Hướng Dẫn Sửa 10 Lỗi Cơ Bản ở Tủ Lạnh Không Cần Thợ
Hướng Dẫn Sửa 10 Lỗi Cơ Bản ở Tủ Lạnh Không Cần Thợ
Tủ lạnh có nhiều sự cố xảy ra trong đó có một số lỗi bạn có thể tự sử lý, hôm nay tôi sẽ hướng dẫn sửa 10 lỗi cơ bản ở tủ lạnh để bạn tự khắc phục mà không phải gọi thợ dịch vụ làm gì cho tốn kém.
Các Phần Chính Bài Viết
Như bạn cũng biết trong quá trình sử dụng hằng ngày tủ lạnh xảy ra một số lỗi, sự cố, hỏng hóc. Có những lỗi khó mà chỉ những thợ sửa chữa mới có thể sửa được, nhung cũng có rất nhiều sự cố đơn giản mà bạn chưa biết để sử lý. Để giúp mọi người hiểu được, sử lý được, hôm nay tôi ở đây để hướng dẫn sửa 10 lỗi cơ bản ở tủ lạnh cách khắc phục đơn giản, dễ hiểu nhất. hãy dành 3 phút để đọc và hiểu dõ 10 lỗi cơ bản ở tủ lạnh của tôi nhé.
1 Sửa đáy tủ lạnh có nước
Đây là hiện tượng do thực phẩm tiết ra nhiều nước, ống dẫn nước thải khi xả tuyết bị tắc. Bạn cần kiểm tra một số nguyên nhân sau đây và thực hiện khắc phục theo chỉ dẫn của tôi nhé.
Bước 1: Lỗ thoát nước tủ lạnh bị tắc
- Lỗ thoát nước trên đĩa hứng cho phép nước chảy một cách tự do ra khỏi thiết bị. Khi bụi bẩn hoặc băng đá bịt kín lỗ thoát nước, nước tích tụ và tràn ra ở phía dưới của tủ lạnh. Nếu bạn nhận thấy một vũng nước bên trong tủ lạnh hoặc nước bị rò rỉ ra bên ngoài của thiết bị, lỗ thoát nước có thể đã bị tắc. Tháo lưới ở mặt trước của thiết bị và kéo đĩa hứng ra. Bạn có thể cần phải rút phích cắm của tủ lạnh và di chuyển nó ra khỏi bức tường nếu bạn không thể tìm thấy lỗ thoát nước ở mặt trước. Đôi khi lỗ này có thể nằm dưới vỏ phia sau của tủ. Sử dụng dây móc áo hoặc ống sạch chọc vào lỗ để loại bỏ tắc nghẽn.
Bước 2: Nguồn cấp nước tủ lạnh bị lỏng
- Mặc dù nước có thể xuất hiện như là rò rỉ từ đĩa hứng, thực sự nước có thể bị rò rỉ từ đường ống cấp nước. Kiểm tra đường ống cấp nước bằng cách rút phíc cắm và đưa tủ lạnh ra khỏi bức tường. Kéo thiết bị ra một cách thận trọng và kiểm tra rò rỉ ở đường ống cấp nước. Nếu bạn cảm thấy độ ẩm quá mức hoặc thấy nước nhỏ giọt, hãy cố gắng vặn chặt kết nối cấp nước. Nếu bạn tìm thấy một khe hoặc lỗ trên ống, bạn sẽ cần phải thay thế nó.
Bước 3: Khay hứng nước tủ lạnh bị hỏng
- Đĩa hứng thu thập nước dư thừa để không bị nhỏ giọt xuống sàn nhà. Khi bạn nhận thấy rò rỉ nước từ đĩa hứng, nó có thể đã bị hỏng hoặc nứt. Xác định vị trí đĩa hứng ở phía dưới của tủ lạnh. Bạn có thể cần phải tháo các ốc khỏi lưới trước khi bạn có thể tháo đĩa hứng. Lấy đĩa hứng ra một cách nhẹ nhàng để tránh làm đổ nước lên sàn nhà. Tìm kiếm các vết nứt, vết lõm hoặc lỗ nhỏ trên đĩa hứng. Nếu đĩa hứng xuất hiện hỏng hóc, hãy tham khảo ý kiến của nhà sản xuất hoặc gọi cho cửa hàng sửa chữa thiết bị để xem liệu họ có đĩa hứng thay thế cho sản phẩm và model của tủ lạnh hay không.
2 Tủ lạnh không lạnh do thực phẩm
Ở hiện tượng này có rất nhiều nguyên nhân, ở đây tôi muốn nhắc tới vấn đề bạn có thể sử lý được như tự sử lý không lạnh do thực phẩm. Hiện tượng này là do chúng ta để thực phẩm quá nhiều, vị trí núm công tắc rơ-le không thích hợp. Bạn có thể điều chỉnh lại lượng lương thực, để núm công tắc về phía độ lạnh cao hơn. Hoặc ta kiểm tra các tình trạng sau:
Kiểm Tra: Đậy kín thực phẩm chưa
Để món ăn được bảo quản chất lượng và không lẫn mùi vị của thực phẩm khác, bạn cần cho chúng vào các hộp riêng đậy kín. Với thực phẩm như phô mai, cá, khô… , nên bọc kín lại bằng giấy bạc. Mặc khác, bạn cũng không nên để trái cây sát bên nhau vì có thể một trái chín sớm làm lây sang các trái khác.
Kiểm Tra: đúng loại thực phẩm ngăn mát
- Nếu bạn muốn bảo quản thực phẩm dễ hư như thịt, cá trong ngăn mát, hãy đặt tại phần lạnh nhiều nhất của nó đó chính là mặt kính sát với ngăn rau củ. Trường hợp, bạn muốn bảo quản các loại thức ăn chỉ cần nhiệt độ “mát” như sữa chua, bánh ngọt, thì ngăn gần với phần đông đá nhất là sự chọn lựa thích hợp.
Đảm bảo: Rau củ trong ngăn dành riêng
- Các tủ lạnh đều có ngăn dành riêng để bạn bảo quản rau củ tươi tốt. Trước khi cho vào ngăn này, bạn cần loại bỏ phần lá xanh không cần dùng đến của các loại rau củ như cà rốt, củ cải, su hào… Bên cạnh đó, rau củ nên được bao bọc, tốt hơn hết là dùng vải thưa thấm chút nước hay giấy nhựa loại có đục lỗ li ti.
Đảm bảo: Thực phẩm tại ngăn trên cùng cửa tủ lạnh
- Những món ăn cần nhiệt độ thấp sẽ lý tưởng khi đặt trên đây, nhưng không được đông cứng như trứng, bơ, mứt. Ngăn kế tiếp phía dưới là nơi phù hợp cho gia vị, cà phê… với điều kiện là thực phẩm được bảo quản trong hộp, lon… đậy thật kín.
3 Quạt của tủ lạnh quay được
Quạt gió là bộ phận không thể thiếu bên trong tủ lạnh. Khi quạt tủ lạnh không chạy, ngăn lạnh và ngăn đông của tủ sẽ không được cung cấp luồng gió để làm lạnh, từ đó khiến thực phẩm bên trong nhanh hư hỏng. Muốn khắc phục hiệu quả, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra sự cố này.
Bước 1: Rút tủ lạnh
- Trước khi sửa chữa, bạn hãy rút phích cắm tủ lạnh để đảm bảo an toàn cho bản thân.
Bước 2: Cách tháo lẫy
- Bạn tháo nắp đậy phía bên trong ngăn đá của tủ lạnh, lúc này bạn sẽ nhìn thấy bộ phận quạt gió nằm phía sau nắp đậy.
Bước 3: Cách tháo quạt
- Bạn tiếp tục tháo lớp vỏ bảo vệ quạt gió, thường thì lớp vỏ này sẽ được cố định bằng ốc vít hoặc các khớp nối.
Bước 4: Kiển tra
- Bạn hãy rút phích cắm của quạt gió được nối với dây nguồn của tủ lạnh. Sau đó, bạn dùng tua vít tháo rời quạt gió và loại bỏ chiếc quạt gió bị hỏng.
Bước 5: Lắp lại
- Bạn tiến hành lắp quạt gió mới theo các bước tương tự. Sau khi lắp xong, bạn cắm phích điện và kiểm tra xem quạt có hoạt động ổn định không.
4 Rơ le thời gian không quay
Rơ le thời gian làm gì?
Đây là bộ phận quan trọng nhất trong tủ lạnh, nếu con này hoạt động không chính xác sẻ dẫn đến tình trạng tủ hoạt động không bình thường. Con này giúp tủ lạnh kiểm soát quá trình làm nóng xả đá và làm lạnh của tủ lạnh. Timer định trước quá trình làm lạnh và làm nóng xả đá, cho phép hệ thống xả tuyết để đảm bảo tủ lạnh lun giữ được nhiệt độ thích hợp. Nếu timer hỏng thì đồng nghĩa nó sẻ không định trước được thời gian xả tuyết dẫn đến tủ lạnh lạnh hoặc dàn lạnh có hiện tượng bị đông đá.
Các loại timer tủ lạnh
Nguyên lí hoạt động của timer rơle là khi có nguồn điện vào thì nó sẻ tự động ngắt điện vào máy nén và cấp điện cho hệ thống điện trở xả đá để tẩy tuyết dàn lạnh. Thông thường thời gian xả đá mất khoảng 20 – 30 phút Timer tủ lạnh có rất nhiều loại và mẫu mã khác nhau nhưng chung quy lại thì nguyên lí hoạt động hoàn toàn giống nhau
- Con timer thường có 4 chân được bố trí theo thứ tự từ 1 – 4. Chân số một thường được ngăn cách bởi một thanh nhựa trắng
- Chân số 1 và 3 là cuộn dây
- Chân số 2 là chân xả đá,
- Chân số 4 là chân cấp điện cho lock và quạt
2. Cách kiểm tra timer rơle thời gian tủ lạnh còn sống hay không
- Chân 1 và 3 là chân cuộn dây. Vì thế bạn sử dụng đồng hồ để kiểm tra chân số 1 và 3, nếu thấy kim nhảy 1 nữa đồng hồ thì ok, còn không thấy nhảy hoặc nhảy lệch 100% về bên phải thì chứng tỏ timer đã hỏng. Hãy dùng tay xoay nhẹ trục quay của timer cho đến khi bạn nghe thấy tiếng “Tách” và đo điện trở giữa chân 3 với 2 Tiếp tục xoay nhẹ cho đến khi nghe thấy tiếng Tách thứ 2, lúc này bạn đo điện trở giữa chân 3 với 4, đây là tiếp điểm cấp nguồn cho máy nén
5 Mở cửa tủ lạnh đèn không sáng
do kẹt công tắc, kiểm tra lại công tắc điện. Hoặc do bóng đèn cháy, ta có thể tháo bóng đèn trong tủ lạnh và mang ra cửa hàng mua 1 cái giống vậy và mang về nhà lắp lại.
Tại sao tủ lạnh không sáng đèn
- Nếu khi bạn mở tủ lạnh mà đèn ở ngăn dưới không sáng và không nghe âm thanh khi mở tủ bạn hãy kiểm tra xem dây cắm điện có bị lỏng hay không? Bạn nên đảm bảo nguồn điện cắm vào tủ lạnh ổn định tránh những hư hỏng ngoài ý muốn. Nguyên nhân đèn sáng nhưng tủ lạnh không chạy, cách tốt nhất là bạn nên gọi thợ sửa tủ lạnh chuyên nghiệp vì có thể là do những hỏng hóc phức tạp ở rơ-le máy nén, bộ đếm thời gian rã đông, máy nén hoặc bộ điều chỉnh nhiệt độ…. Mở cửa tủ lạnh thấy đèn không sáng mà máy vẫn chạy ổn định thì có thể bị kẹt cống tắc hay có thể bóng đèn bị cháy.
Đối với những loại tủ lạnh đời mới hiện nay không bị đóng tuyết thì khay nước không đủ chứa và độ ẩm cao cũng ngăn trở việc bay hơi nước và làm nước tràn ra ngoài. Vì thế, bạn hãy kiểm tra ống thoát nước, có thể dùng một ống mềm nối với miệng thoát để dẫn nước ra ngoài hoặc kê tủ lên cao một chút nếu tủ không có chân đế.
Cách thay bóng đèn tủ lạnh
- Việc thay bóng đèn cho tủ lạnh không quá phức tạp nên bạn có thể tự khắc phục được. Bóng đèn trong tủ lạnh thường sẽ là bóng đèn đui xoáy nên bạn có thể dễ dàng tháo bóng ra bằng cách xoáy bóng đèn vài vòng. Giá bóng đèn tủ lạnh hiện nay giao động khoảng 10.000 đến 15.000 được bán tại các cửa hàng điện tử hoặc liên hệ với các đơn vị sửa tủ lạnh gần nhà. Để chắc chắn mua đúng bóng cho tủ lạnh bạn có thể mang theo bóng đèn đã hỏng và mua đúng loại hoặc mua loại có kích thướng tương tự.
6 Tủ lạnh bị rò điện
Đây là hiện tượng khá nguy hiểm dành cho chúng ta, tuy nhiên để tự sử lý hãy bình tĩnh lại và kiểm tra một số nguyên nhân sau là bạn sẽ khắc phục được.
Chạm vào tủ khi tay còn ướt
- Nước dẫn điện rất tốt, vậy nên khi tay ướt và chạm vào tủ lạnh có hệ thống cách điện kém sẽ gây giật và tê ở đầu bàn tay.
Đổi đầu phích cắm
- Bạn kiểm tra dây điện nhưng không có vấn đề gì, có thể do đầu phích cắm điện không đảm bảo chất lượng hoặc đã xuống cấp, bạn nên thay mới và cắm lại.
Đường dây bị hở điện
- Chạm vào vỏ tủ lạnh thấy tê và giật thì có thể dây điện trong tủ bị hở phần cách điện và truyền sang vỏ tủ.
Nơi đặt tủ lạnh bị ẩm
- Khi tủ lạnh được đặt ở vị trí ẩm thì việc chập điện là điều rất dễ xảy ra, hơi ẩm và nhiệt độ cao khiến dây cách nhiệt của dây bị Oxy-hóa và gây hở điện. Bạn có thể dùng găng tay và rút dây nguồn điện, sau đó gọi cho Xưởng kỹ thuật điện tử điện lạnh. Nhân viên Xưởng kỹ thuật sẽ tư vấn cho bạn vị trí kê tủ lạnh phù hợp nhất trong căn nhà và tìm ra dây điện bị hở và thay thế.
7 Khi Tủ lạnh khởi động có tiếng kêu lạ
Hiện tượng này là do 4 vít bắt dàn lạnh bị lỏng ra. Bạn có thể làm 4 cái lót bằng cao-su, cắt nguồn điện, tháo vít ra rồi đệm miếng cao-su vào, xiết lại như cũ. . Thông thường khi tủ rung mạnh là do điện áp quá yếu, tủ khó khởi động. Do đó cần kiểm tra nguồn, nếu điện áp yếu nên sử dụng ổn áp.
- Kiểm tra xem tủ đã được kê cân bằng hay chưa, nếu kê tủ không cân bằng hay sàn kê không vững tủ khi chạy sẽ phát ra tiếng kêu.
- Tủ lạnh mới mua thường có dung tích lớn hơn so với tủ lạnh cũ thì độ ồn sẽ cao hơn.
- Nếu tiếng ồn nghe như tiếng gió: Khi tủ lạnh làm lạnh, mô tơ quạt hoạt động gây ra tiếng ồn, đây là dấu hiệu bình thường.
- Nếu thỉnh thoảng có tiếng lạch cạch rồi thôi: các model tủ chống đóng tuyết được thiết kế một rơ le xả băng.
Khi tủ hoạt động một thời gian dài bị đóng tuyết trên dàn, khi đó rơ le xả băng sẽ hoạt động làm phát ra những tiếng ồn lạch cạch. Hiện tượng đó là bình thường. Hơn nữa khi tủ hoạt động ở chế độ xả băng nên sẽ nóng lên trong khoảng thời gian ngắn, khi đang lạnh gặp khí nóng nhựa sẽ có tự giãn nở nhiệt nên có tiếng lách tách, đó cũng là hiện tượng tự nhiên chứng tỏ tủ hoạt động bình thường. Nếu tiếng kêu phát ra từ ngăn đá như tiếng động cơ khô dầu mỡ: ngắt nguồn điện, bỏ hết thực phẩm ra. Lấy tô vít lách vào khe thổi gió phía trong ngăn tủ kéo ra ngoài, nhìn vào bên trong sẽ thấy mô tơ quạt gió, tháo mô tơ quạt gió ra, tra mỡ, lắp lại như cũ, mô tơ quạt sẽ hết kêu.
8 Tủ lạnh có mùi hôi
Khi cho thức ăn vào tủ lạnh hãy đậy nắp kín, nên cắm tủ chạy thường xuyên. Nhớ vệ sinh máng nước.
Thực phẩm để lâu trong tủ bị hỏng
- Thực phẩm để lâu trong tủ lạnh sẽ tạo ra mùi hôi khó chịu. Ngoài ra thực phẩm sống chưa được chế biến khi để trong tủ cũng sẽ gây ra mùi khó chịu. Hãy sử dụng trước loại thực phẩm sắp hết thời gian bảo quản, hết hạn sử dụng, chế biến đồ tươi sống rồi cho vào hộp chân không để bảo quản. Thỉnh thoảng nên để miếng bánh mì trong tủ hoặc vỏ chanh sau khi đã vắt xong vào trong tủ cũng giúp khử mùi hôi trong tủ.
Do tủ lạnh sau khi để đồ không vệ sinh lau chùi tủ.
- Khu vực bên dưới tủ là nguyên nhân chính gây ra mùi hôi ở tủ, vì nước ở thực phẩm hay đồ ăn có thể bị đổ ra và lắng xuống dưới tủ. Cần phải vệ sinh tủ lạnh theo định kỳ 2 tuần 1 lần, hạn chế chất quá nhiều thực phẩm trong tủ khi đó lượng nước ở thực phẩm đọng rất nhiều ở tủ lạnh cần phải vệ sinh ngay khi chứa đồ nhiều hay những đồ tươi sống như hải sản, thịt bò, thịt lợn…
Các bộ phận trong tủ lạnh
- Khay chứa nước thải của tủ thường đặt sau tủ, có nhiệm vụ chứa nước dư thừa tù tủ lạnh chảy ra ngoài, bạn chỉ cần kéo khay ra và vệ sinh tránh trường hợp để lâu gây nấm mốc có thể phát triển mùi hôi. Do mùi hôi từ máy nén lên tủ lạnh, do máy nén quá nóng có mùi khét. Hiện tượng này do máy nén bị lỗi và cần gọi thợ sửa tủ lạnh đến ngay.
9 Tủ lạnh lâu đông
Kiểm tra âu đựng đá có làm bít lỗ thổi gió không. Cần xả tuyết và chọn khay đá nhỏ, bằng nhôm thay vì khay to bằng nhựa.
Nguyên nhân tủ lạnh làm nước đá chậm?
- Đầu tiên, ta có thể khẳng định việc tủ lạnh làm đá chậm, lâu đông đá là do ngăn đá của tủ lạnh không được cung cấp hơi lạnh đủ nhiều để có thể làm đông nước đá nhanh. Và phần lớn nguyên nhân của việc này lại chính là do cách mà chúng ta cài đặt và sử dụng tủ lạnh. Dưới đây là các nguyên nhân chính:
1 Tủ lạnh đang được đặt ở mức công suất nhỏ
- Khi tủ lạnh được đặt ở mức công suất nhỏ thì hơi lạnh bổ sung vào tủ cũng sẽ bớt đi làm gây ra hiện tượng tủ lạnh làm đá chậm. Hãy kiểm tra lại xem tủ lạnh của bạn có đang bị như thế không, nếu có hãy đặt lại cho tủ vận hành ở mức công suất cao hơn.
2 Tủ lạnh vừa được bổ sung thêm nhiều thực phẩm
- Khi bạn vừa cho vào tủ lạnh một số lượng lớn thực phẩm (đặc biệt là ngăn đá), nhiệt độ trong tủ sẽ tăng lên và tủ sẽ phải mất một thời gian để có thể bổ sung hơi lạnh, đưa tủ về lại mức nhiệt độ thấp như trước đó. Quá trình này sẽ mất một thời gian và sau đó, tủ sẽ lại làm đá nhanh như trước. Ở trường hợp này, bạn không cần phải làm gì thêm.
3 Tủ lạnh đã đặt ở mức công suất cao nhưng vẫn làm đá chậm?
- Các tủ lạnh thường chỉ có 1 dàn lạnh và từ dàn lạnh, hơi lạnh sẽ được phân phối cho cả 2 ngăn của tủ lạnh (ngăn mát và ngăn đá) qua các đường ống dẫn khí bên trong tủ lạnh. Chúng ta có thể tùy chỉnh để tủ ưu tiên hơi lạnh nhiều hơn cho ngăn nào mà ta thích bằng cần gạt hoặc núm xoay trên tủ (nút này không phải là nút điều chỉnh công suất làm lạnh và thường được đặt ở ngăn đá).
10 Nhiệt độ trong tủ lạnh không đúng với cài đặt
Nhiệt độ thực tế trong tủ và điểm chỉ vị trí công tắc rơle không phù hợp: Để đầu cảm biến nhiệt ở 15 độ C, quay theo chiều kim đồng hồ núm công tắc rơle từ vị trí dừng trở đi. Nếu đến trước nấc trung bình mà rơle không đóng thì phải thay cái khác.
Điều chỉnh mức nhiệt phù hợp cho cả tủ lạnh
- Các sản phẩm tủ lạnh trên thị trường hiện nay đều được cài đặt sẵn ở các mức nhiệt khác nhau tùy từng hãng. Với thiết kế 9 mức nhiệt sẽ hiển thị mức nhiệt có thể điều chỉnh. Vạch 1 sẽ cung cấp mức nhiệt ấm nhất và tăng dần là mức nhiệt thấp hơn, mức nhiệt lạnh tăng dần. Tùy vào nhu cầu sử dụng của gia đình bạn hãy chọn mức nhiệt phù hợp với số lượng thực phẩm bảo quản.
Điều chỉnh nhiệt độ cho ngăn mát
- Nhiều gia đình nghĩ rằng ngăn mát tủ lạnh để nhiệt độ càng thấp thì sẽ giúp bảo quản thực phẩm càng tốt. Tuy nhiên điều này hoàn toàn không đúng. Để ngăn mát hoạt động hiệu quả nhất bạn nên cài đặt ở mức 0 độ C. Ở nhiệt độ này bạn có thể bảo quản được nhiều loại thực phẩm như: nước uống, mỹ phẩm, bánh. Những thực phẩm còn thừa sau khi dùng bữa và dự trữ lại đến bữa sau.
Trên là những hướng dẫn sửa 10 lỗi cơ bản ở tủ lạnh bạn hay gặp phải nhất trong quá trình sử dụng. bạn có thể tự tay khắc phục không cần tới những người thợ như chúng tôi, nhưng nếu bạn không muốn tự làm có thể gọi điện cho chúng tôi tới kiểm tra miễn phí cho bạn, chúng tôi với 10 cửa hàng sửa tủ lạnh ở Hà Nội với hơn 100 thợ chất lượng được chia đều ở các chi nhánh của chúng tôi, đảm bảo sẽ mang lại giá trị dịch vụ tốt nhất tới mọi người.
Có thể bạn quan tâm
- Nguyên Nhân Gây Lỗi H-36 Trên Tủ Lạnh Sharp (05/01/2025)
- Lỗi E-62 máy giặt Electrolux kiểm tra bộ nhiệt dễ dàng (31/12/2024)
- Lỗi H-35 Trên Tủ Lạnh Sharp Hãy Cảnh Giác Ngay (27/12/2024)
- Tư vấn sửa lỗi E-61 trên máy giặt Electrolux (23/12/2024)
- Lỗi H-34 trên tủ lạnh Sharp Đừng để mất lạnh! (19/12/2024)
- Sự thật bất ngờ về lỗi E-54 máy giặt Electrolux (14/12/2024)