định ” Trung tâm quốc giagiám sát và kiểm tra chất lượng những bộ phận tiêu chuẩn Trung Quốc ” để kiểmtra hàng hóa. 6.2. Trong trường hợp bên Mua phát hiện chất lượng và / hoặc số lượng / trọnglượng của hàng hóa không đúng với pháp luật của hợp đồng sau khi hàng đã tớicảng đích hoặc tới xưởng của bên Mua, bên Mua có quyền nhu yếu một tổ chứcgiám định, do hai bên thỏa thuận hợp tác, lập biên bản khảo sát và giám định. Phí giámđịnh do bên vi phạm hợp đồng chịu. 6.3. Trong trường hợp hai bên không thỏa thuận hợp tác được về tổ chức triển khai giám định, bênMua có quyền chỉ định đơn vị chức năng giám định SGS ( Société Générale deSurveillance ) giám định chất lượng, khối lượng, mã hiệu, size, dung saicủa hàng hóa tại cảng đến hoặc xưởng của bên Mua, tác dụng giám định của SGSphải được xuất trình cho bên Bán so với bất kể điểm nào không tương thích vớiquy định của hợp đồng này. 6.4. Kết quả kiểm tra của SGS tại cảng đích hoặc tại xưởng của bên Mua là kếtquả sau cuối và có đặc thù ràng buộc cả hai bên. Cơ quan kiểm tra trong quy trình sản xuất : ” Trung tâm vương quốc giám sát vàkiểm tra chất lượng những bộ phận tiêu chuẩn Trung Quốc “. Việc chỉ định cơ quankiểm tra trong quy trình sản xuất là 1 tổ chức triển khai của nước người bán là điều thuận lợi22Bài tập Phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tếNhóm 15 – CN19Bcho người bán và bất lợi cho bên người mua vì bên bán có sự am hiểu về uy tín vàđộ đáng tin cậy của tổ chức triển khai này hơn bên mua. Tổ chức giám định trong trường hợp có vi phạm hợp đồng : Do hai bên thỏathuận. Trường hợp hai bên không thỏa thuận hợp tác được về tổ chức triển khai giám định, bên Muacó quyền chỉ định đơn vị chức năng giám định SGS ( Société Générale de Surveillance ). Phí giám định : do bên vi phạm hợp đồng chịu. Quy định này trọn vẹn phùhợp. Như vậy pháp luật kiểm tra của hợp đồng đã tương đối không thiếu. Điều 7 : PHẠT VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠIĐiều khoản này lao lý những giải pháp khi hợp đồng không được thựchiện ( hàng loạt hay một phần ). Điều khoản này cùng lúc nhằm mục đích hai tiềm năng : – Ngăn ngừa đối phương có dự tính không triển khai hay thực thi không tốt hợpđồng. – Xác định số tiền phải trả nhằm mục đích bồi thường thiệt hại gây ra. Có thể thấy là hợp đồng trên đã cung ứng được tiềm năng của pháp luật xửphạt và bồi thường thiệt hại bộc lộ trong những trường hợp phạt dưới đây : + Phạt chậm giao hàng : Tổng số tiền phạt giao hàng chậm không quá 10 % tổng giá trị hàng giao chậm. Nếu giao hàng chậm quá 10 ngày, hợp đồng có thểđược hủy bỏ trọn vẹn hợp pháp, và bên Bán phải trả cho bên Mua tiền bồi thườngthiệt hại là 7 % tổng giá trị hợp đồng. + Phạt giao hàng không tương thích về số lượng và chất lượng : Hợp đồng trên vận dụng giải pháp là sửa chữa thay thế lô hàng không đủ tiêu chuẩn chấtlượng và bổ trợ số lượng hàng còn thiếu đồng thời vận dụng kèm theo tỷ suất tiềnphạt, những ngân sách phát sinh khác do nhà sản xuất vi phạm chịu. + Phạt do hủy hợp đồng hoặc đơn phương chấm hết hợp đồng : hợp đồng đãquy định rõ số tiền phạt khi một bên bất kể hủy hợp đồng. Tuy nhiên, hợp đồng còn thiếu phần xử phạt do chậm thanh toán giao dịch : phạt mộttỷ lệ Xác Suất của số tiền đến thời hạn thanh toán giao dịch, tính theo thời hạn chậm thanhtoán, và phân bổ lãi suất vay chậm giao dịch thanh toán. Ngoài ra, hợp đồng cũng chưa quy địnhviệc xử phạt so với việc mở L / C chậm hơn pháp luật so với hợp đồng. Đây cũnglà những lao lý khá quan trọng. Có thể do sự hợp tác lâu bền hơn và có uy tín giữa23Bài tập Phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tếNhóm 15 – CN19Bhai công ty nên việc chậm thanh toán giao dịch, hoặc mở L / C chậm không diễn ra, dẫn đếnviệc trường hợp phạt này không được ghi vào hợp đồng. Điều 8 : KHIẾU KIỆNKhiếu kiện là chiêu thức xử lý những tranh chấp bằng thương lượngtrực tiếp giữa những bên có tương quan với nhau nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu ( hoặc không thoảmãn ) nhu yếu của bên khiếu kiện. Vì vậy trong hợp đồng ngoại thương người tathường ghi thêm pháp luật này để quyền lợi và nghĩa vụ những bên được bảo vệ một cách antoàn hơn ; đồng thời giữ được mối quan hệ tốt đẹp giữa những bên có tương quan. 8.1. Khiếu kiện về số lượng và khối lượng : Trong trường hợp bên Mua khiếu kiện về số lượng và khối lượng của hànghóa, hợp đồng quy định rằng bên Mua sẽ thông tin cho bên Bán bằng điện báohoặc fax càng sớm càng tốt ngay sau khi triển khai xong việc bốc dỡ hàng. Bản báocáo tìm hiểu khởi đầu do bên mua với thông tin không thiếu cụ thể nêu ra tại điều 6.2 phải được gửi cho bên Bán trong vòng 45 ngày sau khi triển khai xong việc bốc dỡhàng tại cảng đến. Khiếu kiện về chất lượng : Trong trường hợp bên Mua khiếu kiện về chấtlượng, hợp đồng quy định rằng bên Mua phải xuất trình cho bên Bán bán báo cáođiều tra chính thức tại cảng dỡ hàng hoặc kho hàng của bên Mua trong vòng 60 ngày kể từ khi hàng cập cảng đến. Khiếu kiện khác : Hợp đồng quy định bên Mua sẽ thông tin bằng văn bảncho bên Bán những khiếu kiện khác trong vòng 65 ngày kể từ khi triển khai xong việcbốc dỡ hàng tại nơi đến và toàn bộ những tài liệu tương quan khác. Hợp đồng cũng lao lý trong vòng 15 ngày sau khi nhận được thông tin khiếukiện, bên Bán phải vấn đáp lại cho bên Mua. 8.2. Quyền hạn và nghĩa vụ và trách nhiệm của những bên khi đưa ra khiếu kiện : Hợp đồng quy định bất kể khi nào khiếu kiện được chứng tỏ là do tráchnhiệm của bên Bán, bên Bán sẽ phải dàn xếp bằng việc thay thế sửa chữa hàng hóa theođúng như nhu yếu của hợp đồng đã ký trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận đượckhiếu kiện của bên Mua. Bên Bán sẽ phải chịu tổng thể những ngân sách, phí tổn và bồithường thiệt hại và tổn thất do lỗi giao hàng của bên Bán gây ra. 8.3. Về thời hạn xử lý khiếu kiện : Hợp đồng quy định bên Bán sẽ thông tin bằng văn bản bất kể hoặc tất cảkhiếu kiện cho bên Mua trong vòng 65 ngày kể từ ngày ký hợp đồng. Bất cứ khi24Bài tập Phân tích hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tếNhóm 15 – CN19Bnào khiếu kiện được chứng tỏ là nghĩa vụ và trách nhiệm của bên Mua, bên Mua sẽ phảichịu toàn bộ những ngân sách, phí tổn và bổi thường thiệt hại và tổn thất cho bên Bán. Như vậy, về cơ bản hợp đồng đã pháp luật những trường hợp đơn cử bênMua hoàn toàn có thể khiếu kiện, nêu rõ trình tự khiếu kiện, thời hạn nộp đơn khiếu kiện, quyền hạn và nghĩa vụ và trách nhiệm của những bên khi đưa ra khiếu kiện. Điều 9 : SỰ KIỆN BẤT KHẢ KHÁNGTrong trong thực tiễn khi triển khai hợp đồng có những trường hợp xảy ra ngoàikhả năng dự kiến của những bên, gây nên những tổn thất không hề tránh khỏi chohàng hóa ; ví dụ điển hình như thiên tai giật mình, hỏa hoạn hoặc những hành vi của conngười, của cuộc chiến tranh làm thiệt hại hàng hóa … Những tổn hại ngoài dự trữ nàyđược coi là bất khả kháng và những bên hoàn toàn có thể được miễn trách. 9.1. Hợp đồng quy định không bên nào phải chịu nghĩa vụ và trách nhiệm cho việcchậm trễ hoặc không triển khai những nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong hợp đồng khi nguyênnhân của việc chậm trễ hoặc không triển khai đó xuất phát từ tác dụng của thiên tainhư động đất, núi lửa, cuộc chiến tranh, những việc không nằm trong tầm trấn áp, không hề dự báo trước hoặc trong trường hợp một hoặc cả hai bên đều bị ảnhhưởng bởi những hiện tượng kỳ lạ đó ( trừ những chủ trương thuế của chính phủ9. 2. Hợp đồng quy định bất kể bên nào đưa ra trường hợp bất khả khángnhư là nguyên do để biện minh phải có nghĩa vụ và trách nhiệm thông tin bằng văn bản cho bên kiavề thời hạn xảy ra, thời hạn kết thúc vấn đề bất khả kháng trong vòng 7 ngày kểtừ ngày xảy ra vấn đề, đồng thời phải phân phối được giấy xác nhận của PhòngThương Mại thường trực về trường hợp bất khả kháng như vật chứng chứng tỏ. Quáthời hạn này ( quá 7 ngày kể từ ngày xảy ra trường hợp bất khả kháng ), Điều khoảnvề Trường hợp bất khả kháng sẽ không được xem xét. Trường hợp chậm trễ donguyên nhân bất khả kháng lê dài quá 45 ngày, mỗi bên đều có quyền đơnphương chấm hết hợp đồng, trừ khi có thỏa thuận hợp tác khác, trong trường hợp đó, không bên nào có quyền được đòi bồi thường thiệt hại. Như vậy, về cơ bản hợp đồng này đã nêu ra những trường hợp được bất khảkháng và cách nêu ra dẫn chứng để để chứng tỏ bên Mua hay bên B ở trongtình trạng bất khả kháng. Điều 10 : TRỌNG TÀI25
Source: https://suachuatulanh.org
Category : Mua Bán
Có thể bạn quan tâm
- Sử dụng nồi cơm điện cao tầng có những chức năng bạn không tưởng (02/10/2023)
- Có những triệu chứng sau thì bạn nên thay ngay nồi cơm mới (02/10/2023)
- Hướng dẫn cách vệ sinh máy nước nóng trực tiếp tại nhà (02/10/2023)
- Dùng điều hòa và máy sưởi mùa đông loại nào tốn điện hơn? (02/10/2023)
- Tại sao nên mua điều hòa vào mùa đông? (02/10/2023)
- Máy lọc nước Ro và Nano có nhưng ưu điểm và nhược điểm gì? (02/10/2023)